Mở đầu: Điều trị tái tưới máu mạch vành cải thiện khả năng sống còn của vùng cơ tim bị thiếu máu
cục bộ cũng như cải thiện tiên lượng trong NMCT cấp ST chênh lên. Tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.
HCM, can thiệp cấp cứu NMCT cấp đã được triển khai trong nhiều năm qua.
Muc tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn và trung hạn của can thiệp mạch vành tiên phát trong NMCT
cấp ST chênh lên.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại khoa Tim Mạch – BV Đại học Y Dược
TP. HCM từ tháng 1/2007 đến tháng 8/2010. Đối tượng nghiên cứu là BN được chẩn đoán NMCT cấp ST
chênh lên trong 12 giờ đầu sau đau ngực. Tiêu chí đánh giá: (1) Hiệu quả tức thì về mặt kỹ thuật ngay sau
can thiệp;(2) Đánh giá thời gian cửa bóng; (3) Tử vong do mọi nguyên nhân trong 30 ngày và trên 1 năm.
Kết quả: Trong số 239 BN, nam chiếm 72%, tuổi trung bình 61,8 ± 12,9, theo dõi trung bình 28,2 ± 9
tháng. Thành công về mặt kỹ thuật đạt được 91,2% và 16,7% BN có ít nhất một biến chứng. Thời gian cửa
bóng trung bình là 78,2 ± 15,4 phút. Theo dõi ngắn hạn: tử vong 5,9% và theo dõi trung hạn tử vong
9,6%.
Kết luận: Can thiệp ĐMV qua da là một phương pháp điều trị NMCT cấp ST chênh lên có tỉ lệ thành
công cao (91,2%), tương đối an toàn và hiệu quả (tử vong ngắn hạn 5,9% và trung hạn 9,6%).
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả can thiệp động mạch vành tiên phát (thì đầu) trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa 94
KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH TIÊN PHÁT (THÌ ĐẦU)
TRONG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trần Hòa*, Vũ Hoàng Vũ*, Nguyễn Hữu Khoa Nguyên*, Trương Quang Bình*
TÓM TẮT
Mở đầu: Điều trị tái tưới máu mạch vành cải thiện khả năng sống còn của vùng cơ tim bị thiếu máu
cục bộ cũng như cải thiện tiên lượng trong NMCT cấp ST chênh lên. Tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.
HCM, can thiệp cấp cứu NMCT cấp đã được triển khai trong nhiều năm qua.
Muc tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn và trung hạn của can thiệp mạch vành tiên phát trong NMCT
cấp ST chênh lên.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại khoa Tim Mạch – BV Đại học Y Dược
TP. HCM từ tháng 1/2007 đến tháng 8/2010. Đối tượng nghiên cứu là BN được chẩn đoán NMCT cấp ST
chênh lên trong 12 giờ đầu sau đau ngực. Tiêu chí đánh giá: (1) Hiệu quả tức thì về mặt kỹ thuật ngay sau
can thiệp;(2) Đánh giá thời gian cửa bóng; (3) Tử vong do mọi nguyên nhân trong 30 ngày và trên 1 năm.
Kết quả: Trong số 239 BN, nam chiếm 72%, tuổi trung bình 61,8 ± 12,9, theo dõi trung bình 28,2 ± 9
tháng. Thành công về mặt kỹ thuật đạt được 91,2% và 16,7% BN có ít nhất một biến chứng. Thời gian cửa
bóng trung bình là 78,2 ± 15,4 phút. Theo dõi ngắn hạn: tử vong 5,9% và theo dõi trung hạn tử vong
9,6%.
Kết luận: Can thiệp ĐMV qua da là một phương pháp điều trị NMCT cấp ST chênh lên có tỉ lệ thành
công cao (91,2%), tương đối an toàn và hiệu quả (tử vong ngắn hạn 5,9% và trung hạn 9,6%).
Từ khóa. Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, Can thiệp mạch vành tiên phát, thời gian cửa bóng, tử
vong ngắn hạn, tử vong trung hạn.
