Mục tiêu: Quá trình xơ vữa động mạch có thể bắt đầu sớm, ngay ở tuổi còn trẻ. Nghiên cứu nhằm khảo sát
yếu tố gây tăng bề dầy nội‐trung mạc động mạch cảnh, dấu ấn sớm của xơ vữa động mạch ở trẻ em béo phì.
Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng II từ 2008 đến 2010 trên 52 bệnh nhi béo
phì và 47 trẻ thuộc nhóm chứng.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên trẻ béo phì, được khảo sát cholesterol toàn phần,
LDL, HDL, triglyceride và CRP. Bề dầy nội‐trung mạc của động mạch cảnh được đo bằng siêu âm. Các xét
nghiệm máu trên đây cũng được thực hiện cho 47 trẻ thuộc nhóm chứng. .
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm trẻ béo phì: 12,0 ± 2,2 tuổi và BMI z‐ score: 30,3 ± 5,5. Tuổi trung bình
của nhóm chứng: 13,0 ± 2,9 tuổi và BMI z‐ score: 18,4 ± 2,4. Phân tích đơn biến cho thấy ở trẻ béo phì, bề dầy
nội‐trung mạc động mạch cảnh tương quan thuận với BMI, z‐score BMI và insulin lúc đói và tương quan
nghịch với HDL‐cholesterol. Bề dầy nội‐trung mạc động mạch cảnh không thay đổi với sự hiện diện của các yếu
tố nguy cơ tim mạch cổ điển như cao huyết áp, tiền căn gia đình có bệnh tim mạch hoặc sự hiện diện của hội
chứng chuyển hóa. Không ghi nhận mối tương quan giữa bề dầy nội‐trung mạc động mạch cảnh và CRP.
Kết luận: Độ nặng của tình trạng béo phì, tình trạng kháng insulin và giảm HDL‐cholesterol là các yếu tố
tiên lượng xơ vữa động mạch trẻ em béo phì. Việc kiểm soát cân nặng cần được thực hiện sớm ở trẻ em.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các yếu tố gây xơ vữa động mạch sớm ở trẻ em béo phì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 124
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ GÂY XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH SỚM
Ở TRẺ EM BÉO PHÌ
Nguyễn Thùy Châu*, Trần Thị Mộng Hiệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Quá trình xơ vữa động mạch có thể bắt đầu sớm, ngay ở tuổi còn trẻ. Nghiên cứu nhằm khảo sát
yếu tố gây tăng bề dầy nội‐trung mạc động mạch cảnh, dấu ấn sớm của xơ vữa động mạch ở trẻ em béo phì.
Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng II từ 2008 đến 2010 trên 52 bệnh nhi béo
phì và 47 trẻ thuộc nhóm chứng.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên trẻ béo phì, được khảo sát cholesterol toàn phần,
LDL, HDL, triglyceride và CRP. Bề dầy nội‐trung mạc của động mạch cảnh được đo bằng siêu âm. Các xét
nghiệm máu trên đây cũng được thực hiện cho 47 trẻ thuộc nhóm chứng. .
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm trẻ béo phì: 12,0 ± 2,2 tuổi và BMI z‐ score: 30,3 ± 5,5. Tuổi trung bình
của nhóm chứng: 13,0 ± 2,9 tuổi và BMI z‐ score: 18,4 ± 2,4. Phân tích đơn biến cho thấy ở trẻ béo phì, bề dầy
nội‐trung mạc động mạch cảnh tương quan thuận với BMI, z‐score BMI và insulin lúc đói và tương quan
nghịch với HDL‐cholesterol. Bề dầy nội‐trung mạc động mạch cảnh không thay đổi với sự hiện diện của các yếu
tố nguy cơ tim mạch cổ điển như cao huyết áp, tiền căn gia đình có bệnh tim mạch hoặc sự hiện diện của hội
chứng chuyển hóa. Không ghi nhận mối tương quan giữa bề dầy nội‐trung mạc động mạch cảnh và CRP.
