Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?

Học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng. Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo. Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật quốc tế, Luật hình sự 1. Ngành Luật thương mại Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường. Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch - Đầu tư Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại. 2. Ngành Luật dân sự Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . . Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình.; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.

docx12 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?   Học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng. Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật quốc tế, Luật hình sự 1. Ngành Luật thương mại Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường. Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch - Đầu tưHoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại. 2. Ngành Luật dân sự Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . . Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình...; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng. 3. Ngành Luật hành chính Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ... Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật 4. Ngành Luật quốc tế Ðào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài... Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật. 5. Ngành Luật hình sự Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lãnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn... 6. Ngành Quản trị - luật Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Đây là ngành học mới được đào tạo duy nhất tại ĐH Luật TP.HCM. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh... Ngành Quản trị - Luật không tuyển khối C. Khối A: 17, khối D: 15,5 điểm (2009). Sinh viên trúng tuyển vào trường ĐH Luật TPHCM thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được miễn học phí theo qui định. Ngoài ra nếu gia đình sinh viên thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% học phí và hộ đói được miễn học phí 100%. Sinh viên thuộc diện khó khăn vượt khó học tập được hưởng học bổng chính sách theo qui định của Nhà nước. Ngoài ra sinh viên thuộc diện này nếu có kết quả học tập loại giỏi sẽ được xét hưởng học bổng do các tổ chức, cá nhân ngoài trường tài trợ. 7. Ngành Luật kinh doanh Đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam. Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân, các Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý. Cẩm Nang Hiếu Học Tư Vần Trực Tuyến Hướng Nghiệp Nghề Hot Cẩm Nang Học Tập Tin Tức Khác ▼ Top of Form Bottom of Form Hiếu Học > Hướng Nghiệp Hãy thực tế khi chọn nghề để học. >> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân (Hiếu học) Thực tế khi chọn nghề để học là chọn ngành nghề mà năng lực của mình có thể đảm đương được và ngành học đó phải thực tiễn, có tính ứng dụng sát với yêu cầu xã hội.  Có bạn thi lần 2, lần 3, vẫn không thể nào đậu nổi nhưng vẫn theo đuổi “đam mê” dù gia cảnh chẳng phải là khá giả Ngược lại, có bạn cứ học đại, học mà không hiệu quả vì ngành học không phù hợp, phí uổng thời gian, tốn tiền ba mẹ, mà cũng chẳng được gì! Bạn cũng biết điều đó và băn khoăn - không biết nên chọn trường nào, ngành học gì cho mình? - Làm sao tôi biết được đâu là con đường mình phải đi, tôi sẽ học ngành gì, làm nghề gì và làm thế nào để nhận biết đâu là lời khuyên chính đáng nhất?  