Khai thác thủy sản đại cương - Phần 5: Nguyên lý ngư cụ

Giai đoạn 1: xa xưa, ngư cụ là lao, tên, móc làm bằng đá, xướng, vỏ sò, răng thú Giai đoạn 2: ngư cụ mang tính chủ động hơn: câu, lờ, lợp Giai đoạn 3: xuất hiện lưới và các ngư cụ liên quan đến lưới. Giai đoạn 4: phát triển thêm kỹ thuật và thiết bị hàng hải, tàu hiện đại, thiết bị thăm dò, cơ giới hóa nghề cá

ppt19 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác thủy sản đại cương - Phần 5: Nguyên lý ngư cụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNGPhần 5. Nguyên lý ngư cụSự phát triển của ngư cụGiai đoạn 1: xa xưa, ngư cụ là lao, tên, móc làm bằng đá, xướng, vỏ sò, răng thúGiai đoạn 2: ngư cụ mang tính chủ động hơn: câu, lờ, lợpGiai đoạn 3: xuất hiện lưới và các ngư cụ liên quan đến lưới.Giai đoạn 4: phát triển thêm kỹ thuật và thiết bị hàng hải, tàu hiện đại, thiết bị thăm dò, cơ giới hóa nghề cáNăng suất lao động của ngư dânHệ thống khai thácHệ thống khai thác bao gồm:Ngư cụTàuMáy móc xử lý ngư cụThiết bị kiểm soát và dò tìm cáĐối tượng khai thác (cá, thủy sản các loại)Ngư trườngHiệu quả của hệ thống khai thác phụ thuộc:Phù hợp ngư cụ và tập tính cáThích ứng hệ thống và ngư trườngMức độ kiểm soát hệ thốngPhối hợp thiết bịMô hình hệ thống khai thác hiện đại (Lukanov 1972)Tiến trình khai thácBao gồm hai hoạt động chính:(1) Kiểm soát / tác động tập tính cáNhằm lôi cuốn / hướng cá vào nơi mong muốn(2) Các cơ chế đánh bắtNhằm giữ cá lại và cho nước lọc quaKiểm soát tập tính cáCần tạo kích thích để cá phản ứng lại theo mong muốnPhản ứng của cá phụ thuộc:Bản năng của loàiTác động môi trường và ngoại cảnhCác kiểu phản ứng của cá:Chạy trốn / tự vệĐổi hướng đi (lao về 1 bên, di chuyển lên xuống, cố chui qua mắt lưới)Các kiểu kích thích: quang, điện, âm học, thủy động học, cơ họcCơ chế đánh bắt cáMột trong 5 cơ chế:Đóng / vướngBẫyLọcMóc / xỏBơm hútLiên hệ: các loại ngư cụ và cơ chế đánh bắt?Tính toán ngư cụ và HT khai thácBao gồm:Chọn kiểu, vật liệu và các phụ trợ ngư cụ cho đối tượng đánh bắtĐánh giá các ngoại lực, đặc biệt là lực thủy động, tác động lên ngư cụĐánh giá hình dáng của ngư cụ dưới tác động của các ngoại lựcĐánh giá các lực nội tại và sức căng lên ngư cụ và các phụ tùngPhân tích tối ưu mối quan hệ giữa ngư cụ và các thành tố trong hệ thống khai thácLiên hệ: Mô tả (tính toán) ngư cụ?Hiệu suất ngư cụHiệu suất khai thác tuyệt đối: En = N/N0Tính chọn lọc của ngư cụTính chọn lọc ngư cụ: biểu thị các cỡ cá có thể đánh bắt được từ quần thể cáTính chọn lọc ngư cụ phụ thuộc:Nguyên lý đánh bắtCác tham số của ngư cụ (kt mắt lưới, nguyên liệu, độ thô của chỉ)Kích thước mắt lưới có ảnh hưởng lớn nhất đến tính chọn lọc ngư cụ.Tính chọn lọc của ngư cụThiết kế ngư cụYêu cầu trong thiết kế ngư cụ:Chất lượng kỹ thuật đánh bắtHiệu quả kinh tếCác yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế:Hiểu