Kết luận: Độ nặng của tình trạng béo phì, tình trạng kháng insulin và giảm HDL‐cholesterol là các yếu tố
tiên lượng xơ vữa động mạch trẻ em béo phì. Việc kiểm soát cân nặng cần được thực hiện sớm ở trẻ em.
Từ khóa: bề dầy nội‐trung mạc, cao huyết áp, động mạch cảnh, kháng insulin
ABSTRACT
RISK FACTOR OF EARLY ATHEROSCLEROSIS IN OBESE CHILDREN
Nguyen Thuy Chau, Tran Thi Mong Hiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2012: 124 ‐ 130
Objective: Atherosclerosis process starts at an early age and is linked to obesity. The aim of the study was to
investigate determinants of increased carotid intima‐media thickness (IMT), an early marker of atherosclerosis, in
obese children.
Patients and methods: In this prospective study, a total of 52 obese children and 47 nonobese children
were investigated at Nhi Dong 2 hospital, from 2008 to 2010. In obese children, total cholesterol, LDL, HDL,
triglyceride and CRP were determined. IMT was measured by ultrasound. Baseline measurements of blood
parameters were also performed in nonobese children.
Results: In the obese children, the mean age: 12.0 ± 2.2 years; BMI z‐ score: 30.3 ± 5.5. In nonobese
children, the mean age: 13.0 ± 2.9 years; BMI z‐ score: 18.4 ± 2.4. Univariate analysis showed a significant
positive correlation between IMT and BMI, BMI z‐score and fasting insulin levels, whereas an inverse
correlation with HDL‐cholesterol was found. No correlation was obtained between IMT and classical
* Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
** Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ‐ Khoa Thận ‐ Nội Tiết BV Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp ĐT: 0908.198.104 Email: tranmonghiep@yahoo.fr
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 125
cardiovascular risk factors such as hypertension, positive familial history or metabolism syndrome. CRP was not
associated with IMT in our obese population.
Conclusion: The degree of obesity, insulin resistance and low HDL‐cholesterol remained an predictive factor
of atherosclerosis in obese children. Control of weight need to be done early in the childhood.
Keywords: intima‐media thickness, hypertension, carotid, insulin resistance
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tần suất của bệnh béo phì ở trẻ em ngày
càng tăng. Tỉ lệ thừa cân ở trẻ vị thành niên tại
TP Hồ Chí Minh tăng nhanh từ 12,5% năm 2004
lên 16,7 % vào năm 2009; tỉ lệ trẻ béo phì tăng từ
1,7% năm 2004 lên 5,7 % vào năm 2009 (12).
Tại Hoa Kỳ, người ta ghi nhận có sự tăng
gấp 10 lần về tần suất mắc bệnh tiểu đường
không phụ thuộc insulin ở nhóm trẻ này.
Nghiên cứu đoàn hệ của Sinha và cộng sự (10)
trên nhóm trẻ béo phì từ 4 đến 10 tuổi và nhóm
trẻ từ 11 đến 18 tuổi, ghi nhận tình trạng không
dung nạp glucose lần lượt là 25% và 21%. Tiểu
đường týp 2 được tình cờ phát hiện trong 4% các
trẻ này.
Béo phì gây xơ vữa động mạch cảnh và
động mạch chủ rất sớm và từ lúc 2 tuổi (1). Tần
suất các yếu tố nguy cơ tim mạch (tăng
triglyceride, cholesterol, LDL‐cholesterol và
giảm HDL‐cholesterol, kháng insulin và cao
huyết áp) cao hơn ở nhóm trẻ béo phì so với
nhóm chứng, không bị béo phì. Nghiên cứu của
Freedman và cộng sự trên 9167 trẻ từ 5 đến 17
tuổi đã chứng minh rằng trẻ béo phì có nguy cơ
mắc 2 yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch gấp 10 lần
và 3 yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch gấp 43 lần,
so với trẻ không béo phì cùng lứa tuổi. Ở người
lớn, sự tăng bề dầy nội‐trung mạc (BDNTM) là
dấu ấn đáng tin cậy và là yếu tố tiên lượng tai
biến mạch máu về sau này(7,11). Ở trẻ em, một số
nghiên cứu đã chứng minh là sự tăng BDNTM ở
động mạch cảnh phản ảnh tình trạng xơ vữa
động mạch ở các trẻ này(16,17). Tuy nhiên, hiện
nay, chưa có một nghiên cứu nào xác định các
yếu tố gây tăng BDNTM.
