Mở đầu: Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy
hiểm cho người bệnh, các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là một
trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh. Một trong số các biến chứng được quan tâm nhiều
nhất đó là biến chứng thận. Cho nên sự xuất hiện mircoalbumin niệu (MAU) là một xét nghiệm tất yếu được sử
dụng trên lâm sàng, đặc biệt trên những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có suy thận. Xét nghiệm MAU được xem như là
một xét nghiệm sàng lọc ban đầu trên bệnh nhân mắc bệnh về nội tiết chuyển hoá.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ biến chứng thận sớm ở bệnh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bằng xét nghiệm MAU sáng
sớm. Xác định một số yếu tố liên quan giữa bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có MAU.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang và phân tích. Nghiên cứu được thực hiện trên
224 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu trong
khoảng thời gian từ tháng 03/2014 đến tháng 10/2014.
Kết quả: Qua nghiên cứu, chúng tôi phát hiện được tỷ lệ biến chứng thận sớm trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2
bằng xét nghiệm MAU là 39,70%. Trên 224 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mà chúng tôi nghiên cứu thì tỷ lệ MAU (+)
gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 50 – 59 tuổi chiếm 39% . Ở nhóm bệnh với glucose máu lúc đói tăng ≥ 7 mmol/L
nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,2 lần nhóm bệnh nhân có glucose máu bình thường. Riêng đối với nhóm bệnh nhân
có HbA1C ≥ 6,5%, nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,7 lần so với nhóm HbA1C < 6,5%. Và đặc biệt, những trường
hợp triglycerid tăng và HDL-C giảm thì nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,0 và 2,4 lần những trường hợp triglycerid
và HDL-C bình thường.
Kết luận: Tỷ lệ MAU dương tính trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có biến chứng thận là 39,70%. Có mối tương
quan giữa nhóm tuổi, glucose máu lúc đói, HbA1C, triglycerid, HDL-C với MAU dương tính.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát biến chứng thận sớm bằng Microalbumin niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 127
KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG THẬN SỚM BẰNG MICROALBUMIN NIỆU
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THANH VŨ MEDIC BẠC LIÊU
Lê Xuân Trường*, Lâm Thùy Như*, Chung Bá Huy**
TÓM TẮT
Mở đầu: Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy
hiểm cho người bệnh, các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là một
trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh. Một trong số các biến chứng được quan tâm nhiều
nhất đó là biến chứng thận. Cho nên sự xuất hiện mircoalbumin niệu (MAU) là một xét nghiệm tất yếu được sử
dụng trên lâm sàng, đặc biệt trên những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có suy thận. Xét nghiệm MAU được xem như là
một xét nghiệm sàng lọc ban đầu trên bệnh nhân mắc bệnh về nội tiết chuyển hoá.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ biến chứng thận sớm ở bệnh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bằng xét nghiệm MAU sáng
sớm. Xác định một số yếu tố liên quan giữa bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có MAU.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang và phân tích. Nghiên cứu được thực hiện trên
224 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu trong
khoảng thời gian từ tháng 03/2014 đến tháng 10/2014.
Kết quả: Qua nghiên cứu, chúng tôi phát hiện được tỷ lệ biến chứng thận sớm trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2
bằng xét nghiệm MAU là 39,70%. Trên 224 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mà chúng tôi nghiên cứu thì tỷ lệ MAU (+)
gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 50 – 59 tuổi chiếm 39% . Ở nhóm bệnh với glucose máu lúc đói tăng ≥ 7 mmol/L
nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,2 lần nhóm bệnh nhân có glucose máu bình thường. Riêng đối với nhóm bệnh nhân
có HbA1C ≥ 6,5%, nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,7 lần so với nhóm HbA1C < 6,5%. Và đặc biệt, những trường
hợp triglycerid tăng và HDL-C giảm thì nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,0 và 2,4 lần những trường hợp triglycerid
và HDL-C bình thường.
Kết luận: Tỷ lệ MAU dương tính trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có biến chứng thận là 39,70%. Có mối tương
quan giữa nhóm tuổi, glucose máu lúc đói, HbA1C, triglycerid, HDL-C với MAU dương tính.
Từ khóa: HbA1C, đái tháo đường typ2, microalbumin niệu.
