Tình hình nghiên cứu và mục tiêu: Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là khiếm khuyết về loa tai còn gây cho bệnh nhân những tổn thương nặng nề hơn về mặt thẩm mỹ, tác động mạnh mẽ đến quá trình giao tiếp của họ với môi trường xung quanh và gây ra một sang chấn to lớn trong quá trình phát triển tâm sinh lý bình thường của bệnh nhân. Hiện nay tại Việt Nam ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về bệnh lý tai nhỏ bẩm sinh được công bố. Vì vậy chúng tôi quyết định thực hiện công trình nghiên cứu nhằm bước đầu nghiên cứu về bệnh lý dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Việt Nam với mong muốn góp phần làm rõ thêm hiểu biết về bệnh lý dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Việt Nam. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả các trường hợp bệnh trên 56 bệnh nhân bị dị tật tai nhỏ đến khám và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Đại học y dược trong thời gian từ tháng 11/2010 tới tháng 08/2011. Chỉ tiêu đánh giá: Các bệnh nhân được đo đạc các chỉ số dịch tễ học và hình thái học vành tai. Kết quả và kết luận: Bệnh lý chủ yếu tác động trên giới nam nhiều nữ. Phần lớn tai nhỏ gặp ở 1 bên, trường hợp bệnh lý 2 bên tương đối thấp. Tiền căn gia đình chiếm 1,8%, thường đi kèm với hội chứng bẩm sinh hay dị tật khác. Có 5 kiểu dị dạng vành tai được ghi nhận. Có mối tương quan giữa độ nặng vành tai với sự tồn tại ống tai ngoài. Thường dị tật tai nhỏ tác động làm giảm kích thước chiều dài nhiều hơn chiều rộng. Độ dị dạng vành tai càng lớn thì vị trí vành tai càng sai lệch nhiều.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm hình thái bệnh lý dị tật tai nhỏ bẩm sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 233
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI BỆNH LÝ DỊ TẬT
TAI NHỎ BẨM SINH
Lương Hữu Đăng*, Trần Thị Bích Liên*
TÓM TẮT
Tình hình nghiên cứu và mục tiêu: Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là khiếm khuyết về loa tai còn gây cho bệnh
nhân những tổn thương nặng nề hơn về mặt thẩm mỹ, tác động mạnh mẽ đến quá trình giao tiếp của họ với môi
trường xung quanh và gây ra một sang chấn to lớn trong quá trình phát triển tâm sinh lý bình thường của bệnh
nhân. Hiện nay tại Việt Nam ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về bệnh lý tai nhỏ bẩm sinh được công
bố. Vì vậy chúng tôi quyết định thực hiện công trình nghiên cứu nhằm bước đầu nghiên cứu về bệnh lý dị tật tai
nhỏ bẩm sinh tại Việt Nam với mong muốn góp phần làm rõ thêm hiểu biết về bệnh lý dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại
Việt Nam.
Phương pháp và phương tiện nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả các trường hợp bệnh trên 56 bệnh nhân bị
dị tật tai nhỏ đến khám và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Đại học y dược trong thời gian từ tháng
11/2010 tới tháng 08/2011.
Chỉ tiêu đánh giá: Các bệnh nhân được đo đạc các chỉ số dịch tễ học và hình thái học vành tai.
Kết quả và kết luận: Bệnh lý chủ yếu tác động trên giới nam nhiều nữ. Phần lớn tai nhỏ gặp ở 1 bên,
trường hợp bệnh lý 2 bên tương đối thấp. Tiền căn gia đình chiếm 1,8%, thường đi kèm với hội chứng bẩm sinh
hay dị tật khác. Có 5 kiểu dị dạng vành tai được ghi nhận. Có mối tương quan giữa độ nặng vành tai với sự tồn
tại ống tai ngoài. Thường dị tật tai nhỏ tác động làm giảm kích thước chiều dài nhiều hơn chiều rộng. Độ dị dạng
vành tai càng lớn thì vị trí vành tai càng sai lệch nhiều.
Từ khóa: Tai nhỏ, hình thái.
ABSTRACT
MICROTIA MORPHOLOGY
Luong Huu Dang, Tran Thi Bich Lien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 233 - 237
Background and Aims: Microtia is a congenital malformation of variable severity of the external and
middle ear. Besides aesthetic aspect, microtia also causes severe damage on patients’ behavioral and physiological
development. Currently, no microtia research has been announced in Viet Nam. The aim of our study was to
clarify the initial characteristic findings in patients with microtia in Viet Nam.
Materials & methods: A descriptive study. All cases of microtia (56 patients) admitted to ENT
Department of Medical University Center from November 2010 to August 2011.
Outcome measures: All cases of microtia were measured epidemiological indicators and external ear
morphological index.
