Mục tiêu: Đánh giá khả năng tạo dạng của dụng cụ quay máy ProTaper sử dụng cho ống tủy nhựa trong
labo trên hai đối tượng: Sinh Viên RHM V và Học Viên Sau Đại Học cụm phục hồi – Khoa Răng Hàm Mặt, Đại
Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Phương pháp: 40 ống tủy nhựa chuẩn (Dentsply, Maillefer, Switzerland) được chia làm 2 nhóm. Hai đối
tượng: SV RHM V và HV SĐH cụm phục hồi tạo dạng hai nhóm bằng dụng cụ quay máy ProTaper (Dentsply,
Maillefer, Switzerland). Chụp ảnh ống tủy nhựa trước và sau tạo dạng. Chồng ảnh và xử lý ảnh bằng phần mềm
ImageJ 1.46r (National Institutes of Health, USA). Phân tích độ cong ống tủy trước và sau tạo dạng (ghi toạ độ,
vẽ đồ thị, tính toán độ cong trung bình).
Kết quả: Độ cong ống tủy trước và sau sửa soạn không có khác biệt đáng kể ở cả hai nhóm và giữa hai nhóm.
Kết luận: Dụng cụ quay máy ProTaper có thể được sử dụng hiệu quả trong điều kiện labo cho cả hai nhóm
đối tượng
4 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng tạo dạng của dụng cụ quay máy ProTaper, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 124
KHẢ NĂNG TẠO DẠNG CỦA DỤNG CỤ QUAY MÁY PROTAPER
Đinh Thị Khánh Vân*, Phạm Văn Khoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá khả năng tạo dạng của dụng cụ quay máy ProTaper sử dụng cho ống tủy nhựa trong
labo trên hai đối tượng: Sinh Viên RHM V và Học Viên Sau Đại Học cụm phục hồi – Khoa Răng Hàm Mặt, Đại
Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Phương pháp: 40 ống tủy nhựa chuẩn (Dentsply, Maillefer, Switzerland) được chia làm 2 nhóm. Hai đối
tượng: SV RHM V và HV SĐH cụm phục hồi tạo dạng hai nhóm bằng dụng cụ quay máy ProTaper (Dentsply,
Maillefer, Switzerland). Chụp ảnh ống tủy nhựa trước và sau tạo dạng. Chồng ảnh và xử lý ảnh bằng phần mềm
ImageJ 1.46r (National Institutes of Health, USA). Phân tích độ cong ống tủy trước và sau tạo dạng (ghi toạ độ,
vẽ đồ thị, tính toán độ cong trung bình).
Kết quả: Độ cong ống tủy trước và sau sửa soạn không có khác biệt đáng kể ở cả hai nhóm và giữa hai nhóm.
Kết luận: Dụng cụ quay máy ProTaper có thể được sử dụng hiệu quả trong điều kiện labo cho cả hai nhóm
đối tượng.
Từ khóa: NiTi, ProTaper, dụng cụ quay.
ABSTRACT
ROOT CANAL SHAPING ABILITY OF NICKEL-TITANIUM PROTAPER UNIVERSAL
Dinh Thi Khanh Van, Pham Van Khoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 124 - 127
Objectives: The aim of this study was to evaluate shaping ability of rotary nickel-titanium ProTaper
Universal on plastic model by two groups: fourth-year students and post-graduated students, Faculty of Odonto-
Stomatology, University of Medicine and Pharmacy at HoChiMinh City.
Materials and method: 40 plastic models (Dentsply, Maillefer, Ballaigues, Switzerland) were divided into
two groups (20 models in each group). Group one was prepared by fourth-year students and group two was done
by post-graduated students. Pre and post-images were captured using a digital camera Canon 20D (Canon,
Tokyo, Japan). These images were superimposed and analyzed using Image J 1.46r software (National Institutes of
Health, USA).
Results: Curvature of root canal was not significantly different between two groups.
Conclusion: Rotary nickel-titanium ProTaper Universal can be used efficiently in both groups in this study.
Key words: NiTi, ProTaper, rotary instrument.
MỞ ĐẦU
Sửa soạn hệ thống ống tủy là một giai đoạn
vô cùng quan trọng trong điều trị nội nha. Có
thể sử dụng bất kỳ kỹ thuật trám bít nào miễn là
giai đoạn sửa soạn trước đó đã được thực hiện
tốt. Nếu một ống tủy chưa được sửa soạn đầy đủ
thì cho dù có sử dụng phương pháp trám bít
hiện đại nào đi chăng nữa, vẫn không thể đạt
được kết quả tốt trong điều trị nội nha. Giai đoạn
sửa soạn ống tủy trong giảng dạy đại học từ
trước đến nay vẫn trung thành với kỹ thuật step-
* Bộ môn Chữa răng-Nội nha- Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS Phạm Văn Khoa ĐT: 01222000300 Email: khoapham1971@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 125
back và dụng cụ cầm tay thép không rỉ. Với sự
tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ,
các loại vật liệu dùng làm các dụng cụ trong nội
nha đã ngày càng hoàn thiện. Một trong những
cuộc cách mạng trong nội nha đó là dụng cụ làm
bằng hợp kim Nickel-Titanium, gọi tắt là NiTi.
