Mục tiêu: đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Từ 6/2008 đến 6/2011, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật thay khớp gối toàn phần, loại cắt bỏ chằng chéo sau, không thay bánh chè cho 14 bệnh nhân (14 khớp gối) có chỉ định thay khớp. Kết quả: Qua 14 bệnh nhân trong nghiên cứu: tuổi trung bình 67 tuổi (trẻ nhất 61, già nhất 75). Có 3 nam (chiếm 21,4%), 11 nữ (chiếm 78,6%).10 khớp gối trái, 4 khớp gối phải, không có bệnh nhân thay cả 2 gối. Thời gian nằm viện trung bình: 14 ngày. Thời gian theo dõi trung bình: 14 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là thoái hóa khớp tiên phát (chiếm tỷ lệ 78,6%). Thoái hóa khớp gối sau chấn thương chiếm tỷ lệ 14,3%. Kết quả theo thang điểm KFS sau mổ có tỷ lệ rất tốt là 62,3%, tốt 28,6%, trung bình 7,1%. Biên độ vận động khớp gối trung bình 1100, hạn chế duỗi dưới 100 là 2 khớp gối, không có trường hợp nào cứng gối. Theo K.S: tỷ lệ bệnh nhân rất tốt 62,3%, tốt 21,4% và trung bình 14,3%. Kết luận: Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần mang lại kết quả giảm đau tốt cho người bệnh thoái hóa khớp giai đoạn muộn, đồng thời mang lại chức năng vận động khớp gối tương đối hoàn thiện cho bệnh nhân
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Thống Nhất - TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 231
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT – TP. HỒ CHÍ MINH
Võ Thành Toàn*, Nguyễn Tiến Lý*, Phan Ngọc Tuấn, Võ Việt Đức*, Nguyễn Minh Dương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện Thống Nhất, thành
phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Từ 6/2008 đến 6/2011, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật
thay khớp gối toàn phần, loại cắt bỏ chằng chéo sau, không thay bánh chè cho 14 bệnh nhân (14 khớp gối) có chỉ
định thay khớp.
Kết quả: Qua 14 bệnh nhân trong nghiên cứu: tuổi trung bình 67 tuổi (trẻ nhất 61, già nhất 75). Có 3 nam
(chiếm 21,4%), 11 nữ (chiếm 78,6%).10 khớp gối trái, 4 khớp gối phải, không có bệnh nhân thay cả 2 gối. Thời
gian nằm viện trung bình: 14 ngày. Thời gian theo dõi trung bình: 14 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là thoái hóa
khớp tiên phát (chiếm tỷ lệ 78,6%). Thoái hóa khớp gối sau chấn thương chiếm tỷ lệ 14,3%. Kết quả theo thang
điểm KFS sau mổ có tỷ lệ rất tốt là 62,3%, tốt 28,6%, trung bình 7,1%. Biên độ vận động khớp gối trung bình
1100, hạn chế duỗi dưới 100 là 2 khớp gối, không có trường hợp nào cứng gối. Theo K.S: tỷ lệ bệnh nhân rất tốt
62,3%, tốt 21,4% và trung bình 14,3%.
Kết luận: Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần mang lại kết quả giảm đau tốt cho người bệnh thoái hóa khớp
giai đoạn muộn, đồng thời mang lại chức năng vận động khớp gối tương đối hoàn thiện cho bệnh nhân.
Từ khóa: khớp gối
ABSTRACT
TO EVALUATE THE INITIAL RESULTS OF TOTAL KNEE REPLACEMENT SURGERY
AT THE THONG NHAT HOSPITAL, HO CHI MINH CITY
Vo Thanh Toan, Nguyen Tien Ly, Phan Ngoc Tuan, Vo Viet Duc, Nguyen Minh Duong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 231 - 235
Objective: To evaluate the initial results of total knee replacement surgery at the Thong Nhat hospital, Ho
Chi Minh City.