ABSTRACT
PRIMARY PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION IN ACUTE STEMI
AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER, HO CHI MINH CITY
Tran Hoa, Vu Hoang Vu, Nguyen Huu Khoa Nguyen, Truong Quang Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 94 - 100
Background: Primary percutanous coronary intervention improves the survival of regional
myocardial ischemia and prognosis in STEMI.
Objectives: To evaluate the short term and medium term results of primary PCI in STEMI.
Methods: This is a cross-sectional descriptive study was conducted in cardiology department –
University Medical Center at Ho Chi Minh City from January 2007 to March 2010. Study populations
were patients with acute ST elevation myocardial infarction within first 12 hours. Criteria of the study: (1)
Immediate results after intervention (2) Door to balloon time all causes death within 30 days and medium-
term follow-up.
Results: Of the 239 patients, 72% male, mean age 61.8 ± 12.9 (27-91), the median follow-up 28.2 ± 9
*: Bộ môn Nội – ĐHYD TP. HCM và Khoa Tim mạch – BV ĐHYD TP. HCM
Tác giả liên lạc: Ths BS Trần Hòa ĐT: 01267835960, Email: tranhoa1176@yahoo.com -
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 95
months (12-45 months). The door to balloon time was 78.2 ± 15.4 minutes. The technical success achieved
in 91.2% and 16.7% of patients who had at least one complication. Short-term follow-up, mortality in 30
days was 5.9%; and medium-term follow-up, mortality was 9,6%.
Conclusions: In our study, primary PCI in STEMI is a treatment with the high success rate (91,2%),
ralatively safe and efficiency (short-time mortality 5,9% and medium-term mortality 9,6%)
Keywords: STEMI: ST elevation myocardial infarction, PCI: Percutaneous Coronary Intervention,
door-to-ballon time, short-time mortality, medium-term mortality.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong ba thập niên qua, tỉ lệ tử vong trong
NMCT cấp ST chênh lên đã giảm đáng kể nhờ
những tiến bộ to lớn trong chẩn đoán sớm,
điều trị kịp thời và hiệu quả. Đáng chú ý nhất
và cũng là trọng điểm trong chiến lược điều
trị là việc phục hồi dòng chảy ở ĐMV thủ
phạm gây NMCT cấp với các biện pháp tái
tưới máu cấp (1). Điều trị tái tưới máu mạch
vành cấp cứu cải thiện khả năng sống còn của
vùng cơ tim bị thiếu máu cục bộ cũng như cải
thiện tiên lượng trong NMCT cấp ST chênh
lên. Can thiệp ĐMV cấp cứu sẽ tốt hơn điều
trị thuốc tiêu sợi huyết khi được thực hiện
sớm bởi một đội ngũ chuyên nghiệp.
Tại Việt nam, từ hơn mười năm gần đây,
chuyên ngành tim mạch học can thiệp ngày
càng phát triển và can thiệp tiên phát trong
NMCT cấp ST chênh lên đã trở nên thường
quy ở các thành phố lớn. Theo báo cáo của
một số trung tâm tại Việt Nam, can thiệp tiên
phát trong NMCT cấp ST chênh lên là phương
pháp điều trị có tỉ lệ thành công cao, khá an
toàn và rất hiệu quả(2,3,5,7). Tại bệnh viện Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, can
thiệp cấp cứu NMCT cấp đã được triển khai
trong nhiều năm qua. Chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này, mục đích chính là đánh giá
hiệu quả ngắn hạn và trung hạn cũng như mô tả
các yếu tố liên quan đến can thiệp cấp cứu
NMCT cấp ST chênh lên tại bệnh viện ĐHYD
TP. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả
ngắn hạn và trung hạn của can thiệp mạch
vành tiên phát trong NMCT cấp ST chênh lên.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt
ngang được thực hiện tại khoa Tim Mạch –
bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nhập vào khoa Tim mạch bệnh
viện Đại học Y Dược từ tháng 1/2007 đến
tháng 8/2010, được chẩn đoán là Nhồi máu cơ
tim cấp ST chênh lên.
* Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu
Tiêu chuẩn nhận bệnh bao gồm:
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi
BN nhập viện trong vòng 12 giờ sau khi
khởi phát triệu chứng đau ngực và có bản ghi
điện tim đầu tiên cho thấy có ST chênh lên
hay có blốc nhánh trái mới xuất hiện.
BN được can thiệp ĐMV cấp cứu trong
vòng 12 giờ sau đau ngực.
Bệnh nhân có các thông tin cần thiết để
theo dõi (số điện thoại hoặc địa chỉ liên lạc)
* Không nhận vào nghiên cứu
Bệnh nhân không bị đau thắt ngực, bệnh
nhân với thời gian khởi phát không được biết
rõ, bệnh nhân có bản ghi điện tâm đồ không
xác định rõ chẩn đoán hay không có giá trị.
UA, STEMI và NSTEMI thúc đẩy bởi hoặc
là một biến chứng của phẫu thuật, chấn
thương hoặc chảy máu tiêu hóa hoặc sau khi
can thiệp mạch vành qua da.
BN NMCT cấp được can thiệp ĐMV nhưng
không phải can thiệp cấp cứu (bao gồm: can thiệp
cứu vãn, can thiệp được tạo thuận lới, can thiệp
chương trình sau NMCT,...).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 96
Bệnh nhân không có các thông tin cần thiết
để theo dõi (số điện thoại hoặc địa chỉ liên lạc).
Cở mẫu và chọn mẫu
Chúng tôi đưa toàn bộ bệnh nhân đủ các
tiêu chuẩn chọn bệnh vào nghiên cứu và chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn.
Các bước tiến hành lấy số liệu
Các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng
được thu thập vào một bệnh án mẫu: tuổi,
giới tính, các yếu tố nguy cơ tim mạch chính,
thông tin lúc nhập viện (nhập viện tại BV
ĐHYD hay được chuyển đến từ một bệnh viện
khác), phân nhóm Killip; vùng nhồi máu cơ tim
(theo tiêu chuẩn phân vùng NMCT trên ECG
của Marriott).
Ghi nhận các mốc thời gian quan trọng
(giờ can thiệp cấp cứu sau đau ngực, thời gian
cửa bóng, tổng thời gian thủ thuật và thời
gian theo dõi từ lúc bị NMCT cho đến lúc lấy
mẫu).
Ghi nhận các thông tin liên quan đến thủ
thuật chụp và can thiệp ĐMV cấp cứu (ĐMV
thủ phạm, phương pháp can thiệp, loại stent sử
dụng, số stent sử dụng cho 1 BN, các biến chứng
trong can thiệp, thành công về mặt thủ thuật).
Thu thập qua hồ sơ bệnh án và gọi điện
thoại liên lạc về tình trạng tử vong (do mọi
nguyên nhân).
Phương pháp can thiệp động mạch vành cấp
cứu qua da và đánh giá hiệu quả:
Địa điểm và phương tiện: Phòng thăm dò
huyết động và can thiệp mạch máu, thuộc
khoa Tim mạch – bệnh viện ĐHYD, trên máy
chụp mạch máu số hóa xóa nền AXIOM của
hãng SIEMEN.
Sau khi có chẩn đoán NMCT cấp bệnh
nhân được điều trị ngay với kháng đông
(Heparin không phân đoạn hoặc enoxaparin,
theo cân nặng) và liều nạp của 2 thuốc kháng
tiểu cầu (Plavix và aspirin).
Chụp ĐMV xác định ĐMV thủ phạm gây
NMCT cấp.
Can thiệp với ống thông can thiệp, đưa
dây dẫn mềm vượt sang thương hẹp hoặc tắc
đến tận đoạn xa của ĐMV.
Các phương pháp can thiệp tùy vào đánh
giá của thủ thuật viên: nong bóng đơn thuần,
đặt stent trực tiếp hoặc đặt stent sau nong bóng.