Quyết định là ở nơi bạn, bạn chịu trách nhiệm về sự nghiệp và cuộc đời của mình, không thể ai khác.Sự yêu thích sẽ là động lực hổ trợ để bạn cố gắng theo đuổi một nghề nào đó, nhưng thành công chỉ đến khi bạn có đủ khả năng thực hiện nó. Bởi không đơn giản hể cứ có đam mê là  “muốn trở thành gì gì” cũng được!  Đánh giá chính xác khả năng bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, chọn được ngành nghề mà năng lực của mình có thể đảm đương. Cũng có nghĩa là không tùy tiện đoán định bản thân học cái này không được, học cái kia cũng không được rồi chạy theo sự miêu tả, khuyến dụ của kẻ khác, hoặc tìm học theo sự tán thành của số đông. Vì thế, nếu biết chắc mình không đủ khả năng, bạn không nhất thiết phải học chuyên văn để chứng tỏ mình yêu quê hương, không hẳn cứ phải học ngành văn hóa mới là người có nhân cách hoàn hảo, cũng như không phải chỉ riêng có những người học ngành xã hội mới biết phục vụ cộng đồng (xã hội), bởi “giá trị sống” là cái có thể “tự học” suốt đời từ thực tế.  Lắng nghe những ý kiến của người khác là đúng nhưng bạn phải có chủ kiến, tự mình quyết định cho mình. Giả như bạn xem ngành khoa học xã hội chỉ là cái nền cơ bản cho mọi ngành học chuyên sâu khác thì cũng đừng sợ ai đó chê trách là thực dụng hay không thực dụng, mà là thực tế, ngành học đó có phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình hay không? Nếu nhu cầu học chỉ để biết, để trang bị kiến thức thì bạn có thể học bất cứ gì bạn thích, nhưng nếu học một nghề để “kiếm sống” cho đàng hoàng thì ngành học đó phải thực tiễn, có tính ứng dụng sát yêu cầu xã hội và phù hợp khả năng của mình. Tóm lại, xã hội với sự cạnh tranh ngày càng cao, nếu các bạn không lành nghề, sẽ không dễ tiến thân, nếu không muốn nói là “khó nhọc kiếm sống”. Mà một trong những nhân tố giúp cho bạn dễ dàng trở nên lành nghề là theo học nghề nào phù hợp với khả năng của mình nhất. Đó là biết nhìn vào thực tế bản thân khi chọn nghề để học. Vì vậy, nếu như buộc phải chọn giữa nghề nghiệp mà bạn “yêu thích” và nghề nghiệp phù hợp với “sở trường” thì bạn hãy ưu tiên chọn nghề mà mình có khả năng làm tốt nhất. Vả lại, có muốn yêu thích công việc nào đó lâu dài, hoặc muốn “nuôi dưỡng tình yêu đối với công việc” và nhiệt tình với nó để “mở lối thành công” chi chi chăng nữa thì yêu cầu thực tiễn trước tiên là phải xem mình có khả năng học được và làm được công việc của nghề đó hay không đã.  Nghề luật Bạn có biết Lê-nin, Phiđen Caxtrô, Putin (Tổng thống Liên bang Nga), Tony Blair (Thủ tướng Anh), Bill Clinton (nguyên Tổng thống Hoa Kỳ) và nhiều vị lãnh đạo của Việt Nam đều đã từng học luật và tham gia trong ngành luật...? Trong nghề luật có rất nhiều “vai” Để đảm bảo pháp luật do Nhà nước ban hành được thực thi nghiêm túc cần phải có đội ngũ những người làm công tác thi hành pháp luật. Trong nghề luật, bạn có thể lựa chọn làm thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý. Thẩm phán là những người làm việc tại Toà án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án. Thật hạnh phúc khi là người được quyền ra quyết định cuối cùng để mang lại sự công bằng cho mọi người, cứu người vô tội và trừng phạt kẻ ác. Kiểm sát viên là người buộc tội tại phiên toà (các bạn xem phim nước ngoài hay thấy họ được gọi là công tố viên). Họ được quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Luật sư là những người hành nghề trong Văn phòng hoặc Công ty luật (không trong biên chế của cơ quan nhà nước). Thu nhập của luật sư là từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Công chứng viên là người làm việc tại các Phòng công chứng, có quyền xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng... Ngoài các nghề như đã nêu, các bạn còn có thể làm rất nhiều công việc khác nhau như: Chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật... trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu... Tại sao bạn nên chọn nghề luật? - Cơ hội việc làm: Trong xã hội có rất nhiều nghề cần đến kiến thức pháp luật và rất nhiều cơ quan, tổ chức cần đến những người có kiến thức pháp luật. Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO lại càng cần đến những người có kiến thức pháp luật. Những người theo nghề luật có chuyên môn cao và có lương tâm luôn được xã hội coi trọng. - Có thu nhập tốt: Luật sư là một trong 10 nghề trên thế giới có thu nhập cao nhất dù không được Nhà nước trả lương (thu nhập của luật sư do khách hàng trả). Tại Việt Nam, lương Nhà nước trả cho thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, công an thường cao hơn các nghề khác. Tất nhiên, càng giỏi thì thu nhập chính đáng càng cao. Để thành công trong nghề luật, bạn cần tố chất gì? - Phải là người công bằng, khách quan và trung thực: Muốn làm người bảo vệ công lý thì trước tiên các bạn phải yêu lẽ phải, tôn trọng sự thật và chuộng lẽ công bằng, phải “thiết diện vô tư rõ ngay gian” như Bao Thanh Thiên. - Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao: Khi tham gia một vụ việc liên quan đến luật pháp, trước hết cần linh cảm được sự thật nằm ở đâu, ai đúng, ai sai? Sau đó, phải tìm các chứng cứ, phân tích, đánh giá sự liên hệ giữa các tình tiết để có quyết định đúng đắn. - Phải có bản lĩnh vững vàng: Nghề luật thường phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội, nếu không có bản lĩnh và dũng cảm thì các bạn dễ chán nản và đi đến thất bại. Nguy hiểm hơn, sẽ bị bắn gục bởi những “viên đạn bọc đường”. - Phải có khả năng diễn đạt tốt: Tất nhiên, bởi nghề luật là nghề thuyết phục người khác nghe theo mình mà. Cứ ăn chơi cho hết thời trai trẻ. Rồi cuối đời lặng lẽ đạp xích lô Tự học để vững bước trên đường đời >> Khóa học Kỹ Năng Thăng Tiến (Hiếu học) Chỉ học ở trường thì chưa đủ trưởng thành, tự tìm thông tin mà học thêm đó chính là cách vững bước trên trường đời.   Tự học – học suốt đời: là cách để chúng ta hấp thu tri thức và kỹ năng mới, từ lý thuyết cho đến kinh nghiệm thực tế, không chỉ ở giảng đường mà còn ngoài xã hội. Bởi tinh thần tự học và chủ động học đóng vai trò rất quan trọng cho thành công trong cuộc sống. (Hình: flickr.com)   Sinh viên càng nên tự học, dù chưa va chạm thực tế nhiều nhưng đã được làm quen với cách chủ động tìm thông tin, thẩm định thông tin và làm nghiên cứu khoa học, ít nhiều đã được rèn tập để tự mình phát hiện vấn đề. Nhưng tự học cũng không dễ, nó đòi hỏi người học phải tập trung và kiên nhẫn, lại phải biết cách giao tiếp với bạn bè, với mọi sự việc của mọi người để cùng học hỏi. Tự học cũng không chỉ là học theo sách vở, mà phải thực hành, thật sự trải nghiệm. Tự học cũng có nghĩa là học cách sáng tạo và phát hiện vấn đề. Tuy khó vậy, nhưng tự học chính là phương thức rèn luyện trí tuệ tuyệt vời và có ích lợi thực tiễn nhất. Để có tinh thần tự học thì phải tự giác, xóa bỏ tâm lý “chờ đợi” cái gì có tính bắt buộc lắm thì mới tìm học để đối phó. Nhưng vì bể học mênh mông, nên tự học cũng phải biết rõ hướng đi, mục tiêu, cái gì cần học thì nhanh chóng tiếp cận tìm học, chứ không có nghĩa là học lung tung, học như “điên”, học quá nhiều kiến thức lý thuyết không cần thiết mà không chú ý đến nghỉ ngơi. Tóm lại, chính môi trường xã hội xung quanh là yếu tố ảnh hưởng đến bạn, góp phần tạo dựng nên con người bạn như thế nào. Nhưng đồng thời, bạn có toàn quyền tự chọn lựa cho mình cái gì để học, để ươm mầm, phát huy tiềm năng và để đủ khát vọng vươn đến thành công, đó là tự học.  