Mục tiêu: Sốc nhiễm khuẩn trong nước thường gặp và hiện có tỷ lệ tử vong cao. Sử dụng kháng sinh sớm,
thích hợp làm giảm tử vong của bệnh lý này. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tình hình dùng kháng sinh hiện tại
trong sốc nhiễm khuẩn.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiền cứu trên 83 trẻ sốc nhiễm khuẩn từ 10/2008 đến 4/2011.
Kết quả: Tỷ lệ dùng kháng sinh trong giờ đầu là 100%, kháng sinh ban đầu đơn trị là 42,2%, cephalosporin
thế hệ 3 được dùng nhiều nhất 60% trong đó đon trị là 33,7%. Tỷ lệ đổi kháng sinh trong ngày đầu tiên là
71,1%. Tất cả trường hợp dùng kháng sinh cephalosporin và quinolone thế hệ 3 ban đầu đều được đổi kháng
sinh. Thời gian đổi kháng sinh trung bình là 12,2 ± 16,7 giờ. Không khác biệt thời gian đổi kháng sinh giữa
nhóm sống và tử vong. Trong số 26 trường hợp xác định vi khuẩn gây bệnh, 17 trường hợp dùng kháng sinh
ban đầu không thích hợp.
Kết luận: Tất cả trẻ sốc nhiễm khuẩn được dùng kháng sinh trong giờ đầu tiên của bệnh. Tỷ lệ dùng kháng
sinh đơn trị và tỷ lệ phải đổi kháng sinh trong 24 giờ điều trị còn cao. Cần áp dụng chiến lược điều trị kháng
sinh trong sốc nhiễm khuẩn linh hoạt và thích hợp.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kháng sinh trong sốc nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 236
KHÁNG SINH TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA HỒI SỨC
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phùng Nguyễn Thế Nguyên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Sốc nhiễm khuẩn trong nước thường gặp và hiện có tỷ lệ tử vong cao. Sử dụng kháng sinh sớm,
thích hợp làm giảm tử vong của bệnh lý này. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tình hình dùng kháng sinh hiện tại
trong sốc nhiễm khuẩn.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiền cứu trên 83 trẻ sốc nhiễm khuẩn từ 10/2008 đến 4/2011.
Kết quả: Tỷ lệ dùng kháng sinh trong giờ đầu là 100%, kháng sinh ban đầu đơn trị là 42,2%, cephalosporin
thế hệ 3 được dùng nhiều nhất 60% trong đó đon trị là 33,7%. Tỷ lệ đổi kháng sinh trong ngày đầu tiên là
71,1%. Tất cả trường hợp dùng kháng sinh cephalosporin và quinolone thế hệ 3 ban đầu đều được đổi kháng
sinh. Thời gian đổi kháng sinh trung bình là 12,2 ± 16,7 giờ. Không khác biệt thời gian đổi kháng sinh giữa
nhóm sống và tử vong. Trong số 26 trường hợp xác định vi khuẩn gây bệnh, 17 trường hợp dùng kháng sinh
ban đầu không thích hợp.
Kết luận: Tất cả trẻ sốc nhiễm khuẩn được dùng kháng sinh trong giờ đầu tiên của bệnh. Tỷ lệ dùng kháng
sinh đơn trị và tỷ lệ phải đổi kháng sinh trong 24 giờ điều trị còn cao. Cần áp dụng chiến lược điều trị kháng
sinh trong sốc nhiễm khuẩn linh hoạt và thích hợp.
Từ khóa: Sốc nhiễm khuẩn, kháng sinh.
ABSTRACT
ANTIMICROBIAL THERAPY FOR PEDIATRIC SEPTIC SHOCK
IN PEDIATRIC INTENSITIVE CARE UNIT, CHILDREN’S HOSPITAL 1
Phung Nguyen The Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 2352 ‐ 239
Objectives: Septic shock is common severe infection and currently has a high mortality rate in our country.
The early and appropriate use of antibiotics reduce the mortality of this disease. This study investigates the
antibiotic use in septic shock.
Methods: Prospective described in 83 children with septic shock from October 2008 to April 2011 in PICU,
Childrenʹs Hospital 1
Results: The rate of antibiotic use in the first hour was 100%, initial antimicrobial monotherapy was
42.2%, the third‐generation cephalosporin was most common 60% in which monotherapy was 33.7%. The
changes of antibiotics on the first day use was 71.1%. All cases treated by cephalosporin and 3 generation
quinolone were changed. The average time for changes was 12.2‐16.7 hours. There is no differences in time of
antibiotic changes between alive and death group. Of the 26 cases with positive blood culture for bacteria, 17 cases
were inappropriate used initially.
