Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi, an toàn và kết quả bước đầu của phẫu thuật tạo hình hậu môn qua ngã
sau, sửa chữa hoàn toàn một thì các trường hợp dị dạng hậu môn trực tràng dạng cao và trung gian ở trẻ nam.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 61 bệnh nhi nam được thực hiện phẫu thuật
một thì, tạo hình hậu môn ngả sau từ 01/2007 đến 6/2011, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Chúng tôi ghi nhận và
phân tích các dữ kiện lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán, thuận lợi và khó khăn trong lúc mổ, kết quả sau mổ
và biến chứng.
Kết quả: 61 bệnh nhi nam được tạo hình hậu môn trực tràng ngã sau một thì, với tuổi phẫu thuật trung
bình là 3,08 ngày (1 đến 17 ngày). Thời gian phẫu thuật trung bình là 57,38 phút (30 đến 95 phút), với 1,6%
phối hợp ngả bụng, 98,4% qua ngả hậu môn đơn thuần. Thời gian hậu phẫu trung bình 15,69 ± 7,49 ngày. Biến
chứng sau mổ: nhiễm khuẩn vết mổ 11,5%, 1,6% tử vong, 1,6% thủng trực tràng, 1,6% rò phân qua vết mổ.
Kết luận: Tuy có một số biến chứng, phẫu thuật tạo hình hậu môn ngã sau sửa chữa hoàn toàn các trường
hợp dị dạng hậu môn trực tràng dạng cao và trung gian ở nam cho thấy tính an toàn và khả thi
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu điều trị một thì dị dạng hậu môn trực tràng thể cao và trung gian ở nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 51
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ MỘT THÌ DỊ DẠNG HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
THỂ CAO VÀ TRUNG GIAN Ở NAM
Đào Trung Hiếu*, Huỳnh Công Tiến*, Huỳnh Thị Phương Anh*, Tạ Huy Cần*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi, an toàn và kết quả bước đầu của phẫu thuật tạo hình hậu môn qua ngã
sau, sửa chữa hoàn toàn một thì các trường hợp dị dạng hậu môn trực tràng dạng cao và trung gian ở trẻ nam.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 61 bệnh nhi nam được thực hiện phẫu thuật
một thì, tạo hình hậu môn ngả sau từ 01/2007 đến 6/2011, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Chúng tôi ghi nhận và
phân tích các dữ kiện lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán, thuận lợi và khó khăn trong lúc mổ, kết quả sau mổ
và biến chứng.
Kết quả: 61 bệnh nhi nam được tạo hình hậu môn trực tràng ngã sau một thì, với tuổi phẫu thuật trung
bình là 3,08 ngày (1 đến 17 ngày). Thời gian phẫu thuật trung bình là 57,38 phút (30 đến 95 phút), với 1,6%
phối hợp ngả bụng, 98,4% qua ngả hậu môn đơn thuần. Thời gian hậu phẫu trung bình 15,69 ± 7,49 ngày. Biến
chứng sau mổ: nhiễm khuẩn vết mổ 11,5%, 1,6% tử vong, 1,6% thủng trực tràng, 1,6% rò phân qua vết mổ.
Kết luận: Tuy có một số biến chứng, phẫu thuật tạo hình hậu môn ngã sau sửa chữa hoàn toàn các trường
hợp dị dạng hậu môn trực tràng dạng cao và trung gian ở nam cho thấy tính an toàn và khả thi.
Từ khóa: Hậu môn không thủng, dị dạng hậu môn trực tràng, tạo hình hậu môn trực tràng ngã sau.
ABSTRACT
PRELIMINARY RESULT OF ONE STAGE CORRECTION OF HIGH AND INTERMEDIATE
IMPERFORATE ANUS IN BOY
Dao Trung Hieu, Huynh Cong Tien, Huynh Thi Phuong Anh, Ta Huy Can
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 51 - 55
Objectives: The aim of this study was to examine the feasibility, safety, and short term outcome of complete
one-stage repair of high and intermediate anorectal malformations by posterior sagittal anorectoplasty procedure
(PSARP) in boy.
Methods: 61 boys underwent one stage PSARP in the period between January 2007 and June 2011 in
Children’s Hospital 1. Noted and analysed clinical and paraclinical data to diagnose; avantages and disavantages
during surgery; postoperative outcomes and complications.
Results: There were 61 patients. The median age at operation was 3.08 days (range from 1 to 17 days).
Mean operating time was 57.38 minutes: 98.4% PSARP approach, 1.6% with abdominal approach.
Mean postoperative time was 15.69 days. Complications: wound infection in 11.5%, 1% died after surgery,
rectal perforation in 1.6%, in 1.6%.entero-cutaneous anstomotic leakage.