Từ khi được giới thiệu lần đầu vào năm 1989,
dụng cụ NiTi đã chứng tỏ những ưu điểm đặc
biệt của mình với các tính chất siêu dẻo và nhớ
hình dạng. Tính siêu dẻo của loại dụng cụ này
giúp nó được sử dụng rộng rãi trong điều trị nội
nha cho đến nay. Cùng với trào lưu phát triển
chung trên toàn thế giới, Khoa Răng Hàm Mặt
Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh là một
trong những trường đại học đầu tiên trong khu
vực Đông Nam Á được tài trợ và sử dụng dụng
cụ NiTi quay máy. Việc giảng dạy cho người
học tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại
trong điều trị nha khoa là một trong những
mục tiêu hàng đầu của Khoa Răng Hàm Mặt.
Sinh viên từ năm thứ tư đã được học sử dụng
dụng cụ quay NiTi trong điều trị nội nha.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
đánh giá khả năng sử dụng dụng cụ quay NiTi
ProTaper trong thực hành tiền lâm sàng của
các đối tượng người học khác nhau: sinh viên
năm thứ năm và các học viên sau đại học cụm
nha khoa phục hồi tại Khoa Răng Hàm Mặt.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
40 ống tủy nhựa chuẩn, cong một hướng
(Dentsply, Maillefer, Switzerland) được chia
làm hai nhóm, mỗi nhóm 20 ống tủy nhựa, mã
hóa. Hai nhóm sinh viên và học viên sau đại
học cụm phục hồi, mỗi nhóm 20 người, được
lựa chọn ngẫu nhiên. Hai đối tượng trên được
tham dự bài giảng về sử dụng dụng cụ quay
NiTi ProTaper trong vòng 3 giờ (có xem video
minh họa). Hai nhóm đối tượng thực hiện việc
điều trị nội nha trên hai nhóm ống tủy nhựa
đã chuẩn bị từ trước. Việc sửa soạn ống tủy
thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất,
dùng moteur WaveOne (Dentsply, Ballaigues,
Switzerland) với chế độ PTU (ProTaper
Universal) với tất cả các thông số được ấn
định bởi nhà sản xuất trên máy. Tất cả các ống
tủy nhựa được sửa soạn tới dụng cụ F2
ProTaper Universal. Thông số sử dụng cho các
dụng cụ được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Thông số sử dụng dụng cụ theo nhà sản xuất
Dụng cụ Lực Torque (N.cm) Số vòng quay/phút
Sx-S1 3 300
S2 1 300
F1 1,5 300
F2 3 300
Chế độ tự động dừng khi gặp vật cản được
bật (đèn A.R.S màu xanh lá cây) giúp bảo vệ
khi lực xoắn bị tăng quá mức. Chụp ảnh ống
tủy nhựa trước và sau khi sửa soạn bằng máy
chụp ảnh kỹ thuật số (Canon EOS 20D, Canon,
Tokyo, Japan).
Làm mờ ảnh ống tủy sau khi sửa soạn.
Dùng các điểm mốc chính trên ống tủy nhựa
(phần hình trụ ở phía lỗ chóp và các số đánh
dấu trên ống tủy nhựa) chồng các ảnh sau và
trước sửa soạn lên nhau bằng phần mềm
PhotoShop CS 4.0. Xử lý ảnh bằng phần mềm
Image J 1.46r (National Institutes of Health,
USA). Ghi tọa độ, vẽ đồ thị, tính toán độ cong
trung bình bằng phần mềm Image J 1.46r theo
phương pháp của Sonntag(7).
Chia ống tủy làm 10 đoạn. Tại mỗi vạch chia,
xác định điểm giữa trên đường thẳng nối hai
điểm biên trên và dưới của ống tủy. Đường nối
các điểm giữa này được xem là trục ống tủy.
Tính độ cong tại từng điểm trên trục ống tủy rồi
tính ra trung bình độ cong ống tủy theo công
thức trong nghiên cứu của Sonntag(7).
Về mặt toán học, mức độ cong tại một điểm
có tọa độ (x,y) đặc trưng bởi giá trị nghịch đảo
của bán kính đường cong tương ứng:
Trong đó:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 126
Giá trị độ cong k(x) được tính tại mỗi tọa độ
(x,y).
