Khả năng tiết chế cảm xúc trong quá trình lãnh đạo

Bạn có thể tưởng tưởng rằng đó là một người không bao giờ đánh mất khả năng kiềm chế khi đối diện với bất cứ vấn đề gì. Bạn có thể nghĩ rằng người đó sẽ nhận được sự tin tưởng hoàn toàn của nhân viên, anh ta luôn phát ngôn một cách bình tĩnh, lắng nghe nhân viên của mình, dễ nói chuyện và luôn cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định quan trọng Học cách nhận thức Hãy đứng vững ngay cả khi thất bại trong công việc và tình cảm. Khi nói về người lãnh đạo hoàn hào, thì bạn nghĩ như thế nào về họ? Bạn có thể tưởng tưởng rằng đó là một người không bao giờ đánh mất khả năng kiềm chế khi đối diện với bất cứ vấn đề gì. Bạn có thể nghĩ rằng người đó sẽ nhận được sự tin tưởng hoàn toàn của nhân viên, anh ta luôn phát ngôn một cách bình tĩnh, lắng nghe nhân viên của mình, dễ nói chuyện và luôn cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định quan trọng.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng tiết chế cảm xúc trong quá trình lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khả năng tiết chế cảm xúc trong quá trình lãnh đạo Bạn có thể tưởng tưởng rằng đó là một người không bao giờ đánh mất khả năng kiềm chế khi đối diện với bất cứ vấn đề gì. Bạn có thể nghĩ rằng người đó sẽ nhận được sự tin tưởng hoàn toàn của nhân viên, anh ta luôn phát ngôn một cách bình tĩnh, lắng nghe nhân viên của mình, dễ nói chuyện và luôn cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định quan trọng Học cách nhận thức Hãy đứng vững ngay cả khi thất bại trong công việc và tình cảm. Khi nói về người lãnh đạo hoàn hào, thì bạn nghĩ như thế nào về họ? Bạn có thể tưởng tưởng rằng đó là một người không bao giờ đánh mất khả năng kiềm chế khi đối diện với bất cứ vấn đề gì. Bạn có thể nghĩ rằng người đó sẽ nhận được sự tin tưởng hoàn toàn của nhân viên, anh ta luôn phát ngôn một cách bình tĩnh, lắng nghe nhân viên của mình, dễ nói chuyện và luôn cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định quan trọng. Đó là những phẩm chất cao nhất của khả năng tiết chế cảm xúc. Trong chuyên mục này, chúng tôi chứng mình rằng vì sao khả năng tiết chế cảm xúc lại cực kì quan trọng đối với những người lãnh đạo, và nếu bạn là một người đứng đầu thì làm cách nào để cải thiện kĩ năng này. Khả năng tiết chế cảm xúc là gì? Khả năng tiết chế cảm xúc là việc hiểu và kiềm chế được cảm xúc của bạn và những người xung quanh. Những người với khả năng tiết chế cao thường hiểu rất rõ cảm xúc của mình, và luôn biết cách tác động lên người khác thông qua cảm xúc của bạn thân. Đối với những người lãnh đạo, có được khả năng này là cực kì cần thiết để thành công. Suy cho cùng, liệu rằng những người thành công là người quát tháo nhân viên khi căng thẳng hay là người luôn bình tĩnh đánh giá tình hình? Theo Daniel Goleman, một nhà tâm lí học người Mĩ, người đã truyền bá rộng rãi khái niệm “khả năng tiết chế cảm xúc”. Có năm yếu tố chính trong khả năng này: 1. Tự nhận thức 2. Tự chỉnh đốn 3. Động lực 4. Khả năng thấu hiểu 5. Kĩ năng xã hội Bạn càng làm tốt những yếu tố trên thì khả năng tiết chế cảm xúc của bạn càng cao. Vì thế hãy xem xét những yếu tố trên một cách cụ thể và đánh giá với tư cách lãnh đạo xem bạn cần bổ sung thêm những gì. Kĩ năng tiết chế cảm xúc trong lãnh đạo 1. Tự nhận thức Nếu bạn có khả năng tự nhận thức, bạn sẽ luôn hiểu rõ cảm xúc của mình. Và nếu bạn hiểu được cảm nhận và hành động của mình, thì sẽ tác động lên những người ở xung quanh. Khi bạn ở vị trí một người lãnh đạo, bạn cần có một cái