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố làm
tăng BDNTM ở trẻ em béo phì và đánh giá vai
trò của các yếu tố gây xơ vữa động mạch như
lipid máu, cao huyết áp, tiền căn gia đình và dấu
ấn của hiện tượng viêm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, thống kê phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhi từ 8‐15 tuổi bị béo phì hoặc
tăng cân được đánh giá dựa vào chỉ số cơ thể
theo phân loại của Cole vào năm 2000(2). Các
bệnh nhi được chọn vào nghiên cứu không mắc
các bệnh về gan mật, nội tiết và thần kinh có thể
ảnh hưởng đến sự nhạy của insulin và được
theo dõi tái khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ
tháng 2/2008 đến tháng 2/2010. Đối với cỡ mẫu,
chúng tôi lấy trọn và có 52 bệnh nhi được chọn
vào lô nghiên cứu.
Nhóm chứng bao gồm 47 bệnh nhân từ 8‐15
tuổi, có BMI bình thường và các trẻ thuộc gia
đình nhân viên của bệnh viện đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Các biến số nghiên cứu bao gồm:
Lâm sàng
Bản thân và gia đình về các yếu tố nguy cơ
tim mạch, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ
thể, độ dậy thì theo Tanner, huyết áp.
Xét nghiệm máu
Đo lường cholesterol toàn phần, cholesterol
– HDL và triglyceride theo phương pháp thông
thường (Beckman Instruments, Munich,
Germany). CRP được đo lường bằng phương
pháp miễn dịch (Dade‐Behring, Marburg,
Allemagne).
Bề dầy nội‐trung mạc của động mạch cảnh
chung, trong và xoang cảnh được đo bằng siêu
âm với độ phân giải cao và dùng đầu dò thẳng
với tần suất 5,5 – 12 Mhz (HDI 5000, ATL,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 126
Washington, USA).
Bề dầy nội‐trung mạc được đo bên phải và
bên trái động mạch cảnh chung, cách xoang
cảnh 1 và 2 cm trên đoạn cắt dọc, tại xoang cảnh
và tại động mạch cảnh trong qua đoạn cắt
ngang.
Trung bình của 4 giá trị đo tại 4 vị trí trên
được xem là bề dầy nội‐trung mạc và được gọi
là “ trung bình 4” trong nghiên cứu này.
Các định nghĩa được sử dụng:
Sự dung nạp Glucose được định nghĩa dựa
vào tiêu chuẩn của Hiệp hội Hoa Kỳ về bệnh
tiểu đường (2003) như sau:
Loại Đường huyết lúc đói (mg/dl)
Dung nạp Glucose bình thường <110
Không dung nạp Glucose > hoặc =110 và < 126
Tiểu đường týp II > hoặc =126
Cao huyết áp được định nghĩa dựa vào
huyết áp tâm thu và/hoặc tâm trương lớn hơn
percentile 90 theo tuổi, giới và chiều cao(13).
Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa dựa
vào tiêu chuẩn của ATP III (Adult Treatment
Panel III) của người lớn và hiệu chỉnh cho trẻ em
(15), và cần có 3/5 tiêu chuẩn sau:
1/ Vòng bụng ≥ percentile 90.
2/ Đường huyết lúc đói > 110 mg/dl
3/ Huyết áp tâm thu và/hoặc tâm trương >
percentile 90, theo tuổi, giới và chiều cao(13).
