Mục tiêu: Khảo sát việc sử dụng chưa hợp lý thuốc ức chế bơm proton pantoprazole trong ñiều
trị lâm sàng.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu kiểu hồi cứu với sự khảo sát ngẫu nhiên trên 70 bệnh án của
bệnh nhân có sử dụng pantoprazole trong ñiều trị. Chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole ñược chia thành 3
nhóm: có yếu tố nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa trên, dự phòng nguy cơ loét dạ dày do stress, và chỉ
ñịnh chưa hợp lý.
Kết quả: Khảo sát 70 bệnh án, gồm 37 bệnh lý nội khoa và 33 bệnh lý ngoại khoa, trên 31 nữ và
39 nam, với tuổi trung bình là 52 (18-91) và 43 (10-86) theo thứ tự bệnh nhân nội và ngoại khoa
(p>0.05). Tỷ lệ chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole giống nhau giữa nội khoa và ngoại khoa: 10.8% và
12.1% có yếu tố nguy cơ, 35.2% và 48.4% dùng ñể dự phòng loét do stress, và 54.0 và 45.5% có chỉ
ñịnh chưa ñúng, theo thứ tự. Thời gian trung bình sử dụng pantoprazole trên 70 bệnh nhân là 8 (2-
139) ngày, chiếm 72 (4.2-100)% thời gian nằm viện.
Kết luận: Chỉ ñịnh pantoprazole chưa hợp lý chiếm khoảng 50% các trường hợp, cho thấy sự
phổ biến của việc dùng pantoprazole chưa phù hợp ở bệnh viện. Dựa vào kết quả khảo sát này, hướng
dẫn sử dụng hợp lý pantoprazole cần ñược thực hiện ñể giúp làm giảm tình trạng dùng thuốc không
ñúng theo chỉ ñịnh trong các bệnh lý nội cũng như ngoại khoa.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chỉ định sử dụng Pantoprazole trong điều trị lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 654
KHẢO SÁT CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG PANTOPRAZOLE
TRONG ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG
Lê Thị Diễm Thủy*, Lê Ngọc Hùng*, Nguyễn Văn Khôi*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát việc sử dụng chưa hợp lý thuốc ức chế bơm proton pantoprazole trong ñiều
trị lâm sàng.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu kiểu hồi cứu với sự khảo sát ngẫu nhiên trên 70 bệnh án của
bệnh nhân có sử dụng pantoprazole trong ñiều trị. Chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole ñược chia thành 3
nhóm: có yếu tố nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa trên, dự phòng nguy cơ loét dạ dày do stress, và chỉ
ñịnh chưa hợp lý.
Kết quả: Khảo sát 70 bệnh án, gồm 37 bệnh lý nội khoa và 33 bệnh lý ngoại khoa, trên 31 nữ và
39 nam, với tuổi trung bình là 52 (18-91) và 43 (10-86) theo thứ tự bệnh nhân nội và ngoại khoa
(p>0.05). Tỷ lệ chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole giống nhau giữa nội khoa và ngoại khoa: 10.8% và
12.1% có yếu tố nguy cơ, 35.2% và 48.4% dùng ñể dự phòng loét do stress, và 54.0 và 45.5% có chỉ
ñịnh chưa ñúng, theo thứ tự. Thời gian trung bình sử dụng pantoprazole trên 70 bệnh nhân là 8 (2-
139) ngày, chiếm 72 (4.2-100)% thời gian nằm viện.
Kết luận: Chỉ ñịnh pantoprazole chưa hợp lý chiếm khoảng 50% các trường hợp, cho thấy sự
phổ biến của việc dùng pantoprazole chưa phù hợp ở bệnh viện. Dựa vào kết quả khảo sát này, hướng
dẫn sử dụng hợp lý pantoprazole cần ñược thực hiện ñể giúp làm giảm tình trạng dùng thuốc không
ñúng theo chỉ ñịnh trong các bệnh lý nội cũng như ngoại khoa.
Từ khóa: Pantoprazole, thuốc ức chế bơm proton, sử dụng chưa hợp lý.