Conclusions: All children with septic shock were given antibiotics in the first hour of diagnosis. The
proportion of antibiotic monotherapy and antibiotic changing within 24 hours of treatment remains high. This
suggest it should have a flexible and appropriate strategy of antibiotic therapy in septic shock.
Key words: Septic shock, antibiotic.
* Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS. BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, ĐT: 0989043858, Email: phung.nguyen@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 237
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốc nhiễm khuẩn (SNK) là một hội chứng
thường gặp, tỷ lệ tử vong cao. Trong những
năm đầu thế kỷ 21, tỷ lệ tử vong trong nước vẫn
còn rất cao từ 60‐80%, mặc dù có rất nhiều
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị. Điều trị SNK
bao gồm dùng kháng sinh thích hợp, loại bỏ
nguồn nhiễm khuẩn và điều trị hỗ trợ tích cực.
Chọn kháng sinh thích hợp và dùng sớm
cho thấy giảm tỷ lệ tử vong qua nhiều nghiên
cứu ở nước ngoài. Tuy vậy, có rất nhiều vấn đề
còn chưa thống nhất trong việc dùng kháng sinh
như loại nào, đơn trị hay đa trị. Hơn nữa tỷ lệ
cấy và việc định danh vi khuẩn hiện nay còn
nhiều khó khăn nên khó áp dụng biện pháp
xuống thang như các hướng dẫn hiện hành.
Đề tài này nhằm khảo sát tình hình dùng
kháng sinh hiện nay tại khoa Hồi sức ‐ cấp cứu
của Bệnh viện Nhi đồng 1, một bệnh viện đầu
ngành Nhi trong cả nước.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ các loại kháng sinh được dùng
ban đầu.
Xác định tỷ lệ các trường hợp đổi kháng sinh
và chỉ định thích hợp
Nhận xét tình hình sử dụng kháng sinh.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện mô tả tiền cứu trên 83
trẻ SNK tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tiêu chí chọn bệnh
Chọn tất cả trẻ nhập khoa Cấp cứu ‐ Hồi sức
Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ 10/2008
đến 4/2011 được chẩn đoán SNK (bao gồm rối
loạn chức năng tuần hoàn + tình trạng nhiễm
khuẩn) theo tiêu chuẩn về chẩn đoán SNK đã
thống nhất của Hội thảo Quốc tế về NKH năm
2002(5).
Tiêu chí loại trừ
Loại tất cả trẻ < 2 tháng, trẻ nhiễm HIV, trẻ
có bệnh tim bẩm sinh tím hay có bệnh lý bẩm
sinh ảnh hưởng trên tiên lượng như bại não, bất
thường bẩm sinh thần kinh cơ, nội tiết. Trẻ có rối
loạn chức năng các cơ quan trước khi nhiễm
khuẩn huyết như suy gan, suy thận trước đó.
Phương pháp tiến hành
Tất cả các trẻ đều được hỏi bệnh sử, khám
lâm sàng, thực hiện xét nghiệm và điều trị theo
phác đồ hiện nay của bệnh viện.
Dữ liệu được thu thập bằng bệnh án mẫu
thống nhất. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
18. So sánh trung bình của các biến số định
lượng giữa các nhóm bằng phép kiểm Mann
whitney test. So sánh tỉ lệ của các biến số định
tính bằng phép kiểm Chi bình phương (χ2) có
hiệu chỉnh Fisher exact test. Sự khác biệt có ý
nghĩa khi p < 0,05.
Chỉ định kháng sinh theo phác đồ điều trị
của bệnh viện hiện nay. Kháng sinh thích hợp là
khi vi khuẩn cấy ra nhạy ít nhất với một kháng
sinh đang dùng. Chỉ định kháng sinh sớm khi
dùng trong giờ đầu tiên của sốc
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trong thời gian từ 10/2008 ‐ 4/2011 có 83 trẻ
thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu.
Đặc điểm Kết quả
Tuổi (tháng) 30,9 ± 38,2
Giới tính (nam) 49,4%
Vị trí nhiễm khuẩn (%)
Tiêu hóa 43,4
Hô hấp 36,1
Máu 10,8
Da, mô mềm 4,8
Phúc mạc 3,6
Màng não 1,2
Lâm sàng
Sốc mất bù (%) 92,8%
Rối loạn tri giác 63,9%
Suy hô hấp 61,4%
Rối loạn đông máu 53,7%
Suy gan 47%
Suy thận 42,2%
Tỷ lệ tử vong 47%
Cận lâm sàng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 238
Đặc điểm Kết quả
Bạch cầu (/mm3) 17.696 ±15.448
Neutrophil (%) 62%
CRP (mg/l) 77 ± 79,2
Kháng sinh ban đầu
Tất cả 83 trường hợp đều chích kháng sinh
đường tĩnh mạch trong giờ đầu tiên sau khi ổn
định đường thở, lấy đường truyền tĩnh mạch,
máu xét nghiệm, cấy định danh vi khuẩn và
bù dịch.