ABSTRACT
EARLY DETECTION OF RENAL COMPLICATION BY MICROALBUMIN IN TYP 2 DIABETES
MELLITUS IN PATIENTS AT THANH VU BAC LIEU HOSPITAL
Le Xuan Truong, Lam Thuy Nhu, Chung Ba Huy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 127 - 133
Background: Diabetes mellitus typ 2 is a metabolic disorder that causes many chronic complications which
are not only serious sequelae but also is one of the main causes mortality for patients. One of the complications are
most concerned that the renal complications. Thus, microalbuminuria (MAU) is an indispensable test is used in
clinical practice, especially in the field of endocrine metabolic diseases, which is an initial screening test in patients
* Bộ môn Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh Viện Đa Khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Xuân Trường ĐT: 01269872057 Email: lxtruong57@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 128
with typ 2 diabetes mellitus with renal failure.
Objectives: The purpose of this study is to determine the percentage of early renal complications in patients
with typ 2 diabetes mellitus by using MAU testing in the morning. Identification the relation between relevant
factors and patients with typ 2 diabetes mellitus has MAU.
Method: Cross-sectional and descriptive analysis. The study was carried out on 224 patients with typ 2
diabetes mellitus at Thanh Vu Medic Bac Lieu hospital from March to October 2014 by measuring MAU and
relevant relative factors.
Result: We found that the percentage of early renal complications in patients with typ 2 diabetes mellitus by
using MAU is 39.70%. In 224 patients with typ 2 diabetes, the rate of microalbumin in patients from 50 to 59
years was 39%. In the subgroup of patients with increased fasting blood glucose ≥ 7mmol/L, the risk of MAU
positive was 2.2 times higher than patients with normal blood glucose. Particularly for patients with HbA1C
≥6.5%, the risk of MAU increase 2.7 times when compared to HbA1C <6.5%. Especially, patients raise
triglycerides and HDL-C decrease led to risk of MAU positive were 3.0 and 2.4 times higher than normal.
Conclusion: The percentage of MAU in patients with typ 2 diabetes mellitus has renal complications is
39.70%. There is a correlation between age, fasting blood glucose, HbA1C, triglyceride, HDL-C and MAU
positive.
Key words: HbA1C, diabetes mellitus typ II, and microalbuminuria.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong số bệnh nội tiết và bệnh rối loạn
chuyển hóa thì bệnh ĐTĐ và đặc biệt là ĐTĐ týp
2 gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm.
Các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di
chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là một
trong những nguyên nhân chính gây tử vong
cho người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là do
ĐTĐ týp 2 và thường được phát hiện muộn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có hơn 50% bệnh
nhân (BN) ĐTĐ týp 2 khi được phát hiện đã có
biến chứng(7,9).
Biến chứng thận là vấn đề hết sức nghiêm
trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường, nó
thuộc biến chứng mạch máu nhỏ, đặc trưng bởi
sự dày màng đáy của mao mạch cầu thận, lắng
đọng glycoprotein ở trung mạc(9). Theo báo cáo
năm 2000 thì ĐTĐ chiếm gần một nửa trong số
các nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn
cuối tại Singapore(16). Sự gia tăng số lượng bệnh
nhân suy thận mạn giai đoạn cuối do ĐTĐ là
một vấn đề có tính thời sự toàn cầu(15).
Tại Việt Nam, theo thống kê cuả một số tác
giả tỷ lệ biến chứng thận tiết niệu nói chung
do ĐTĐ là 30%. Năm 2000, theo Thái Hồng
Quang, tỷ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị tại
bệnh viện, biến chứng thận là 42,85% trong đó
14,2% suy thận giai đoạn cuối(11). Năm 1996,
tác giả Diệp Thị Thanh Bình ghi nhận được số
bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại bệnh viện có biến
chứng thận là 33,7%(3). Năm 2000, tác giả
Nguyễn Khoa Diệu Vân tìm được tỷ lệ là
31,6%(8). Năm 2009, tác giả Hồ Hữu Hóa tìm
được là 45,7%. Và tác giả Lê Thị Kim Chi
chứng minh được tỷ lệ biến chứng thận trên
bệnh nhân ĐTĐ là 36,5% vào năm 2012(5). Gần
đây, MAU được sự quan tâm rộng rãi của các
bác sĩ lâm sàng, đặc biệt trong chẩn đoán tổn
thương thận do ĐTĐ(14). Công trình nghiên
cứu về hình thái học của tác giả Trần Xuân
Trường vào năm 2008, nghiên cứu trên 68
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy tỷ lệ MAU dương
tính là 33,8%(12). Từ đó cho thấy những tổn
thương về cấu trúc như tăng thể tích gian bào,
giảm diện tích lọc của cầu thận gặp ở tỷ lệ cao
khi albumin niệu vượt quá 45mg/24h, chứng
tỏ MAU là dấu ấn rất sớm nhận biết tổn
thương thận(15).
