Kế toán tài chính chính sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nguyễn Hoàng Giang

- Tên giao dịch : CÔNG TY TNHH IN ẤN TAILONG - Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: TAILONG PRINTING COMPANY LIMITED - Địa chỉ : 33 đường số 6, khu phố 7, Phường Bình Hưng Hoà B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh - Mã số thuế : 0311527649 - Ngành nghề kinh doanh: In ấn (Trừ in, tráng bao bì kim loại, in trên sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan tại trụ sở). - Vốn điều lệ ban đầu: 1.500.000.000 đồng ( Một tỷ năm trăm triệu đồng./.) - Vốn điều lệ tăng đợt 1: 8.000.000.0000 đồng ( Tám tỷ đồng./.) - Giám đốc: Lỷ Say Phóng - Ngày thành lập: 09 tháng 02 năm 2012. - Ngày nâng vốn điều lệ đợt 1: 05 tháng 07 năm 2013. Bắt nguồn từ mong muốn góp sức mình cho quê hương và hơn hết là tăng thu nhập cho cá nhân và tạo việc làm cho những người thất nghiệp. Công ty TNHH In Ấn TaiLong chính thức được thành lập, để tiện cho việc sản xuất kinh doanh Công ty đã thuê một nhà xưởng với diện tích ban đầu 400 m2 tại số nhà 33 đường số 6, khu phố 7, Phường Bình Hưng Hoà B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, với ngành nghề chính là in ấn các loại Tem, nhãn dán decal, in trên các loại bao bì, với số lượng nhân công ban đầu 06 người

doc49 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tài chính chính sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Nguyễn Hoàng Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH IN ẤN TAILONG 2.1. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tên giao dịch : CÔNG TY TNHH IN ẤN TAILONG Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: TAILONG PRINTING COMPANY LIMITED Địa chỉ : 33 đường số 6, khu phố 7, Phường Bình Hưng Hoà B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Mã số thuế : 0311527649 Ngành nghề kinh doanh: In ấn (Trừ in, tráng bao bì kim loại, in trên sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan tại trụ sở). Vốn điều lệ ban đầu: 1.500.000.000 đồng ( Một tỷ năm trăm triệu đồng./.) Vốn điều lệ tăng đợt 1: 8.000.000.0000 đồng ( Tám tỷ đồng./.) Giám đốc: Lỷ Say Phóng Ngày thành lập: 09 tháng 02 năm 2012. Ngày nâng vốn điều lệ đợt 1: 05 tháng 07 năm 2013. Bắt nguồn từ mong muốn góp sức mình cho quê hương và hơn hết là tăng thu nhập cho cá nhân và tạo việc làm cho những người thất nghiệp. Công ty TNHH In Ấn TaiLong chính thức được thành lập, để tiện cho việc sản xuất kinh doanh Công ty đã thuê một nhà xưởng với diện tích ban đầu 400 m2 tại số nhà 33 đường số 6, khu phố 7, Phường Bình Hưng Hoà B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, với ngành nghề chính là in ấn các loại Tem, nhãn dán decal, in trên các loại bao bì, với số lượng nhân công ban đầu 06 người Với sự phát triển của thị trường ngày càng đa dạng, công ty đã tiếp thu những công nghệ và để đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng lớn đến tháng 07 năm 2013 công ty đã đầu tư mua những công nghệ máy móc để có thể gia tăng năng suất sản xuất – chất lượng – mẫu mã các loại Tem, nhãn dán và cũng từ đó số lượng nhân công tăng lên 45 người. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng hoạt động của công ty: Nhận in các loại Tem, nhãn dán chất liệu Decal Giấy với công nghệ in Flexo Nhận in các loại Tem, nhãn dán chất liệu Decal Giấy với công nghệ in Máy Trục Lăn. 2.1.2.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký Thực hiện đúng chế độ kế toán nhà nước quy định của pháp luật Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của công ty Chịu trách nhiệm với các khoản nợ bằng toàn bộ vốn và tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty. Đảm bảo quyền lợi của công nhân và thực hiện cam kết đối với các công nhân. 2.1.3. Quy mô công ty Danh Mục ĐVT 31/12/2011 31/12/2012 Tổng tài sản Đồng 0 17.451.592.178 - Tài sản ngắn hạn Đồng 0 1.267.390.786 - Tài sản dài hạn Đồng 0 771.315.865 Số lượng lao động Người 0 08 Diện tích nhà xưởng m2 0 400 2.1.4. Các mặt hàng chính của công ty và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2.1.4.1. Mặt hàng chính Tem, nhãn dán các loại làm từ Decal giấy. 2.1.4.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2.1.4.2.