Conclutions: The 1-stage PSARP in boy involves fewer short-term complications. Complete 1-stage repair
using the PSARP to treate high and intermediate-type anorectal malformations is safe and feasible.
Key words: Imperforate anus, anorectal malformation, posterior sagittal anorectoplasty.
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: Bs. Đào Trung Hiếu, ĐT: 0903750083 Email: thuy070237@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 52
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi Penã và De Vries mô tả kỹ thuật
tạo hình hậu môn trực tràng qua ngã sau thì
phương pháp này nhanh chóng được áp dụng
rộng rãi ở nhiều trung tâm trên thế giới trong
điều trị dị dạng hậu môn trực tràng.
Vấn đề tạo hình hậu môn trực tràng theo
Penã kinh điển thường được chia làm nhiều giai
đoạn trong vài tuần hoặc vài tháng. Bệnh nhi
thường được làm hậu môn tạm lúc sơ sinh, sau
đó khảo sát túi cùng trực tràng có cản quang để
phân loại dị dạng, tạo hình hậu môn và cuối
cùng là đóng hậu môn tạm. Như vậy, với ba giai
đoạn, ba lần phẫu thuật, gánh nặng cho bệnh
nhi và gia đình về phương diện tâm lý, sinh lý
và kinh tế sẽ là rất lớn.
Chúng tôi áp dụng phẫu thuật tạo hình hậu
môn theo ngã sau (có cải biên) một thì điều trị dị
dạng hậu môn trực tràng dạng cao và trung gian
từ năm 2006. Trong phạm vi bài báo cáo này
chúng tôi trình bày một số kinh nghiệm cũng
như kết quả bước đầu thực hiện phẫu thuật này
ở trẻ nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tính khả thi, an toàn và kết quả
bước đầu của phẫu thuật tạo hình hậu môn qua
ngã sau, sửa chữa hoàn toàn một thì các trường
hợp dị dạng hậu môn trực tràng dạng cao và
trung gian ở trẻ nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhi nam dị dạng hậu môn
trực tràng thể cao và trung gian được phẫu thuật
tạo hình hậu môn một thì từ tháng 01/2007 đến
tháng 01/2011 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu mô tả.
Thời gian nghiên cứu: 01/2007 đến tháng
6/2011
Các dữ liệu nghiên cứu bao gồm:
Tuổi thai, cân nặng, dị tật phối hợp, phân
loại dị dạng, tình trạng nhiễm khuẩn trước mổ.
Thời điểm và thời gian mổ, vị trí dò vào
đường tiết niệu, vị trí túi cùng, biến chứng trong
lúc mổ.
Thời điểm cho ăn sau mổ, đi tiêu sau mổ,
biến chứng sớm, thời gian nằm viện sau
phẫu thuật.
Tái khám theo dõi tình trạng hẹp hậu môn
và chức năng đi tiêu.
Phương pháp phẫu thuật:
Hình 1: Rạch da theo đường dọc sau và bóc tách bộc
lộ túi cùng trực tràng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 53
Hình 2: Bóc tách di động túi cùng trực tràng
Hình 3: Tạo đường hầm và đưa túi cùng xuyên co
thắt
Hình 4: Đính trực tràng vào lỗ hậu môn mới tạo và
khâu lại vết mổ
KẾT QUẢ
Trong vòng ba năm, chúng tôi tiến hành
phẫu thuật tạo hình hậu môn một thì theo ngã
sau trên 61 bệnh nhi nam.
Các yếu tố về dịch tễ
Tuổi thai: 90,2% (55 trường hợp) trẻ sinh đủ
tháng và 9,8% (6 trường hợp) trẻ sinh thiếu
tháng.
Sanh thường 77% (47 trường hợp), sanh mổ
23% (14 trường hợp).
Con so 49,2% (30 trường hợp), con rạ 50,8 (31
trường hợp).
Cân nặng trung bình 2959 ± 487 g (từ 1800 g
đến 4200 g)
Triệu chứng lâm sàng
Vàng da 16,4% (10 trường hợp), không vàng
da 83,6% (51 trường hợp).
Rò phân qua đường tiết niệu trong 8,2% (5
trường hợp), không rò 91,8% (56 trường hợp).
Nôn gặp trong 8,2% (5 trường hợp), không
nôn 91,8% (56 trường hợp).
Bụng trướng nhẹ trong 19,7% (12 trường
hợp), trướng vừa 72,1% (44 trường hợp), trướng
nặng 8,2% (5 trường hợp).