Hiện đã có một số công trình nghiên cứu về
biến chứng vi mạch do ĐTĐ và đánh giá tổn
thương thận ở người ĐTĐ qua sinh thiết thận.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 129
Tuy nhiên phương pháp sinh thiết thận chỉ thực
hiện ở những cơ sở có trang thiết bị kỹ thuật cao.
Cho nên MAU là một xét nghiệm tất yếu được
sử dụng trên lâm sàng, đặc biệt trong lĩnh vực
bệnh tim mạch và nội tiết chuyển hoá, được xem
như là một xét nghiệm sàng lọc ban đầu trên
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có suy thận. MAU được
coi là yếu tố tiên lượng tỷ lệ tử vong, biến chứng
thận và tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ(15). Để đánh
giá vai trò của MAU trong chẩn đoán sớm biến
chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát biến
chứng thận sớm bằng MAU trên bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa
khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 điều
trị ngoại trú tại khoa khám bệnh viện đa khoa
Thanh Vũ Medic Bạc Liêu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ theo
tiêu chuẩn của American Diabetes Association
2013 (ADA)(2) khi có một trong các tiêu chuẩn
sau:
+ Triệu chứng tăng glucose huyết và đường
huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L)*
+ Glucose huyết đói ≥ 126 mg/dL (7mmol/L)*
+ Glucose huyết sau 2 giờ uống 75g glucose
≥ 200 mg/dL (11,1mmol/L)*
+ HbA1C ≥ 6,5 %
+ Mircoalbumin niệu > 200 µg/phút
* Lập lại xét nghiệm lần 2 nếu không có triệu
chứng lâm sàng
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân ĐTĐ týp 1, ĐTĐ thai nghén
hoặc đái tháo khác thứ phát sau Basedow, hội
chứng Cushing.
- Bệnh nhân không có biến chứng nặng, cấp
tính như: hôn mê nhiễm cetone, hôn mê tăng áp
lực thẩm thấu, nhiễm trùng cấp tính.
- Bệnh nhân mắc bệnh thận như: nhiễm
khuẩn tiết niệu hay các bệnh thận khác, tiểu máu
vi thể hay đại thể, sỏi thận.
- Đang trong đợt mất bù của suy tim, suy
gan.
- ĐTĐ týp 2 đã có protein niệu (+).
Cỡ mẫu
Theo công thức:
Trong đó:
m: độ sai số
p: tỷ lệ mà chúng ta ước tính.
Theo các nghiên cứu trước ta có m = 0,06 và p
= 0,3
Vậy từ công thức trên ta tính được cỡ mẫu n
là: 224.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo nghiên cứu
mô tả, cắt ngang.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: tất cả bệnh
nhân thuộc diện nghiên cứu được hỏi bệnh sử
cẩn thận, khám lâm sàng và làm các xét nghiệm
cận lâm sàng.
Các chỉ số lâm sàng
Họ và tên, tuổi, giới .
Tiền căn bản thân: tăng huyết áp, ĐTĐ, thời
gian phát hiện bệnh.
Chỉ số BMI
Các chỉ số cận lâm sàng
Đường huyết đói
HbA1C
Triglyceride
Cholesterol total
HDL-C
LDL-C
p (1 – p)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 130
Albumin niệu, creatinin niệu → tỷ số
albumin/creatinin.
Chẩn đoán tăng huyết áp theo tiêu chuẩn
JNC VII, tăng huyết áp khi huyết áp ≥ 140/90
mmHg.
Chẩn đoán microalbuminuria khi tỷ lệ
albumin/creatinin niệu 30-299 µg/mg.
Kỹ thuật xét nghiệm
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được
khám lâm sàng, phỏng vấn thu thập thông tin
theo mẫu bệnh án nghiên cứu đã được chuẩn bị
trước.