nhìn tổng quát về điểm mạnh và điểm yếu của mình, điều này đồng nghĩa với việc bạn có được sự khiêm tốn. Bạn cần làm gì để tăng cường khả năng tự nhận thức? Ghi nhật kí - Sổ nhật kí sẽ giúp bạn tăng cường khả năng tự nhận thức. Nếu hàng ngày bạn trích ra vài phút để ghi lại những gì mình nghĩ, cuốn nhật kĩ này sẽ giúp bạn nâng cao mức độ tự nhận thức của mình. Bình tĩnh - Khi bạn đang tức giận hoặc cảm thấy khó chịu, hãy bình tĩnh và xem xét lại. Hãy tin rằng trong bất cứ trường hợp nào, bạn luôn phải cân nhắc phản ứng của mình (Xem ở chuyên mục Kiểm soát tâm trạng khi đang làm việc, sẽ giúp bạn hiểu được cảm xúc của mình) 2. Tự chỉnh đốn Một số quản lí những người tự chỉnh đốn bản thân một cách hiệu quả, rất hiếm khi kích động người khác, ít khi quyết định vội vàng cảm tính, họ không phải là một người rập khuôn hoặc luôn hài lòng với bản thân. Tự chỉnh đốn nghĩa là biết cách kiểm soát mình. Theo Goleman đây là một trong những yếu tổ của tiết chế cảm xúc, nó tạo ra cho người lãnh đạo sự linh động cũng như có trách nhiệm với lời hứa của mình. Vì vậy, bạn làm cách nào để cải thiện khả năng này? Hiểu rõ bản thân - Bạn có hiểu rõ mình đang ở đâu? Những đặc điểm nổi trội của mình? Hãy dùng thời gian kiểm nghiệm “hành vi đạo đức của mình. Nếu bạn biết điều gì là quan trọng nhất đối với mình, bạn sẽ không gặp rắc rối khi đối diện với các vấn đề đạo đức hay tâm lí, nhờ đó sẽ đưa ra quyết định đúng đắn. Sống có trách nhiệm - Nếu bạn hay đổ lỗi cho người khác khi có rắc rối. Hãy cam kết sẽ nhận lỗi và đối mặt với hậu quả, dù những hậu quả có tồi tệ như thế nào. Bạn sẽ ngủ ngon hơn vào mỗi tối và nhanh chóng nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh. Hãy tập bình tĩnh- Khi bạn đối mặt với tình huống phức tạp, bạn phải luôn nhận thực được việc mình làm. Khi nạt nộ người khác, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn? Hãy tập thở sâu để bình tĩnh hơn. Sau đó hãy viết ra tất cả những gì bực mình mà bạn muốn nói, vò tờ giấy đó lại rồi vứt đi. Khi bạn viết ra được những cảm xúc đó (mà không cho ai biết) bạn sẽ cảm thấy tốt hơn là trút sự bực mình lên nhân viên. Thêm vào đó, điều này sẽ giúp bạn kiểm chứng được hành động của mình, và sửa chữa nó. 3. Động lực Một quản lí đầy động lực luôn hướng tới mục tiêu một cách kiên định, Và họ luôn đạt được những chuẩn mực tốt nhất cho công việc của mình. Bạn có thể cải thiện động lực của mình như thế nào? Xác định lại vì sao bạn lại làm công việc này- Bạn sẽ dễ dàng quên đi lí do mà bạn yêu công việc của mình. Vì vậy, hãy dành một chút thời gian để nhớ về vì sao mình lại thích việc này. Nếu bạn không hài lòng với vị trí mà mình đang có, hoặc bạn phải cực kì vất vả để nhớ được lí do mình yêu thích công việc mình đang làm, hãy áp dụng kĩ năng “5 lí do” để tìm ra gốc rễ vấn đề. Băt đầu bằng căn nguyên của nó, sẽ giúp bạn nhìn vấn đề theo một cách khác. Hãy chắc mục tiêu mà bạn đặt ra là đúng đắn và hợp lí. Để tìm hiểu kĩ hơn về điều này, bạn có thể tham khảo ở “Đặt mục tiêu”. Hiểu rõ bản thân đang đứng ở đâu- quyết định phương thức lãnh đạo phù hợp nhất để tạo động lực cho nhân viên. Chuyên mục Đánh giá kĩ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn hiểu rõ làm cách nào để làm tốt vai trò của người đứng đầu. Nếu bạn muốn tăng cường khả năng này, chuyên mục này sẽ giúp bạn chuẩn bị những gì cần thiết. Luôn hi vọng và hướng về những điều tốt đẹp- Một lãnh đạo có động lực luôn là một người lạc quan khi gặp bất cứ tình huống gì. Hãy biết thích nghi quan niệm của mình với từng hoàn cảnh, nhưng luôn