ABSTRACT
INVESTIGATION ON PANTOPRAZOLE INDICATION IN CLINICAL TREATMENT
Le Thi Diem Thuy, Le Ngoc Hung, Nguyen Van Khoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 654 - 659
Objective: To investigate the improper use of the proton pump inhibitor pantoprazole in clinical
treatment.
Methods: Study model is retrospective method with random observation on 70 hospital files of
patients received pantoprazole in treatment. The indications of pantoprazole were classified into 3
groups: with risk factors for upper gastrointestinal bleeding, prevention against stress ulcers, and
improper indication.
Results: Investigation was done on 70 patients: 37 with internal medicine and 33 with surgery,
including 31 females and 39 males, aged 52 (18-91) and 43 (10-86) [median (range)], respectively to
internal medicine and surgery (p>0.05). The indications for pantoprazole were similar between the
internal and the surgical group: 10.8 and 12.1% with risk factors, 35.2 and 48.4% for stress ulcer
prevention, and 54.0 and 45.5% of improper use, respectively. The mean of time for using
pantoprazole in 70 patients was 8 (2-139) days, accounting for 72 (4.2-100)% of the length of hospital
stay.
Conclusion: The unjustified indication of pantoprazole was observed in around 50% of the
patients, indicating the widespread misuse of proton pump inhibitors in hospital practice. Based on
the results of this study, a guideline for rational prescribing of pantoprazole needs to be implemented
in order to reduce the improper use of this drug.
Keywords: Pantoprazole, proton pump inhibitors, improper use.
* Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên hệ: TS. BS. Lê Thị Diễm Thủy, ĐT: 38554137 – ext 619, E-mail: lethidiemthuyan@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 655
DẪN NHẬP VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Pantoprazole sodium thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (UCBP) (proton pump inhibitor, PPI),
hoạt ñộng thông qua cơ chế ức chế men H+/K+–ATPase ở dạ dày (gastric hydrogen potassium
adenosine triphosphatase enzyme). Pantoprazole là thuốc UCBP ñầu tiên có cả hai dạng là uống và
tiêm truyền tĩnh mạch, ñược Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm của Mỹ (USA Food and Drug
Administration, FDA) phê chuẩn. Theo FDA, pantoprazole ñược sử dụng cho viêm loét thực quản
(erosive esophagitis) có liên quan ñến bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (gastroesophageal reflux
disease) và cho các tình trạng tăng tiết bệnh lý như hội chứng Zollinger-Ellison(12,7). Các chỉ ñịnh khác
của pantoprazole bao gồm ñiều trị cấp và mạn tính loét dạ dày hoặc tá tràng; ñiều trị kết hợp với
kháng sinh ñối với Helicobacter pylori; phòng ngừa loét do stress trên bệnh nhân ở ñơn vị chăm sóc
tích cực (intensive care unit patients), và phòng ngừa viêm phổi hít trên bệnh nhân phẫu thuật chọn
lọc(12,7). Gần ñây có một số nghiên cứu sử dụng pantoprazole trên bệnh nhân xuất huyết ñường tiêu
hóa trên. Pantoprazole và các PPI khác cũng ñược dùng trong ñiều trị và dự phòng các biến chứng trên
ñường tiêu hóa do các thuốc kháng viêm không có corticoid (nonsteroidal antiinflammatory drug,
NSAID)(14,8,1).
Hiệu quả vượt trội của thuốc UCBP về thời gian làm lành và sự giảm triệu chứng trong các
rối loạn có liên quan ñến acid dạ dày ñã dẫn ñến khuynh hướng sử dụng bừa bãi nhóm thuốc này
cho các bệnh lý ñường tiêu hóa trên không ñặc hiệu và không có chỉ ñịnh rõ ràng(3). Nhiều bệnh
nhân nhập viện ñiều trị tại các khoa lâm sàng tổng quát, không phải khoa chăm sóc tích cực, cũng
ñược thường quy cho thuốc UCBP mặc dù bệnh lý lúc nhập viện không phù hợp cho việc sử dụng
thuốc này trong cả ñiều trị lẫn dự phòng(10). Heidelbaug và cộng sự (2006) ñã báo cáo việc áp
dụng quá mức ñiều trị dự phòng loét do stress với thuốc UCBP làm tăng chi phí ñiều trị cho bệnh
nhân nhập viện tại các khoa lâm sàng không phải hồi sức tích cực(9). Hai nghiên cứu khác tại bệnh
viện cho thấy có 49,3% và 63% bệnh nhân không có chỉ ñịnh ñúng khi dùng thuốc UCBP(1,13).