Methods: prospective study. From 6/2008 to 6/2011, we had surgery total knee replacement, removal of the
PCL, patellar not change for 14 patients (14 knees).
Results: Over 14 patients in the study: the average age 67 years (youngest 61, oldest 75). There are three
men (21.4%), 11 women (78.6%). 10 left knees and right knees were operate on. No patients both knees replaced.
The diagnosis was osteoarthritis in 11 patients (78.6%), traumatic arthritis in 2 patients (14.3%), rheumatoid
arthritis in 1 patient (7.1). The average of hospital stay: 14 days. The average follow-up time: 14 months. KFS
after surgery have a very good rate is 62.3%, good 28.6%, fair 7.1%. K.S, 62.3% were rated as excellent, 21.4%
as good; 14.3% as fair. The average range of motion was 1100.
Conclusion: Surgery total knee replacement gives good results for osteoarthritis disease in later stages, and
provides good motor function.
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Võ Thành Toàn ĐT: 0918554748 Email :
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 232
Keywords: knee
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới từ những năm 1970, phẫu thuật
thay toàn bộ khớp gối đã được tiến hành(9) đã
đem lại chất lượng cuộc sống tốt cho những
bệnh nhân thoái hóa khớp gối mức độ nặng.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật đã cho ra đời nhiều thế hệ khớp mới
với những ưu điểm vượt trội, cùng với sự tiến
bộ về vô khuẩn, gây mê hồi sức và đặc biệt là
sự tiến bộ về phẫu thuật đã qui chuẩn về chỉ
định mổ, kỹ thuật mổ đã làm cho phẫu
thuật thay khớp gối ngày càng phổ biến và có
kết quả thành công cao.
Tại Việt Nam, bệnh lý khớp gối ngày càng
phổ biến, trong đó tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa
khớp tiên phát, thoái hóa khớp sau chấn
thương, thấp khớp, viêm cột sống dính khớp
ngày càng tăng ảnh hưởng đến sinh hoạt của
người bệnh(2,3,6).
Có nhiều phương pháp để điều trị thoái hóa
khớp gối như điều trị nội khoa kết hợp phục hồi
chức năng, giảm cân, nội soi làm sạch khớp, cắt
xương sửa trục xương chày và cuối cùng khi
các phương pháp điều trị trên thất bại hoặc bệnh
nhân đến viện ở giai đoạn muộn biến dạng
nhiều, co rút khớp, lệch trục cơ học, trên X-
quang có hình ảnh hẹp khe khớp, khuyết xương
thì bệnh nhân phải thay khớp gối(2,3,10,6,7,9).
Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp gối mới
được tiến hành khoảng 10 năm gần đây và chỉ
được thực hiện tại một số trung tâm phẫu thuật.
Tại bệnh viện Thống Nhất – thành phố Hồ Chí
Minh, từ tháng 6/ 2008 chúng tôi đã tiến hành
phẫu thuật thay khớp gối toàn phần. Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: đánh giá
kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Từ 6/2008 đến 6/2011, chúng tôi đã tiến
hành phẫu thuật thay khớp gối toàn phần,
loại hy sinh dây chằng chéo sau, không thay
bánh chè cho 14 bệnh nhân (14 khớp gối) có
chỉ định thay khớp tại bệnh viện Thống Nhất
–thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu.
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán
X quang: Chụp khớp gối hai tư thế thẳng
nghiêng. Phim này cho phép chẩn đoán thoái
hóa khớp gối dựa vào hình ảnh hẹp khe khớp,
các biến dạng khác như chồi xương, khuyết
xương, biến dạng vẹo trong, co rút khớp,
vẹo ngoài.
Lâm sàng: khám các động tác khớp gối,
đánh giá độ vững của khớp, các biến dạng
khớp, tình trạng phần mềm.
Phẫu thuật
Vô cảm: gây tê tủy sống.
Đường mổ: Đường vòng cung vào bờ trong
xương bánh chè.