Không có dị tật phối hợp trong 37,7% (23
trường hợp), có dị tật 60,23% (38 trường hợp)
Trong những bệnh nhi có dị tật phối hợp,
tim bẩm sinh chiếm đa số, 89,47% (34/38 trường
hợp), kế đến là hội chứng Down 26,32% (10/38
trường hợp).
Các dị tật khác bao gồm: thận nước, thận
đôi, thận đa nang, bất sản thận, lỗ tiểu thấp, trào
ngược bàng quang niệu quản, dị dạng cột sống,
tay, chân khoèo, sứt môi, chẻ vòm.
Chẩn đoán trước mổ: 16,4% bất sản hậu
môn không dò (10 trường hợp), bất sản hậu
môn có dò 1,6% (1 trường hợp), bất sản hậu
môn trực tràng không dò 75,4% (46 trường
hợp), bất sản hậu môn trực tràng có dò 6,6% (4
trường hợp).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 54
Phẫu thuật
Tuổi phẫu thuật trung bình là 3,08 ± 1,99
ngày tuổi, sớm nhất là 1 ngày và muộn nhất là
17 ngày tuổi, 45,9% trẻ được phẫu thuật ở ngày
tuổi thứ 4 và 96,7% được phẫu thuật trong 4
ngày đầu sau sinh.
Phương pháp tiếp cận: 1,6% (1 trường hợp)
có phối hợp ngả bụng, 98,4% (60 trường hợp) chỉ
tiếp cận bằng ngả sau đơn thuần.
Thời gian phẫu thuật trung bình 57,38 ± 15
phút, ngắn nhất 30 phút, dài nhất 95 phút.
Đánh giá vị trí túi cùng so với xương cụt:
19,7% (12 trường hợp) dưới xương cụt, 34,4% (21
trường hợp) ngang xương cụt, 45,9% (28 trường
hợp) trên xương cụt.
Phân loại dị dạng trong lúc mổ: không có rò
50,8% (31 trường hợp), rò niệu đạo hành 19,7%
(12 trường hợp), rò niệu đạo tiền liệt tuyến
29,5% (18 trường hợp).
Hậu phẫu
Ăn đường miệng sau mổ: trung bình 4,34 ±
3,85 ngày, sớm nhất là một ngày, muộn nhất là
23 ngày, 52,5% (34 trường hợp) cho ăn trong
vòng 3 ngày đầu sau phẫu thuật, 77% (49 trường
hợp) trong vòng 5 ngày sau mổ.
Biến chứng sau mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ 11,5% (7 trường hợp),
Các biến chứng khác bao gồm: tử vong 1
trường hợp (1,6%) do nhiễm khuẩn huyết và suy
thận cấp, nhiễm khuẩn huyết 3 trường hợp
(4,8%), thủng trực tràng 1 trường hợp (1,6%), rò
phân qua vết mổ 1 trường hợp (1,6%), vỡ manh
tràng 1 trường hợp (1,6%), (1,6%), viêm phổi 1
trường hợp (1,6%).
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 15,69
± 7,49 ngày, ngắn nhất 4 ngày, lâu nhất 33 ngày.
55,7% (34 trường hợp) xuất viện trong vòng 2
tuần sau phẫu thuật.
BÀN LUẬN
Phương pháp tạo hình hậu môn ngã sau
theo Penã là một tiến bộ lớn trong điều trị dị tật
hậu môn trực tràng. Phương pháp này nhanh
chóng được chấp nhận rộng rãi và là sự chọn lựa
hàng đầu trong điều trị dị dạng hậu môn trực
tràng dạng cao và trung gian. Phương pháp tạo
hình hậu môn theo kinh điển được chia làm ba
giai đoạn trong vài tuần đến vài tháng sau sinh,
bao gồm: làm hậu môn tạm, tạo hình hậu môn
và đóng hậu môn tạm. Nhiều tác giả cho rằng
hậu môn tạm được thực hiện là để bảo vệ nơi
mổ, giảm bớt tình trạng nhiễm khuẩn và giảm
bớt tình trạng tổn thương các cơ vùng đáy chậu.
Bên cạnh đó, qua hậu môn tạm cho phép chụp
cản quang đại tràng để xác định loại dị dạng.
Thêm vào đó, nhiều tác giả cho rằng cơ thắt hậu
môn ở trẻ sơ sinh rất mỏng nên khó phân biệt và
như vậy dễ bị làm tổn thương. Với các dữ kiện
đưa ra thì phẫu thuật tạo hình hậu môn một thì
chưa được chấp nhận.