biết tập tính cá và kinh nghiệm đánh bắt sẽ áp đặt các yêu cầu lên tiến trình thiết kế, đôi khi nó mang tính nghệ thuật hơn là tính khoa học.Kiến thức và khả năng sử dụng của ngư dân đối với ngư cụCác thông số cho thiết kế ngư cụ mớiCác thông số đã được củng cố qua khai thác: sản lượng (C) mỗi mẽ lưới, tốc độ di chuyển của ngư cụ hoặc tốc độ dòng chảy (V), công suất tàu (P)Các thông số do chính quyền hoặc qui tắc và luật lệ quốc tế đặt ra: cỡ mắt lưới tối thiểu; loại xơ sợi sử dụng; hạn ngạch khai thác; cỡ cá đánh bắt tối thiểu; trọng lượng ngư cụ tối đa cho tính ổn định của tàuCác thông số được chọn theo trực giác của người thiết kế: các chi tiết cấu trúc (số lượng và vị trí của các tấm lưới, số thừng và các thiết bị khác)Các thông số được tìm thấy qua tính tỉ lệ trong quá trình thiết kế: kích thước cuối cùng của ngư cụ, độ lớn của lực cản thông qua phụ tùng phao, chì, neo, ván lưới Phân nhóm ngư cụHiện có nhiều quan điểm phân loại ngư cụ khác nhau, tuy nhiên chưa có quan điểm nào thật hoàn hảo.Theo FAO, phân ngư cụ thành các loại: Lưới vây; Lưới rùng; Lưới kéo; Vó mành; Cào nghêu, sò; Lưới chụp; Lưới rê và lưới vướng; Lồng bẫy; Nghề câu; Dụng cụ khác; Sử dụng chất gây mê để đánh bắt.Theo Mirski ngư cụ chia thành 6 nhóm: Ngư cụ đóng, Ngư cụ lọc, Ngư cụ kéo, Ngư cụ bẫy, Nghề câu Các dạng khai thác đặc biệt.Theo Tresov ngư cụ được chia thành các lớp: Ngư cụ tách cá, Ngư cụ lọc cá, Ngư cụ bẫy cá, Ngư cụ mắc, Ngư cụ dạng dây, Ngư cụ sát thương, Ngư cụ tách nước Dụng cụ tổng hợp.Phân nhóm ngư cụTheo cách phân loại của Viện NCNTTS II, ngư cụ được phân thành 13 nhóm: Nhóm thu nhặt, Nhóm vợt – xúc, Nhóm ngư cụ sát thương, Nhóm câu, Nhóm bẫy, Nhóm lưới rê và lưới giăng, Nhóm lưới vây - lưới rùng, Nhóm ngư cụ kéo, Nhóm ngư cụ đẩy, Nhóm vó, Nhóm ngư cụ chụp, Nhóm lưới túi Nhóm ngư cụ khác. Theo TS. Nguyễn Duy Chỉnh, hệ thống ngư cụ khai thác cá nước ngọt, nội địa Việt Nam được chia theo Bộ - Họ - Kiểu – Loại. Phân nhóm ngư cụPhân nhóm ngư cụNgư cụ di độngNgư cụ cố địnhNgư cụ kết hợpNgư cụ khácTài liệu tham khảoChính phủ, 2010. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. HN, 31/3/2010.Ngô Đình Chùy, 1881. Giáo Trình Nguyên Lý Tính Toán Ngư Cụ. Đại Học Thủy Sản Nha Trang.F.A.O, 1985. Fishing Method of The World. 1245 ppFriman, A. L., 1992. Calculations for fishing gear designs. Fishing News Books, University Press, Cambridge. 241pp.Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Trinh, Nguyễn Trọng Tín. Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Viện NCNT TS II & MRC.Nguyễn Thiết Hùng, 1982. Giáo Trình Thiết kế lưới Kéo. Đại Học Thủy Sản Nha Trang.Nguyễn Văn Kháng, Lê Văn Bôn, Bùi Văn Tùng - Bách khoa thủy sản - Hội Nghề cá Việt NamHà Phước Hùng – Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản, ĐH Cần Thơ.
Tài liệu liên quan