Khảo sát biểu hiện p53 trên ung thư thanh quản và mối tương quan với lâm sàng và hình ảnh học

Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu sự biểu hiện của kháng nguyên p53 trong ung thư thanh quản và mối tương quan với lâm sàng và hình ảnh học. Phương pháp nghiên cứu: 39 trường hợp ung thư thanh quản được phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2010 đến tháng 4/2011. Sau đó được nghiên cứu hóa mô miễn dịch p53. Kết quả: Tỷ lệ dương tính của kháng nguyên p53 trong ung thư thanh quản là 61,5%, trong đó p53 (1+) là 12,8%, p53 (2+) là 12,8%, p53 (3+) là 35,9%. Biểu hiện p53 (+) xuất hiện trong nhóm yếu tố nguy cơ hút thuốc uống rượu nhiều nhất chiếm tỷ lệ 58,6%, xuất hiện ở vị trí hạ thanh môn nhiều nhất 100%, và ở loại mô học carcinoma tế bào gai biệt hóa kém chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Kết luận: Tỷ lệ dương tính của p53 với yếu tố nguy cơ, với vị trí giải phẫu học của khối u, với hạch di căn, với giai đoạn lâm sàng, với loại mô học khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhưng mức độ dương tính của p53 với loại mô học khác biệt có ý nghĩa thống kê.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát biểu hiện p53 trên ung thư thanh quản và mối tương quan với lâm sàng và hình ảnh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 136 KHẢO SÁT BIỂU HIỆN p53 TRÊN UNG THƯ THANH QUẢN VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC Lê Nguyên Hòa*, Lâm Huyền Trân**, Hứa Thị Ngọc Hà*** TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu sự biểu hiện của kháng nguyên p53 trong ung thư thanh quản và mối tương quan với lâm sàng và hình ảnh học. Phương pháp nghiên cứu: 39 trường hợp ung thư thanh quản được phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2010 đến tháng 4/2011. Sau đó được nghiên cứu hóa mô miễn dịch p53. Kết quả: Tỷ lệ dương tính của kháng nguyên p53 trong ung thư thanh quản là 61,5%, trong đó p53 (1+) là 12,8%, p53 (2+) là 12,8%, p53 (3+) là 35,9%. Biểu hiện p53 (+) xuất hiện trong nhóm yếu tố nguy cơ hút thuốc uống rượu nhiều nhất chiếm tỷ lệ 58,6%, xuất hiện ở vị trí hạ thanh môn nhiều nhất 100%, và ở loại mô học carcinoma tế bào gai biệt hóa kém chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Kết luận: Tỷ lệ dương tính của p53 với yếu tố nguy cơ, với vị trí giải phẫu học của khối u, với hạch di căn, với giai đoạn lâm sàng, với loại mô học khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhưng mức độ dương tính của p53 với loại mô học khác biệt có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: Đột biến, ung thư thanh quản. ABSTRACT EXPRESSION OF p53 IN LARYNGEAL CARCINOMA AND CORRELATION WITH CLINICAL AND IMAGES Le Nguyen Hoa, Lam Huyen Tran, Hua Thi Ngoc Ha * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 136 - 140 Purpose: To determine the expression of p53 in laryngeal carcinoma and correlation with clinical and images. Methods: 39 cases of laryngeal carcinoma were operated at the Cho Ray Hospital from June 2010 to April 2011. All specimens were studied in immunohistochemistry. Results: The positive rates of p53 in laryngeal carcinoma were 61,5% in that p53 (1+): 12,8%; p53 (2+): 12.8%; p53 (3+): 35.9%. Conclusions: The positive rates of p53 in laryngeal carcinoma with tobaco and alcohol use, primary site of tumors, nodal metastasis, histological grade, clinical staging were no statistically significant difference . But intensity of expression p53 with histological grade were statistically significant difference. Key word: Mutation, laryngeal cancer. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư thanh quản là loại bệnh lý ác tính hay gặp ở nước ta và có xu hướng ngày càng gia tăng, chiếm tỷ lệ khá cao gần 25% trong ung thư vùng đầu cổ. Ung thư thanh quản dù có được điều trị thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng * Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai ** Bộ môn Tai Mũi Họng -Đại học Y Dược TP. HCM *** Bộ môn Giải Phẫu Bệnh - Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BSCKII Lê Nguyên Hòa, ĐT: 0908225146, Email:hoanguyenent@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 137 sống. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của ung thư thanh quản. Tuy nhiên việc ứng dụng hóa mô miễn dịch trong nghiên cứu ung thư thanh quản chưa có nhiều. Riêng ở Việt Nam nghiên cứu theo hướng này mới chỉ là bước đầu. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu đặc điểm biểu hiện p53 trong ung thư thanh quản và mối tương quan với lâm sàng và hình ảnh học. ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện ở 39 trường hợp đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian 6/2010 – 4/2011. Bệnh nhân có đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu, nội soi thanh quản, CT Scan, xét nghiệm hóa mô miễn dịch p53. Tuổi của bệnh nhân từ 41 – 79 (trung bình 61,2 ± 9,6), chủ yếu là nam giới 89,7%. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang. Các bệnh phẩm sau phẫu thuật ung thư thanh quản được quan sát và mô tả về vị trí, kích thước, sau đó phẫu tích lấy bệnh phẩm từ vùng tổn thương cố định trong dung dịch formol buffer 10% gửi cho Bộ môn giải phẫu bệnh trong vòng 24 h. Nhuộm hóa mô miễn dịch p53 với kháng thể đơn dòng của chuột (BP53 – 11) của hãng Ventana cho mẫu mô được cố định trong formol đệm trung tính và vùi trong paraffin. Quy trình nhuộm hóa mô miễn dịch p53 được thực hiện bằng máy nhuộm tự động của hãng Ventana (Mỹ). Đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch p53 Được xác định là dương tính khi nhân tế bào bắt màu nâu. Mức độ dương tính được đánh giá dựa trên tỉ lệ % số tế bào bướu nhuộm dương tính trên tổng số tế bào bướu. Tỉ lệ này được tính bằng cách đếm số tế bào bướu nhuộm dương tính và tổng số tế bào bướu trong 5 vi trường (x200). Thang điểm đánh giá biểu hiện p53 được chia như sau: Âm tính (-): ≤ 10% số tế bào bướu bắt màu. Dương tính (1+): 11 – 30% số tế bào bướu bắt màu. Dương tính (2+): 31 – 50% số tế bào bướu bắt màu. Dương tính (3+): > 50% số tế bào bướu bắt màu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả như sau: Biểu hiện p53 trên ung thư thanh quản Biểu đồ: Phân phối bệnh nhân theo sự biểu hiện p53. Protein p53 biểu hiện quá trong 61,5% (24/39 trường hợp ) ung thư thanh quản, 12,8% biểu hiện (1+), 12,8% biểu hiện (2+) và 35,9% biểu hiện (3+). Biểu hiện P53 với tuổi Bảng 1: Liên quan giữa biểu hiện p53 với tuổi. Biểu hiện p53 p53(+) p53(-) Tổng < 50 tuổi 3 (75%) 1 (25%) 4 50 tuổi và 59 tuổi 9 (60%) 6 (40%) 15 60 tuổi và 69 tuổi 5 (50%) 5 (50%) 10 > 69 tuổi 7 (70%) 3 (30%) 10 Tổng 24 (61,5%) 15 (38,5%) 39 Nhận xét: Tuổi có p53 dương tính nhiều nhất là 69, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P = 0,756 > 0,05). Biểu hiện P 53 với giới tính Bảng 2: Liên quan giữa biểu hiện p53 với giới tính. Biểu hiện p53 p53(+) p53(-) Tổng Nam 20 (57,1%) 15 (42,9%) 35 Nữ 4 (100%) 0 (0%) 4 Tổng 24 (61,5%) 15 (38,5%) 39 Nhận xét: Nữ có tỷ lệ p53 dương tính 100% nhưng qua phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa (P = 0,095 > 0,05). Biểu hiện p 53 với thuốc lá Bảng 3: Liên quan giữa biểu hiện