4/ HDL‐cholesterol < percentile 5 theo tuổi
và giới, chuẩn của National Cholesterol
Education Program vào năm 1992 (6).
5/ Triglyceride > percentile 95 theo tuổi và
giới (6).
Tiền căn gia đình béo phì hoặc tiểu đường
týp 2: khi trong gia đình có ≥ 1 người bị béo phì
hoặc tiểu đường týp 2. Tiền căn gia đình có nguy
cơ bệnh tim mạch khi trong gia đình có tiền sử
cao huyết áp, cholesterol tăng rất cao, tiểu
đường, nhồi máu cơ tim hoặc chết đột tử (<55
tuổi ở đàn ông và <65 tuổi ở đàn bà) theo
Belgian Association for the Study of Obesity
(BASO). Mỗi yếu tơ nguy cơ được đánh giá và
cho điểm và trẻ có tiền căn gia đình có nguy cơ
bệnh tim mạch khi có ≥ 2 điểm.
Cao huyết áp 1
Rối loạn lipid máu 1
Tiểu đường týp 2 2
Mắc bệnh tim mạch sớm 2
Cân nặng được phân loại như sau
Phân loại cân nặng Người lớn Trẻ em
Thừa cân BMI 25-30 120-140%*
Béo phì loại I BMI 30-35 140-160%
Béo phì loại II BMI 35-40 160-180%
Béo phì loại III BMI >40 >180%
* % = BMI/BMI percentile 50 theo tuổi, giới và theo tiêu
chuẩn của Cole (18) x 100.
Xử lý thống kê
Các giá trị đo lường ở trẻ béo phì và trẻ
thuộc nhóm chứng được diễn tả bằng trị số
trung bình ± độ lệch chuẩn, bằng trung vị (độ
dậy thì Tanner) hoặc bằng %.
Khảo sát sự khác biệt của các biến số liên tục
giữa 2 nhóm béo phì và nhóm chứng được thực
hiện bằng test t Student. Các biến số định tính
được so sánh bằng test Chi‐bình phương và các
nhóm tứ phân vị được khảo sát bằng phân tích
phương sai một yếu tố. Tương quan Pearson
được sử dụng để khảo sát đơn biến (SPSS 13.0).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng và sinh học của 2 nhóm
(nhóm béo phì và nhóm chứng) được trình bày
trong bảng 1:
Tuổi trung bình của nhóm béo phì là 12,0 ±
2,2 và của nhóm chứng là 13,0 ± 2,9 tuổi. Không
ghi nhận sự khác biệt giữa 2 nhóm về tuổi, giới
và độ dậy thì.
Có sự gia tăng của BMI ở nhóm béo phì (30,3
± 5,5 kg/m2) so với nhóm chứng (18,4 ± 2,4
kg/m2). Kết quả tương tự cũng được ghi nhận
đối với BMI z‐score ở nhóm béo phì (2,83±0,74)
so với nhóm chứng (‐0,15±0,87), và insulin lúc
đói ở nhóm béo phì (18±10 μU/ml) so với nhóm
chứng (6±3 μU/ml).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 127
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và sinh học của lô nghiên cứu
Béo phì (n=52) Chứng (n=47) p
Chỉ số nhân trắc
Tuổi (năm) 12,0±2,2 13,0±2,9
Giới (gái/trai) 24/28 23/24
Tanner 3 3
BMI (Kg/m2) 30,3±5,5 18,4±2,4 0,001
BMI z-score 2,83±0,74 -0,15±0,87 0,001
Yếu tố nguy cơ tim mạch
Có tiền căn gia đình
Tim mạch 57%
Tiểu đường 31%
Béo phì 76%
Cao huyết áp 47%
Rối loạn lipid máu
Triglyceride (mg/dl) 72±40 79±31
Cholesterol (mg/dl) 152±36 151±29
HDL cholesterol (mg/dl) 48±11 55±10 0,001
LDL cholesterol (mg/dl) 91±29 80±26 0,025
Kháng insulin Insulin lúc đói (µU/ml) 18±10 6±3 0,001
Hội chứng chuyển hóa 24%
Hiện tượng viêm CRP (mg/dl) 0,34±0,40 0,04±0,05 0,001
LDL‐cholesterol có khuynh hướng tăng và
HDL‐cholesterol giảm ở nhóm béo phì. CRP
cũng tăng hơn ở nhóm béo phì (0,34±0,40 mg/dl)
so với nhóm chứng (0,04±0,05 mg/dl) (Bảng 1).