Bảng 2. Kháng sinh ban đầu.
Kháng sinh Tỷ lệ (n)
Đơn trị 35
Phối hợp 48
Cephalosporin 3 28
Cephalosporin 3 +
Aminoglycosides 18
Quinolone 2
Oxacillin 1
Metronidazol 1
Cefepim + aminoglycoside 1
Carbapenems 3
Carbapenems +
Metronidazol 1
Pefloxacin 1
vacomycin 5
Quinolone 4
Quinolone + 8
Vancomycin + 6
Kháng sinh tiếp theo
Có 4 trường hợp thêm kháng sinh: 1 thêm
amikacin vào tienem và 3 thêm vancomycin. 60
trường hợp đổi kháng sinh khác.Trong đó 59
trường hợp đổi kháng sinh trong 24 giờ điều trị,
6 đổi kháng sinh từ giờ 26‐92 giờ sau. Chỉ định
đổi kháng sinh vì cần kháng sinh mạnh hơn, hay
thêm kháng sinh có cả vi khuẩn gram dương và
gram âm.
Bảng 3. Kháng sinh sau đổi.
Kháng sinh Tỷ lệ (n)
Đơn trị 13
Phối hợp 37
Cefepim + amikacin 2
Carbapenems
Tienem 7
Tienem + aminoglycoside 13
Tienem + quinolone 1
Kháng sinh Tỷ lệ (n)
Tienem + vancomycin 15
Tienem + vancomycin + aminoglycoside 2
Tienem + vancomycin + rifampin 2
Meronem 6
Meronem + aminoglycoside 1
Meronem + vancomycin + 3
Meronem + vancomycin + me tronidazol 1
Quinolone + aminoglycoside 2
Quinolone + vancomycon 3
Cefepim + vancomycin 1
Thời gian đổi kháng sinh trung bình là 12,2 ±
16,7 giờ. Trong đó thời gian đổi kháng sinh ở
nhóm sống là 15 ± 21,1 giờ và ở nhóm tử là 9 ±
9,2 giờ (p=0,15).
Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh
17 trường hợp cấy máu có vi khuẩn, 2
trường hợp cấy qua dịch hút phế quản có vi
khuẩn và 6 trường hợp cấy phân và 1 trường
hợp cấy nước tiểu.Trong 26 trường hợp có kết
quả vi khuẩn này thì 14 trường hợp là vi khuẩn
gram âm và 12 là vi khuẩn gram dương.
Bảng 4. Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn Tỷ lệ (n)
Acinetobacter spp 6
E coli 6
Shigella sonei 1
Acinetobacter và klebsiella spp 1
Staphylococcus coagulase negative 6
Staphylococcus aureus 1
Streptococcus pneumonia 4
Enterococcus fecalis 1
Tỷ lệ dùng kháng sinh thích hợp dựa trên
vi khuẩn gây bệnh
26 trường hợp cấy vi khuẩn có 9 trường hợp
kháng sinh ban đầu thich hợp và 17 trường hợp
kháng sinh ban đầu không thích hợp. 21 trường
hợp này có đổi kháng sinh, 10 trường hợp dùng
kháng sinh sau đổi thích hợp và 11 là không
thích hợp. Không ghi nhận khác biệt về tử vong
có ý nghĩa giữa nhóm kháng sinh thích hợp và
không thích hợp.
BÀN LUẬN
Kháng sinh ban đầu: Tất cả các trường hợp
SNK đều được dùng kháng sinh sớm trong giờ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 239
đầu tiên sau chẩn đoán, sau khi lấy máu xét
nghiệm cũng như cấy định danh vi khuẩn. Tỷ
lệ nhiễm khuẩn cao từ đường tiêu hóa và hô
hấp và khi chọn lựa kháng sinh ban đầu
thường không xác định được tác nhân gây
bệnh. Kháng sinh phổ rộng được chỉ định.
Trong SNK tại bệnh viện Nhi Đồng 1, kháng
sinh ban đầu là cephalosporin thế hệ thứ 3
(60,2%); trong đó 28 trường hợp dùng kháng
sinh đơn trị. Một số ít SNK trong bệnh viện,
khi đó bệnh nhân được chỉ định kháng sinh
mạnh ngay từ đầu như tienem hay meronem.