P53 với thuốc lá. Biểu hiện p53 p53(+) p53(-) Tổng Không hút thuốc lá 5 (83,3%) 1 (6,7%) 6 Hút thuốc lá 19 (57,6%) 14 (42,4%) 33 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 138 Biểu hiện p53 p53(+) p53(-) Tổng Tổng 24 (61,5%) 15 (38,5%) 39 Nhận xét: Người hút thuốc lá có tỷ lệ p53 dương tính nhiều hơn là âm tính, nhưng qua phân tích thống kê, sự khác biệt không có ý nghĩa (P = 0,233 > 0,05). Biểu hiện P 53 với vị trí nguyên phát Bảng 4:Lliên quan giữa biểu hiện P53 với vị trí nguyên phát. Biểu hiện 53 p53(+) p53(-) Tổng Thượng thanh môn 9(69,2%) 4(30,8%) 13 Thanh môn 14(56%) 11(44%) 25 Hạ thanh môn 1(100%) 0(0%) 1 Tổng 24 15 9 Nhận xét: Tỷ lệ p53 dương tính cao nhất ở hạ thanh môn (100%), thượng thanh môn (69,2%), thanh môn là 56%, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa (P = 0,53 > 0,05). Biểu hiện P53 với vị trí và mức độ xâm lấn của khối u (T) Bảng 5: Liên quan giữa biểu hiện P53 với vị trí và mức độ xâm lấn của khối u (T). p53(+) p53(-) Tổng T1 2(66,7%) 1(33,3%) 3 T2 6(50%) 6(50%) 12 T3 12(66,7%) 6(33,3%) 18 T4 4(66,7%) 2(33,3%) 6 Tổng 24 15 39 Nhận xét: Tỷ lệ p53 dương tính nhiều nhất T1, T3, T4 cùng chiếm tỷ lệ 66,7%, T2(50%) , nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa (P = 0,807 > 0,05). Biểu hiện P53 với sự di căn hạch trên lâm sàng Bảng 6: Liên quan giữa biểu hiện P53 với sự di căn hạch trên lâm sàng. p53(+) p53(-) Tổng N0 13(59,1%) 9(40,9%) 22 N1 2(33,3%) 4(66,7%) 6 N2 7(77,8%) 2(22,2%) 9 N3 2(100%) 0(0%) 2 Tổng 24 15 39 Nhận xét: Tỷ lệ p53 dương tính chiếm 100% N3, kế đến N2 77,8%, thấp nhất N1 33,3%, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa (P = 0,228 > 0,05). Bảng 7: Liên quan giữa mức độ biểu hiện P53 với di căn hạch trên lâm sàng. N0 N1 N2 N3 Tổng p53(-) 9(60%) 4(26,7%) 2(13,3%) 0(0%) 15 p53(1+) 4(80%) 0(0%) 1(20%) 0(0%) 5 p53(2+) 2(40%) 0(0%) 1(20%) 2(40%) 5 p53(3+) 7(50%) 2(14,3%) 5(35,7%) 0(0%) 14 Tổng 22 6 9 2 39 Nhận xét: Tỷ lệ p53 (-) có thể gặp ung thư thanh quản không hạch hoặc có hạch N1, N2, nhưng không gặp hạch N3, mức độ dương tính p53 (3+) gặp nhiều ở ung thư có hạch N2, mặc dầu không có ở N3, nhưng qua phân tích thống kê có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ biểu hiện p53 với di căn hạch trên lâm sàng và đây là mối tương quan thuận (P = 0,026 < 0,05, R = 0,023). Biểu hiện P53 với giai đoạn lâm sàng. Bảng 8: Liên quan giữa biểu hiện P53 với giai đoạn lâm sàng. Biểu hiện p53 p53(+) p53(-) Tổng Giai đoạn I 2(66,7%) 1(33,3%) 3 Giai đoạn II 4(80%) 1(20%) 5 Giai đoạn III 17(60,7%) 11(39,3%) 28 Giai đoạn IV 1(33,3%) 2(66,7%) 3 Tổng 24 15 39 Nhận xét: Ta thầy tỉ lệ dương tính p53 với giai đoạn lâm sàng không theo qui luật nào cả, giai đoạn IV, bệnh nặng nhất nhưng tỷ lệ thấp nhất (33,3%), sự khác biệt này không có ý nghĩa (P = 0,622 > 0,05). Biểu hiện P53 với loại mô bệnh học Bảng 9: Liên quan giữa biểu hiện P53 với loại mô học. Carcinome tế bào gai p53(+) p53(-) Tổng Biệt hóa cao 7(70%) 3(30%) 10 Biệt hóa vừa 15(55,6%) 12(44,4%) 27 Biệt hoác kém 2(100%) 0(0%) 2 Tổng 24 15 39 Nhận xét: Tỷ lệ p53 dương tính cao nhất ở carcinôm tế bào gai biệt hóa kém 100%, biệt hóa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 139 vừa chỉ 55,6%, mà biệt hóa cao 70%, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa (P = 0,375 > 0,05). Bảng 10: Liên quan giữa mức độ biểu hiện P53 với mô học. Carcinôm tế bào gai Biệt hóa cao Biệt hóa vừa Biệt hóa kém Tổng p53(-) 3(30%) 12(44,4%) 0(0%) 15 p53(1+) 2(20%) 1(3,7%) 2(100%) 5 p53(2+) 3(30%) 2(7,41%) 0(0%) 5 p53(3+) 2(20%) 12(44,4%) 0(0%) 14 Tổng 10 27 2 