Máu được lấy vào lúc sáng sớm lúc bệnh
nhân chưa ăn sáng. Lấy máu tĩnh mạch để làm
xét nghiệm trong vòng 4 giờ sau khi lấy mẫu.
Nước tiểu được lấy vào lúc sáng sớm lúc
bệnh nhân chưa vận động nhiều.
Một số kỹ thuật xét nghiệm
Các xét nghiệm hóa sinh máu được chạy trên
máy Olympus AU400.
Đối với các xét nghiệm hóa sinh được thực
hiện nội và ngoại kiểm tra chất lượng với các
huyết thanh kiểm tra của hãng Beckman
Coulter.
+ Định lượng cholesterol dùng kỹ thuật
CHOD-PAP.
+ Định lượng triglyceride dùng phương
pháp so màu dùng enzyme (enzymatic
hydrolysis).
+ Định lượng HDL-C dùng phương pháp so
mẫu dùng enzyme (enzymatic coloromitric).
+ Định lượng LDL-C bằng phương pháp
enzyme.
+ Định lượng ure được định lượng bằng
phương pháp enzyme với salicylat.
+ Định lượng creatinin theo phương pháp
Jaffe.
+ Định lượng glucose trong huyết thanh
bằng phản ứng oxy hóa với enzyme glucose
oxidase.
- Bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu là
hoàn toàn tự nguyện. Các thông tin do đối tượng
nghiên cứu cung cấp được bảo mật.
- Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS
19.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo giới
Tỷ lệ nữ cao hơn nam trong nghiên cứu
(nam 1:nữ 2,39)
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo tuổi
6.7
18.3
36.6
30.8
5.8
1.8
0
5
10
15
20
25
30
35
40
30-39 40-49 50-59 60-69 70-79 ≥ 80
Biểu đồ 1. Phân bố theo nhóm tuổi
Trong thời gian từ tháng 3/2014 đến 10/2014,
chúng tôi thu thập được 224 bệnh nhân được
chẩn đoán ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại khoa
khám Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc
Liêu, kết quả như sau:
Tuổi trung bình là 55,83 ± 10,12, nữ chiếm
70,50%, nam chiếm 29,50%, điều này phù hợp
với các nghiên cứu khác trong nước và y văn.
Tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 30 tuổi, lớn nhất là 85
tuổi. Độ tuổi từ 50 – 59 chiếm tỷ lệ cao nhất là
36,6% với 82 bệnh nhân.
Bảng 1: Tỷ lệ MAU (+) ở một số tác giả
Tác giả Số BN
nghiên cứu
Tỷ lệ %
MAU (+)
Lê Thị Kim Chi (2012) 262 36,5%
Hồ Hữu Hóa (2009) 116 45,7%
Nguyễn Khoa Diệu Vân (2000) 40 31,6%
Diệp Thi Thanh Bình (1997) 55 33,7%
Thời gian phát hiện ĐTĐ trung bình là 3,95 ±
4,21 năm, nhỏ nhất 1 năm lớn nhất 28 năm. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
một số kết quả nghiên cứu về kết quả phân bố tỷ
Tuổi
Tỷ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 131
lệ mắc bệnh ĐTĐ theo giới trong nước như tác
giả Nguyễn Thị Thu Thủy, TPHCM, tỷ lệ bệnh
ĐTĐ <5 năm là 68,5%. Theo nghiên cứu của Trần
Xuân Trường và cộng sự tại bệnh viện Nội tiết
Trung ương cho biết thời gian mắc bệnh chủ yếu
từ 1 đến 5 năm(12). Điều này cũng phù hợp với
nhận định chung về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ không
ngừng tăng lên ở Việt Nam và Việt Nam là một
trong những quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ gia tăng khá
nhanh so với thế giới.
Phương pháp định lượng protein niệu thông
thường hoàn toàn không tìm thấy protein trong
nước tiểu nước tiểu trên tất cả đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi. Nhưng khi tiến hành làm xét
nghiệm MAU thì phát hiện được một phần ba
trong số đó đã bắt đầu có tổn thương màng lọc
cầu thận. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ
MAU là 39,70%. Tần xuất MAU (+) trong nghiên
cứu của tôi tương đương với tác giả Lê Thị Kim
Chi (36,50%) (Bảng 1)(5) nhưng thấp hơn của tác
giả Hồ Hữu Hóa (45,70%) và cao hơn của tác giả
nguyễn Khoa Diệu Vân (31,60%)(8), Diệp Thi
Thanh Bình (33,70%)(3). Sự khác nhau này có thể
do cách lựa chọn bệnh nhân, phương pháp đánh
giá thuộc loại định tính, bán định lượng hay
định lượng.