Các phương pháp hỗ trợ kỹ thuật khác
phụ thuộc vào tình huống: đặt máy tạo nhịp
tạm thời, đặt bóng nội động mạch chủ (IABP)
và các hỗ trợ nội khoa khác theo phác đồ của
khoa tim mạch.
Tiêu chí đánh giá:
* Hiệu quả tức thì về mặt kỹ thuật ngay sau can
thiệp, thành công khi có đủ các tiêu chuẩn sau:
Đường kính lòng mạch không hẹp tồn lưu hoặc
mức hẹp < 20%.
Không bóc tách thành ĐMV có ý nghĩa.
Dòng chảy trong lòng ĐMV thủ phạm trở lại
bình thường (theo phân loại TIMI, mức độ 3).
Không có huyết khối lấp đoạn xa của ĐMV thủ
phạm.
* Đánh giá thời gian cửa bóng và tổng thời
gian thủ thuật cho một trường hợp
* Tử vong do mọi nguyên nhân trong 30 ngày
* Tử vong do mọi nguyên nhân trung hạn
(theo dõi dọc ít nhất 1 năm sau NMCT cấp).
Xử lý số liệu
Các biến định tính như giới tính, tiền sử y
khoa và các yếu tố nguy cơ, các đặc tính lâm
sàng, các thủ thuật, kết cục tại bệnh viện sẽ
được mô tả bằng tần suất, tỉ lệ với khoảng tin
cậy 95%. Các biến định lượng sẽ được mô tả
bằng trung bình với độ lệch chuẩn. Mô tả
thống kê sẽ được thực hiện bằng phần mềm
SPSS for window 19.0. Giá trị p < 0,05 biểu thị
có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của dân số nghiên cứu và đặc
điểm nhồi máu cơ tim cấp
Tổng số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn
bệnh là 239 người được thu nhận liên tiếp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 97
nhau tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh, từ tháng 1/2007 đến tháng
10/2010. Tất cả bệnh nhân đều hội đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp ST
chênh lên.
Đặc điểm dân số nghiên cứu trình bày
trong bảng 1.
Một số đặc điểm NMCT cấp được trình
bày trong bảng 2.
Thông tin nhập viện và theo dõi
Có 57 % trường hợp (135 BN) là do chuyển
viện từ các bệnh viện không có khả năng can
thiệp cấp cứu, 43 % (104 BN) tự đến tại khoa
cấp cứu BV ĐHYD.
239 BN được theo dõi trung bình 28,2 ± 9
tháng (12 – 45 tháng).
Bảng 1: Đặc điểm của dân số nghiên cứu
Số bệnh nhân N = 239
Tuổi
- Trung bình
- Phạm vi
61,8 ± 12,9
27 – 91
Giới
Nam
Nữ
72%
28%
Các YTNC tim mạch:
Béo phì (theo BMI)
Hút thuốc lá
THA
ĐTĐ
Rối loạn lipid máu
Tăng LDL-c
Giảm HDL-c
Tăng Triglyceride
17%
42%
58%
22%
66%
46%
21%
34%
Bảng 2: Đặc điểm nhồi máu cơ tim cấp trong
nghiên cứu
Vùng nhồi máu cơ tim
Thành trước
Thành trước rộng
Thành dưới
Thành dưới + thất phải
Thành sau thực
40%
8%
38%
12%
2%
Phân nhóm Killip:
1
2
3
4
92%
6%
1,2%
0,8%
Động mạch vành thủ phạm
ĐM liên thất trước
ĐM mũ
ĐM vành phải
47%
10%
43%
Kết quả chụp và can thiệp động mạch vành
cấp cứu
Chúng tôi chụp ĐMV cấp cứu cho 239 BN
NMCT cấp theo đường ĐM đùi (99%) và ĐM
quay (1%). ĐMV thủ phạm gây NMCT gồm:
ĐM liên thất trước 47%, ĐM vành phải 43% và
ĐM mũ 10%. Có 2 BN (chiếm 0,84%) có ĐM thủ
phạm gây NMCT cấp vùng sau thực có xuất
phát bất thường (xuất phát từ xoang vành phải).