39 Nhận xét: 100% ung thư thanh quản loại carcinôm tế bào gai biệt hóa kém có mức độ biểu hiện p53 (1+), còn mức độ biểu hiện P53 (2+) và p53 (3+) đều có ung thư thanh quản loại carcinôm tế bào gai biệt hóa cao, vừa. Qua phân tích, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,002 < 0,05) và là tương quan nghịch (R = - 0,012). BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 39 trường hợp ung thư thanh quản, tỷ lệ p53 dương tính chiếm tỷ lệ là 61,5%, tỷ lệ biểu hiện của gen này khác nhau tùy từng tác giả và phương pháp khảo sát, dao động từ 42,2% - 65,1%. Ý nghĩa của gen p53 trong ung thư thanh quản vẫn còn nhiều bàn cãi vì kết quả nghiên cứu của các tác giả chưa hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chứng minh rằng gen p53 – một gen đè nén u, đảm nhận nhiều chức năng, đặc biệt là chận tiến trình phân bào. Đột biến gen P53 tạo ra những phân tử protein không có chức năng, tích tụ trong nhân, p53 tích tụ càng nhiều tiên lượng càng xấu. Trong tế bào bình thường, lượng protein p53 rất thấp do tồn tại ngắn (6-20 phút), bị phân hủy nhanh sau khi tổng hợp, do đó không thể phát hiện được bằng nhuộm hóa mô miễn dịch. Đột biến sai nghĩa sản xuất protein p53 đột biến bền vững hơn, có thời gian bán hủy đến 6 giờ, dẫn đến tích tụ nhiều trong nhân tế bào nên có thể phát hiện được qua nhuộm hóa mô miễn dịch. Về mối liên quan giữa p53 với loại mô học qua bảng 9 cho thấy: đối với carcinôm tế bào gai biệt hóa cao thì tỷ lệ p53 dương tính là 70%, với carcinôm tế bào gai biệt hóa vừa, tỷ lệ p53 dương tính là 55,6%, với carcinôm tế bào gai biệt hóa kém, tỷ lệ p53 dương tính là 100%. Điều này có nghĩa là độ biệt hóa của mô u càng kém thì tỷ lệ p53 dương tính càng cao và ngược lại, nhưng qua phân tích thống kê (P = 0,375 > 0,05) dẫn đến sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tương tự như những nghiên cứu khác (7,9). Về mối liên quan giữa mức độ dương tính p53 với loại mô học qua bảng 10 cho thấy: đối với carcinôm tế bào gai biệt hóa cao tỷ lệ p53 (1+), p53 (2+), p53 (3+) lần lượt là 20%, 30%, 20%, với carcinôm tế bào gai biệt hóa vừa tỷ lệ p53 (1+), p53 (2+), p53 (3+) lần lượt là 3,7%, 7,4%, 44,4%, với carcinôm tế bào gai biệt hóa kém tỷ lệ p53 (+) là 100%. Điều này có nghĩa là độ biệt hóa của khối u càng kém thì mức độ dương tính p53 càng thấp và ngược lại, qua phân tích thống kê cho ta thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và sự tương quan nghịch mức độ yếu (P = 0,002, R = -0,012). Về mối liên quan giữa p53 với di căn hạch, qua bảng 6 ta thấy: đối với hạch N1 tỷ lệ p53 dương tính là 33,3%, đối với hạch N2 tỷ lệ p53 dương tính là 77,8%, đối với hạch N3 tỷ lệ p53 dương tính là 100% . Điều này có nghĩa là hạch có kích thước càng lớn thì tỷ lệ p53 dương tính càng cao, nhưng qua phân tích thống kê, không tìm thấy liên quan có ý nghĩa (P = 0,228 > 0,05). Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu(1,9). Về mối liên quan giữa mức độ dương tính p53 với di căn hạch, qua bảng 7 ta thấy: p53 (1+) đối với N0 là 80%, với N1 là 0%, với N2 là 20%, N3 là 0%. p53 (2+) đối với N0 là 40%, với N1 là 0%, với N2 là 20%, N3 là 40%. P53 (3+) đối với N0 là 50%, với N1 là 14,3%, với N2 là 53,7%, N3 là 0%. Điều này có nghĩa là hạch càng lớn thì mức độ p53 dương tích càng cao và ngược lai, qua phân tích thống kê sự khác biệt này có ý nghĩa và có mối tương quan tỷ lệ thuận (P = 0,026 < 0,05, R = 0,023). Tỷ lệ p53 dương tính ở bệnh nhân hút thuốc lá chiếm tỷ lệ 57,6% gợi ra cơ chế gây ung thư Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 140 thanh quản