Đánh giá tương quan giữa công thức bạch cầu, C-reactive protein với viêm ruột thừa cấp ở trẻ em

Mục tiêu: Vai trò của các xét nghiệm máu trong chẩn đoán chính xác VRT cấp trẻ em còn chưa rõ ràng. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá các xét nghiệm phản ứng viêm (cụ thể là công thức bạch cầu, CRP) trong mối tương quan với VRT cấp, từ đó tính ra giá trị chẩn đoán của các xét nghiệm trên khi dùng riêng lẻ và kết hợp chung. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Kết quả: Từ 01/02/2009 đến 30/9/2009, 243 trẻ đau bụng cấp đủ tiêu chuẩn được đưa vào nhóm nghiên cứu, trong đó có 140 trẻ (50,62%) được phẫu thuật cấp cứu cắt ruột thừa (nhóm 1), 103 trẻ (49,38%) được theo dõi không mổ (nhóm 2). Tuổi trung bình trong dân số nghiên cứu là 9,17. Nam giới thường gặp ở nhóm VRT cấp hơn với tỉ lệ nam/nữ là 2/1, trong khi ở nhóm 2, tỉ lệ đó là 5/4. Độ nhạy của số lượng bạch cầu là 89,43%, độ đặc hiệu là 26,77%, giá trị tiên đoán dương là 90,16%; của xét nghiệm CRP lần lượt là 68,29%, 29,41%, 94,38%. Khi kết hợp ba giá trị số lượng bạch cầu, CRP, tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính thì độ nhạy sẽ là 93,75%, độ đặc hiệu là 15,21%, giá trị tiên đoán âm lên đến 100%. Kết luận: Ơ trẻ đau bụng cấp nghi ngờ VRT cấp, nếu giá trị của ba xét nghiệm trên đều bình thường sẽ giúp khả năng loại trừ chẩn đoán lên đến 100%.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tương quan giữa công thức bạch cầu, C-reactive protein với viêm ruột thừa cấp ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Ngọai Nhi 125 ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN GIỮA CÔNG THỨC BẠCH CẦU, C-REACTIVE PROTEIN VỚI VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ EM Nguyễn Đỗ Trọng *, Trương Nguyễn Uy Linh** TÓM TẮT Mục tiêu: Vai trò của các xét nghiệm máu trong chẩn đoán chính xác VRT cấp trẻ em còn chưa rõ ràng. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá các xét nghiệm phản ứng viêm (cụ thể là công thức bạch cầu, CRP) trong mối tương quan với VRT cấp, từ đó tính ra giá trị chẩn đoán của các xét nghiệm trên khi dùng riêng lẻ và kết hợp chung. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Kết quả: Từ 01/02/2009 đến 30/9/2009, 243 trẻ đau bụng cấp đủ tiêu chuẩn được đưa vào nhóm nghiên cứu, trong đó có 140 trẻ (50,62%) được phẫu thuật cấp cứu cắt ruột thừa (nhóm 1), 103 trẻ (49,38%) được theo dõi không mổ (nhóm 2). Tuổi trung bình trong dân số nghiên cứu là 9,17. Nam giới thường gặp ở nhóm VRT cấp hơn với tỉ lệ nam/nữ là 2/1, trong khi ở nhóm 2, tỉ lệ đó là 5/4. Độ nhạy của số lượng bạch cầu là 89,43%, độ đặc hiệu là 26,77%, giá trị tiên đoán dương là 90,16%; của xét nghiệm CRP lần lượt là 68,29%, 29,41%, 94,38%. Khi kết hợp ba giá trị số lượng bạch cầu, CRP, tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính thì độ nhạy sẽ là 93,75%, độ đặc hiệu là 15,21%, giá trị tiên đoán âm lên đến 100%. Kết luận: Ơ trẻ đau bụng cấp nghi ngờ VRT cấp, nếu giá trị của ba xét nghiệm trên