Tuy nhiên, theo tác giả Albasnese thì việc
khôi phục tính liên tục sớm sẽ giúp các cơ vùng
đáy chậu hoạt động tốt hơn và cải thiện tình
trạng đi tiêu về sau(1). Ngược lại, nếu tạo hình
hậu môn muộn thời gian hồi phục qua đi và khi
đó các chức năng của hệ thống thần kinh và
synapes sẽ kém. Theo Moore, sự thành lập phản
xạ đi tiêu từ não bộ cũng rất quan trọng, chính vì
vậy việc tái lập lưu thông đường tiêu hoá càng
sớm càng tốt(4) .
Ngày nay với những tiến bộ trong lĩnh vực
gây mê và hồi sức sơ sinh đã giúp các phẫu
thuật sơ sinh trở nên an toàn hơn. Tỷ lệ tử
vong sau mổ tạo hình hậu môn rất thấp, theo
Goon với 32 bệnh nhi trong lô nghiên cứu của
ông thì tỷ lệ tử vong là 0%(3), 65 bệnh nhi trong
lô nghiên cứu của Guochang Liu cũng không
có trường hợp nào tử vong(2). Trong 61 bệnh
nhi của chúng tôi, có một trường hợp tử vong,
nhưng do nhiễm khuẩn huyết, sau khi tình
trạng phẫu thuật đã ổn định.
Một vấn đề khác được đặt ra là phẫu thuật
tạo hình hậu môn một thì có dễ thực hiện ở trẻ
sơ sinh không và có nhiều tai biến không?. Theo
tác giả Guochang Liu, 65 bệnh nhi trong lô
nghiên cứu của ông không có tai biến, trừ 2 cas
túi cùng trực tràng nằm cao phải tạo hình hậu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 55
môn qua ngã bụng(2). 61 bệnh nhi trong lô nghiên
cứu của chúng tôi được tiến hành phẫu thuật
trong thời gian từ 30-95 phút và hầu như không
có tai biến tổn thương bàng quang, ống dẫn tinh,
niệu đạo trong khi mổ. Trong quá trình phẫu
thuật, với đường rạch da từ đỉnh xương cụt 1 cm
đến 0,5 cm trên vết tích hậu môn (với đường mổ
này, chúng tôi có cải biên phương pháp của
Penã do chúng tôi không cắt cơ thắt), phẫu
trường này cho phép chúng tôi giải phóng
xương cụt, cắt các dây dính và bộc lộ túi cùng
trực tràng.
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi có một
trường hợp túi cùng nằm quá cao, phải kết
hợp ngã bụng để đưa túi cùng xuống tạo hình
hậu môn.
Phẫu thuật tạo hình hậu môn 3 thì theo kinh
điển với thì đầu làm hậu môn tạm có khá nhiều
biến chứng. Theo Patwardhan tỷ lệ biến chứng
liên quan đến hậu môn tạm là 32% và nhiễm
khuẩn tiểu là 29%(5). Theo Novr thì biến chứng là
28-72% và Guochang Liu(2) biến chứng trong lô
nghiên cứu của ông là 39,6% bao gồm sa hậu
môn tạm, tắc ruột, hăm lở da, nhiễm khuẩn tiểu.
Chính vì vậy mặc dù việc làm hậu môn tạm
giúp tránh tình trạng nhiễm khuẩn và bảo vệ
miệng nối nhưng lại có khá nhiều biến chứng.
Với phẫu thuật tạo hình hậu môn một thì,
biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng
vết mổ, nhưng thật ra hầu hết các vết mổ này
thường tự lành nhờ khả năng liền sẹo khá
mạnh trong thời kỳ sơ sinh. 11,5% trẻ có nhiễm
khuẩn vết mổ trong lô nghiên cứu nhưng đều
tự lành sau khi được chăm sóc tại chỗ và nong
hậu môn tốt.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật tạo hình hậu môn một thì giúp
giảm các yếu tố nguy cơ của nhiều lần mổ, nhiều
lần gây mê (đặc biệt ở những bệnh nhi có dị tật
phối hợp) đồng thời giúp giảm gánh nặng về
sinh lý, tâm lý và kinh tế cho bệnh nhi, gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albanese C, et al (1999), One- stage correction of high
imperate anus trong the male neonate. J Pediatr Surg 34: 834-
836.
2. Guochang L (2004). The treatment of high and intermediate
anorectal malformations: one stage or there proceduces. J
Pediatr Surg 39: 1466-1471.
3. Goon H. (1990). Repair of anorectal anomalies trong the
neonatal period. Pediatr Surg Int 5: 246-249.
4. Moore T. (1990). Advantages of performing the sagittal
anoplasty operation for imperforate anus at birth. J Pediatr
Surg 25: 276-277.
5. Patwardhan N, et al, (2001). Colostomy for anorectal
anomalies: High incidence of complications. J Pediatr Surg 36:
795-798.