do thuốc lá. Tuy nhiên phân tích thống kê không tìm thấy liên quan có ý nghĩa. Kết quả này cũng tương tự với nhiều nghiên cứu khác(9). Nghiên cứu này cũng có cùng kết quả với nhiều nghiên cứu trước đây, cho thấy biểu hiện p53 không liên quan đến, tuổi(3,7,9),giới tính(3,9), vị trí ung thư(3,7,9), giai đoạn lâm sàng(1,7). KẾT LUẬN Tỷ lệ p53 dương tính trong ung thư thanh quản là 61,5%, trong đó p53 (1+) là 12,8%, p53 (2+) là 12,8%, p53 (3+) là 35,9%. Biểu hiện p53 trong ung thư thanh quản không liên quan đến tuổi, giới tính, thói quen hút thuốc lá, vị trí ung thư, kích thước bướu, kích thước hạch, loại mô học, giai đoạn lâm sàng. Nhưng mức độ biểu hiện p53 có liên quan đến loại mô học và kích thước hạch, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này chưa đánh giá được ý nghĩa dương tính của p53, cần nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian dài hơn để xác định tỷ lệ tái phát, tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư thanh quản ở thời điểm 2 năm, 5 năm, 10 năm để biết p53 dương tính có thực sự là yếu tố tiên lượng xấu hay không. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anwar K, Nakakuki K, Imai H, Naiki H and Inuzuka M. (1993). “Over- expression of p53 protein in human laryngeal carcinoma”. Int J Cancer, 53, pp.952-956. 2. Fracchiolla N.S., Capaccio P., Carboni N., Pagliari A.V., Neri A., Ronchett D., Pruner G., Silvotti M.G., Pignataro L., Buffa R., Broich G. (1999). “ Immunohistochemical and molecular analysis of Bax, BCL-2, and p53 genes in laryngeal squamous cell carcinomas “. Anticancer Research, 19, pp.1043-1052. 3. Golusinski W., Olofsson J., Szmeja Z., Szyfter K., Szyfter W. Biczysko W., Hemminki K. (1997). “Alteration of p53 gen structure and function in laryngeal squamous cell cancer”. Eur Arch Otorhinolaryngol, 254, pp. 133-137. 4. Hứa Thị Ngọc Hà, Huỳnh Ngọc Linh (2001). “Ứng dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán giải phẫu bệnh ”. Y học TPHCM, số đặc biệt chuyên đề Giải Phẫu Bệnh, phụ bản của tập 5(4),tr.1-8. 5. Nguyễn Thế Dân, Hà Xuân Nguyên,(2007). “ Biểu hiện thụ thể Estrogen, Progesteron, gen p53, Ki67, Her-2/Neu trong ung thư biểu mô tuyến vú”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 13, 11(3), tr.106-109. 6. Nguyễn Thị Hồng (2006). Đột biến gen P53 và biểu hiện protein p53, MDM2, Ki67, MMP9, trong ung thư niêm mạc miệng của người Việt Nam. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM. 7. Salam M, Rockett J and Morris A. (1995). “The prevalence of different human papillomavirus types and p53 mutations in laryngeal carcinomas: is there a reciprocal relationship ?”. European Journal of surgical oncology, 21, pp.290-296. 8. Suzuki T, Shidara K, Hara F, Nakajima T. (1994). “High frequency of p53 abnormality in laryngeal cancer of heavy smokers and its relation to human papillomavirus infection”. Jpn. J cancer Res, 85, pp.1087-1093. 9. Tan L.K.S and Ogden G. R. (1997). “p53 over-expression in laryngeal carcinoma is not predictive of response to radiotherapy”. Oral oncology, 33(3), pp.177-181. 10. Tatemoto Y., Osaki T., Yoneda K., Yamamoto T., Ueta E., Kimura T. (1998), “Expression of p53 and p21 proteins in oral squamous cell carcinoma: correlation with lymph node metastasis and response to chemoradiotherapy”, PatholRes Pract, 194, pp. 821-830. 11. Trịnh Tuấn Dũng, (2007). “Sự biểu hiện của các kháng nguyên p53, và Her-2/Neu trong ung thư đại trực tràng bằng hóa mô miễn dịch”, Y học TPHCM, chuyên đề Giải Phẫu Bệnh- Tế Bào Học, phụ bản tập 11 (3), tr. 89-94.
Tài liệu liên quan