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm: Sơ đồ 2.1:Sản xuất Tem, nhãn dán: Cắt khổ giấy KCS kiểm tra chất lượng qua từng công đoạn Phủ dầu UV hoặc cán màng mờ Bế thành phẩm Đóng gói Nhập kho In Lột Biên Cắt tờ hoặc quấn cuộn Nguyên liệu (Decal Giấy) 2.1.4.2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm Với đặc thù của ngành sản xuất Tem nhãn dán Decal giấy, Công ty Tailong đã bố trí dây chuyền sản xuất linh hoạt nhằm đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng. Tem nhãn dán: Nguyên liệu: Nguyên vật liệu đầu vào của Công ty gồm: Decal giấy các loại, mực in, dầu phủ bóng UV, màng mờ tất cả đều được kiểm tra chất lượng chặt chẽ trước khi nhập kho. Cắt khổ giấy: Nguyên liệu giấy sau khi mua về được nhân viên kỹ thuật in đem cắt khổ cho phù hợp với quy cách sản phẩm cần sản xuất. In: Tại công đoạn in, sau khi đã chọn được khổ giấy phù hợp, nhận được mẫu in, nhân viên kỹ thuật in sẽ tiến hành trộn mực in các màu cần thiết và chỉnh máy cho in sản phẩm. Phủ dầu UV hoặc cán màng mờ: Sau khi đã in được mẫu in thô, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, nhân viên kỹ thuật in sẽ tiến hành phủ dầu UV tạo độ bóng, hoặc Cán màng mờ chống thấm nước. Bế thành phẩm: Sau khi trải qua công đoạn phủ dầu UV hoặc cán màng mờ, nhân viên kỹ thuật in sẽ dùng dao bế để tạo hình sản phẩm theo kích thước, hình dáng mẫu in yêu cầu. Lột biên: Sau khi đã bế thành phẩm xong, khoảng cách giữa các con tem, nhãn dán sẽ có khoảng giấy dư, lột biên tức là lột bỏ khoảng giấy dư này để cho ra kích thước, hình dáng sản phẩm hoàn chỉnh. Cắt tờ hoặc quấn cuộn: Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng cần cắt riêng lẻ từng tờ bao nhiêu con hoặc quấn từng cuộn bao nhiêu mét. KCS: Tại mỗi công đoạn sản xuất, Công ty Tailong đều bố trí các nhân viên KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các quy trình, quy định của Công ty và theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng và đúng tiến độ giao hàng. Đóng gói, nhập kho: Các Tem nhãn dán sau khi hòan tất các công đoạn trên sẽ được đóng gói thành phẩm và nhập kho trước khi giao cho khách hàng. 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty 2.1.5.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 2.2: GIÁM ĐỐC Trưởng phòng kỹ thuật PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kỹ thuật KCS Trưởng phòng sản xuất Tổ sản xuất Tổ hoàn thành Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chánh Phòng kinh doanh Phòng thu mua vật tư Trưởng phòng tài chính 2.1.6. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Là một doanh nghiệp non trẻ, công ty phải đối mặt với không ít những khó khăn phát sinh như sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường, giá cả, nguồn hàng cũng như sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Nên năm đầu tiên thành lập, với chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng ban đầu khá lớn, công ty vẫn chưa thu được lợi nhuận như mong muốn. Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây như sau: ĐVT: đồng Khoản mục 31/12/2011 31/12/2012 Doanh thu thuần 0 996.325.594 Tổng lợi nhuận trước thuế 0 (210.054.755) Các khoản nộp ngân sách 0 1.000.000 2.1.7. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 2.1.7.1. Thuận lợi Có mặt bằng sản xuất kinh doanh rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ. Ngành in tem nhãn ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh. Các sản phẩm cũng rất phong phú và có nhiều tính năng hơn. Hơn nữa, sản phẩm này có nhu cầu rất lớn bởi phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đều cần đến. 2.1.7.2. Khó khăn Hàng hóa chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Số lượng lao động luôn biến động, gây khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Là một doanh nghiệp non trẻ nên bước đầu vẫn còn nhiều khó khăn về vốn, nhân công và thị phần, uy tín. 2.1.7.3. Phương hướng phát triển Tích cực cải tiến mẫu mã và chất lượng nhằm nâng cao thị phần. Cũng cố bộ máy quản lý ngày càng chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng quản lý. Tăng cường uy tín và thương hiệu trên thị trường. 2.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán, chính sách kế toán và chế độ kế toán được áp dụng ở công ty 2.2.1.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung: toàn bộ chứng từ ban đầu đến các sổ sách kế toán chi tiết tổng hợp, báo cáo đều được thực hiện tại phòng Tài chính kế toán. 2.2.1.2. Chế độ kế toán và chính sách kế toán Hiện nay công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính theo quyết định số 15/QĐ - BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Ngoài ra, để phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty, công ty còn mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3 để theo dõi chi tiết, theo yêu cầu quản lý của công ty. Niên độ kế toán của công ty: Một năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 được chia làm 4 quý. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thu tài chính: theo nguyên giá. Phương pháp khấu hao: phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. Nguyên tắc định giá hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo giá thị trường. Phương pháp tính giá xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp áp dụng thuế: Áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nguyên tắc tính thuế: Thuế GTGT hàng xuất khẩu: 0%. Thuế GTGT hàng nội địa: 10%. Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định của Nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế. Các loại thuế khác theo quy định hiện hành. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ). 2.2.2. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Sơ đồ 2.3: Hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp các nghiệp vụ thanh toán Sổ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ 01 Bảng cân đối phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ cái Chứng từ ghi sổ 03 Chứng từ ghi sổ 02 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 2.2.3. Tổ chức bộ máy kế toán 2.2.3.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. 2.2.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.4: Kế toán trưởng Kế tóan tổng hợp Kế toán TM TGNH Kế toán TSCĐ Kế toánVật tư Kế toán Tiêu thụ Kế toán Thuế Kế toán CP Zsp Kế toán Công nợ Thủ Quỹ 2.2.3.3. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận Kế toán trưởng: Tổ chức và điều hành giám sát tòan bộ hoạt động của công tác kế toán, thông tin nội bộ trong doanh nghiệp và phân tích các hoạt động kinh tế Chịu trách nhiệm cho sự chính xác của số liệu kế toán. Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tổng hợp mọi số liệu có liên quan đến sổ sách, tổng hợp các số liệu báo cáo của các số liệu thành viên Đối chiếu sổ sách kế toán với bộ phận có liên quan để trình lên kế toán trưởng. .. Đối chiếu sổ sách kế toán với bộ phận có liên quan để trình lên kế toán trưởng. Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động: tính lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp. Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động: tính lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp. Phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương vào các tài khoản tương ứng. Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng : Theo dõi các khoản thu, chi và các khoản trong tài khoản ngân hàng của toàn bộ công ty. Ghi chép sổ quỹ, sổ tiền gửi ngân hàng, lên nhật ký thu chi tiền làm cơ sở cho kế toán tổng hợp, kế toán công nợ lập báo cáo. Kế toán vật tư: Theo dõi quá trình nhập xuất vật tư. Theo dõi kịp thời định mức tiêu hao nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm của công ty. Theo dõi kịp thời định mức tiêu hao nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm của công ty. Kế toán tài sản cố định : Phản ánh tình hình biến động TSCĐ, tình hình khấu hao TSCĐ. Kiểm kê đánh giá về số lượng, hiện trạng giá trị TSCĐ hiện có. Tiến hành phân tích tình hình trang bị, bảo quản và sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả tài sản sử dụng . Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Theo dõi quá trình nhập xuất tồn thành phẩm. Theo dõi các đơn hàng, hợp đồng để kịp thời cung cấp đủ số lượng thành phẩm sẽ bán. Lập sổ chi tiết bán hàng và kế hoạch sản phẩm phải cung cấp. Kế toán thuế: Lập báo cáo thuế, xác định thuế đầu vào – ra cho công ty. Kế toán chi phí giá thành : Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Xác định giá trị sản phẩm dỡ dang, tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, công việc hoàn thành, tổng hợp kết quả hoạch toán kinh tế của các phân xưởng, tổ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Kế toán công nợ : Lên công nợ các khoản phải thu , phải trả. Chịu trách nhiệm thu hồi các khoản phải thu. Thủ quỹ : Thu chi tiền mặt theo yêu cầu, bảo quản tiền mặt. Lập báo cáo quỹ hằng tháng... CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1.1. Khái niệm về CPSX và giá thành sản phẩm 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất, là sự kết hợp việc sử dụng các yếu tố thuộc quá trình sản xuất vào sản xuất sản phẩm trong kỳ. Mọi sự biến động của chi phí sản xuất đều phản ánh trình độ điều hành khai thác và sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ hạch toán để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được mục đích tạo sản phẩm theo mong muốn. Tóm lại, chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. 1.1.1.2. Khái niệm giá thành Gắn liền với chi phí sản xuất là giá thành sản phẩm. Quá trình phát sinh các chi phí sản xuất cũng đồng thời là quá trình tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Những chi phí sản xuất có liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành được gọi là giá thành sản phẩm. Giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại doanh nghiệp. 