đều bình thường sẽ giúp khả năng loại trừ chẩn đoán lên đến 100%. Từ khóa: Viêm ruột thừa cấp, C-reactive protein, đáp ứng pha cấp ASTRACT ESTIMATING CORRELATION AMONG WHITE BLOOD CELL COUNT, NEUTROPHIL PERCENTAGE, C-REACTIVE PROTEIN IN ACUTE APPENDICITIS IN PEADIATRICS Nguyen Do Trong, Trưong Nguyen Uy Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 125 - 130 Objective: The role of laboratory tests in diagnostic of acute appendicitis is still unclear in peadiatric population. This research is to access the values of imflammatory markers (white blood cell count, neutrophil percentage, CRP) in acute appendicitis, seperatedly and conbined in clinical practice. Methods: Cross-sectional descriptive study. Results: From February 1st to September 30th, 243 patients admitted to hospital were included in the study. They were devided into two group: 140 patients (50,62%) with acute appendicitis (with and without perforated) in group 1, 103 patients with other nonsurgical problems and negative appendicectomy in group 2. Mean age was 9.17. Male were common than female with sex ratio was 2/1 (acute appendicitis) and was 5/4 in nonsurgical problems. The sensitivity, specificity, positive predictive value of white blood cell count were 89.43%, 26,77%, 90.16%; of CRP were 68.29%, 29.41%, 94.38%. When the three test were combined (WBC count, neutrophil percentage, CRP), the sensitivity was 93.75%, specificity 15.21%, negative predictive value 100%. Conclusions: In children with acute abdominal pain, normal values of the triad (WBC count, neutrophil *Bệnh viện Nhi Đồng II ** Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM Địa chỉ liên hệ: Ts.Bs Trương Nguyễn Uy Linh ĐT: 0909500579 Email: uylinhbs@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 126 percentage, CRP) could exclude acute appendicitis to 100%. Keywords: Acute appendicitis, C-reactive protein, acute-phase response. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm ruột thừa cấp (VRT cấp) là cấp cứu bụng thường gặp nhưng khó chẩn đoán trong thực hành ngoại nhi, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi, dẫn đến tỉ lệ mổ trắng lên đến 22-40% và tỉ lệ biến chứng viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ có khi lên đến 22 - 50%(5,15,20,21). Công thức bạch cầu (CTBC) là xét nghiệm thường dùng nhất trong chẩn đoán VRT cấp. Nhiều nghiên cứu cho rằng tăng số lượng bạch cầu là dấu hiệu sớm nhất trong VRT và đa số bệnh nhân VRT cấp có bạch cầu tăng(6). Tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính cũng được xem là có giá trị, vì nó có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng. Độ nhạy của tăng số lượng bạch cầu (SLBC) trong chẩn đoán VRT cấp là 82- 96%(10), độ nhạy của tăng tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính là 60-80%(13,18,20). Tuy nhiên cả hai xét nghiệm này đều không đặc hiệu cho VRT cấp(6,8,13,15,22). Dù đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vai trò của CTBC và CRP trong chẩn đoán VRT cấp ở trẻ em(15,20,22), nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện ở trẻ em Việt Nam. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của xét nghiệm SLBC, tỉ lệ BCĐNTT, nồng độ CRP huyết tương khi thực hiện riêng lẽ và khi kết hợp chung với nhau trong chẩn đoán VRT cấp trẻ em. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tất cả các bệnh nhi đau bụng cấp được nhập Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/02/2009 đến 30/09/2009 với chẩn đoán nghi ngờ VRT cấp có hay không có biến chứng sẽ được chia hai nhóm. Nhóm 1: bệnh nhi được mổ cắt ruột thừa có kết quả giải phẫu bệnh là VRT hay được đánh giá trên đại thể là đã vỡ. Trong đó, nhóm 1A là nhóm VRT cấp chưa biến chứng (viêm cấp, mủ) và nhóm 1B: VRT cấp có biến chứng (viêm phúc mạc, áp xe). Nhóm 2: bệnh nhi đau bụng cấp được theo dõi, không phẫu thuật hay bệnh nhi được mổ cắt ruột thừa nhưng kết quả giải phẫu bệnh bình thường. Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh khác của ruột thừa không phải viêm cấp: carcinoma ruột thừa, viêm mãn, u nhầy ruột thừa hay bệnh nhi bị suy giảm miễn dịch, suy chức năng gan, bị các bệnh lý huyết học. Các xét nghiệm được thực hiện ngay khi bệnh nhi nhập viện, mẫu máu lấy từ tĩnh mạch ngoại biên, được gửi đến cùng một phòng xét nghiệm và có thể lặp lại xét nghiệm khi cần. Công thức máu được thực hiện bởi máy đếm tế bào (CELL DYN 1700), nồng độ CRP trong máu được đo bởi máy phân tích hóa sinh HITACHI 911. Tham khảo các giá trị bình thường dựa theo “Huyết học lâm sàng nhi khoa” và “Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng”. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang phân tích. Tần suất được so sánh bằng các phép kiểm chi bình phương (2), phép kiểm Student (t), phép kiểm Fisher (F), phép kiểm Mann- Whitney. Xác định tỉ số chênh OR để tính nguy cơ VRT cấp ở trẻ có xét nghiệm bất thường. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05, khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ Từ 01/02/2009 đến 30/9/2009, chúng tôi ghi nhận có 243 trẻ đau bụng cấp đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 140 trẻ (50,62%) được phẫu thuật cấp cứu cắt ruột thừa, 103 trẻ (49,38%) được theo dõi không mổ. Đặc điểm của bệnh nhi Tuổi trung bình trong dân số nghiên cứu là 9,17 ± 0.15. Nam giới thường gặp ở nhóm VRT cấp hơn với tỉ lệ nam/nữ là 2/1, trong khi ở nhóm 2, tỉ lệ đó là 5/4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Ngọai Nhi 127 Bảng 1:. Các chỉ số phân tích trong viêm ruột thừa cấp và đau bụng cấp ¶ t-test. Nhóm Phương tiện chẩn đoán Nhóm 1 Nhóm 2 P Thời gian kéo dài triệu chứng (giờ) 24,0 (4,0- 168,0) 24,0 (2,0- 120,0) 0,577 ¶ SLBC (x 10 9/L) 16,3 (15,4- 17,3) 11,5 (10,5- 11,7) <0,001¶ Tỉ lệ BCĐNTT (%) 73,2(70,8-75,7) 51,8 (51,8- 58,5) <0,001¶ CRP (mg/L) 39,34 (30,43-48,25) 16,25 (10,43-22,06) <0,001 ¶ Bảng 2: Mối liên hệ giữa số lượng bạch cầu, nồng độ CRP với viêm ruột thừa cấp ở trẻ em theo thời gian kéo dài triệu chứng Thời gian