Đặc điểm lâm sàng
Tương quan giữa MAU với BMI
Hiện nay thừa cân đang tăng lên với tốc độ
báo động không những ở các nước phát triển mà
cả ở những nước đang phát triển. NHANES III
(1988–1991) cho thấy tỷ lệ béo phì ở Mỹ là 33%
tăng so với 25% ở NHANES II (1976- 1980). Có
nhiều bằng chứng cho thấy béo phì là yếu tố
nguy cơ quan trọng cho ĐTĐ týp 2 qua cơ chế đề
kháng insulin, ngoài ra nó còn là yếu tố nguy cơ
cho bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu của Trần
Đức và cộng sự cho thấy những người có BMI
trên 25 có nguy cơ bị ĐTĐ týp 2 nhiều gấp 3,74
lần so với người bình thường. Nghiên cứu của
chúng tôi trên 224 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 nhận
thấy đa số bệnh nhân nghiên cứu có thể trạng
trung bình và hơi mập, BMI trung bình 24,04 ±
3,03 (Bảng 2), có liên quan tuyến tính với MAU
(P <0,015). MAU (+) tập trung ở những bệnh
nhân có chỉ số BMI cao.
Tương quan giữa MAU với tuổi và giới
Tỷ lệ MAU (+) ở bệnh nhân ĐTĐ trong
nghiên cứu của chúng tôi là 39,4% của nam và
của nữ là 39,9% (P = 0,497) không có ý nghĩa
thống kê. Tương tự như nghiên cứu của chúng
tôi nghiên cứu của Trần Xuân Trường và cộng
sự năm 2008 ở bệnh viện Nội tiết Trung ương
cũng không thấy sự khác biệt về tỷ lệ MAU giữa
nam và nữ (46,70% so với 53,30% , P >0,05 )(12).
Khi xem xét tỷ lệ MAU (+) theo từng nhóm tuổi,
tôi nhận thấy MAU (+) tăng cao ở nhóm tuổi 50 –
59 tuổi, chiếm 39 %, tỷ lệ này cũng tương đương
với tác giả Khoa Nguyễn Diệu Vân (8) và Nguyễn
Đạt Anh (2005) nghiên cứu trên 338 bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 cũng thấy tỷ lệ MAU (+) ở nhóm tuổi
50-59 là 41,70%.
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung bình Trung
vị
Thời gian phát
hiện ĐTĐ (năm)
1 28 3,95 ± 4,21 2
BMI (kg/m2) 16,0 34,85 24,04 ± 3,03 24,08
Glucose (mg/dL) 79 522 168,72 ± 69,17 148
HbA1C (%) 4,9 14,2 8,47 ± 2,13 7,85
Cholesterol
(mg/dL)
98 349 212,96 ± 52,04 213
Triglycerid
(mg/dL)
102 799 283,32 ± 141,99 241
HDL-C (mg/dL) 20,7 79 48,08 ± 8,93 48
LDL-C (mg/dL) 86 611 287,03 ± 103,16 294
Microalbumin
niệu (mg/L)
4,4 137,8 39,70 ± 31,11 23
Mối liên quan giữa MAU và thời gian phát
hiện đái tháo đường
Thời gian phát hiện ĐTĐ ở nhóm bệnh nhân
có MAU (+) từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ 47,60% và
bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trên 10
năm chiếm 66,70%, dưới 5 năm là 34,10%, và sau
15 năm tỷ lệ này đã tăng lên đến 83,31%. Kết quả
này cho thấy tỷ lệ MAU (+) có xu hướng tăng
theo thời gian phát hiện ĐTĐ, nghĩa là thời gian
phát hiện ĐTĐ càng dài thì tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ
có MAU (+) càng tăng. Do đó việc thăm khám
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 132
toàn diện một cách định kỳ cho các bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 là một việc làm đặc biệt quan trọng
phát hiện sớm các biến chứng và có biện pháp
kiểm soát glucose, các yếu tố gây tăng glucose
chặt chẽ hơn.