Tần suất của hội chứng chuyển hóa được ghi
nhận là 24 % trong nhóm trẻ béo phì. Khi nhóm
béo phì được phân loại theo độ tăng dần của
cân nặng (dựa vào tiêu chuẩn của Cole(2) chúng
tôi ghi nhận có sự gia tăng của số trẻ bị cao
huyết áp (bảng 2 A), nồng độ insulin lúc đói và
CRP (bảng 2 B) và bề dầy nội‐trung mạc ở tất
cả các vị trị khảo sát (bảng 2 C).
Từ các kết quả này, có thể kết luận rằng đã
có sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ tim
mạch khi mới tăng cân ở giai đoạn đầu (tăng
huyết áp, kháng insulin). Trẻ bị béo phì nặng
có đầy đủ các yếu tố nguy cơ về tim mạch và
có tăng CRP.
Bảng 2A. Tăng cân và độ béo phì theo các chỉ số nhân
trắc
Tuổi Tanner
BMI z-
score
Cao
huyết áp
(năm) (trung vị) %
Tăng cân 12,7±2,2 3 1,81±0,30 20
Béo phì độ I 12,4±2,5 3 2,51±0,16 40
Béo phì độ II 13,2±2,1 3 2,94±0,15 48
Béo phì độ III 12,8±2,0 3 3,83±1,30 68
trị số p Khônggiá trị
không giá
trị <0,05d <0,05 a,b
Bảng 2B. Tăng cân và độ béo phì theo các trị số sinh
học về nguy cơ tim mạch
Trigly
ceride HDL LDL
Insulin
lúc đói CRP
mg/dl mg/dl mg/dl µU/ml mg/dl
Tăng cân 43±20 55±7 86±26 14±7 0,16±0,20
Béo phì độ I 65±29 48±10 88±20 15±7 0,25±0,25
Béo phì độ II 90±46 44±11 95±28 17±8 0,19±0,19
Béo phì độ III 74±47 49±13 91±42 24±13 0,52±0,62
trị số p không giá trị
không
giá trị
không
giá trị <0,05ab <0,05b,c
Bảng 2C. Tăng cân và độ béo phì theo bề dầy nội‐trung mạc
Trung bình 4 ĐM cảnh trong ĐM cảnh chung Xoang cảnh
(mm) (mm) (mm) (mm)
Tăng cân 0,463±0,044 0,412±0,056 0,486±0,045 0,469±0,073
Béo phì độ I 0,457±0,050 0,417±0,064 0,464±0,051 0,484±0,065
Béo phì độ II 0,462±0,053 0,414±0,066 0,471±0,063 0,496±0,063
Béo phì độ III 0,515±0,080 0,476±0,090 0,520±0,094 0,546±0,082
trị số p <0,05b,c <0,05b,c <0,05b <0,05a,b,c
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 128
a: tăng cân so với Béo phì độ III, b: Béo phì độ I so với III, c: Béo phì độ II so với III, d: tất cả các nhóm đều khác nhau
Khi phân loại nhóm béo phì theo tứ phân vị
dựa vào insulin lúc đói, thì độ kháng insulin
tăng với tuổi, độ dậy thì và sự hiện diện của cao
huyết áp (Bảng 3 A). Độ kháng insulin cũng
tăng với tình trạng rối loạn lipid máu (chủ yếu là
triglyceride và HDL‐cholesterol) (Bảng 3 B) và
bề dầy của nội trung mạc đo ở 4 vị trí (p=0,05) và
ở xoang cảnh (p=0,05) (Bảng 3 C).