Loại khớp sử dụng: Fix-bearing và Mobie-
bearing của Stryker, có sử dụng xi-măng, không
thay bánh chè.
Tập phục hồi chức năng sau mổ theo bài tập.
Đánh giá trước và sau mổ
Đánh giá trước và sau mổ bằng bảng điểm
KS và KFS.
Xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y
học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của
chúng tôi: có 3 bệnh nhân nam (chiếm 21,4%), 11
bệnh nhân nữ (chiếm 78,6%). Tuổi trung bình
của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của
chúng tôi là 67, thấp nhất là 61 tuổi, cao nhất là
75, nữ nhiều hơn nam. Điều này phù hợp với
bệnh lý thoái hóa khớp gối chủ yếu gặp ở bệnh
nhân nữ, cao tuổi đã điều trị thoái hóa khớp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 233
bằng nhiều phương pháp nhưng thất bại.
Bên thương tổn được thay khớp: trái 10 bệnh
nhân, phải 4 bệnh nhân, không có bệnh nhân
thay cả 2 gối. Thời gian nằm viện trung bình: 14
ngày, dài hơn các tác giả khác. Có thể là do
nhóm bệnh nhân của chúng tôi tuổi lớn hơn và
có nhiều bệnh phối hợp hơn nên mất thời gian
theo dõi nhiều sau phẫu thuật.
Thời gian theo dõi trung bình sau mổ 14
tháng, khoảng thời gian này không phải là
nhiều đối với bệnh nhân thay khớp gối, do vậy
những kết quả của chúng tôi thu được chỉ đánh
giá kết quả ban đầu.
Đặc điểm thương tổn khớp gối
Nguyên nhân
Bảng 1: Nguyên nhân thoái hóa khớp
Nguyên nhân Số TH Tỷ lệ %
Tiên phát 11 78,6
Sau chấn thương 2 14,3
Viêm đa khớp dạng thấp 1 7,1
Tổng cộng 14 100
Nguyên nhân chủ yếu chúng tôi gặp là
thoái hóa khớp tiên phát (chiếm tỷ lệ 78,6%)
bệnh diễn biến lâu dài nhiều năm, bệnh nhân
gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đồng
thời có thời gian điều trị nội khoa lâu dài.
Thoái hóa khớp gối sau chấn thương chiếm tỷ
lệ 14,3% (có 1 bệnh nhân nguyên nhân chấn
thương là gãy mâm chày, 1 bệnh nhân vỡ
phức tạp liên lồi cầu đùi và mâm chày). Ở
nhóm bệnh nhân này chúng tôi gặp khó khăn
trong việc cân bằng phần mềm để tạo sự vững
chắc của khớp do phần mềm của khớp gối sau
chấn thương bị co rút và biến dạng khá nhiều.
Có 1 bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp
(chiếm tỷ lệ 7,1%), ở bệnh nhân này không chỉ
sụn khớp bị hỏng mà bao khớp bị viêm đồng
thời chất lượng xương cũng không tốt (phải
ghép thêm xương xốp từ phần cắt bỏ vào
mâm chày) do vậy bệnh nhân thường đau sau
khi mổ nhiều hơn ảnh hưởng đến phục hồi
chức năng sau mổ, chúng tôi có 1 khớp gối có
kết quả KSF sau mổ chỉ đạt trung bình là do
nguyên nhân này.
Biến dạng khớp
Bảng 2: Biến dạng khớp
Số TH Tỷ lệ %
Vẹo trong trên 100 10 71,4
Vẹo trong, co rút gấp 2 14,3
Vẹo ngoài 2 14,3
Tổng cộng 14 100
Chúng tôi gặp biến dạng vẹo trong là 10
khớp gối (chiếm tỷ lệ 71,4%) đây là biến dạng
phổ biến trong thoái hóa khớp gối bệnh nhân
thường bị hỏng phần sụn mâm chày và lồi cầu
đùi bên trong. Bệnh nhân vẹo trong nhiều nhất
chúng tôi gặp là 30o. Với độ vẹo trong này
chúng tôi không gặp khó khăn mấy trong việc
cân bằng phần mềm khớp gối, sau khi giải
phóng phần giải chậu chày chúng tôi đã đạt
được khoảng gấp và duỗi tốt.