Từ năm 2008, sau khi có hướng dẫn của SSC
về lựa chọn kháng sinh trong điều trị nhiễm
khuẩn huyết nặng và SNK, bệnh viện Nhi
đồng 1 dùng liệu pháp xuống thang cho bệnh
nhi bị SNK. Tuy nhiên, một bất cập là bệnh nhi
nhập cấp cứu thường chỉ có cephalosporin thế
hệ thứ 3 là bác sĩ trực có thể dùng mà không
cần hội chẩn, còn kháng sinh nhóm
carbapenem phải hội chẩn với bác sĩ hồi sức,
do vậy rất nhiều trường hợp sau đó kháng
sinh được đổi sang tienem và meronem và thời
gian đổi kháng sinh trung bình kéo dài khoảng
12 giờ.
Hướng dẫn của SSC về dùng kháng sinh
trong SNK năm 2012 là theo liệu pháp xuống
thanh và kháng sinh được dùng sớm trong giờ
đầu tiên(3,4). Dùng kháng sinh sớm và thích hợp
chứng tỏ giảm tỷ lệ tử vong. Ở trẻ em SNK
kháng sinh được khuyến cáo dùng sớm ngay
trong giờ đầu tiên của bệnh(2). Khi dùng kháng
sinh trể tỷ lệ tử vong tăng 7,6% cho mỗi giờ
dùng kháng sinh trể(6). Chúng tôi có 65 trẻ được
đổi kháng sinh trong đó 59 trẻ đổi trong 24 giờ
điều trị. Chúng tôi thay đổi kháng sinh vì nghĩ
bệnh nhân đang nhiễm khuẩn nặng và cần
kháng sinh tốt nhất cho trẻ mà không có kết quả
vi sinh hay tác nhân và kháng sinh đồ để thay
đổi. Tuy vậy, việc đổi kháng sinh như vậy có
thích hợp và tối ưu cho trẻ hay chưa thì cần phải
xem xét thêm. Vì có lẽ tốt nhất, ngay sau khi
chẩn đoán, trẻ nên được chỉ định kháng sinh tốt
nhất theo liệu pháp xuống thang của bệnh viện
mà không cần đổi kháng sinh nhiều lần trong
vòng 24 giờ. Có thể tại khoa cấp cứu, nơi nhận
trẻ ban đầu được chỉ định kháng sinh mạnh theo
hướng dẫn của bệnh viện nhằm giúp trẻ có được
liệu pháp kháng sinh tối ưu nhất.
Việc đổi kháng sinh thông qua hội chẩn với
bác sĩ hồi sức hay qua hội chẩn giữa các khoa
làm chậm thời gian dùng kháng sinh tối ưu cho
trẻ theo phác đồ của bệnh viện. Không có sự
khác biệt về thời gian đổi kháng sinh qua nhóm
mạnh nhất giữa bệnh nhân sống và tử vong.
Tuy nhiên nghiên cứu có cở mẩu nhỏ do đó có
thể chưa thấy sự khác biệt.
35 trẻ dùng kháng sinh ban đầu là đơn trị và
48 trẻ dùng kháng sinh ban đầu là phối hợp.
Dùng đơn trị hay phối hợp vẫn còn rất nhiều
tranh luận chưa thống nhất. Theo khuyến cao
của SSC dùng ít nhất 2 loại kháng sinh với 2 cơ
chế khác nhau để có ít nhất một loại có tác dụng
trên vi khuẩn gây bệnh(4). Trong vòng 3‐5 ngày
khi có kết quả kháng sinh đồ thì dùng kháng
sinh hẹp lại theo kháng sinh đồ. Hiện nay tại
bệnh viện Nhi đồng 1 cũng như nhiều đơn vị
điều trị khác trong nước, tỷ lệ cấy dương tính
thấp (< 20%), do vậy một khi đã chỉ định kháng
sinh mạnh ngay từ đầu, thì gần như không thể
xuống thang mà dùng kháng sinh đó suốt quá
trình điều trị. Các nghiên cứu cho thấy chỉ có
nhiễm Pseudomonas aeruginosa thì dùng kháng
sinh phối hợp có lợi, còn nhiễm khuẩn khác có
thể đơn trị là đủ. Theo Năm 2012 cho thấy khi
nhiễm khuẩn huyết nặng và SNK dùng kháng
sinh phối hợp và khi nhiễm khuẩn huyết không
nặng thì 1 kháng sinh là đủ (1). Trong các loại
kháng sinh thì dùng cephalosporin thế hệ thứ 3
phối hợp với aminoglycoside và quinolone cho
thấy có lợi, trong khi carbapenem không thấy có
lợi hơn, có lẻ thuốc này là đủ mạnh. Qua 64
nghiên cứu với 7568 bệnh nhân Paul và cs cho
thấy phối hợp β‐lactame với aminoglycoside so
với β‐lactame đơn thuần có hiệu quả như nhau.
