Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh chấn thương cột sống cổ trên chụp cắt lớp điện toán.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 80 bệnh nhân được chụp cắt lớp điện toán, chẩn đoán gãy cột
sống cổ do chấn thương tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2010 đến 30/06/2011.
Kết quả: Nghiên cứu 80 trường hợp chấn thương cột sống cổ (CSC) qua hình ảnh chụp cắt lớp điện toán
tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy: tổn thương thường gặp nhất là gãy C2 (59,1%) so với chấn thương cột sống
cổ cao, trật va vỡ trật mổi dạng chiếm tỷ lệ (33,9%) so với chấn thương cột sống cổ thấp. Đa số tập trung ở C2
(28,7%) và C5 (38,4%) so cỏc chấn thương cột sống cổ. Những đặc điểm hình ảnh chấn thương này có ý nghĩa
trong việc đặc ra phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Kết luận: Chụp cắt lớp điện toán có giá trị cao trong chẩn đoán tổn thương cột sống cổ cao và cổ thấp do
chấn thương, là căn cứ quyết định để chọn lựa phương pháp mổ.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm chấn thương cột sống cổ trên chụp cắt lớp điện toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 256
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ
TRÊN CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN
Đặng Phước Hạng*; Phạm Ngọc Hoa**; Trần Minh Hoàng ***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh chấn thương cột sống cổ trên chụp cắt lớp điện toán.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 80 bệnh nhân được chụp cắt lớp điện toán, chẩn đoán gãy cột
sống cổ do chấn thương tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2010 đến 30/06/2011.
Kết quả: Nghiên cứu 80 trường hợp chấn thương cột sống cổ (CSC) qua hình ảnh chụp cắt lớp điện toán
tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy: tổn thương thường gặp nhất là gãy C2 (59,1%) so với chấn thương cột sống
cổ cao, trật va vỡ trật mổi dạng chiếm tỷ lệ (33,9%) so với chấn thương cột sống cổ thấp. Đa số tập trung ở C2
(28,7%) và C5 (38,4%) so cỏc chấn thương cột sống cổ. Những đặc điểm hình ảnh chấn thương này có ý nghĩa
trong việc đặc ra phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Kết luận: Chụp cắt lớp điện toán có giá trị cao trong chẩn đoán tổn thương cột sống cổ cao và cổ thấp do
chấn thương, là căn cứ quyết định để chọn lựa phương pháp mổ.
Từ khóa: Cột sống cổ; Chấn thương; Đặc điểm hình ảnh.
ABSTRACT
SURVEY CHARACTERISTICS CERVICAL SPINE INJURY ON CT
Dang Phuoc Hang; Pham Ngoc Hoa; Tran Minh Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 255 - 258
Objective: To examine characteristics of the image the cervical spine injury on computerized tomography.
Subjects and Methods: 80 patients received computerized tomography, diagnosis of cervical spine
fractures in trauma surgery nerve Cho Ray hospital from 01/01/2010 to 30/06/2011.
Results: Studied 80 cases of cervical spine injury, the CT images showed that the most common injuries are
fractured C2 (59.1%) compared with high cervical spine injury, order-disorder and break each type (33.9%)
compared to lower cervical spine injury. Most are concentrated in the C2 (28.7%) and C5 (38.4%) than the
cervical spine injury. The special injury this image has special meaning in the appropriate surgical approach the
best appropriate method of operation.
Conclusions: Computing cutting cap has high-necked and low ancient back bone great value in lesion
diagnosis owing to trauma, it be base to decide to select peck method.
Key words: Cervical spine; Injury; Feature image.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương cột sống cổ là một bệnh lý với
những tổn thương nặng nề, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến độ bền vững của CSC và thường gây
ra những thương tổn tuỷ cổ, có thể dẫn tới di
chứng thần kinh nặng nề hoặc gây tử vong cho
người bệnh. Trong thực tế, chấn thương CSC
*Khoa CĐHA,Bệnh viện ĐKKV Cần Giuộc-Long An;
** Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch;
*** Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Dược TP.HCM.
Tác giả liên lạc: BS. Đặng Phước Hạng ĐT: 0919989204 Email: dangphuochang@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 257
kèm liệt tủy là gánh nặng cho bệnh nhân (BN),
gia đình và xã hội. Do đó việc chẩn đoán đúng
thương tổn, từ đó đề ra biện pháp điều trị đúng
đắn có ý nghĩa quan trọng và là vấn đề cần được
quan tâm nghiên cứu.
