Hỏi đáp pháp luật về tài nguyên và môi trường (Phần 1)

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường, trên cơ sở các lần Giao lưu trực tuyến giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với người dân, doanh nghiệp, tổng hợp từ các yêu cầu, đề nghị hướng dẫn, giải đáp pháp luật được gửi về Bộ và qua thực tiễn kiểm tra, thực hiện pháp luật tài nguyên và môi trường trong thời gian qua, Vụ Pháp chế đã biên tập cuốn Hỏi đáp pháp luật về tài nguyên và môi trường dưới dạng các câu hỏi và trả lời đối với các tình huống pháp lý khi thực hiện, áp dụng pháp luật về tài nguyên và môi trường trong thực tế theo các quy định pháp luật mới nhất hiện hành. Nội dung cuốn sách gồm 4 phần: Phần I - Lĩnh vực tài nguyên đất Phần II - Lĩnh vực tài nguyên nước Phần III - Lĩnh vực địa chất và khoáng sản; Phần IV - Lĩnh vực bảo vệ môi trường

pdf176 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hỏi đáp pháp luật về tài nguyên và môi trường (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU Pháp luật về tài nguyên và môi trường bao gồm pháp luật về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo. Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã được ban hành bao gồm: Luật Đất đai (2003), Luật Tài nguyên nước (1998), Luật Khoáng sản (1996) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản (2005), Luật Bảo vệ Môi trường (2005) và Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn (1994). Căn cứ quy định tại các văn bản này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, tạo hành lang pháp lý, đưa công tác quản lý nhà nước và việc thực thi pháp luật về tài nguyên và môi trường vào nền nếp, hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường, trên cơ sở các lần Giao lưu trực tuyến giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với người dân, doanh nghiệp, tổng hợp từ các yêu cầu, đề nghị hướng dẫn, giải đáp pháp luật được gửi về Bộ và qua thực tiễn kiểm tra, thực hiện pháp luật tài nguyên và môi trường trong thời gian qua, Vụ Pháp chế đã biên tập cuốn Hỏi đáp pháp luật về tài nguyên và môi trường dưới dạng các câu hỏi và trả lời đối với các tình huống pháp lý khi thực hiện, áp dụng pháp luật về tài nguyên và môi trường trong thực tế theo các quy định pháp luật mới nhất hiện hành. Nội dung cuốn sách gồm 4 phần: Phần I - Lĩnh vực tài nguyên đất Phần II - Lĩnh vực tài nguyên nước Phần III - Lĩnh vực địa chất và khoáng sản; Phần IV - Lĩnh vực bảo vệ môi trường Cuốn sách được hoàn thành với phối hợp tham gia tích cực của các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Bộ và sự hỗ trợ quý báu của Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường. Cuốn hỏi đáp pháp luật về tài nguyên và môi trường nhằm góp phần phổ biến, hướng dẫn các cơ quan, cán bộ quản lý cũng như người dân tiếp cận, hiểu, áp dụng, thực hiện và tuân thủ đầy đủ, chính xác pháp luật về tài nguyên và môi trường. Với các mục tiêu này, đối tượng phục vụ của cuốn sách rất đa dạng, từ các cán bộ thực thi pháp luật, các cán bộ làm công tác xây dựng, rà soát, hệ thống hóa pháp luật đến giới nghiên cứu và tổ chức, cá nhân quan tâm. Hy vọng cuốn sách này sẽ thực sự hữu ích cho các đối tượng liên quan và có sự đóng góp đáng ghi nhận cho hoạt động quản lý nhà nước cũng như góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, thực thi pháp luật về tài nguyên và môi trường. Tháng 11 năm 2007 VỤ PHÁP CHẾ BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT Hội đồng nhân dân HĐND Ủy ban nhân dân UBND Ban quản lý BQL Quyền sử dụng đất QSDĐ Quyền sở hữu QSH Giấy chứng nhận GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà GCNQSHN Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường Sở TN&MT Khu công nghiệp KCN Doanh nghiệp nhà nước DNNN Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh SXKD Cộng hòa liên bang Đức CHLB Đức Trung ương TW Ban chấp hành BCH Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Văn phòng ĐKQSDĐ Đánh giá tác động môi trường ĐTM Bảo vệ môi trường BVMT Bản cam kết bảo vệ môi trường BCKBVMT LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Phần 1 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Câu hỏi 1: Nội dung Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai và điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua chính sách, pháp luật đất đai như thế nào? Trả lời: 1. Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. 2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: - Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; - Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; - Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; - Định giá đất. 3. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như sau: - Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; - Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; - Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. 4. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Câu hỏi 2: Nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai bao gồm những nội dung gì? Trả lời: Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 6 Luật Đất đai, bao gồm: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; - Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Thống kê, kiểm kê đất đai; - Quản lý tài chính về đất đai; - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Câu hỏi 3: Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thuộc về cơ quan, tổ chức, cá nhân nào? Trả lời: Theo quy định của pháp luật về đất đai thì trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phân cấp như sau: - Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng. Bộ Công an tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh. - UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp mình. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - UBND cấp huyện tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị. - UBND xã nơi không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã. - Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho toàn khu công nghệ cao. Quy hoạch này được lập một lần cho toàn khu, trường hợp có thay đổi nhu cầu sử dụng đất thì lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết. - Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đối với phần diện tích đất giao cho BQL khu kinh tế được xác định trong quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh; việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với phần diện tích đất còn lại được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn. Câu hỏi 4: Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 26 của Luật Đất đai thì thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phân cấp như sau: - Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - UBND cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; của phường, thị trấn, xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị; của khu công nghệ cao, khu kinh tế. - UBND cấp huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị. Câu hỏi 5: Trường hợp nào thì điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Trả lời: Theo quy định tại Điều 27 của Luật Đất đai thì việc điều chỉnh quy hoạch, được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất. - Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất. - Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mình. - Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Câu hỏi 6: Thời hạn, địa điểm, nội dung và thời gian công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như thế nào? Trả lời: 1. Thời hạn công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. 