Trong chăn nuôi gia cầm, Ngan, Vịt là các đối tượng gia cầm quan trọng trong sản xuất thịt ở nhiều nước trên thế giới.Với những lợi thế về tầm vóc lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp với nhiều điều kiện chăn nuôi khác nhau, từ lâu ngan, vịt đã là đối tượng chăn nuôi gần gũi với người nông dân ở nước ta. Những năm gần đây, bên cạnh các giống địa phương, chúng ta đã nhập nội nhiều giống gia cầm cao sản, trong số đó có giống vịt siêu thịt thuần chủng CV Supermeat (CV Super M.), và ngan pháp năng suất thịt cao, dòng thuần R71. Các dòng thuần này được nuôi giữ, nhân giống tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Hà Tây) thuộc Viện chăn nuôi quốc gia, bước đầu cho kết quả tốt, nhưng để đưa ra sản xuất đại trà cần phải được nghiên cứu thêm. Với quan điểm, lai tạo là một biện pháp tích cực nhằm thích nghi vật nuôi thành công, Viện chăn nuôi đã cho lai giữa ngan đực với vịt cái tạo con lai (ngan - vịt) nuôi thịt. Con lai (ngan - vịt) đang được nông dân các tỉnh Miền Bắc quan tâm phát triển vì khả năng cho thịt và hiệu quả kinh tế cao của nó. Để có thể đưa con lai (ngan - vịt) vào chăn nuôi ở các tỉnh Miền Trung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng và biểu hiện ưu thế lai về sinh trưởng của con lai (ngan - vịt) và các dòng bố, mẹ của chúng tại tỉnh Quảng Nam.
8 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của con lai (ngan x vịt) và các dòng bố, mẹ của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA
CON LAI (NGAN X VỊT) VÀ CÁC DÒNG BỐ, MẸ CỦA CHÚNG
Nguyễn Đức Hưng
Đại học Huế
Lương ThịThủy
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi gia cầm, Ngan, Vịt là các đối tượng gia cầm quan trọng trong sản xuất thịt ở nhiều nước trên thế giới.Với những lợi thế về tầm vóc lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp với nhiều điều kiện chăn nuôi khác nhau, từ lâu ngan, vịt đã là đối tượng chăn nuôi gần gũi với người nông dân ở nước ta. Những năm gần đây, bên cạnh các giống địa phương, chúng ta đã nhập nội nhiều giống gia cầm cao sản, trong số đó có giống vịt siêu thịt thuần chủng CV Supermeat (CV Super M.), và ngan pháp năng suất thịt cao, dòng thuần R71. Các dòng thuần này được nuôi giữ, nhân giống tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Hà Tây) thuộc Viện chăn nuôi quốc gia, bước đầu cho kết quả tốt, nhưng để đưa ra sản xuất đại trà cần phải được nghiên cứu thêm. Với quan điểm, lai tạo là một biện pháp tích cực nhằm thích nghi vật nuôi thành công, Viện chăn nuôi đã cho lai giữa ngan đực với vịt cái tạo con lai (ngan - vịt) nuôi thịt. Con lai (ngan - vịt) đang được nông dân các tỉnh Miền Bắc quan tâm phát triển vì khả năng cho thịt và hiệu quả kinh tế cao của nó. Để có thể đưa con lai (ngan - vịt) vào chăn nuôi ở các tỉnh Miền Trung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng và biểu hiện ưu thế lai về sinh trưởng của con lai (ngan - vịt) và các dòng bố, mẹ của chúng tại tỉnh Quảng Nam.
2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng. Đối tượng nghiên cứu là con lai (ngan- vịt) giữa ngan đực dòng R71 với vịt cái dòng CV.M và các dòng thuần bố (ngan R71) và mẹ (Vịt CV.M) của chúng. Bố, mẹ dòng thuần được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, ghép đàn lấy trứng giống đem ấp sản xuất ra con lai (ngan- vịt). Con lai và dòng thuần 01 ngày tuổi được chuyển vào nuôi thí nghiệm ở các hộ gia đình tại Thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho đến khi xuất bán thịt.
2.2.Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
- Con lai (ngan- vịt) và các dòng thuần bố, mẹ được nuôi dưỡng, chăm sóc như nhau và theo dõi các chỉ tiêu: Khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống, chi phí thức ăn để sản xuất thịt.
- Phương pháp nghiên cứu: Con lai và các dòng thuần, mỗi loại 100 con, chia đều nuôi trong 2 hộ chăn nuôi. Mỗi hộ nuôi 150 con (50 con lai ngan- vịt, 50 con dòng bố ngan pháp R71 và 50 con dòng mẹ vịt CV.M). Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi được cân định kỳ mỗi tuần 1 lần vào sáng sớm trước khi cho ăn, mỗi lần cân cá thể ngẫu nhiên với mẫu 30 con. Theo dõi ghi chép và tính tỷ lệ sống qua các giai đoạn; thức ăn chi phí hàng ngày và toàn giai đoạn nuôi. Quy trình chăn nuôi và thức ăn cho ăn như nhau ở 2 hộ chăn nuôi và cho cả 3 đối tượng nghiên cứu. Kết quả, số liệu được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel. Tính độ sinh trưởng tuyệt đối (g/tuần), độ sinh trưởng tương đối (%) và ưu thế lai theo mẹ: HM (%), theo bố: HB (%), và theo trung bình bố mẹ: HF (%), theo công thức của Trần Đình Miên, Đặng Hữu Lanh (1989).