Độ cong trung bình trên đoạn [ , ] bất kỳ
được tính theo công thức:
Phần mềm ImageJ giúp ghi tọa độ của một
điểm bất kỳ. Sau khi có bảng giá trị tọa độ của tất
cả các điểm cần tìm ở định dạng Excel, dùng
phần mềm tính toán Drive (Drive, TI Inc.,
Denver, USA) tính toán kết quả.
KẾt quẢ và bàn luẬn
Kết quả cho thấy độ cong ống tủy sau khi
sửa soạn không có khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa hai nhóm ống tủy nhựa do hai nhóm
đối tượng sinh viên và học viên sau đại học
sửa soạn (Bảng 2).
Bảng 2. Độ cong trung bình hai nhóm
Nhóm Bán kính cong trung bình (mm) p
1 8,5
0,586
2 8,2
*p>0,05
Không có các sai sót thường gặp khi sửa soạn
bằng dụng cụ cầm tay thép không rỉ hiện diện
trên mẫu nghiên cứu.
Không có biến dạng dụng cụ sau quá trình
sửa soạn.
Không có gãy dụng cụ trong suốt quá trình
sửa soạn.
Việc đo độ cong ống tủy trong nghiên cứu ở
giai đoạn sửa soạn hệ thống ống tủy trong nội
nha đã được nhiều tác giả trên thế giới báo cáo.
Xác định độ cong ống tủy cổ điển nhất là
Schneider (1971), trong đó góc cong của ống tủy
được xác định đơn giản là góc giữa trục chính
của phần thân ống tủy và đường nối chóp với
điểm mà ống tủy bắt đầu rời khỏi trục chính(6).
Góc này đơn thuần chỉ là số đo góc thông
thường giữa hai đường thẳng khác phương, bất
kể chiều dài và dạng cong của đoạn ống tủy từ lỗ
chóp cho đến nơi mà trục ống tủy rời khỏi trục
chính. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện
và vẫn còn sử dụng cho rất nhiều nghiên cứu
mãi về sau này cho đến tận hôm nay. Mặc dù là
phương pháp tương đối đơn giản, nhưng kết
quả vẫn chính xác và giúp so sánh được giữa
những kỹ thuật, phương tiện dùng trong giai
đoạn sửa soạn ống tủy. Phương pháp xác định
độ cong ống tủy bằng cách tính bán kính chỗ
cong được Pruett giới thiệu lần đầu vào năm
1997(5). Phương pháp này giúp hình dung rõ
ràng và cụ thể hơn mức độ cong của ống tủy
chân răng. Bán kính chỗ cong càng lớn, độ cong
ống tủy càng nhỏ; bán kính chỗ cong càng nhỏ,
độ cong ống tủy càng lớn. Bán kính chỗ cong
càng lớn thì ống tủy càng ít cong, chỗ cong
không gắt, bán kính chỗ cong càng nhỏ thì ống
tủy càng cong nhiều, chỗ cong càng gắt. Việc xác
định bán kính cong của ống tủy theo Pruett
tương đối khó thực hiện. Tuy vậy, cũng có nhiều
nghiên cứu sử dụng độ cong ống tủy tính theo
phương pháp của Pruett do tính chính xác trong
việc thể hiện mức độ cong của ống tủy trước và
sau khi sửa soạn ống tủy. Estrela (2008) cũng
đưa ra một phương pháp tính độ cong ống tủy
trên phim cắt lớp cone-beam(2).
Việc xác định độ cong ống tủy một cách
thuần toán học là phương pháp của Sonntag(7)
mà chúng tôi áp dụng trong nghiên cứu này.
Phương pháp này thoạt tiên cho cái nhìn nghi
ngại vì tương đối khó hiểu, tuy nhiên, thật sự
đây là phương pháp tương đối đơn giản, dễ làm
nếu có đủ các công cụ phần mềm thích hợp (đa
phần là miễn phí)(7). Chúng tôi cho rằng, đây là
phương pháp mới, góp phần làm phong phú
thêm kho tàng về công cụ để xử lý kết quả các
nghiên cứu sâu trong chuyên ngành hẹp nội nha
của chúng ta.
Cũng cần phải nói rõ thêm về loại nhựa
dùng chế tạo ống tủy dùng trong thử nghiệm.
Đây là loại nhựa có độ cứng thấp hơn so với
độ cứng của ngà răng trong thực tế. Tuy
nhiên, khó khăn khi sử dụng nhựa làm ống
tủy để sửa soạn là vật liệu bị nóng chảy khi
ma sát tăng lên. Chính vật liệu nóng chảy này
làm cản trở vận động của dụng cụ bên trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 127
ống tủy, dễ làm kẹt, gãy dụng cụ do tăng ma
sát và tăng lực xoắn vặn quá mức lên dụng cụ.