Trên thế giới và trong nước đã có nhiều
công trình nghiên cứu về chấn thương CSC. Tuy
nhiên, hiện nay tai nạn giao thông nghiêm trọng
ngày càng nhiều, chấn thương CSC ngày càng
tăng, từ đó nảy sinh yêu cầu tiếp tục nghiên cứu
về bệnh lý này. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu
đánh giá đặc điểm hình ảnh chấn thương CSC
qua chụp cắt lớp điện toán, trên cơ sở đó chẩn
đoán chính xác và đề ra phương pháp phẩu
thuật phù hợp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các BN được chẩn đoán gãy CSC do chấn
thương tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện
Chợ Rẫy từ 01- 01 - 2010 đến 30- 06 - 2011.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên loạt trường hợp
Chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn BN: Tất cả BN chấn thương
CSC, vào Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ
Rẫy từ 01- 01 - 2010 đến 30- 06 – 2011, có phim
chụp cắt lớp điện toán tổn thương cột sống cổ.
Dựa vào cách phân loại chấn thương CSC
theo Argenson và Denis.
Phân loại theo Argenson bao gồm chấn
thương cúi, chấn thương lún; chấn thương xoay
và chấn thương ngửa.
Phân loại vững và mất vững của Denis
Theo Denis cột sống được chia thành 3 cột:
cột trước, cột giữa và cột sau, từ đó phân ra làm
4 loại gãy vững và không vững.
Gãy vững: chỉ có tổn thương cột trước nhẹ,
trung bình.
Gãy không vững cơ học: Thương tổn hai
trong ba cột của cột sống.
Gãy không vững thần kinh: là gãy nhiều
mảnh thân sống. Các mảnh vỡ di lệch vào ống
sống làm thương tổn tuỷ sống.
Gãy không vững cơ học thần kinh: thương
tổn cả ba cột và có thương tổn thần kinh hoặc đe
dọa thương tổn thần kinh.
Chẩn đoán hình ảnh chụp cắt lớp điện toán
CSC.
Căn cứ vào kết quả chụp cắt lớp điện toán
để xác định:
Vị trí gãy cổ cao và cổ thấp.
Phân loại gãy cổ cao và cổ thấp.
Cơ chế chấn thương.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 11.5 để
phân tích số liệu. Dùng các phép kiểm thích hợp
để rút ra các kết luận.
Nhận xét kết quả. So sánh kết quả với các tác
giả khác, bàn luận và kết luận.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi: 20< 8 BN; 20 - 40: 32 BN; 41 - 60: 31
BN; >60: 9 BN; Nhỏ nhất 15 tuổi, lớn nhất 97
tuổi. Tuổi trung bình 40,5. Đây là lứa tuổi lao
động chính.
Giới: nam: 71 BN (88,7%); nữ: 9 BN
(13,3%). Tỷ lệ nam/nữ là 7/1. Tỷ lệ này phù
hợp với các tác giả khác ở Việt Nam, Pháp và
Mỹ, nhưng trong nghiên cứu tỷ lệ nam/nữ có
cao hơn.
Nguyên nhân gây tai nạn: trong nghiên
cứu này, nguyên nhân do tai nạn giao thông
chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%), sau đó là tai nạn
sinh hoạt (23,8%), tai nạn loa động (11,3%), tai
nạn đả thương có 2 trường hợp (2,5%), không
có tai nạn thể thao. Đây là sự khác biệt lớn so
với các thống kê của các tác giả Mỹ, pháp; tai
nạn thể thao, bạo lực chiếm khá cao (14,4%
đến 25,9%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 258
Đặc điểm hình ảnh tổn thương CSC qua
chụp cắt lớp điện toán.
Có 24 BN tổn thương CSC cao và 56 BN tổn
thương CSC thấp.
Tổn thương cột sống cổ cao (tỷ lệ% so với
tổn thương CSC cao): trật C1/C2: 10 BN (25,6%);
gãy C1:6 BN (15,3%); gãy mỏm răng:18 BN
(46,2%); gãy chân cung C2: 5 BN (12,9%). Các
dạng tổn thương ở C1 và C2 thường phối hợp
vừa trật-gãy và gãy-gãy giữa C1-C2 (nên có sự
khác biệt số lượng thống kê 24BN/ 39 BN trong
bảng phân bố tổn thương).
Bảng 1: Phân bố tổn thương CSC cao.
Loại tổn thương Số bệnh
nhân
%
Trật xoay C1 trên C2
Type I
Type II
Type III
Gãy đốt sống C1:
Gãy 1 nơi
Gãy Jefferson vững
Gãy Jefferson không vững
Gãy mấu răng
Loại I
Loại II
Loại III
Gãy chân cung C2
Loại I
Loại II
Tổng cộng
10
4
4
2
6
2
1
3
18
1
9
8
5
2
3
39
25,6
15,3
46,2
23
20
12,9
5,1
7,6
100,0
Tổn thương cột sống cổ thấp (tỷ lệ% so với
tổn thương CSC thấp): vỡ giọt lệ: 4 BN (7,1%);
vỡ nhiều mảnh thân sống: 14 BN (25,1%); trật
mấu khớp: 19 BN (33,9%); vỡ-trật:19 BN (33,9%).