HM (%) = (Xc - Xm) x 100 / Xm; HB (%) = (Xc - Xb) x 100/ Xb
HF (%) = [ Xc- 1/2(Xm + Xb)] x 100 / 1/2(Xm + Xb)
Trong đó, Xc: giá trị trung bình của con lai;
Xm: giá trị trung bình của mẹ;
Xb: giá trị trung bình của bố.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khối lượng con lai (ngan- vịt) và các dòng bố, mẹ của chúng:
Theo dõi sự phát triển khối lượng của 3 nhóm đối tượng nghiên cứu kết quả trình bày trên bảng 1.
Bảng 1: Khối lượng con lai (ngan- vịt) và bố, mẹ của chúng
Tuần tuổi
NGAN
X(g)+mX CV%
VỊT
X(g)+mX CV%
CON LAI (NGAN- VỊT)
X(g)+mX
CV%
1
96,33 + 0,41 12,41
187,14 + 0,84 8,96
149,00 + 3,07 18,57
2
236,00 + 3,44 13,13
359,00 + 7,34 18,40
338,00 + 1,87 4,99
3
536,00 + 6,35 10,67
608,00 + 14,86 22,00
712,00 + 11,15 14,09
4
844,00+ 14.05 14,98
945,00 + 22,58 21,50
1180,00 + 17,05 13,00
5
1191,00 +20,62 15,59
1349,00 + 19,59 13,07
1686,00 + 19,75 10,54
6
1547,00 +16,62 9,67
1769,00 + 16,23 8,26
2218,00 + 35,38 14,36
7
1929,60 +17,25 8,05
2224,00 + 22,19 9,98
2765,00 + 21,12 6,88
8
2290,00 +33,86 13,31
2699,00 + 14,05 4,68
3167,00 + 23,14 6,19
9
2529,00 +28,99 10,32
2997,00 + 25,20 7,57
3546,20 + 26,08 7,01
10
2707,00 +26,34 8,76
3097,00 + 31,87 9,26
3648,00 + 29,75 7,34
Đồ thị 1: Độ sinh trưởng tích luỹ của con lai (ngan-vịt) và các dòng bố mẹ
Kết quả trên bảng 1 cho thấy, khối lượng của con lai và các dòng thuần đạt cao. Ở hai tuần tuổi đầu khối lượng không có sự sai khác đáng kể, nhưng từ tuần thứ 3 trở đi có sự phân hoá dần và ngày càng rõ rệt. Con lai vượt trội bố, mẹ và khối lượng lúc 10 tuần tuổi là 3648g/con, cao hơn bố 961g/con (35%) và hơn mẹ 551g/con (17,7%).
Nuôi trong nông hộ con lai và các dòng thuần đạt được khối lượng 2,7 - 3,6 kg/con cho thấy khả năng cho thịt tốt, nhất là ở con lai (ngan- vịt). Đồ thị 1, biểu diễn sinh trưởng tích luỹ cho thấy con lai và các dòng thuần đều phát triển bình thường, phù hợp quy luật sinh trưởng, phát dục chung của gia cầm.
3.2. Độ sinh trưởng tương đối và tuyệt đối.
Từ các số liệu thu được trong quá trình sinh trưởng, tính ra sinh trưởng tương đối và sinh trưởng tuyệt đối, trình bày trên bảng 2 và đồ thị 2,3.
Số liệu trên bảng cho thấy: Độ sinh trưởng tuyệt đối đạt cao nhất lúc 5-8 tuần tuổi ở các dòng bố, mẹ, còn ở con lai vào giai đoạn 4-7 tuần tuổi, sớm hơn 1 tuần so với bố, mẹ. Sinh trưởng nhanh của con lai với đường cong vượt trội trên bố, mẹ cho thấy khả năng cho thịt cao và cho phép rút ngắn thời gian nuôi thịt.
Độ sinh trưởng tương đối phù hợp quy luật chung (Đồ thị 3), nhưng có sự sai khác lớn giữa dòng mẹ (vịt) so với dòng bố (ngan) và con lai giữa chúng, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu.
