Huyết khối tĩnh mạch sâu là một vấn đề sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng do
những biến chứng cấp tính và mãn tính của bệnh. Biến chứng nguy hiểm nhất
của huyết khối tĩnh mạch sâu dễ dẫn đến tử vong là thuyên tắc phổi. Biến
chứng mạn tính của bệnh như hội chứng sau viêm tĩnh mạch và loét tĩnh mạch
đều là gánh nặng về kinh tế cũng như sức khỏe. Huyết khối tĩnh mạch sâu là
bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng có thể dự phòng được.
Tỉ lệ mắc HKTMS tr ên bệnh nhân nội khoa ở các nước phương tây rất cao.
Nhiều tác giả cho rằng bệnh lý này ở châu Á là hiếm, tầm soát và điều trị
HKTMS tại Việt Nam chưa được các bác sĩ quan tâm
(Error! Reference source not found.)
.
Chụp tĩnh mạch cản quang được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán
HKTMS. Phương pháp này có nhiều nhược điểm nên trong những năm gần
đây được thay thế bằng siêu âm màu duplex
11 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Huyết khối tĩnh mạch sâu bằng siêu âm màu Duplex, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU BẰNG SIÊU ÂM MÀU DUPLEX
TÓM TẮT
Mục Tiêu Nghiên Cứu: Khảo sát huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) bằng
siêu âm màu duplex.
Phương Pháp Nghiên Cứu: Nghiên cứu dọc
Kết Quả: Tỉ lệ mắc HKTMS trên nhóm bệnh nhân nội khoa có nguy cơ là
21,13%. Siêu âm phát hiện HKTMS ở lần 1 là 53,33%, lần 2 là 46,67%.
Huyết khối đoạn gần 15 trường hợp (100%), đoạn xa 2 trường hợp
(13,33%), đoạn gần và xa 2 trường hợp (13,33%). Huyết khối phân bố ở
chân trái với tỉ lệ 60%, chân phải- 26,67%, cả hai chân-13,33%.
Kết Luận: HKTMS chủ yếu tập trung ở chân trái, vị trí đoạn gần, 53,33%
số ca mắc huyết khối phát hiện sau 7 ngày nhập viện.
ABSTRACT
DIAGNOSIS OF DEEP VEIN THROMBOSIS BY DUPLEX
ULTRASOUND IN HIGH RISK MEDICAL PATIENTS
Nguyen Trung Hieu, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 -
No 1 – 2009: 42 - 46
Objectives: Study deep vein thrombosis( DVT ) in medical patients by
duplex ultrasound.
Methods: Longitudinal study.
Results: Incedence of DVT was 21.13% among the patients. Among these
71 patients who underwent venous duplex ultrasound, 15 had a positive test:
8 (53.33%) at admission, 7 (46.67%) at day 7 of follow-up. Location of
thrombi: 15 cases at proximal, 2 cases distal, 2 cases both and 60% at left
leg, 26.67% at right leg, 13.33% both legs.
Conclusions: The site of DVT was more common in left extremities and
proximal veins. DVT was detected by duplex ultrasound after a week is
53.33% .
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một vấn đề sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng do
những biến chứng cấp tính và mãn tính của bệnh. Biến chứng nguy hiểm nhất
của huyết khối tĩnh mạch sâu dễ dẫn đến tử vong là thuyên tắc phổi. Biến
chứng mạn tính của bệnh như hội chứng sau viêm tĩnh mạch và loét tĩnh mạch
đều là gánh nặng về kinh tế cũng như sức khỏe. Huyết khối tĩnh mạch sâu là
bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng có thể dự phòng được.
Tỉ lệ mắc HKTMS trên bệnh nhân nội khoa ở các nước phương tây rất cao.
Nhiều tác giả cho rằng bệnh lý này ở châu Á là hiếm, tầm soát và điều trị
HKTMS tại Việt Nam chưa được các bác sĩ quan tâm(Error! Reference source not found.).
Chụp tĩnh mạch cản quang được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán
HKTMS. Phương pháp này có nhiều nhược điểm nên trong những năm gần
đây được thay thế bằng siêu âm màu duplex.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân nhập viện vào các khoa nội (nội tim mạch, hồi sức cấp cứu, hô
hấp, nội thần kinh) của bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12 năm 2006 đến tháng
08 năm 2007 vì một bệnh lý nội khoa cấp tính.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân nam hay nữ, từ 18 tuổi trở lên.
Nhập viện vào một khoa nội vì một bệnh lý nội khoa cấp tính( nhồi máu cơ
tim, suy tim, suy hô hấp, đột quỵ, nhiễm khuẩn cấp, ung thư, đợt cấp COPD).
Dự kiến nằm viện ít nhất 14 ngày.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Có tiền sử HKTMS, thuyên tắc phổi trong vòng 12 tháng trước đó.
Đang sử dụng hoặc dự kiến sử dụng các biện pháp dự phòng huyết khối tĩnh
mạch sâu bằng thuốc như Heparin không phân đoạn hay Heparin trọng lượng
phân tử thấp hay thuốc kháng đông dạng uống.
Bệnh nhân đang sử dụng Heparin hay Heparin trọng lượng phân tử thấp hay
kháng đông dạng uống để điều trị bệnh nội khoa không phải huyết khối tĩnh
mạch sâu trong vòng 48 giờ.