Mối liên quan giữa MAU và glucose máu
đói, HbA1C
ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hoá glucid
mạn tính, bệnh tiến triển sẽ dẫn đến các biến
chứng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có
mối tương quan tương đối rõ giữa glucose máu
với các biến chứng mạch máu lớn và vi mạch ở
cả bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2. Klein R
và cộng sự (1994) nghiên cứu trên 3000 bệnh
nhân ĐTĐ thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức
độ kiểm soát glucose máu với tỷ lệ mắc hàng
năm cũng như tiến triển của bệnh lý võng mạc.
Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, nghiên cứu của Irence
và cộng sự trên hơn 4000 bệnh nhân cho thấy cứ
giảm 1% HbA1c thường kết hợp với giảm 25%
nguy cơ biến chứng vi mạch, 18% nguy cơ nhồi
máu cơ tim và giảm 17% nguy cơ tử vong. Tổ
chức ĐTĐ thế giới (IDF) đã đề nghị mục tiêu
kiểm soát glucose máu với glucose máu lúc đói
dưới 6,0 mmol/l và HbA1C dưới 6,5%(4). Hiệp hội
ĐTĐ Mỹ (ADA) 2006 đã đưa ra mục tiêu kiểm
soát glucose máu cao hơn IDF với glucose máu
lúc đói < 7,0 mmol/L và HbA1C dưới 7%(2). Tuy
nhiên phần lớn người mắc bệnh ĐTĐ ở nước ta
cũng như ở các nước khác đều không đạt mục
tiêu này.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy, gần 3/4 bệnh nhân ở nhóm MAU (+) và
gần 1/2 bệnh nhân ở nhóm MAU (-) có glucose
máu lúc đói trên 7,0 mmol/L và HbA1C trên
6,5%, chỉ có 28% bệnh nhân ở nhóm MAU (+)
và 52% bệnh nhân ở nhóm MAU (-) đạt mục
tiêu kiểm soát glucose máu với HbA1C dưới
6,5%. Như vậy, có thể thấy kiểm soát glucose
máu ở các bệnh nhân ĐTĐ nói chung và bệnh
nhân ĐTĐ MAU (+) đều chưa tốt. Đây cũng là
thực trạng chung của các bệnh nhân ĐTĐ Việt
Nam. Nghiên cứu Tạ Văn Bình (2003) thấy
hơn 80% bệnh nhân ĐTĐ vẫn không đạt mục
tiêu điều trị đề nghị HbA1C dưới 6,5%(10).
Nguyên nhân chính do vẫn còn khoảng cách
giữa hướng dẫn điều trị và thực hành lâm
sàng, cũng như thiếu chiến lược quản lý tốt để
giúp người bệnh đạt mục tiêu kiểm soát
glucose máu.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kiểm soát
tốt glucose máu góp phần làm giảm nhiều
biến chứng vi mạch và mạch máu lớn. Do vậy
kiểm soát glucose máu tốt sẽ góp phần là giảm
tỷ lệ MAU (+) ở bệnh nhân ĐTĐ và giúp làm
giảm tỷ lệ biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ.
Khi đã có dấu hiệu MAU (+) thì vấn đề khống
chế glucose và huyết áp càng cần được quan
tâm chặt chẽ hơn để hạn chế sự phát triển của
biến chứng thận(13).
Nhận xét kết quả xét nghiệm lipid máu và
mối liên quan với MAU
Rối loạn lipid máu rất thường gặp ở bệnh
nhân ĐTĐ. Người mắc ĐTĐ có tỷ lệ rối loạn
chuyển hoá lipid cao gấp 2-3 lần người không
mắc ĐTĐ. Các nghiên cứu trên thế giới cũng
như Việt Nam đều có chung một nhận xét có thể
gặp 70 – 100% bệnh nhân ĐTĐ có bất thường
một hoặc nhiều thành phần lipid. Đặc điểm nổi
bật cả bất thường lipid máu bệnh nhân ĐTĐ týp
2 là tăng cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng
triglycerid, giảm hàm lượng HDL-C, tăng tỷ số
cholesterol toàn phần trên HDL-C .
Qua nghiên cứu trên 224 nhân ĐTĐ týp 2
chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn
lipid máu khá cao, thường gặp nhất là tăng
triglycerid (42,7%) và tăng cholesterol toàn phần
(38,9%). Trong nhóm so sánh giữa nhóm bệnh
nhân có MAU (+) và nhóm MAU (-), chúng tôi
thấy có sự khác bi