cần nỗ lực hết mình. Bất cứ khi nào đối mặt với thách thức, hoặc thậm chí là sai lầm, hãy cố gắng tìm ra điểm sáng trong tình trạng đó. Đó có thể là bất cứ điều gì nhỏ nhoi, như một mối quan hệ mới, hoặc tác động dài hạn, hoặc là một bài học để đời. Hãy luôn cố gắng nhìn cuộc sống một cách tích cực. 4. Sự cảm thông Đối với những người lãnh đạo thì sự cảm thông là một yếu tố quan trọng giúp cho nhóm của họ thành công. Người quản lí sẽ tìm được sự thấu hiểu này khi đặt mình vào tình huống của người khác. Họ giúp người khác phát triển hơn, nhận ra được những kẻ làm việc không minh bạch, đưa ra những phản hồi tích cực và lắng nghe khi cần thiết. Nếu bạn muốn nhân viên trung thành và tôn trọng bạn, bạn phải thực lòng quan tâm và thấu hiểu họ. Làm thế nào để tăng cường sự cảm thông? Hãy đặt mình vào vị trí của người khác- Mọi người luôn dễ dàng tiếp nhận quan điểm của chính mình. Nhưng hãy nhìn vấn đề từ quan niệm của người khác. Hãy đọc chuyên mục Vị trí của cảm nhận sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề này. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể: Có thể khi lắng nghe người khác, bạn thường bắt chéo tay, quay lưng lại người nói, hoặc bĩu môi. Những ngôn ngữ cơ thể khiến cho người nói hiểu rằng bạn không ủng hộ vấn đề đó! Trong vai trò của một người lãnh đạo hãy học cách đọc ngôn ngữ cơ thể, có như thế bạn sẽ biết được cảm nhận thực của người khác. Đó chính là thông điệp phản hồi chính xác nhất. Hồi đáp cảm xúc- Khi bạn yêu cầu thư kí của mình làm thêm giờ. Và dù cô ấy có đồng ý hay không, bạn có thể nghe được sự thất vọng trong giọng nói. Vì thế hãy hồi đáp những cảm xúc của thư kí mình bằng cách hỏi cô ấy có sẵn sàng để làm thêm giờ. Nếu có thể, hãy đưa ra một buổi nghỉ khác thay cho việc làm thêm giờ (ví dụ: sáng thứ hai tới cô có thể được nghỉ làm) 5. Kĩ năng xã hội Những lãnh đạo có kĩ năng tiết chế cảm xúc là những chuyên gia về giao tiếp. Họ luôn bình tĩnh khi nghe tin tốt hay tin xấu, họ là những chuyên gia trong việc dành lấy sự ủng hộ của nhân viên và luôn hào hứng với những nhiệm vụ và dự án mới. Những nhà quản lí có kĩ năng xã hội tốt luôn biết cách thích ứng với sự thay đổi, giải quyết xung đột như một nhà ngoại giao. Họ hiếm khi hài lòng với những gì đã đạt được, nhưng họ cũng không giúp người khác làm hộ việc. Họ là một hình mẫu trong cách cư xử. Vì vậy, làm cách nào để xây dựng với kĩ năng xã hội? Học cách giải quyết xung đột- Người quản lí cần phải biết làm thế nào để giải quyết xung đột giữa các thành viên trong nhóm, khách hàng , hoặc với các nhà cung cấp. Học kĩ năng giải quyết xung đột một cách bài bản, nếu bạn muốn thành công. Tăng cường kĩ năng giao tiếp- Bạn có phải là một người giao tiếp tốt? Bài quiz kĩ năng giao tiếp sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, hãy tiếp nhận những phản hồi có ích để cải thiện bản thân. Học cách khen thưởng người khác- Là một lãnh đạo, bạn cần phải dành được sự trung thành của nhân viên của mình thông qua ca ngợi những thành tích của họ. Khen thưởng người khác là một nghệ thuật, vì vậy phải dành sự nỗ lực cho điều này. Yếu tố quyết định Có rất nhiều thách thức và cơ hội trong công việc, người lãnh đạo phải hiểu được cách thức mà cảm xúc cũng như hành động của họ ảnh hướng lên người xung quanh. Bạn càng gắn bó với nhân viên bao nhiêu, thì công việc của bạn càng thuận lợi bấy nhiêu. Hãy dùng thời gian của mình để học cách tự nhận thức, tự chỉnh đốn, động lực, cảm nhận và kĩ năng xã hội. Nếu hoàn thành được nó, bạn sẽ thành công trong tương lai không xa.