Bảng 3A. Tứ phân vị Insulin lúc đói theo các chỉ số
nhân trắc
Tứ phân vị
Insulin lúc đói
Tuổi Tanner BMI
z-score
Cao huyết
áp % (năm) (trung vị)
I 8±3 11,3±2,4 2 2,72±0,47 24
II 13±1 12,6±2,5 3 2,53±0,60 32
Tứ phân vị
Insulin lúc đói
Tuổi Tanner BMI
z-score
Cao huyết
áp % (năm) (trung vị)
III 19±2 13,3±1,8 3 2,93±0,49 64
IV 31±10 13,5±1,8 3 3,31±1,46 64
p value <0,05 d <0,05 b,c <0,05 d <0,05 d
Bảng 3B. Tứ phân vị Insulin lúc đói theo lipid máu
và CRP
Tứ phân vị
Insulin lúc
đói
Triglyceride HDL LDL CRP
mg/dl mg/dl mg/dl mg/dl
I 65±40 52±10 89±41 0,26±0,71
II 62±24 47±11 93±26 0,31±0,32
III 74±40 45±10 86±24 0,28±0,38
IV 94±53 44±11 94±38 0,33±0,51
giá trị p <0,05 d <0,05 d Không giá trị
Không
giá trị
Bảng 3C. Tứ phân vị Insulin lúc đói theo bề dầy nội trung mạc
Tứ phân vị Insulin
lúc đói
Trung bình 4 ĐM cảnh trong ĐM cảnh chung Xoang cảnh
(mm) (mm) (mm) (mm)
I 0,458±0,056 0,423±0,068 0,465±0,054 0,482±0,078
II 0,457±0,045 0,407±0,055 0,471±0,049 0,478±0,061
III 0,472±0,054 0,425±0,067 0,482±0,066 0,502±0,064
IV 0,501±0,080 0,464±0,094 0,503±0,093 0,536±0,078
p value 0,05d Không giá trị Không giá trị 0,05 d,e
a: I so với các tứ phân vị khác, b: I so với II, c: I so với III,
d: I so với IV e: II so với IV
Khi phân loại nhóm béo phì theo tứ phân vị
của bề dầy nội trung mạc, tình trạng xơ vữa
động mạch tăng với BMI z‐score (Bảng 4 A) và
insulin lúc đói (Bảng 4 B).
Bảng 4A. Tứ phân vị bề dầy nội trung mạc (trung bình 4) theo các chỉ số nhân trắc
Tứ phân vị bề dầy nội trung mạc Tuổi (năm) Tanner (trung vị) BMI z-score Cao huyết áp %
I 12,7±2,8 3 2,63±0,35 48
II 13,7±2,3 4 2,73±0,07 52
III 12,7±2,0 3 3,09±0,13 48
IV 13,0±2,1 3 4,00±1,40 67
giá trị p Không giá trị
Không
giá trị <0,05a,b NS
Bảng 4B. Tứ phân vị bề dầy nội trung mạc (trung bình 4) theo kết quả lipid máu, insulin lúc đói và CRP
Tứ phân vị bề dầy
nội trung mạc
Triglyceride HDL LDL Insulin lúc đói CRP
mg/dl mg/dl mg/dl µU/ml mg/dl
I 72±37 51±10 84±22 14±6 0,27±0,37
II 75±40 46±12 89±27 17±8 0,17±0,16
III 86±54 47±11 87±26 19±9 0,29±0,33
IV 72±37 49±14 101±45 26±15 0,55±0,68
giá trị p Không giá trị Không giá trị Không giá trị <0,05a Không giá trị
a: I so với IV, b: II so với IV
Có sự tương quan thuận giữa bề dầy nội trung mạc và BMI, BMI z‐score và insulin lúc đói
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 129
và sự tương quan nghịch với HDL‐cholesterol tại đa số các vị trí khảo sát (≥ 3 vị trí) (Bảng 5).