Một số nghiên cứu cho thấy 60% bệnh nhân có biến chứng khó tiêu (dyspepsia) do phác ñồ ức
chế tiết (antisecretory therapy) chủ yếu do sử dụng thuốc UCBP(14,1). Do dó việc bắt ñầu và tiếp
tục sử dụng thuốc UCBP mà không có chỉ ñịnh ñược ñiều chỉnh một cách ñúng ñắn sẽ gây tác
dụng có hại và chi phí lớn cho người bệnh.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, pantoprazole ñược sử dụng với một số lượng rất lớn. Tuy nhiên cho ñến
nay vẫn chưa có một khảo sát nào về việc sử dụng chưa hợp lý ñối với thuốc này. Nghiên cứu này
nhằm mục ñích khảo sát chỉ ñịnh sử dụng hợp lý thuốc pantoprazole tại bệnh viện tuyến trung ương,
với các ñặc ñiểm liên quan như bệnh lý của bệnh nhân, thời gian nằm viện, thời gian dùng thuốc, chi
phí ñiều trị, sự chuyển ñổi pantoprazole từ dạng tiêm truyền tĩnh mạch sang dạng uống.
BỆNH NHÂN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ñược thiết kế theo kiểu hồi cứu, khảo sát ngẫu nhiên các bệnh án xuất viện của bệnh
nhân có sử dụng pantoprazole trong thời gian nằm viện. Dựa trên các công trình nghiên cứu của nước
ngoài, có khoảng 49,3% và 63% bệnh nhân không có lợi ích khi ñược chỉ ñịnh dùng thuốc UCBP(5,9).
Với ước tính có 50% bệnh án khảo sát có chỉ ñịnh pantoprazole chưa hợp lý, với ñộ tin cậy 95% (α =
0.05) và sai lệch khoảng 10 - 12%, việc khảo sát cần ñược thực hiện trên 70 bệnh án.
Bệnh án ñược cung cấp ngẫu nhiên bởi tổ quản lý hồ sơ, phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, bệnh viện
Chợ Rẫy. Nội dung khảo sát chính bao gồm ñặc ñiểm nhân trắc của bệnh nhân (tuổi, phái tính, ñịa
chỉ), bệnh lý lúc nhập viện và xuất viện, thời gian nằm viện, kết quả ñiều trị lúc xuất viện, khoa lâm
sàng, và cách sử dụng pantoprazole. Khảo sát pantoprazole bao gồm tên biệt dược, thời gian dùng
thuốc dạng tiêm truyền tĩnh mạch, và sự chuyển ñổi sang dạng uống.
Chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole ñược xem là hợp lý ñối với những ca sau(12,5).
Có sự hiện diện của yếu tố nguy cơ liên quan ñến sự tăng tiết acid dạ dày.
Viêm loét thực quản do trào ngược dạ dày-thực quản có xác ñịnh qua nội soi.
Hội chứng Zollinger-Ellison.
Loét dạ dày hoặc tá tràng dạng hoạt ñộng có xác ñịnh qua nội soi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 656
Xuất huyết ñường tiêu hóa trên có xác ñịnh qua nội soi.
Dùng phối hợp ≥2 NSAID.
Dùng phối hợp NSAID với heparin
hoặc warfarin.
Dùng phối hợp aspirine với glucocorticoid.
Phối hợp với kháng sinh trong ñiều trị nhiễm Helicobacter pylori.
Phòng ngừa sự tăng tiết acid dạ dày.
Phòng ngừa loét dạ dày do stress trên bệnh nhân cần chăm sóc tích cực.