Thời gian can thiệp cấp cứu trung bình là
5,5 ± 2,1 (giờ), sớm nhất là 1 giờ và trể nhất là
12 giờ.
Thời gian cửa bóng trung bình là 78,2 ±
15,4 phút, tổng thời gian thủ thuật trung bình
cho một trường hợp là 41 ± 12.5 phút.
Sau chụp ĐMV và xác định các sang
thương thủ phạm, 239 BN được tiến hành can
thiệp cấp cứu với tần suất can thiệp các nhánh
ĐMV thủ phạm như sau: có 11 BN (4,6%) chỉ
can thiệp bằng nong bóng đơn thuần, 41 BN
(17%) được đặt stent trực tiếp và 187 BN
(78,4%) được đặt stent sau nong bóng.
Trong số những BN có đặt stent (228 BN),
hầu hết BN (91%) được đặt 1 stent, 8% số BN
được đặt 2 stent và có 1% BN được đặt 3 stent.
Loại stent được sử dụng cho bệnh nhân
gồm: 54% BN được đặt stent kim loại không tẩm
thuốc (BMS), 45 % BN được đặt stent tẩm thuốc
(DES) và 1 % BN được đặt vừa BMS và DES.
Kết quả về mặt kỹ thuật: đánh giá tức thời
ngay sau can thiệp ĐMV, thành công về mặt
kỹ thuật đạt được ở 218 BN chiếm tỉ lệ 91,2%
(không hẹp tồn lưu đáng kể, không bóc tách
thành ĐMV, dòng chảy trong lòng ĐMV thủ
phạm trở lại bình thường và không có huyết
khối lấp đoạn xa của ĐMV thủ phạm).
Trong quá trình can thiệp ĐMV cấp cứu,
83,7% không xảy ra các biến chứng và 16,7%
BN có ít nhất một biến chứng. Trong đó có
một số biến chứng nghiêm trọng như:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 98
- Block AV độ 3 phải đặt máy tạo nhịp tạm
thời trong 5% các trường hợp.
- Tụt HA gặp trong 7,1 % các trường hợp,
trong đó có 2 BN chiếm 0,8% choáng tim nặng
phải đặt bóng nội ĐM chủ hỗ trợ tuần
hoàn (IABP).
- Rung thất gặp trong 5,4% các trường
hợp.
- Bóc tách ĐM chủ do ống thông can thiệp
gặp trong một trường hợp (0,4%).
- Huyết khối gây tắc đoạn xa ĐMV gặp
trong 3,2% trường hợp.
Tử vong ngắn hạn và trung hạn sau can thiệp
NMCT cấp ST chênh lên
Theo dõi ngắn hạn trong 30 ngày đầu, có
14 BN tử vong chiếm tỉ lệ 5,9%.
Theo dõi trung hạn với thời gian trung
bình 28,2 ± 9 tháng (12 – 45 tháng): có 23 BN
tử vong chiếm 9,6%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trong số 239 BN được can thiệp cấp cứu,
chúng tôi nhận thấy phần lớn là nam giới
chiếm 72% và tuổi trung bình 61,8 ± 12,9. Kết
quả này phù hợp với một số nghiên cứu đã
công bố tại Việt Nam (Bảng 3)(2,3,5,7). Trong
nghiên cứu này, dân số nghiên cứu có khuynh
hướng trẻ hóa với 20% bệnh nhân NMCT cấp
có độ tuổi dưới 50, có 2 bệnh nhân dưới 30
tuổi chiếm tỉ lệ 0,8%.
Bảng 3. So sánh một số đặc điểm trong NMCT cấp
ST chênh lên được can thiệp cấp cứu
Nguyễn Q.
Tuấn (7)
Huỳnh V.