kéo dài của triệu chứng (giờ) Xét nghiệm (trung bình, khoảng tin cậy 95%) SLBC(x10 9 /L) CRP (mg/L) 0-12 15,8 (14,4-17,2) 9,7 (2,8-16,5) 13-24 16,4 (14,9-17,8) 22,8 (15,3-30,3) 25-48 16,7 (15,0-18,3) 64,2 (45,2-83,2) >48 14,9 (10,9-18,9) 67,23 (27,8-106,6) Bảng 3: So sánh đặc điểm lâm sàng và các dữ liệu cận lâm sàng ở nhóm VRT biến chứng và VRT chưa biến chứng ¶ Student’s test, F Fisher test. Đặc tính Biến chứng (n=30) Chưa biến chứng (n=93) Giá trị P Giới (nam/nữ) 18/12 65/28 0,316 F Tuổi(năm) 7,4 (5,9-8,8) 9,6 (9.0-10,2) <0,001 ¶ Cư ngụ (Tỉnh / Thành phố) 14/16 20/73 0,009 F Thời gian đau(giờ) 2,9±2,1 1,3±0,8 <0,001 ¶ CRP(mg/dL) 89,8 (65,3-114,3) 23,1 (17,0-29,1) <0,001 ¶ SLBC (/mm3) 18,3 (16,1-20,5) 15,7 (14,8-16,6) 0,0121¶ Bảng 4: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của số lượng bạch cầu, CRP, tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính Xét nghiệm Độ nhạy Độ đặc hiệu Giá trị tiên đoán dương Giá trị tiên đoán âm SLBC 89,43% 26,77% 90,16% 27,78% CRP 68,29% 29,41% 94,38% 23,52% Tỉ lệ BCĐNTT 97,67% 29,82% 97,67% 27,78% Kết hợp 96,15% 23,80% 96,15% 20% Xét nghiệm Độ nhạy Độ đặc hiệu Giá trị tiên đoán dương Giá trị tiên đoán âm CRP và SLBC Kết hợp giữa CRP, SLBC, Tỉ lệ BCĐNTT 93,75% 15,21% 93,75% 100% Bảng 5: So sánh giá trị các xét nghiệm với các nghiên cứu khác Xét nghiệm SLBC CRP huyết tương Kết hợp SLBC, tỉ lệ BCĐNTT, CRP Nghiên cứu Độ nhạy Đặc hiệu Độ nhạy Đặc hiệu Độ nhạy Đặc hiệu GTT Đ-D GTT Đ-A Chúng tôi 89,43 26,7 7 68,29 29,4 1 93,75 15,21 93,75 100 Beltran (2) (ở trẻ em*) 90,0 30,0 90,0 40,0 90.0 30,0 60,0 80,0 Yildirim (25) (ở người lớn) 64,3 87,3 64,3 70,4 42,9 100 89,9 100 Shafi (22) (ở cả người lớn và trẻ em) 97,82 55,5 5 95,6 77,7 7 88,04 94,44 98,7 *: thực hiện ở nhóm biểu hiện triệu chứng 25-48 giờ Chẩn đoán cuối cùng của nhóm 2 (đau bụng cấp) Trong nhóm mổ trắng có một trường hợp là nang hoàng thể xuất huyết, một trường hợp viêm tai vòi phải, các trường hợp còn lại không được ghi nhận gì khác trong lúc mổ. Trong nhóm không mổ có 14 trẻ (13,46%) do táo bón, 16 trẻ (15,38%) do nhiễm trùng tiết niệu, 7 trường hợp (5,8%) do viêm họng cấp; đa phần còn lại cơn đau tự hết sau 2 ngày theo dõi. BÀN LUẬN CRP là hoạt chất đáp ứng viêm không đặc hiệu. Ở trẻ em bị đau bụng, độ nhạy CRP là 43 - 92%, độ đặc hiệu là 33 - 95%(11,20,13). Độ nhạy và độ đặc hiệu thay đổi rộng có thể do các tác giả quy định ngưỡng tăng của CRP khác nhau (từ 9 - 50mg/L)(1, 4,13). Nồng độ CRP huyết tương nhạy hơn (>90%) so với xét nghiệm đếm SLBC trong chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa hay áp xe ruột thừa ở trẻ em. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 128 Việc đo lường nồng độ CRP lặp lại nhiều lần có thể làm tăng độ nhạy hơn so với làm đơn lẻ. Nghiên cứu ở người lớn của Eriksson (9) cho thấy độ nhạy của CRP tăng từ 60% khi mới nhập viện, lên đến 86% cho xét nghiệm lặp lại lần thứ hai (sau 4 giờ), 95% cho xét nghiệm lần thứ ba (sau 8 giờ) và 100% cho xét nghiệm lần thứ tư (sau 12 giờ). Độ đặc hiệu không thay đổi trong quá trình làm hàng loạt xét nghiệm theo dõi (55 - 67%). Ở trẻ em, chưa có nghiên cứu nào như vậy. Trong nghiên cứu này, nồng độ CRP huyết tương của nhóm 1 là 39,34 ± 4,5 mg/L, cao hơn so với nhóm 2, là 16,24 ± 2,93 mg/L và kết quả của hai nhóm cũng cao hơn so với ngưỡng tăng đã nêu ở trên, có thể do các bệnh nhiễm trùng trong nhóm 2 tạo ra. Liên quan giữa số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu và c-reactive protein với viêm ruột thừa trẻ em Theo thời gian biểu hiện triệu chứng Theo nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ CRP huyết tương tăng cao theo thời điểm biểu hiện triệu chứng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Eriksson ở người lớn(9) và Groselj-Grenc ở trẻ em(10). Điều này liên quan đến huyết động học của CRP, có nghĩa là nồng độ CRP huyết tương tăng cao từ 6 giờ sau đáp ứng viêm, đạt nồng độ đỉnh sau 48 giờ, có thể gấp trăm lần nồng độ bình thường và chỉ trở về bình thường sau khi tác nhân gây viêm đã được giải quyết. Số lượng bạch cầu có thể giảm đi trong quá trình theo dõi theo nghiên cứu của Eriksson(9). Ở nghiên cứu của chúng tôi, SLBC cũng có xu hướng giảm sau 48 giờ biểu hiện triệu chứng. Có thể giải thích là do bạch cầu đa nhân trung tính sau khi tăng cao trong máu đã tập trung vào mô viêm đang diễn tiến (là ruột thừa đang viêm). Do vậy, các trường hợp còn nghi ngờ chẩn đoán VRT cấp, có thể lặp lại các xét nghiệm trên, lập biểu đồ nhằm giúp đánh giá diễn tiến bệnh. Độ nhạy, độ đặc hiệu của các xét nghiệm Các biến chứng gây ra do chẩn đoán chậm trễ VRT ở trẻ em như viêm phúc mạc toàn thể hay áp xe ruột thừa cao hơn nhiều so với các biến chứng của mổ trắng. Do vậy, xét nghiệm lý tưởng trong VRT cấp ít nhất phải có độ nhạy cao để tránh âm tính giả (bỏ nhỡ chẩn đoán). Với một xét nghiệm, người ta có thể tăng độ chẩn đoán chính xác của nó bằng cách thay đổi giá trị ngưỡng của xét nghiệm. Trong nghiên cứu này, ở 17 trẻ mổ trắng, có 3 trẻ (17,64%) có cả ba xét nghiệm bình thường, 3 trẻ (17,64%) có kết quả ba xét nghiệm tăng. Trong 120 trẻ VRT cấp, có 27 trẻ (29,03%) trong nhóm 1A và 18 trẻ (60%) trong nhóm 1B có kết quả cả ba xét nghiệm đều tăng. Đáng lưu ý là không có trẻ nào trong nhóm 1A và 1B có cả ba xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Chúng tôi ghi nhận độ nhạy của SLBC trong chẩn đoán VRT cấp là 89,43%, phù hợp với các nghiên cứu khác là 82 - 96%(8, 14); độ nhạy của tỉ lệ BCĐNTT là 97,67%, cao hơn các nghiên cứu khác, là 60 - 84% (13). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cả SLBC lẫn tỉ lệ BCĐNTT tăng ở phần lớn các bệnh nhi VRT cấp. Vì vậy, bệnh nhân có hai số liệu này trong giới hạn bình thường ít có khả năng bị VRT cấp, do đó cần được thăm khám cẩn thận trước khi quyết định phẫu thuật. Cả SLBC và tỉ lệ BCĐNTT đều không đặc hiệu cho chẩn đoán VRT cấp. Tăng SLBC là một phản ứng không đặc hiệu trong viêm cấp hay mãn, stress và nhiều tình trạng khác. Tăng tỉ lệ BCĐNTT cũng có thể gặp