Bảng 2: Độ sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của con lai (ngan - vịt)
và các dòng bố mẹ của chúng
Tuần tuổi
Sinh trưởng tuyệt đối (A g/tuần)
Sinh trưởng tương đối (R%)
NGAN VỊT CON LAI
NGAN VỊT CON LAI
1-2
239,67 171,36 189,00
248,80 91,83 126,84
2-3
300,00 249,00 374,00
127,10 69,35 110,65
3-4
308,00 337,00 468,00
57,46 55,42 65,73
4-5
347,00 404,00 506,00
41,11 42,75 42,88
5-6
356,00 420,00 532,00
29,89 31,13 31,55
6-7
382,60 455,00 547,00
24,73 25,72 24,66
7-8
360,40 475,00 402,00
18,67 18,07 14,53
8-9
239,00 298,00 379,20
10,43 14,05 11,97
9-10
178,00 100,00 101,80
7,04 3,39 3,15
Đồ thi 2: Độ sinh trưởng tuyệt đối (g/tuần)
3.3. Ưu thế lai về sinh trưởng:
Ưu thế lai về sinh trưởng của con lai (ngan- vịt), kết quả trên bảng 3 và đồ thị 4.
Số liệu trên bảng cho thấy con lai có ưu thế vượt trội mẹ từ 30-55%, vượt bố 17-25% và vượt hơn trung bình bố mẹ 13-34% (trừ 2 tuần đầu). Ưu thế lai trung gian về sự phát triển cơ thể của con lai trong thí nghiệm nằm trong quy luật chung khi lai giữa các dòng gia cầm cao sản đã tiến hành ở nước ta. Điều này khẳng định điều kiện Miền Trung hoàn toàn có thể nuôi con lai (ngan- vịt) để sản xuất thịt như các vùng khác trong nước. Tuy vậy cần chú ý nuôi dưỡng, chăm sóc tốt con lai ở 2 tuần tuổi đầu.
Đồ thi 3: Độ sinh trưởng tương đối (%)
Bảng 3: Ưu thế lai của con lai (ngan- vịt) so với bố, mẹ
Tuần tuổi
Ưu thế lai so với mẹ
Ưu thế lai so với bố
Ưu thế lai so với
trung bình bố mẹ
g %
g %
g %
1
52,67 54,67
-38,14 -20,38
-7,26 -5,12
2
102,00 43,22
-21,00 -5,85
40,50 13,6
3
176,00 32,83
104,00 17,10
140,00 24,47
4
336,00 39,81
235,00 24,86
285,50 31,91
5
495,00 41,56
337,00 24,98
416,00 32,75
6
671,00 43,37
449,00 25,38
560,00 33,77
7
635,40 32,92
541,00 24,32
688,20 33,13
8
877,00 38,29
468,00 17,34
672,50 26,96
9
1017,20 40,22
549,20 18,32
783,00 28,33
10
941,00 34,76
551,00 17,79
746,00 25,70
Đồ thị 4: Ưu thế lai về sự phát triển khối lượng ở con lai ngan - vịt
3.4. Tỷ lệ nuôi sống và tiêu tốn thức ăn.
Theo dõi tỷ lệ nuôi sống của con lai (ngan-vịt) đến 10 tuần tuổi là 100%, của bố và mẹ tương ứng là 97% và 95%. Điều này cho thấy con lai có ưu thế lai biểu hiện rõ ở sức sống so với cả bố và mẹ. Mức tiêu thụ thức ăn cho một con/ngày, trung bình ở con lai là 142,4g, của bố là 108,7g và của mẹ là 150,5g, nhưng chi phí thức ăn tính cho 1 kg tăng khối lượng tương ứng là 2,76; 2,86 và 3,46 cho thấy con lai sử dụng thức ăn hiệu quả hơn bố mẹ (0,1-0,7kg).
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Con lai (ngan - vịt) và các dòng thuần bố, mẹ của chúng đều sinh trưởng phát triển tốt ở Quảng Nam. Khối lượng 10 tuần tuổi đạt tương ứng 3648; 2707; 3097g/con. Tỷ lệ nuôi sống đạt cao: 100; 97; 95%. Hiệu quả sử dụng thức ăn ở con lai tốt hơn bố, mẹ (2,76; 2,86; 3,46 kg/kg tăng trọng). Con lai có ưu thế lai cao hơn hẳn dòng mẹ, gần với dòng bố về các chỉ tiêu sản xuất (17,8-43,4%).
- Đề nghị cho phép khuyến cáo đưa con lai (ngan-vịt) vào chăn nuôi trong các gia đình ở Miền Trung, nhằm ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật này vào sản xuất.
THE GROWTH CAPACITY OF HYBRID DUCKS
(MALE MOCKOVY DUCKS R71 X FEMALE DUCKS CV.M)
AND LINES OFMOCKOVY DUCKS R71, DUCKS CV.M
Nguyen Duc Hung
Hue University
Luong Thi Thuy
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
The results of the experiment shows that:
The living weights of Hybrid Ducks, Mockovy Ducks (R71), Ducks (CV.M) at 10 weets of age are 3648, 2707 and 3097g/head, respectively. The ratio of living ducks: 100; 97; 95%. The feed consumption: 2.76, 2.86, and 3,46kg. Xeterosit of Hybrid is 17.8-43.4%.