1.1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành cho những công việc, lao vụ đã hoàn thành. Vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện bằng tiền. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất đều ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cao hay thấp. Vì vậy công tác quản lý giá thành gắn liền với công tác quản lý chi phí sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành cũng có sự khác nhau về lượng. Trong một kỳ hạch toán, tổng chi phí sản xuất có thể lớn hơn hoặc nhỏ hay bằng giá thành của kỳ đó. 1.2. KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.2.1. Những vấn đề chung về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2.1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một sự thu về dưới dạng vật chất có thể lượng hóa được như: số lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu bán hàng, hoặc dưới dạng vô hình như: sự tiện ích, kiến thức đạt được, uy tín tăng lên,. Như vậy, khái niệm chi phí đã được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo mục đích quản lý. Do đó, chi phí cũng được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số tiêu thức phân loại chủ yếu: Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí) Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế được sắp chung vô một yếu tố bất kể là nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra sản phẩm gì. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được chia thành các loại sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu Chi phí nhân công Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của chi phí (phân loại chi phí theo khoản mục) Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất là những chi phí tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình chế tạo ra sản phẩm, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí sản xuất theo cách phân loại này, gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. 1.2.1.1.2. Phân loại giá thành sản phẩm: Bao gồm : Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho là đơn vị sản phẩm. Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành thực tế: là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. 1.2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Cơ sở xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là: Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp . Đặc điểm sản phẩm về yêu cầu của công tác tính giá thành sản phẩm. Tính chất sản xuất, quy trình công nghệ. Đối tượng tập hợp phải là: từng phân xưởng, từng giai đoạn công nghệ , từng sản phẩm, nhóm sản phẩm hay từng đơn đặt hàng... 1.2.1.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm, bán thành phẩm đã hoàn thành đòi hỏi phải xác định giá thành và giá thành đơn vị trong một kỳ nhất định. Để xác định đối tượng tính giá thành, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào: Đặc điểm của sản phẩm. Trình độ,khả năng, phương tiện xử lý thông tin của người làm công tác kế toán. Yêu cầu công tác quản lý của doanh nghiệp. 1.2.1.4. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời điểm cần thiết phải tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp và yêu cầu hạch toán. Thông thường các doanh nghiệp lựa chọn kỳ tính giá thành là tháng, quý, hoặc thời gian kết thúc một đơn đặt hàng, một lô hàng,. 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu 1.2.2.1.1. Các loại nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp . 1.2.2.1.2. Định giá nguyên vật liệu xuất kho Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lần nhập xuất nguyên vật liệu, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: Phương pháp giá thực tế đích danh Phương pháp bình quân Phương pháp nhập trước xuất trước Phương pháp nhập sau xuất trước Ngoài ra trên thực tế còn có phương pháp giá hạch tóan, phương pháp xác định giá trị tồn cuối kỳ theo giá mua lần cuối. 1.2.2.1.3. Tài khoản sử dụng TK621 : Tài khoản này để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất và việc phân bổ nó cho các đối tượng tính giá thành có liên quan lúc cuối kỳ. Bên nợ : trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất. Bên có : Trị giá vật liệu xuất dùng không hết trả lại kho. Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên vật liệu cho các đối tượng tính giá thành có liên quan. Kết chuyển chi phí vượt trên định mức bình thường vào TK 632 TK621 : Không có số dư cuối kỳ. 1.2.2.1.4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Khi xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ ghi : Nợ TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152 : Nguyên vật liệu xuất kho dùng sản xuất. Khi nhận vật liệu về không nhập kho mà được giao ngay cho bộ phận sản xuất để chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141, 33