ở các bệnh nhiễm khuẩn khá(18). Vì vậy, SLBC hay tỉ lệ BCĐNTT tăng cao không giúp chẩn đoán chính xác VRT cấp. CRP tăng cao cũng có giá trị trong chẩn đoán VRT cấp(2,18). Theo nghiên cứu của Hallan và Asberg(12), xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu thay đổi rộng, lần lượt là 40 - 99% và 27 - 90%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nhạy của xét nghiệm CRP huyết tương là 68,29% và độ đặc hiệu là 29,41%. Bệnh nhân không viêm ruột thừa cũng có nồng CRP cao, điều này được Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Ngọai Nhi 129 giải thích là do phần lớn bệnh nhi này có các bệnh viêm cấp khác. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tất cả các xét nghiệm trên đều có độ đặc hiệu khá thấp trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp. Nguyên nhân là do chỉ có số bệnh nhân được phẫu thuật cắt ruột thừa mới được đưa vào công thức tính, không phải tất cả bệnh nhân nghi ngờ bị VRT cấp. Cũng theo bảng 5, khi kết hợp ba xét nghiệm bao gồm SLBC, tỉ lệ BCĐNTT, nồng độ CRP sẽ làm tăng độ nhạy lên đến gần 100% (93,75%) và độ đặc hiệu là 15,21%, giá trị tiên đoán âm là 100%. Bình thường, xét nghiệm gọi là chính xác khi nó có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Trên quan điểm này, cặp ba xét nghiệm trên có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp không thỏa mãn được tiêu chuẩn của một xét nghiệm lý tưởng. Tuy nhiên, độ nhạy cao của cặp ba xét nghiệm trên chỉ ra ít nhất một trong ba xét nghiệm trên là bất thường (tăng cao) ở hầu hết các bệnh nhân viêm ruột thừa. Vì vậy, hầu như không nghĩ đến viêm ruột thừa ở bệnh nhân có các xét nghiệm trên bình thường. Theo bảng trên, khi được thực hiện riêng lẻ, xét nghiệm SLBC và nồng độ CRP huyết tương cho kết quả thay đổi tùy tác giả, nhưng khi kết hợp chung các xét nghiệm lại với nhau, chúng cho độ nhạy, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm khá cao. Điều này giúp ích trong thực tiễn lâm sàng. So sánh giữa nhóm viêm ruột thừa cấp chưa có biến chứng và có biến chứng Gần đây, Okamoto(17) đã nghiên cứu vai trò của SLBC trong phân biệt viêm ruột thừa có và chưa biến chứng ở trẻ em bằng cách phân tích đường cong ROC (Đường cong này giúp xác định sự thay đổi của độ nhạy và tỉ lệ dương tính giả khi ngưỡng chẩn đoán thay đổi). Kết quả cho thấy SLBC không có giá trị giúp phân biệt hai nhóm. Nồng độ CRP tăng cao liên quan đến mức độ nặng của viêm ruột thừa và sẽ tăng cao rõ rệt ở nhóm viêm ruột thừa có biến chứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ CRP tăng cao ở nhóm viêm ruột thừa biến chứng (89,8 mg/L) so với nhóm không biến chứng (23,1 mg/L; p < 0,001). Chung(6) cho rằng nồng độ CRP trong huyết tương là một xét nghiệm chỉ điểm tốt hơn trong phát hiện VRT cấp đã vỡ hay đã tạo lập ổ áp xe ở trẻ em. Họ cũng ghi nhận giá trị tiên đoán dương của CRP trong huyết tương là 50 mg/L và trong chẩn đoán VRT vỡ là 91%. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy nồng độ của CRP trong huyết tương tăng cao trong VRT có biến chứng cả trong 48 giờ hay sau 48 giờ từ triệu chứng khởi phát đầu tiên. Tăng SLBC sau 48 giờ kể từ triệu chứng khởi phát đầu tiên có khả năng tiên đoán VRT có biến chứng, mặc dù mối liên quan giữa tăng SLBC và mức độ VRT không rõ ràng như với CRP. Do vậy, nếu như thăm khám lâm sàng ban đầu kết hợp với kết quả công thức máu, nồng độ CRP cao ở trẻ nghi ngờ viêm ruột thừa, cần tiến hành làm thêm các xét nghiệm khác như siêu âm, chụp cắt lớp ổ bụng, thiết lập điều trị hợp lý càng sớm càng tốt. Ở trẻ nghi ngờ viêm ruột thừa có đau bụng hơn 48 giờ, kèm theo nồng độ CRP máu và SLBC tăng cao, nên nghĩ đến VRT có biến chứng. KẾT LUẬN Giá trị tăng cao của SLBC, ưu thế BCĐNTT giúp phân biệt đươc VRT cấp chưa có biến chứng với VRT cấp có biến chứng. Nồng độ CRP không khác biệt ở trẻ đau bụng cấp và ở trẻ viêm ruột thừa chưa biến chứng. Tuy nhiên, sự khác biệt này rõ rệt ở hai nhóm viêm ruột thừa có và chưa biến chứng, nhóm đau bụng cấp và nhóm viêm ruột thừa cấp. Độ nhạy của SLBC là 89,43%, độ đặc hiệu là 26,77%, giá trị tiên đoán dương là 90,16% và của CRP lần lượt là 68,29%, 29,41%, 94,38%. Khi kết hợp ba giá trị SLBC, CRP, tỉ lệ BCĐNTT thì độ nhạy sẽ là 93,75%, độ đặc hiệu là 15,21%, giá trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 130 tiên đoán âm lên đến 100%. Như vậy, ở trẻ đau bụng cấp nghi ngờ VRT cấp, nếu giá trị của ba xét nghiệm trên đều bình thường sẽ giúp khả năng loại trừ chẩn đoán lên đến 100%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abes M., Petik B., Kazil S. (2007), “Nonoperative treatment of acute appendicitis in children”, J Pediatr Surg 42 (8), pp. 1439– 1442. 2. Beltran M.A., Almonacid J., Vicencio A. (2007), “Predictive value of white blood cell count and C-reactive protein in children with appendicitis”, J Pediatr Surg 42 (7), pp. 1208– 1214. 3. Birchley D. (2006), “Patients with clinical acute appendicitis should have pre-operative full blood count and C-reactive protein assays”, Ann R Coll Surg Engl 88 (1), pp. 27-32. 4. Calvo R.F., Sendra E.S., Mialaret L.A. (1998), “The value of C- reactive protein in the diagnosis of acute appendicitis in children”, An Esp Pediatr 48 (4), pp. 376-380. 5. Chen S.C., Wang S.M. (1996), “C-reactive protein in the diagnosis of acute appendicitis”, Am J Emerg Med 14 (1), pp. 101- 103. 6. Chung J.L., Kong M.S., Lin S.L. (1996), “Diagnostic value of C- reative protein in children with perforated appendicitis”, Eur J Pediatr 155 (7), pp. 529-531. 7. Dalal I., Somekh E., Bilker-Reich A. (2005), “Serum and peritoneal inflammatory mediators in children with suspected acute appendicitis”, Arch Surg 140 (2), pp. 169-173. 8. Dueholm S., Bagi., Bud M. (1989), “Laboratory aid in the diagnosis os acute appendicitis: A blinded, prospective trial concerning diagnostic value of leukocyte count, neutrophil differential count and C-reactive protein”, Dis Colon Rectum 32 (10), pp. 855-859. 9. Eriksson S., Granstrom L., Carlstrom A. (1994