Phòng ngừa viêm phổi do hít trên bệnh nhân phẫu thuật chọn lọc.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU VÀ THỐNG KÊ
Bệnh án nghiên cứu hồi cứu ñược thực hiện cho từng bệnh nhân dựa theo dữ liệu gốc từ bệnh
án ñiều trị của bệnh viện. Dữ liệu ñược nhập với phần mềm Microsoft Excel phiên bản 2007, và
ñược phân tích với phần mềm thống kê SPSS phiên bản v.17. Thống kê mô tả là phương pháp
phân tích chính. Bệnh nhân ñược chia làm 2 nhóm chính: bệnh lý Nội khoa và bệnh lý Ngoại
khoa. Các so sánh biến số ñịnh tính như phái tính, tỷ lệ chỉ ñịnh hợp lý chung của pantoprazole,
chỉ ñịnh cho ca có yếu tố nguy cơ liên quan ñến tăng tiết dạ dày, chỉ ñịnh cho phòng ngừa tăng
tiết dạ dày,... ñược thực hiện với phép kiểm chi bình phương (χ2). Các so sánh biến số ñịnh lượng
như thời gian nằm viện, thời gian dùng thuốc pantoprazole, tỷ lệ phần trăm thời gian dùng thuốc
pantoprazole trên thời gian nằm viện, tuổi,... ñược thực hiện với phép kiểm tra (student test) nếu
có phân bố chuẩn, hoặc phép kiểm phi tham số Mann-Whitney U test nếu phân bố không chuẩn.
Giá trị p<0.05 ñược xem là có ý nghĩa khác biệt quan trọng về thống kê.
KẾT QUẢ
Có 70 bệnh án có sử dụng pantoprazole ñược khảo sát, bao gồm 31 nữ, 39 nam, 37 bệnh lý Nội
khoa, 33 bệnh lý Ngoại khoa. Dựa theo tiêu chuẩn về các chỉ ñịnh dùng pantoprazole, có 33 ca có chỉ
ñịnh chưa hợp lý (47,1%). Để khảo sát chi tiết, bệnh nhân ñược khảo sát dựa theo bệnh lý Nội-Ngoại
khoa, và theo có chỉ ñịnh hợp lý-chưa hợp lý với pantoprazole.
Bảng 1 trình bày các ñặc ñiểm chính của bệnh nhân phân theo bệnh lý Nội và Ngoại khoa. Tỷ
lệ bệnh nhân ñược chỉ ñịnh pantoprazole chưa hợp lý là 54% cho bệnh lý Nội khoa và 45,5% cho
Ngoại khoa (p>0,05). Không có sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ (viêm loét dạ dày, xuất huyết
tiêu hóa trên, sử dụng thuốc NSAID,...) và phòng ngừa loét dạ dày do stress giữa bệnh nhân Nội
khoa và Ngoại khoa. Pantoloc là biệt dược chiếm tỷ lệ cao 40/70 (57,1%). Tỷ lệ chuyển ñổi từ
pantoprazole dạng chích tĩnh mạch sang dạng uống là 13/70 (18,6%). Thời gian dùng
pantoprazole chiếm 72 (4,2 - 100)% thời gian nằm viện của bệnh nhân.
Bảng 2 trình bày phân loại bệnh nhân theo có chỉ ñịnh hợp lý pantoprazole (có yếu tố nguy cơ/
ñiều trị dự phòng) và chưa có chỉ ñịnh hợp lý. Trong nhóm bệnh nhân chưa có chỉ ñịnh hợp lý
pantoprazole, không có trường hợp nào có yếu tố nguy cơ như xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày trên nội
soi, sử dụng thuốc NSAID. Khuynh hướng chỉ ñịnh chưa hợp lý pantoprazole thấp ở nhóm người lớn
tuổi (>60 tuổi) 9/24 (37,5%) so với người nhỏ tuổi (≤60) 24/46 (52,3%), nhưng chưa có khác biệt rõ
ràng (p>0,05). Thời gian nằm viện không khác biệt giữa 2 nhóm có chỉ ñịnh hợp lý và chưa hợp lý
pantoprazole.