Độc thận xảy ra nhiều ở nhóm dùng phối hợp(7).
Theo phối hợp thuốc hiệu quả khi bao phủ cả vi
khuẩn gram dương và gram âm, còn phối hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 240
β‐lactame và aminoglycoside, quinolone hay
macrolide/clindamycin hiệu quả hạn chế
Tỷ lệ cấy vi khuẩn thấp và chủ yếu nhóm vi
khuẩn bệnh viện; do vậy tỷ lệ kháng cao nhất là
Acinetobacter spp và Staphylococcus coagulase
negative, nên tỷ lệ chọn kháng sinh ban đầu
không nhay với vi khuẩn cấy được còn cao. Khi
đổi kháng sinh mà chủ yếu là đổi kháng sinh
qua nhóm carbapenem, các vi khuẩn khác nhạy
còn Acinetobacter spp chỉ nhạy với colistin. Trong
số vi khuẩn cấy được, tỷ lệ nhiễm gram dương
đặc biệt là Staphylococcus coagulase negative cao
nhất. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm
khuẩn gram dương ngày càng tăng tại các bệnh
viện. Nhiễm vi khuẩn gram dương ở các nước
đang phát triển từ lâu đã có tỷ lệ cao hơn gram
âm tại. Cũng cần phát triển mạnh việc chẩn
đoán vi sinh để có tỷ lệ chính xác vi khuẩn gây
bệnh, từ đó lựa chọn kháng sinh thích hợp.
Theo dõi điều trị kháng sinh tại bệnh viện
dựa trên đáp ứng lâm sàng và công thức bạch
cầu cũng như CRP. Bệnh viện Nhi Đồng 1 chưa
sử dụng procalcitonin trong hướng dẫn dùng
kháng sinh. Theo khuyến cáo năm 2012 của SSC,
procalcitonin có thể dùng để hướng dẫn ngưng
kháng sinh, ngưng kháng sinh khi procalcitonin
< 0,25 μg/l (4).
KẾT LUẬN
Kháng sinh ban đầu trong SNK hầu hết là
kháng sinh phổ rộng, tỷ lệ dùng kháng sinh đơn
trị và phải đổi kháng sinh trong vòng 24 giờ còn
cao. Do vậy cần một chiến lược dùng kháng sinh
thích hợp, linh hoạt hơn ở bệnh nhi SNK nhằm
đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn thông qua việc
cho kháng sinh sớm, thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abad CL. Safdar N (2011). ʺAntimicrobial Therapy of Sepsis
and Septic Shock—When Are Two Drugs Better Than One?ʺ
Crit Care Clin: e1‐e27.
2. Aneja R, Carcillo J (2011). ʺDifferences between adult and
pediatric septic shock.ʺ Minerva Anestesiol 77(10):pp 986‐992.
3. Dellinger RP, Levy MM, Carletet MJ (2008). ʺSurviving Sepsis
Campaign: international guidelines for management of severe
sepsis and septic shock: 2008.ʺ Crit Care Med 36(1): pp 296‐327.
4. Dellinger RP, Levy MM, Rhodeset A (2013). ʺSurviving Sepsis
Campaign: International Guidelines for Management of Severe
Sepsis and Septic Shock: 2012.ʺ Critical care medicine 41(2): pp
580‐637.
5. Goldstein B, Giroir B, Randolph A (2005). ʺInternational
pediatric sepsis consensus conference: definitions for sepsis and
organ dysfunction in pediatrics.ʺ Pediatr Crit Care Med 6(1): pp
2‐8.
6. Kumar A, Roberts D, Wood KE (2006). ʺDuration of
hypotension before initiation of effective antimicrobial therapy
is the critical determinant of survival in human septic shock.
Crit.ʺ Critical Care Med 34(6): pp 1589–1596.
7. Sharma S, Kumar A (2008). ʺAntimicrobial Management of
Sepsis and Septic Shock.ʺ Clin Chest Med(29): pp. 677–687.
Ngày nhận bài 10/08/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 19/08/2013.
Ngày bài báo được đăng: 15–09‐2013