Thưởng (3)
Chúng tôi
Số BN 83 48 239
Tuổi 63,8 ± 10,9
(39-83)
60 ± 12
(33-86)
61,8 ± 12,9
(27-91)
Giới (nam) 75% 75% 72%
ĐMV thủ phạm
-LAD
-LCx
-RCA
60,3%
7,2%
32,5%
59,2%
6,1%
28,6%
47%
10%
43%
Thành công thủ
thuật
91,6% 91% 91,2%
Nguyễn Q.
Tuấn
(7)
Huỳnh V.
Thưởng
(3)
Chúng tôi
Tử vong (TV)
30 ngày
9,6% 6% 5,9%
TV trong quá
trình theo dõi
18,1%
(21,9 tháng)
9,6%
(28,2
tháng)
Hiệu quả của phương pháp can thiệp
ĐMV qua da trong điều trị NMCT cấp
Chụp ĐMV để xác định ĐMV thủ phạm
gây NMCT cấp: ĐM liên thất trước 47%, ĐM
vành phải 43% và ĐM mũ 10%. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang
Tuấn (ĐM liên thất trước 60%, ĐM vành phải
32% và ĐM mũ 7,2%) và của Nguyễn Lưu
Xuân Phương (ĐM liên thất trước 46,7%, ĐM
vành phải 43,3% và ĐM mũ 10%)(5,7).
Về mặt kỹ thuật, phần lớn trường hợp
trong nghiên cứu được can thiệp với phương
pháp cổ điển (nong bóng trước và đặt stent
sau) chiếm tỉ lệ 78% và hầu hết các trường
hợp chỉ đặt 1 stent (91%). Loại stent được đặt
cho bệnh nhân: 54% stent kim loại không tẩm
thuốc (BMS), 45 % stent tẩm thuốc (DES). Kết
quả này phù hợp với một số nghiên cứu trong
nước và nước ngoài đã công bố. Lợi điểm
chính của stent tẩm thuốc so với stent thường
là giảm đáng kể sự tái hẹp dẫn đến làm giảm
tỉ lệ phải tái thông lập lại mạch máu đích hoặc
sang thương đích(4,8). Cân nhắc về tài chính,
chúng tôi chỉ sử dụng stent tẩm thuốc để dự
phòng sự tái hẹp và sự tái thông lập lại mạch
máu đích ở những đối tượng nguy cơ cao và
trên những sang thương nguy cơ tái hẹp cao
kèm theo sang thương không có mảng huyết
khối lớn.
Khoảng thời gian cửa bóng có mối liên
quan chặt chẽ với tiên lượng đã được chứng
minh qua nhiều nghiên cứu. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, thời gian cửa bóng trung
bình là 78,2 ± 15,4 phút. Thời gian này đã đạt
mục tiêu điều trị trong can thiệp cấp cứu
NMCT cấp ST chênh lên theo khuyến cáo của
ACC/AHA và ESC (khuyến cáo thời gian cửa
bóng < 90 phút(4,8). Thời gian cửa bóng trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 99
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn trong các
nghiên cứu trong nước đã báo cáo (2,3). Tại Việt
Nam, trong một nghiên cứu trên 293 BN
NMCT cấp, thời gian trung bình cửa bóng
trong can thiệp qua da cấp cứu là 94 phút (2).
Đánh giá hiệu quả tức thời ngay sau can
thiệp ĐMV, thành công về mặt kỹ thuật trong
nghiên cứu của chúng tôi đạt được ở 218 BN
chiếm 91,2%. Tỉ lệ tái tưới máu thành công
trong nghiên cứu này khá cao và tương đồng
với các nghiên cứu khác đã công bố tại Việt
Nam với tỉ lệ từ 86,7 đến 96%(3,5,6).