Các bệnh lý gặp trong các trường hợp có chỉ ñịnh chưa hợp lý pantoprazole bao gồm viêm
ruột thừa phẫu thuật (4 ca), áp xe gan(7), xơ gan(7), lao màng bụng, lao phổi(7), hemophylia(12),
thiếu máu tán huyết(7), nhồi máu não-táo bón(12), K gan(14), loãng xương(7), chấn thương sọ não –
Glasgow 14-15(14), gãy xương-bó bột(7), phẫu thuật tuyến giáp(12), ñau thượng vị(12), nhiễm trùng
vết mổ(7), suy tủy(12), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(12).
Các trường hợp ñược xem là chỉ ñịnh phòng ngừa loét do stress (29 bệnh nhân) bao gồm: ñiều trị
tại ICU/hoặc bệnh lý nhiễm trùng huyết(1), hôn mê sâu-Glasgow 5-7(8), sau phẫu thuật thần kinh-cột
sống(9), ngoại tổng quát(10), phẫu thuật chỉnh hình(8), và ngoại tiết niệu(12).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 657
BÀN LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole chưa hợp lý là 47,1% trong khảo sát trên 70
bệnh nhân. Tỷ lệ này sẽ cao hơn nếu bệnh nhân ñược cho pantoprazole với mục tiêu dự phòng loét dạ
dày do stress (vì các bệnh nhân này không có các yếu tố nguy cơ trực tiếp gây viêm loét dạ dày), là
53,2% (33/62 ca bệnh).
Tỷ lệ kê toa thuốc chống bài tiết chưa hợp lý là 43% theo khảo sát của Ahmet Yacoob Mayet tại
bệnh viện giảng dạy, của Vương Quốc Ả-Rập (Kingdom of Saudi Arabica) trong năm 2007(1). Một
nghiên cứu khác ghi nhận trong vòng 1 năm tại một bệnh viện tỉnh, Mỹ chỉ có 22,5% kê ñơn
pantoprazole là ñúng chỉ ñịnh(4). Nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy 22% bệnh nhân nhận ñược chỉ ñịnh
ñúng pantoprazole cho phòng ngừa loét do stree tại khoa lâm sàng không phải là ñơn vị chăm sóc tích
cực, trong ñó 54% là chỉ ñịnh chưa hợp lý, gây chi phí khoảng 11,791 USD/năm(9). Kết quả này cũng
tương tự khảo sát tại bệnh viện Chợ Rẫy trong nghiên cứu này.
Tương tự các khảo sát tại Châu Âu cho thấy 51-57% bệnh nhân nhận chỉ ñịnh thuốc ức chế bơm
proton chưa hợp lý. Maclaren và cs ñã chứng minh là khi có pantoprazole tiêm tĩnh mạch, chỉ ñịnh sử
dụng cho dự phòng chống loét do stress cũng không cải thiện hơn(11). Thuốc ức chế bơm proton ñược
ưa chuộng hơn thuốc ñối kháng thụ thế histamine 2 (histamine-2 receptor antagonist- H2RA) nhất là
khi bệnh nhân thất bại ñáp ứng với H2RA(6).
Do tác dụng vượt trội trong ngăn ngừa và ñiều trị loét dạ dày – tá tràng, pantoprazole càng ñược
sử dụng nhiều hơn chỉ ñịnh cho phép. Thường gặp nhất với các thầy thuốc tim mạch, thần kinh. Lý do
bởi vì ñối tượng bệnh nhân của các bệnh lý này thường là người lớn tuổi, ñang thường xuyên sử dụng
aspirin, các thuốc chống ñông khác ñể ngừa các biến chứng ñột quỵ, thiếu máu cơ tim, Trong ngoại
khoa, chấn thương chỉnh hình, ngoại thần kinh và kế tiếp là ngoại tổng quát là thường chỉ ñịnh sử
dụng pantoprazole do bệnh nhân thường là ñại phẫu, thường kém theo heparin chống ñông phòng
ngừa viêm tắc tĩnh mạch sâu, thuốc giảm dau NSAID hoặc phối hợp cả hai(9). Trong khảo sát này,
trong 29 ca chỉ ñịnh pantoprazole dự phòng loét do stress có: bệnh nhân ICU/hoặc bệnh lý nhiễm
trùng huyết (5 ca), hôn mê sâu (ñiểm GCS: 5-7): 4 ca; sau phẫu thuật thần kinh-cột sống (8 ca), ngoại
tổng quát (7 ca); phẫu thuật chỉnh hình (4 ca).