Cân bằng tinh thần và thể chất, đừng quên thể dục, thể thao, sinh hoạt ngoại khóa, dã ngoại, tham quan không chỉ là giải trí vui chơi mà nhờ đó bạn có thể học thêm nhiều bài học trong đời sống Nhận biết và phát huy được năng lực của bản thân là phần việc của tự mỗi người, chẳng ai phát triển giùm cho ai và cũng chẳng thể nhờ cậy người khác học thay mà bản thân mình có thể phát triển tốt hơn được. Vì vậy, chỉ khi biết nhận trách nhiệm về mình, bạn mới biết được đâu là điều mình cần rèn luyện thêm, đâu là điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần cải thiện; đâu là những bài học kinh nghiệm cần rút ra cho những lần sau, đâu là điều có thể làm tốt hơn và mình đang ở đâu trên con đường đến đích. Cho nên phải tự học! Tự học để làm chủ cuộc đời mình, để sống vững vàng và sống đàng hoàng hơn. Mưa kỷ niệm Thời học sinh là những năm tháng đẹp nhất của mỗi đời người. Một lần lưu luyến chia tay để rồi mỗi người một con đường, một lựa chọn nhưng để lại trong mỗi người những dư âm xao xuyến, kỷ niệm đẹp khó quên. Bằng Lăng Tím Thật vinh dự cho chúng tôi khi một lần nữa được trở về những năm tháng đẹp nhất ấy, được đắm chìm trong dư âm khó quên... dù khóa học MC của chúng tôi chỉ vẻn vẹn hơn ba tháng. Với riêng tôi, khóa học này không chỉ in sâu vào tiềm thức mà còn là một niềm tự hào hãnh diện mỗi khi nhớ về những tháng ngày ấy - ngày mà tôi nhận "Giấy chứng nhận học MC". Dòng sông thời gian quả như đang chảy về biển cả, cuối cùng tất cả chúng ta đều phải có những bước đi riêng, không có bến cảng nào là dừng lại mãi mãi. Chia tay hôm nay là để cho chúng ta đi tới những tương lai tốt đẹp hơn. Tôi sẽ tiếc lắm, gương mặt thầy cô - những người trao cho tôi kiến thức, những người bạn trước lạ - sau quen dù thời gian khi quen nhau quá ngắn... Tôi tiếc tất cả, tiếc thời gian đã trôi đi nhanh quá, giờ chỉ còn lại những kỷ niệm và tình cảm nằm trong trái tim mỗi người. Tôi sẽ nhớ những tiếng thầy cô giảng sau mỗi chiều tan sở, thuần khiết mà hay đến lạ thường. Tôi sẽ nhớ những chiều mưa hối hả, rời công sở tới lớp trong niềm đam mê mà quần áo ướt nhèm, nhưng được thả mình trong những trận cười giòn tan cùng các bạn, những câu chuyện đời thường đầy dí dỏm và đặc biệt là những kiến thức thầy cô truyền cho. Tôi sẽ nhớ lắm những gương mặt, ánh mắt, nụ cười của bao người bạn. Nhớ lắm những tiết học của thầy Quang chủ nhiệm với giọng nói truyền cảm cùng bài giảng lôi cuốn nghe mãi không chán. Tôi sẽ mãi thầm gọi: "Thầy ơi! Chúng em cảm ơn thầy thật nhiều!". Tôi sẽ nhớ phòng học mỗi buổi chiều thứ ba, năm, bảy đèn lại bật sáng và rộn rã tiếng cười... Sẽ có quá nhiều thứ để tôi nuối tiếc, nhớ nhung và chắc chắn khi chia tay, những gương mặt, giọng nói, nụ cười sẽ làm tôi nhớ mãi. Cho dù kết thúc mỗi khóa học, kết quả không theo ý muốn của mỗi người nhưng tất cả sẽ qua đi. Tôi và các bạn lại bắt đầu một chuyến lữ hành mới, sẽ còn có những "lễ tốt nghiệp" khác ở những chặng đường khác nhưng tất cả sẽ chứng minh cho chúng ta thấy "chúng ta đã và đang trưởng thành". Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc sống, tôi sẽ luôn thầm chúc những điều tốt đẹp nhất cho các bạn. Hãy nhớ về nhau dù nhiều hay ít, bất kể khi nào, nơi đâu, nó sẽ chỉ cho ta rằng có những kỷ niệm mãi đẹp như thế dù cuộc sống có bon chen, vất vả ra sao. Tạm biệt nhé những thầy cô của chúng ta. Tạm biệt nhé những gương mặt xinh tươi, đáng yêu. Tạm biệt nhé khóa học hơn ba tháng như một cuốn sách viết vội, đã gấp lại rồi là chỉ mở được trong ký ức. Tạm biệt nhé, tất cả... Mưa tháng sáu, mưa của những tiếc nuối, khát vọng, lo lắng, bồn chồn, mưa để rồi ngày mai trời lại sáng. Mưa quá khứ đổ rào trong trí nhớ Kỷ niệm rơi nhòe cả lối đi về Xa đã lâu sao vẫn còn buồn thế Hụt hẫng lòng, xao xuyến cả niềm mơ.