Results & Conclusion: Microtia was more common in male patients. Most cases of micritia was one side,
bilateral microtia was less common. 1.8% had family history related to other congenital syndromes or
malformations. 5 types of external ear malformation had been noticed. There was correlation between the severity
of the pinna and the existence of external ear canal. In microtia cases, the length of the external ear canal was
* Bộ môn Tai Mũi Họng ĐHYD TPHCM,
Tác giả liên lạc: BS Nội trú Lương Hữu Đăng, ĐT: 01234396177, Email: dang167@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 234
affected much more than the width of it. The more severe of pinna malformation, the more deviation of the pinna
position.
Key word: Morphology, microtia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là khiếm khuyết về
loa tai còn gây cho bệnh nhân những tổn
thương nặng nề hơn về mặt thẩm mỹ, tác động
mạnh mẽ đến quá trình giao tiếp của họ với môi
trường xung quanh và gây ra một sang chấn to
lớn trong quá trình phát triển tâm sinh lý bình
thường của bệnh nhân. Hiện nay tại Việt Nam ta
vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về bệnh
lý tai nhỏ bẩm sinh được công bố. Vì vậy chúng
tôi quyết định thực hiện công trình nghiên cứu
nhằm bước đầu nghiên cứu về bệnh lý dị tật tai
nhỏ bẩm sinh tại Việt Nam với mong muốn góp
phần làm rõ thêm hiểu biết về bệnh lý dị tật tai
nhỏ bẩm sinh tại Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả các trường hợp bệnh trên
56 bệnh nhân bị dị tật tai nhỏ đến khám và điều
trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Đại học y
dược trong thời gian từ tháng 11/2010 tới tháng
08/2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Đối tương nghiên cứu phải đạt các tiêu
chuẩn sau: Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý
di tật tai nhỏ bẩm sinh. Chưa được phẫu thuật
tạo hình tai lần nào. Bệnh nhân đồng ý tham gia
vào nhóm nghiên cứu.
Đối với những bệnh nhân nhỏ tuổi thì phải
có sự chấp thuận của gia đình bệnh nhân.
Phương tiện nghiên cứu
Dụng cụ đo nhân trắc học chuyên biệt.
Bộ phông nền và máy chụp ảnh KTS đề ghi
hình bệnh nhân.
Các số liệu thu thập
Các đặc điểm dịch tễ học.
Các chỉ số hình thái học bao gồm.
Các kiểu dị dạng vành tai.
Các chỉ số chiều dài và chiều rộng vành tai.
Vị trí vành tai bệnh trong mối quan hệ với
các mốc giải phẫu khác.
Xử lý thống kê
Số liệu thu thập qua phiếu theo dõi được xử
lý bằng chương trình thống kê SPSS 16.0. Kết
quả được kiểm định bằng phép kiểm tương
thích với khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN
Khảo sát theo giới–tuổi
Bảng 1: Khảo sát giới.
Giới Tần suất
Nam 36 (64,3 %)
Nữ 20 (35,7 %)
TC 56 (100%)
Nhận xét: Tỉ lệ giới nam gần gấp đôi giới nữ
(36/20), phù hợp với nghiên cứu khác trên thế
giới(1).
Bảng 2: Khảo sát tuổi.
Độ tuổi Tần suất
≤6 24 (42,9%)
6-18 12 (21,4%)
≥18 20 (35,7%)
TC 56 (100%)
Nhận xét: Tuổi trung bình mẫu nghiên cứu
là 10 tuổi, nhỏ nhất là 2 tháng tuổi và cao nhất là
44 tuổi.
Khảo sát số lượng tai dị dạng
Bảng 3. Số lượng tai dị dạng.
Số lượng Tần suất
Trái 21 (37,5%)
Phải 23 (39,3%)
2 bên 12 (23,2%)
Nhận xét: Phần lớn tai nhỏ gặp ở 1 bên,
phân bố tương đối đều cho cả 2 bên. Trong đó
có tỉ lệ nhỏ di tật gặp ở cả 2 bên. Điều này cũng
phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả
khác(1,2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 235
Khảo sát những hội chứng bẩm sinh và dị
tật kèm theo
Bảng 4: Khảo sát những hội chứng bẩm sinh và dị tật
kèm theo.
Dị tật kèm theo Tần suất
HC*hemifacial microsomia 25 (44,6%)
HC treacher collins 2 (3,6%)
HC Down 2 (3,6%)
HC Goldenhar 2 (3,6%)
Dò luân nhĩ 3 (5,4%)
Liệt VII ngoại biên 3 (5,4%)
Tật mắt nhỏ 4 (7,1%)
Liệt vận nhãn ngoài 1 (1,8%)
Hở hàm ếch 1 (1,8%)
*HC: Hội chứng.
Khảo sát đặc điểm tiền căn gia đình mắc
phải
Bảng 5: Tiền căn gia đình.
Tiền căn Tần suất
Anh em 1 (1,8%)
Cha mẹ 0
Nhận xét: Trong lô nghiên cứu có 1 gia đình
có 2 anh em có dị tật tai nhỏ giống nhau.
Khảo sát các kiểu dị dạng vành tai
Biến dạng nhẹ gờ luân
Biến dạng nhẹ phức hợp gờ luân + gờ đối luân
+ hố thuyền + hố tam giác, còn ống tai.