Theo hướng dẫn trên nhãn, pantoprazole có thể sử dụng ñến 16 tuần (112 ngày), trong khảo sát
này có 1 bệnh nhân sử dụng pantoprazole 139 ngày, tuy nhiên không có ghi nhận tác dụng phụ gây
khó tiêu (dyspepsia) trong bệnh án. Có tổng cộng 13 bệnh nhân có thời gian dùng pantoprazole >14,
trong ñó 5 bệnh nhân có >28 ngày dùng thuốc này. Tuy nhiên không ghi nhận than phiền của bệnh
nhân hoặc khó khăn trong ñiều trị do sử dụng lâu dài pantoprazole trong bệnh án hồi cứu. Một nghiên
cứu tiền cứu rất cần thiết ñể ñánh giá tác dụng phụ của pantoprazol. Một số nghiên cứu cho thấy 60%
chịu biên cố khó tiêu (dyspepsia) do pantoprazole, tuy chưa ñược khảo sát rõ ràng(12,1).
Ngoài ra chỉ ñịnh chưa hợp lý còn làm tăng chí phí ñiều trị cho bệnh nhân. Pantoprazole là thuốc
ức chế bơm proton duy nhất có dạng tiêm tĩnh mạch, giá khoảng 7-8 lần cao hơn dạng uống. Do vậy
pantoprazole tiêm tĩnh mạch cần phải ñược phân phối có thể thức trong hệ thống y tế (health system
formularies) cho một nhóm ñối tượng hạn chế bệnh nhân mà không thể nhận thuốc ức chế bơm proton
qua miệng, qua ống sonde và những ñối tượng cần nhận dạng tiêm tĩnh mạch trong thời gian ngắn.
Do vậy cần có sự thống nhất hướng dẫn cách sử dụng pantoprazole cho hợp lý, nhất là dạng tiêm
tĩnh mạch, là vấn ñề rất cần thiết, bao gồm chỉ ñịnh quan trọng như trong ca xuất huyết tiêu hóa cấp
tính, ngoài ra thời gian dùng thuốc cũng là vấn ñề phải quan tâm. Nghiên cứu công bố của Skledar và
cộng sự cho thấy sự kết hợp tốt giữa nhà dược lâm sàng và thấy thuốc dựa trên hướng dẫn có bằng
chứng giúp giảm dược >50% chỉ ñịnh sử dụng pantoprazole tiêm tĩnh mạch chưa hợp lý(15).
KẾT LUẬN
Khảo sát cho thấy, có 47,1% bệnh nhân nhận pantoprazole tĩnh mạch chưa ñúng chỉ ñịnh tại
bệnh viện Chợ Rẫy. Điều này tương tự như báo cáo tại nhiều nơi khác qua các báo cáo khoa học.