Bảng 3: Điểm KS trước và sau mổ
Trước mổ Sau mổ
Điểm KS Số
kh/gối
Tỷ lệ
(%)
Số
kh/gối
Tỷ lệ
(%)
Rất tốt 0 0 9 62,3
Tốt 0 0 3 21,4
Trung Bình 1 7,1 2 14,3
Kém 13 92,9 0 0
Tổng số 14 100 14 100
Nhóm bệnh nhân vẹo ngoài chúng tôi gặp 2
khớp gối (14,3%), đây là loại biến dạng hiếm
gặp, 2 bệnh nhân này khi cân bằng phần mềm
chúng tôi phải tạo hình dây chằng bên ngoài.
Nhóm bệnh nhân vẹo trong có kèm theo co rút
gập, chúng tôi gặp 2 khớp gối (chiếm tỷ lệ
14,3%) ở nhóm bệnh nhân này việc cân bằng
phần mềm gặp nhiều khó khăn, chúng tôi phải
giải phóng dải chậu chày, 1 phần bao khớp sau,
điểm bám gân cơ kheo.
Theo bảng 3, tỷ lệ các chỉ số theo điểm K.S
so sánh trước và sau mổ khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001), kết quả chỉnh trục biến
dạng khớp sau mổ tốt lên một cách rõ rệt. Kết
quả này cũng phù hợp với các tác giả trong và
ngoài nước. Có thể lý giải điều này là do các
phương tiện, dụng cụ kỹ thuật thay khớp gối
ngày càng hoàn chỉnh, giúp cho phẫu thuật viên
chỉnh sữa trục tốt trong khi phẫu thuật.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 234
Kết quả phẫu thuật
Bảng 4: Điểm KFS trước và sau mổ
Trước mổ Sau mổ
Điểm KFS Số
khớp gối
Tỷ lệ
(%)
Số
khớp gối
Tỷ lệ
(%)
Rất tốt 0 0 9 62,3
Tốt 0 0 4 28,6
Trung Bình 2 14,3 1 7,1
Kém 12 85,7 0 0
Tổng số 14 100 14 100
Chúng tôi nhận thấy sự thay đổi đáng kể về
kết quả phẫu thuật cũng như phục hồi chức
năng sau mổ, sự khác biệt giữa trước và sau mổ
là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đa số bệnh
nhân thấy hài lòng với kết quả phẫu thuật.
Kết quả theo thang điểm KFS chúng tôi có tỷ
lệ rất tốt là 62,3%, tốt 28,6%, trung bình 7,1%. Tỷ
lệ này thấp hơn so với tác giả khác Ranawat
(83% rất tốt)(8), Scott (88% rất tốt)(9), tuy nhiên lại
tương đồng với các tác giả trong nước(3,10,4,1). Bởi
vì đa số bệnh nhân ở nước ta thường đến viện ở
giai đoạn muộn biến dạng khớp gối nhiều, đặc
biệt là nhóm bệnh nhân viêm đa khớp dạng
thấp và thoái hóa khớp sau chấn thương, đồng
thời trong giai đoạn đầu chúng tôi cũng có ít
kinh nghiệm về cân bằng phần mềm khớp gối,
chỉnh trục khớp, và đặc biệt do hoàn cảnh khách
quan việc phục hồi chức năng cho người bệnh
không đồng bộ. Bệnh nhân được tập phục hồi
chức năng tại viện trong thời gian nằm viện
trung bình là 14 ngày, sau đó chuyển về địa
phương tiếp tục tập luyện, điều này cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả chức năng của
khớp gối sau mổ.