Các biến chứng trong can thiệp ĐMV của
nghiên cứu chúng tôi cũng là các biến chứng
kinh điển. Có 16,7% BN có ít nhất một biến
chứng xảy ra. Trong đó, nổi bậc là tình trạng
block AV độ III cần phải đặt máy tạo nhịp
trong 5%, rung thất trong 5,4% và choáng tim
phải đặt bóng nội động mạch chủ hỗ trợ tuần
hoàn trong 2 trường hợp (0,8%). Các biến
chứng được ghi nhận trong nghiên cứu của
chúng tôi có tỉ lệ cao hơn báo cáo của Nguyễn
Quang Tuấn (6). Tuy nhiên, trong tình huống
can thiệp cấp cứu, rất khó để phân biệt rõ
giữa biến chứng của thủ thuật và diễn tiến
của nhồi máu cơ tim. Hầu hết các biến chứng
trong can thiệp ĐMV trong nghiên cứu của
chúng tôi được xử trí kịp thời bằng thuốc
hoặc các kỹ thuật hỗ trợ (đặt máy tạo nhịp,
shock điện chuyển nhịp, đặt IABP).
Kết quả ngắn hạn và trung hạn của
phương pháp can thiệp ĐMV qua da
Can thiệp ĐMV cấp cứu trong NMCT cấp
ST chênh lên đã được chứng minh là phương
pháp rất hiệu quả khi so sánh với điều trị nội
khoa bảo tồn hoặc với điều trị tái tưới máu
bằng thuốc tiêu sợi huyết. Trong các báo cáo
tại Việt Nam, ở nhóm NMCT cấp chỉ điều trị
nội khoa, tỉ lệ TV trong 30 ngày vẫn còn rất
cao từ 24,2% đến 35%. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỉ lệ TV do mọi nguyên nhân trong
30 ngày là 5,9% và theo dõi dọc trong 28,2
tháng tỉ lệ TV là 9,6%. Tỉ lệ tử vong trong 30
ngày tương đương với kết quả của tác giả
Huỳnh Văn Thưởng tại BV Đa Khoa Khánh
Hòa và của Nguyễn Lưu Xuân Phương tại BV
Trung Ương Huế(3,5). Trong khi đó, theo
nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuấn tỉ lệ tử
vong trong 30 ngày là 9,6% và trong 21,9
tháng là 18,1%(7). Điều này có thể lý giải một
phần do trong nghiên cứu của chúng tôi có
đến 92% BN Killip I. Trong khi đó, nghiên
cứu của Nguyễn Quang Tuấn có đến 22% số
BN có biểu hiện lâm sàng suy tim nặng (Killip
III-IV) trước khi can thiệp ĐMV. Tình trạng
BN trước can thiệp có suy tim ảnh hưởng lớn
đến tiên lượng ngắn hạn cũng như trung hạn
ở BN NMCT cấp.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên 239 BN NMCT
cấp được can thiệp mạch vành cấp cứu cho thấy,
can thiệp ĐMV qua da là một phương pháp
điều trị NMCT cấp ST chênh lên có tỉ lệ thành
công cao, tương đối an toàn và hiệu quả:
Thành công về mặt kỹ thuật đạt 91,2%.
Thời gian cửa bóng trung bình là 78,2 ±
15,4 phút.
Một số biến chứng trong can thiệp mạch
vành cấp cứu: Block AV độ 3 phải đặt máy tạo
nhịp tạm thời (5%); tụt HA (7,1 %), choáng
tim nặng cần đặt bóng nội ĐM chủ hỗ trợ
tuần hoàn (0,8%), rung thất (5,4%), huyết khối
tắc đoạn xa ĐMV (3,2%), bóc tách ĐM chủ do
ống thông can thiệp gặp (0,4%).
Tử vong trong 30 ngày 5,9% và tử vong
trong 28,2 tháng là 9,6%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brodie BR, Stuckey TD, Muncy DB, et al.( 2003) Importance
of time-to-reperfusion in patients with acute myocardial
infarction with and without cardiogenic shock treated with
primary percutaneous coronary intervention. Am Heart
J;145:708-15.
2. Hoàng Quốc Hòa, Nguyễn Đỗ Anh. (2011) Rút ngắn thời
gian cửa bóng trong can thiệp mạch vành tiên phát ở bệnh
nhân nhồi m