Để giảm bớt sai sót này cần có một hướng dẫn áp dụng cụ thể pantoprazole trong ñiều trị lâm
sàng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 658
Bảng 1. Đặc ñiểm bệnh nhân có sử dụng pantoprazole phân chia theo bệnh lý Nội – Ngoại khoa
Đặc ñiểm Nội khoa
(n = 37)
Ngoại khoa
(n = 33)
Tổng cộng
(n = 70)
Phái tính: nữ/nam 19/18 12/21 31/39
Tuổi (năm)
≤20
21 – 40
41– 60
>60
52 (18 – 91)
2
7
12
16
43 (10 – 86)
6
10
9
8
8
17
21
24
Có triệu chứng xuất huyêt
tiêu hóa:
Đi cầu phân ñen
2
3
5
Nội soi ñường tiêu hóa;
Không thực hiện
Bình thường
Loét hành tá tràng/viêm
hang vị
30
4
3
33
0
0
63
4
3
Sử dụng ≥2 thuốc
NSAD/hoặc phối hợp
aspirin, corticosteroid liều
cao
1 2 3
Chỉ ñịnh sử dụng
pantoprazole:
Yếu tố nguy cơ
Phòng ngừa loét dạ dày
do stress
Chỉ ñịnh chưa hợp lý
4
13
20 (54%)
4
16
13 (45,5%)
8
29
33 (47,1%)
Liều pantoprazole tĩnh
mạch:
80 mg
40 mg
20
17
26
7
46
24
Chuyển pantoprazole
dạng uống
8 5 13
Biệt dược pantoprazole;
Clessol
Clessol + biệt dược khác
Pantoloc
Pantoloc + biệt dược khác
Lerole/Ulcogol/Panber/R
abeloc
4
5
18
4
6
13
2
12
5
1
17
7
40
9
7
Thời gian nằm viện
(ngày)
16 (6 – 144) 14 (4 – 69) 15 (4 –
144)
Thời gian dùng
pantoprazole
≤14 ngày
>14 ngày
8 (2 – 139)
30
7
9 (2 – 68)
27
6
8 (2–139)
57
13
Tỷ lệ% thời gian
pantoprazole/nằm viện
72,2 (4,2 –
100)
71,4 918,4 –
100)
72 (4,2 –
100)
Bảng 2. Đặc ñiểm bệnh nhân có chỉ ñịnh hợp lý/ chưa có chỉ ñịnh hợp lý pantoprazole
Đặc ñiểm Chỉ ñịnh
chưa hợp lý
(n = 33)
Chỉ ñịnh
hợp lý
(n = 37)
Tổng cộng
(n = 70)
Phái tính: nữ/nam 12/21 19/18 31/39
Tuổi (năm) 52 (18 – 91) 43 (10 – 86)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 659
Đặc ñiểm Chỉ ñịnh
chưa hợp lý
(n = 33)
Chỉ ñịnh
hợp lý
(n = 37)
Tổng cộng
(n = 70)
≤20
21 – 40
– 60
>60
5
8
11
9
3
9
10
15
8
17
21
24
Có triệu chứng xuất huyêt
tiêu hóa:
Không
Đi cầu phân ñen
33
0
32
5
65
5
Nội soi ñường tiêu hóa;
Không thực hiện
Bình thường
Loét hành tá tràng/viêm
hang vị
29
4
0
34
0
3
63
4
3
Sử dụng ≥2 thuốc
NSAD/hoặc phối hợp
aspirin, corticosteroid liều
cao
0 3 3
Liều pantoprazole tĩnh
mạch:
80 mg
40 mg
16
17
30
7
46
24
Chuyển pantoprazole dạng
uống
5 8 13
Thời gian nằm viện (ngày) 14 (4 – 144) 16 (6 – 71) 15 (4 – 144)
Thời gian dùng
pantoprazole (ngày)
8 (2 – 139) 9 (2 – 68) 8 (2 – 139)
Tỷ lệ% thời gian
pantoprazole/nằm viện
66,7 (6,9 –
96,5)
72,7 (4,2 -
100)
72 (4,2 –
100)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmet YM (2007). Improper use of anti-secretory drugs in a tertiary care teaching hospital: an observational study. The Saudi Journal
of Gastroenterology; 13(3): 124-128.
2. Allen ME, Kopp BI, Erstad BL (2004). Stress ulcer prophylaxis in the postoperative period. Am J Health Syst Pharm; 61: 588-96.
3. Bashford JN, Norwood J, Chapman SR (1998). Why patients are prescribed proton pump inhibitors? Retrospective analysis of link
between morbidity and prescribing in the General Practice Research Database. BJM; 317: 452-6.
4. Brandhagen DJ, Phaley AM, Onstad GR, Freeman ML, Lurie N. Omeprazole use at an urban county teaching hospital. J Gen Intern
Med 1995; 109: 513-5.
5. Carvagal A, Arias HM, Vega E, Sanchez AG, Rodriguez IM, Ortega PG (2004). Gastroprotection during the administration of no