Bệnh nhân trải qua phẫu thuật lớn hay chấn thương nặng trong vòng 3 tháng
trước và phải nhập viện
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu dọc (Longitudinal Study).
Mô hình nghiên cứu
KẾT QUẢ
Có 71 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và không có tiêu chuẩn loại trừ nào
điều trị tại các khoa hồi sức cấp cứu, nội tim mạch, nội hô hấp, nội thần kinh
của bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 08 năm 2007 được
đưa vào nghiên cứu.
Đặc điểm dân số nghiên cứu:
Bảng 1: Đặc điểm nhân trắc
Nhân trắc n=71
Tuổi (năm): trung bình (±
độ lệch chuẩn)
Giới tính: nam (%)
63,09
(±19,06)
39
(54,93%)
Biểu đồ 1: Đặc điểm bệnh nội khoa cấp tính
Bảng 2: Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu trong dân số nghiên cứu:
Tần
suất
Tỉ lệ
Có huyết khối 15 21,13%
Không huyết khối 56 78,87%
Tổng cộng 71 100%
Bảng 3: Thời điểm phát hiện huyết khối
Tần suất Tỉ lệ
Siêu âm lần 1 8 53,33%
Siêu âm lần 2 7 46,67%
15 100%
Bảng 4: Phân bố huyết khối theo chi bệnh
Vị trí Tần suất Tỉ lệ
Chân trái 9 60%
Chân phải 4 26,67%
Hai chân 2 13,33%
Tổng cộng 15 100%
Bảng 5: Vị trí huyết khối
Vị trí Tần suất Tỉ lệ
Tĩnh mạch đoạn gần 15 100%
Tĩnh mạch đoạn xa 2 13,33%
Tĩnh mạch đoạn gần + đoạn xa 2 13,33%
Biểu đồ 2: Vị trí huyết khối
BÀN LUẬN
Tỉ lệ HKTMS trên bệnh nhân nội khoa
Theo các tác giả Cade JF(Error! Reference source not found.) và Fraisse(Error! Reference source
not found.) thực hiện nghiên cứu tại khoa hồi sức cấp cứu trên các bệnh nhân nội
khoa (nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, suy hô hấp, nhiễm khuẩn cấp) đưa ra
tỉ lệ HKTMS khoảng 28%.
Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân nội khoa tổng quát thực sự cao, tỉ
lệ này dao động từ 21% đến 28,33%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source
not found.). Nếu so sánh với tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân ngoại
khoa thì được xem là gần tương đương. Theo khuyến cáo về dự phòng huyết
khối tĩnh mạch của American College of Chest Physicians thì bệnh nội khoa
cấp tính được xem là yếu tố nguy cơ cao gây huyết khối tĩnh mạch, tỉ lệ mắc
bệnh dao động từ 10 đến 20%(Error! Reference source not found.).
Thời điểm phát hiện huyết khối
Tương tự nghiên cứu của chúng tôi tác giả Nicolaides cho rằng nguy cơ mắc
huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân nội khoa khoảng 50% trong tuần đầu tiên
và lên đến gần 80% ở tuần thứ hai(Error! Reference source not found.).
Vị trí chân tổn thương:
Theo tác giả Phạm Minh Thông và cộng sự khảo sát siêu âm doppler tĩnh mạch
chi dưới có đối chiếu với chụp tĩnh mạch thì tỉ lệ huyết khối mắc phải ở chi trái
là 61,6%(5).
Tĩnh mạch chân trái mắc huyết khối nhiều hơn, được giải thích do phía bên trái
động mạch chậu bắt chéo trước tĩnh mạch và phía sau tĩnh mạch là xương chậu
nên lưu lượng máu hồi lưu về chậm hơn, tạo điều kiện hình thành huyết khối.
Nguyên nhân thứ hai được đưa ra do đa số bệnh nhân thuận chân phải nên vận
động chân phải nhiều hơn.
Biểu đồ 3: Thời điểm phát hiện huyết khối(4)
Vị trí hình thành huyết khối
Sự phân bố huyết khối tĩnh mạch chi dưới không đều tập trung chủ yếu ở tĩnh
mạch đùi chung, tĩnh mạch đùi nông, tĩnh mạch đùi sâu, tĩnh mạch khoeo.
Huyết khối hình thành chủ yếu ở đoạn gần có thể là do hai nguyên nhân. Thứ
nhất kích thước các tĩnh mạch là lớn dể dàng phát hiện huyết khối khi siêu âm
với các kiểu đè ép, doppler màu hay doppler xung. Thứ hai có thể là một phần
huyết khối từ đoạn xa phát triển lên. Điều này phù hợp khi đối chiếu kết quả
siêu âm với chụp tĩnh mạch cản quang thì đoạn tĩnh mạch xa có độ nhạy thấp
hơn so với đoạn gần và độ chuyên biệt gần tương đương(Error! Reference source not
found.). Như vậy trên thực tế huyết khối tĩnh mạch sâu ở đoạn xa cao hơn nhiều
so với kết quả siêu âm tĩnh mạch.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ mắc HKTMS trên nhóm bệnh nhân nội khoa có nguy cơ là 21,13%.
HKTMS chủ yếu tập trung chân trái, vị trí đoạn gần và tại các van tĩnh mạch.
53,33% số ca mắc huyết khối phát hiện sau 1 tuần nhập viện.