Tuy vậy, kết quả cho thấy không có bất kỳ sai
sót nào gặp phải khi dụng cụ được sử dụng
bởi các đối tượng là sinh viên răng hàm mặt
năm thứ năm và các học viên sau đại học.
Kết quả của nghiên cứu này tương tự kết quả
nghiên cứu của Goldberg năm 2012(4). Nghiên cứu
của Goldberg thiết kế tương tự với nghiên cứu
của chúng tôi, tuy nhiên, dụng cụ sử dụng trong
nghiên cứu của Goldberg là WaveOne, dụng cụ
quay máy vận động theo cách xoay qua lại.
Nghiên cứu của Goldberg không tính độ cong
ống tủy mà tính mức dịch chuyển vách ống tủy ở
viền cong lớn và viền cong nhỏ trước và sau khi
sửa soạn, sau đó, tính tỷ lệ dịch chuyển ống tủy để
xác định khả năng giữ trục ống tủy trước và sau
khi sửa soạn. Goldberg cũng đã dùng hai dạng
ống tủy nhựa: một dạng cong theo một hướng
như trong nghiên cứu của chúng tôi, dạng còn lại
có dạng cong theo cả hai hướng (hình chữ S) – loại
ống tủy khó sửa soạn nhất trong các thử nghiệm
về sửa soạn ống tủy. Kết quả nghiên cứu của
Goldberg cho thấy dụng cụ quay WaveOne có
khả năng giữ trục ống tủy tốt bất kể kinh nghiệm
của người sử dụng và bất kể dạng ống tủy được
dùng trong thử nghiệm(4). Kết quả này cho thấy
dụng cụ quay qua lại WaveOne có thể được dùng
để giảng dạy tốt cho cả đối tượng sinh viên, chưa
có kinh nghiệm gì về sửa soạn ống tủy.
Nghiên cứu của Gekelman (2009) cũng cho
kết quả tương tự như của chúng tôi khi so sánh
dụng cụ GT và ProTaper, cho kết quả tốt khi sửa
soạn ống tủy trên răng thật và quan sát dưới vi
cắt lớp điện toán(3).
Một nghiên cứu khác của Unal (2012) được
thiết kế gần giống như thiết kế này của chúng
tôi, thử nghiệm trên răng người đã nhổ với đối
tượng là sinh viên nha khoa năm thứ ba trong
điều kiện tiền lâm sàng ở Thổ Nhĩ Kỳ(8). Nghiên
cứu này cũng cho kết quả ProTaper có thể sử
dụng tốt với ngay cả những học viên chưa có
kinh nghiệm nào về điều trị nội nha.
Nghiên cứu của Brito-Junior (2014) cho thấy
sinh viên chưa tốt nghiệp có thể sử dụng
ProTaper đến dụng cụ F2 mà không gây di lệch
chóp răng đáng kể(1).
Kết quả này cho thấy, việc giảng dạy cho
người chưa từng sử dụng qua loại dụng cụ quay
máy ProTaper Universal trên ống tủy nhựa đã
chuẩn hóa là hoàn toàn có thể thực hiện được
trong điều kiện thực hành tiền lâm sàng với kết
quả tốt tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN
Dụng cụ quay máy NiTi ProTaper Universal
có thể được giảng dạy hiệu quả cho các đối
tượng học viên tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại
Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brito-Júnior M. et al. (2014)“Apical transportation associated
with ProTaper® Universal F1, F2 and F3 instruments in
curved canals prepared by undergraduate students”, J Appl
Oral Sci, Mar-Apr; 22(2): 98–102.
2. Estrela C et al (2008) “Method for determination of root
curvature radius using cone-beam computed tomography
images”, Braz Dent J, 19(2): 114-118.
3. Gekelman D, (2009), “Rotary nickel-titanium GT and
ProTaper files for root canal shaping by novice operators: a
radiographic and micro-computed tomography evaluation”, J
Endod, Nov;35(11):1584-8.
4. Goldberg M. et al. (2012) “Centering ability and influence of
experience when using WaveOne single-file technique in
simulated canals”, International Journal of Dentistry, Vol 2012,
Article ID 206321, 7 pages.
5. Pruett et al. (1997) “ Cyclic fatigue testin of nickel-titanium
endodontic instruments”, J Endod, 23: 77-85.
6. Schneider S. (1971) “A comparison of canal preparation in
straight and curved root canals”, Oral Surg Oral Med Oral
Pathol, 32: 271-275.
7. Sonntag D. et al. (2006) “Determination of root canal
curvatures before and after canal preparation (part II): A
method based on numeric calculus”, Aust Endod J, 32: 16-25.
8. Ünal GÇ et al. (2012) “Root canal shaping using rotary nickel-
titanium files in preclinical dental education in Turkey”, J Dent
Educ, Apr;76(4):509-13.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2015
Người phản biện: TS Nguyễn Thị Bích Lý
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015