Biên độ vận động khớp
Trong 14 bệnh nhân, chúng tôi có kết quả
biên độ vận động khớp gối trung bình 1100, hạn
chế duỗi dưới 100 là 2 khớp gối, không có trường
hợp nào cứng gối. Kết quả này cũng phù hợp
với một số tác giả khác như Nguyễn Thành
Chơn(3), Trương Chí Hữu(6), Nguyễn Tiến Sơn(4).
Hai bệnh nhân hạn duỗi dưới 100, những bệnh
nhân này trong mổ đã được cân bằng phần
mềm tốt nhưng do quá trình tập phục hồi chức
năng không đúng cách đồng thời bệnh nhân già
kém vận động nên mất duỗi sau mổ. Có 1 bệnh
nhân hạn chế gấp sau mổ chúng tôi đã gây mê
nắn gấp gối vào tuần thứ 3 sau mổ sau đó tập
phục hồi chức năng đạt kết quả tốt.
Biến chứng
Qua 14 bệnh nhân, chúng tôi không gặp
trường hợp nào biến chứng tử vong, có 1 trường
hợp nề đỏ vết mổ do ứ đọng dịch, sau 14 ngày
điều trị ổn định. Không có trường hợp nào trật
khớp hay đau khớp chè – đùi có thể do số
lượng bệnh nhân còn hạn chế, thời gian theo dõi
chưa dài.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần mang
lại kết quả giảm đau tốt cho người bệnh thoái
hóa khớp giai đoạn muộn, đồng thời mang lại
chức năng vận động khớp gối tương đối hoàn
thiện cho bệnh nhân. Kết quả bước đầu của
chúng tôi khá khích lệ.
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần nên
thực hiện tại những trung tâm phẫu thuật có sự
đồng bộ về gây mê hồi sức, điều kiện vô trùng
tốt và phẫu thuật viên được đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cloutier JM, Sabouret P, Deghrar A (1999), “Total Knee
Arthroplasty with Retention of Both Cruciate Ligaments”, A Nine
to Eleven-Year Follow-up Study. Bone Joint Surg Am; 81: 697-702.
2. Lê Phúc (2000), “Khớp gối toàn phần”, Trường Đại học y dược
thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thành Chơn, Ngô Bảo Khang. (2005), “Kết quả bước đầu
thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Sài
Gòn – ITO”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản 2:134-136.
4. Nguyễn Tiến Sơn và cộng sự. (2010), “Đánh giá kết quả bước đầu
thay toàn bộ khớp gối tại bệnh viện Việt Đức”, Y học Việt nam, tập
374: 29-33.
5. Parratte S, and Pagnano MW (2008), “Instability after total knee
arthroplasty”, The Journal of Bone and Joint Surgery (American), 90:
184-194.
6. Phạm Chí Lăng. (2004), “Phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý
thoái hóa khớp gối”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh chuyên đề
Cơ Xương Khớp, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tập 9
(2): 142-147.
7. Phạm Chí Lăng. (2005), “Điều trị thoái hoá khớp gối bằng cắt
xương sửa trục xương chày”, Kỷ yếu Hội nghị thường niên lần thứ
XII Hội chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh: 104-109
8. Ranawat CS, Flynn WF, Jr., Saddler S, Hansraj KK; and Maynard
MJ (1993), “Long-term results of the total condylar knee
arthroplasty 15-year survivorship study”. Clin. Orthop., 286: 94-
102.
9. Scott WN, Rubinstein M and Scuderi G. (1988), “Results after knee
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 235
replacement with a posterior cruciate-substituting prosthesis”, The
Journal of Bone and Joint Surgery, Vol 70, Issue 8: 1163- 1173.
10. Trương Trí Hữu. (2008), “Kết quả ban đầu thay khớp gối toàn
phần tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM”, Kỷ yếu hội
nghị chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XV:16-
21.