Biến dạng nặng phức hợp gờ luân + gờ đối
luân + hố thuyền + hố tam giác, còn ống tai, các
cấu trúc khác tương đối bình thường.
Mất tất cả các cấu trúc, chỉ còn phần mô mềm
dạng hạt đậu
Biến dạng chỉ còn một ít mô mềm sót lại
Hoàn toàn không có cấu trúc vành tai.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 236
Tương quan ống tai ngoài với độ nặng
vành tai
Bảng 6. Tương quan ống tai ngoài với độ nặng vành
tai.
Ống tai ngoài
Tổng
Có Không
Phân độ
Nhẹ 15 8 23
Nặng 4 41 48
Tổng 19 49 68
Nhận xét: Độ dị dạng của tai càng cao thì
khả năng không có ống tai kèm theo là rất
lớn.Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. p =
0,001(<0,05). Kết quả này cũng tương đồng với
tác giả khác(3).
Khảo sát độ thay đổi về kích thước
Độ giảm các kích thước
Bảng 7: Độ giảm các kích thước vành tai bệnh.
Phân độ tai nhỏ
Tỉ lệ giảm
chiều dai
Tỉ lệ giảm
chiều rộng
Do 1 11.6% 7.0%
Do 2 22.7% 29.2%
Do 3 45.4% 59.1%
Nhận xét: Độ dị dạng vành tai càng nặng thi
độ giảm các kích thước của tai càng nhiều, trong
đó chủ yếu là giảm chiều dài nhiều hơn giảm
chiều rộng. Điều này cũng tương đương với các
tác giả khác, điều này phù hợp với nghiên cứu
của Farkas(2)
Khảo sát vị trí của tai dị dạng
So sánh vị trí của tai so với đường giữa mặt.
Bảng 8: So sánh vị trí của tai so với đường giữa mặt.
Độ lệch so với đường giữa
=8mm Tổng
Phân độ tai nhỏ Độ 1 5 0 0 5
Độ 2 6 0 2 8
Độ 3 10 12 7 29
Tổng 21 13 9 43
Nhận xét: Độ dị dạng của vành tai càng
nặng thì độ lệch so với đường giữa càng lớn,
điều này phù hợp với nghiên cứu của Farkas(2).
So sánh vị trí của tai so với cằm
Bảng 9: So sánh vị trí của tai so với cằm.
Độ lệch tai so với cằm
=8mm Tổng
Phân độ
tai nhỏ
Độ 1 5 0 0 5
Độ 2 5 1 2 8
Độ 3 10 11 8 29
Tổng 20 13 10 43
Nhận xét: Độ dị dạng của vành tai càng
nặng thì độ lệch so với cằm càng lớn, điều này
phù hợp với nghiên cứu của Farkas(2).
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu trên 56 bệnh nhân có bệnh
lý dị tật tai nhỏ bầm sinh đến khám và điều trị
tại bệnh viện Đại học y dược trong thời gian từ
tháng 11/2020 đến tháng 8/2011 chúng tôi thấy
rằng:
Bệnh lý chủ yếu tác động trên giới nam gần
gấp đôi giới nữ.
Phần lớn tai nhỏ gặp ở 1 bên, trường hợp
bệnh lý 2 bên tương đối thấp.
Tiền căn gia đình chiếm 1,8%, thường đi
kèm với hội chứng bẩm sinh hay dị tật khác.
Có 5 kiểu dị dạng vành tai được ghi nhận.
Có mối tương quan giữa độ nặng vành tai với
sự tồn tại ống tai ngoài.
Thường dị tật tai nhỏ tác động làm giảm
kích thước chiều dài nhiều hơn chiều rộng.
Độ dị dạng vành tai càng lớn thì vị trí vành
tai càng sai lệch nhiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brent B. The correction of microtia with autogenous cartilage
grafts: I. The classic deformity. Plast Reconstr
Surg. Jul 1980;66(1):1-12.
2. Leslie G Farkas. Anthropometry of the normal and defective ear.
Clin Plast Surgery 5; 401-412, 1978
3. Nagata S. A new method of total reconstruction of the auricle for
microtia. Plast Reconstr Surg. Aug 1993;92(2):187-201
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 237
4. Nguyễn Đình Bảng (1993) Tập tranh giải phẫu tai mũi họng, bộ
môn tai mũi họng, Đại học y dược TPHCM: 8-9
5. Nguyễn Quang Quyền (2002) Bài giảng giải phẫu học:, tập 1, tr
427-429
6. Poswillo D. (1973) Otomandibular deformity: Pathogenesis as a
guide to reconstruction. J Max Fac Surg. 1974;2:64-72.
7. Phùng Minh Lương (1999) Đặc điểm hình thái loa tai của người
Ê Đê trưởng thành, luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược
TPHCM
8. Văn Công Cang (1997) Đặc điểm hình thái loa tai của người Việt
Nam trưởng thành, luận án thạc sĩ y học, Đại học y dược
TPHCM: 3-49