Đặc điểm hình ảnh gãy nhiều mảnh và vỡ-
trật
Vị trí thương tổn: C3: 2 BN; C4: 5 BN; C5: 13
BN; C6: 9 BN; C7: 4 BN.
Đặc điểm vị trí thương tổn
Bảng 2: Vị trí thương tổn.
Vị trí tổn thương Tần suất Tỉ lệ%
C1-2 21 26,5
C2-3 7 8,8
Vị trí tổn thương Tần suất Tỉ lệ%
C3-4 2 2,5
C4-5 22 27,5
C5-6 20 25
C6-7 4 5
C7-T1 5 6,2
Tầng tổn thương tập trung tổn thương ở
cổ cao là C1-2 (26,5%), cổ thấp là C4-5(27,5%)
và C5-6 (25%).
KẾT LUẬN
Chấn thương CSC tập trung chủ yếu ở nam
giới, với tỷ lệ nam/nữ là 7/1, gặp nhiều ở tuổi lao
động, trung bình 40,5 tuổi. Tai nạn giao thông là
nguyên nhân chủ yếu (62,5%), tai nạn sinh hoạt
chiếm tỷ lệ khá cao (23,8%).
Chụp cắt lớp điện toán có giá trị cao trong
khảo sát cấu trúc xương cổ cao và cổ thấp: bình
diện ngang, đánh giá di lệch đốt sống, vỡ thân
xương, thể hiện ở các trường hợp vỡ giọt lệ, vỡ
nhiều mảnh thân sống, mảnh rời chèn ép tủy,
các tổn thương vùng bản lề Chẩm – Cổ và Cổ -
Ngực là căn cứ quyết định để chọn lựa phương
pháp mổ.
Thương tổn cột sống thường gặp nhất ở
CSC là C2 (28,7%) gồm gãy chân cung và gãy
mấu răng (46,2%/ cổ cao) và C5 (38,4%) chủ yếu
trật, vỡ- trật mổi dạng (33,9%/ cổ thấp). Chủ yếu
là cơ chế cúi (56,3%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alker Gj Jr.OhYs, Leslie EV (1978), High cerrical spine and
Cranio-Cerrical junction injuries in fatal trafic accidents.Orthop
Clin North am 9:1003-1010.
2. Apuzzo MLF, Heiden JS, Weiss MH, et al. (1978), Acute
fractures of the odontoid procecc: An analyse of 45 cases. J.
Neurosurg. 48; pp 85-91.
3. De Vivo MJ, Richard JS, Stover SL, Go BK. (1992), Spinal cord
injury: rehabilitation adds life of year. West J Med;154; pp 602 –
606.
4. De Vivo MJ, Rutt RD, Black KJ,et al. (1992), Trends in spinal cord
injury demographics and treatment outcomes between 1973 and
1986. Arch Phys Med Rehabil; 73; pp 424 – 430.
5. Denis F. (1983), The three column spine and its significance in
the classification of acute thoracolumbar spinal injuries. Spine 8;
pp 817 – 831.
6. Effendi B, Ror D, Cornish B, et al.(1981), Fractures of the ring of
the axis. A classification based on the analysis of 131 cases.J.Bone
Joint Surg 1981; 63-B; pp 319 – 327..
7. Flanders A and Schwartz ED (2009), Chapter 27: Spinal
Trauma,Magnetic Resonance Imagigng of the Brain and Spine, 4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 259
th Edition,edited by Scott W. Atlas, Lippincott Williams Wilkins,
1564 – 1623.
8. Hounsfield GN.(1973), Computerized transverse axial scanning.
Part 1 – description of system. Br J. radiol 46; pp 1016 – 1022.
9. Kraus JF, Franti CE, Riggins RS,eta.(1975), Incidence of traumatic
spinal cord lesion.J.chron dis 28; pp 471 – 492.
10. Levine AM, Edwards CC.(1989), Traumatic lesions of occipito-
atlanto-axial complex Clin Orthop 239; pp 53 – 68.
11. Parke WW. (1988), Correlative anatomy of cervical spondylotic
myelopathy. 13(7); pp 831 – 7.
12. Roy-Camille, R., Saillant, G., Laville,C., Benazet, P. (1992),
Treatment of Lower Cervical Spinal Injuries-C3 to C7; PP 442-
446.
13. Sonntag VKH, Hadley MN. (1986), Nonoperative management
of cervical spine injuries. Clin Neurosurg 1986;34; pp 630 – 649.
19. Torsten B. Moeller, M.D. Thieme Stuttgart. New York
(2000), Normal findings in radiographgy; pp 40 – 46.