2. Địa điểm công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: - Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, công bố tại trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường; - Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện, công bố tại trụ sở Phòng Tài nguyên và Môi trường; - Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của cấp xã và các dự án, công trình đầu tư đã được xét duyệt công bố tại trụ sở UBND cấp xã; - Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của khu công nghệ cao, khu kinh tế, công bố tại trụ sở Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế. 3. Nội dung công bố: Công bố toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, của khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được xét duyệt. 4. Thời gian công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công bố trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Câu hỏi 7: Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ vào những nội dung gì? Trả lời: Theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất dựa trên 4 căn cứ sau đây: - Nhu cầu sử dụng đất; - Việc chấp hành tốt pháp luật về đất đai của người xin giao đất, thuê đất đối với trường hợp người xin giao đất, thuê đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trường hợp tổ chức kinh tế không thuộc sở hữu nhà nước thì phải kê khai toàn bộ diện tích đất, tình trạng sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê đối với tổ chức kinh tế đó và các tổ chức kinh tế khác có cùng chủ sở hữu; - Quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc Quy hoạch xây dựng đô thị hoặc Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; - Suất đầu tư trên một đơn vị diện tích đất được tính bằng tổng số vốn đầu tư trên đất chi cho tổng diện tích đất của dự án. UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình cụ thể của địa phương để quy định suất đầu tư tối thiểu trên một đơn vị diện tích phù hợp với từng loại dự án và từng địa bàn đầu tư làm căn cứ cho việc thẩm định dự án và thẩm định nhu cầu sử dụng đất. Câu hỏi 8: Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 37 của Luật Đất đai và Điều 31 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cụ thể như sau: - UBND cấp tỉnh giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức phát triển quỹ đất để quản lý. - UBND cấp huyện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư. - UBND cấp xã: cho thuê đất (theo hình thức đấu giá để nhận thầu) thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. (thời gian sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 5 năm). Câu hỏi 9: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong những trường hợp nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai thì có 7 nhóm đối tượng thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cụ thể như sau: - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai; - Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; - Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; - Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án của Nhà nước; - Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; - Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp quy định tại Điều 88 của Luật Đất đai; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; - Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 99 của Luật Đất đai. Câu hỏi 10: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong những trường hợp nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 34 của Luật Đất đai thì có 7 nhóm đối tượng thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cụ thể như sau: - Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở; - Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; - Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; - Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; - Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; - Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư. Câu hỏi 11: Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm trong những trường hợp nào? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Đất đai thì có 5 nhóm đối tượng thuộc trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, cụ thể như sau: - Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp; có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 01/01/1999 mà thời hạn giao đất đã hết; sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao từ ngày 01/01/1999 đến trước ngày 01/7/2004, trừ diện tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất; - Hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; - Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc. Câu hỏi 12: Đối tượng nào được lựa chọn hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Đất đai thì có 2 nhóm đối tượng thuộc trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, cụ thể như sau: - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc. Câu hỏi 13: Những trường hợp nào khi chuyển mục đích sử dụng đất thì phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Đất đai thì có 5 trường hợp sau đây khi chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép: - Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản; - Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác; - Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; - Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; - Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở. Câu hỏi 14: Những trường hợp nào khi chuyển mục đích sử dụng đất thì không phải xin phép? Trả lời: Theo quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật Đất đai và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 thì người sử dụng đất không được chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất đã giao để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, xây dựng khu công nghiệp, làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sang mục đích xây dựng kinh doanh nhà ở trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật Đất đai cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và phù hợp với căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 31 của Luật Đất đai. Câu hỏi 15: Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai thì có 12 trường hợp Nhà nước thu hồi đất, cụ thể như sau: - Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế; - Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; - Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả; - Người sử dụng đất cố ý huỷ hoại đất; - Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; - Đất bị lấn chiếm trong 2 trường hợp sau: Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm; đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; - Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; - Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; - Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; - Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn; - Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền; đất trồng cây lâu năm
Tài liệu liên quan