Bảng 5: Phân tích đơn biến giữa bề dầy nội trung mạc và các biến số được khảo sát
Trung bình 4 ĐM cảnh trong ĐM cảnh chung Xoang cảnh
Hệ số Pearson r r r r
Nhân trắc học
Tuổi (năm) 0,16 0,13 0,13 0,13
Nữ/nam
Cao huyết áp
Tanner -0,01 -0,04 0,02 0,01
BMI 0,30b 0,25a 0,23a 0,30b
BMI z-score 0,25a 0,23a 0,15 0,28b
Tiền căn gia đình
Tim mạch
Tiểu đường
Béo phì
Hiện tượng viêm CRP (mg/dl) 0,15 0,21 0,13 0,07
Lipid máu
Triglyceride (mg/dl) 0,02 0,02 -0,01 0,04
Cholesterol (mg/dl) -0,02 -0,05 0,02 -0,08
HDL-cholesterol (mg/dl) -0,22a -0,22a -0,16 -0,23a
LDL-cholesterol (mg/dl) 0,11 0,08 0,16 0,03
Kháng Insulin Insulin lúc đói (µU/ml) 0,26a 0,18 0,24a 0,24a
a: p<0.05, b: p<0.01
Hệ số tương quan Pearson khảo sát các biến
số định lượng. Biến số định tính (giới tính, cao
huyết áp, tiền căn gia đình) được khảo sát bằng
test t không ghép cặp. Chỉ ghi nhận các giá trị p
<0,05.
BÀN LUẬN
Hiện nay chưa có nghiên cứu về yếu tố gây
xơ vữa động mạch ở trẻ em Việt Nam.
Đo bề dầy nội trung mạc (BDNTM) để xác
định nhóm nguy cơ tim mạch
Ở người lớn, nhiều nghiên cứu đã đề nghị có
thể dựa vào BDNTM để tiên lượng bệnh tim
mạch ở người không triệu chứng (7,11).
Ở trẻ em, phức hợp nội trung mạc có thể là
một công cụ giúp đánh giá trong nhóm trẻ có
nguy cơ. Tăng BDNTM đã được ghi nhận ở trẻ
có tiền căn gia đình có tăng cholesterol trong
máu hoặc có tiểu đường týp 1(5,14).
Trong nghiên cứu này, tuy chúng tôi
không có số liệu của BDNTM ở nhóm chứng,
nhưng chúng tôi có số liệu của tứ phân vị đầu
tiên của nhóm béo phì, được xem như gần
giống nhóm chứng.
Tuổi và giới không ảnh hưởng lên sự
tăng bề dầy nội trung mạc ở trẻ em
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BDNTM
không tăng với tuổi hoặc giới. Nghiên cứu của
Sass và cộng sự (9) ở bệnh nhân từ 10 đến 25 tuổi
cũng cho kết quả tương tự trên nhóm bệnh nhân
dưới 18 tuổi. Sau 18 tuổi, BDNTM tăng rõ ở trẻ
trai và ở bệnh nhân nam.
Có mối liên quan giữa bề dầy nội trung
mạc và cân nặng ở trẻ em
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BDNTM
tăng với độ béo phì (bảng 2C) và có tương quan
thuận giữa BDNTM và BMI z‐score (bảng 5).
Có mối liên quan giữa bề dầy nội trung
mạc và lipid máu
Trong nghiên cứu này, LDL‐cholesterol cao
ở nhóm béo phì so với nhóm chứng, trong khi
HDL‐cholesterol thì thấp hơn (bảng 1). Chúng
tôi ghi nhận có tăng triglyceride và giảm HDL‐
cholesterol khi bệnh nhân được phân theo độ
kháng insulin (bảng 3B).
Ở người lớn, Davis và cộng sự đã ghi nhận
là các yếu tố tiên lượng làm tăng BDNTM ở
bệnh nhân nam là cholesterol toàn phần, LDL‐
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Ph