Khảo sát đặc điểm lâm sàng – mô bệnh học 57 trường hợp polyp mũi

Tổng quan: Polyp mũi là một bệnh lý viêm mạn lành tính ở mũi, gây triệu chứng nghẹt mũi, giảm khứu và nhiễm trùng. Polyp thường tái phát sau điều trị, làm giảm chất lượng cuộc sống. Với tổn thương đa yếu tố phức tạp và nhiều cơ chế sinh lý ‐ mô bệnh học chỉ được biết một phần, chưa xác định phân loại rõ các tổn thương polyp mũi khác nhau trên lâm sàng. Trong điều trị học, có sự khác biệt giữa quyết định điều trị nội khoa và phẫu thuật, hơn nữa sau phẫu thuật vẫn có tỉ lệ tái phát cao. Vì vậy, xác định từng loại mô bệnh học trong cấu trúc polyp mũi sẽ góp phần vào quyết định điều trị và có kế hoạch theo dõi bệnh lý lâu dài. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng trên từng loại mô học của polyp mũi từ tháng 07‐2012 đến tháng 03‐2013 tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM và bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 2/1. Khoảng tuổi mắc bệnh từ 14 đến 64, độ tuổi trung bình 41, trên 30 tuổi chiếm đa số (85,96%). Nơi cư ngụ ở vùng đồng bằng 77,19%; thường gặp nhất là nông dân 44,86%. Có hút thuốc 75,44%, có tiếp xúc hóa chất 68,42%; có cơ địa dị ứng 82,54%; có bệnh lý hen phế quản 96,49%. Lý do nhập viện đa số là nghẹt mũi chiếm 75,44%; giảm khứu‐ mất khứu 70,18%. Kết quả nội soi nhiều nhất là độ 2 chiếm tỉ lệ 49,12%; kết quả CT scan đánh giá theo thang điểm Lund & Mackay trung bình là 15,62. Biểu mô bề mặt đa số là tế bào giả tầng có lông chuyển 96,50%; có loét biểu mô 85,96%. Mật độ tế bào đài thấp 66,67%; phân bố tế bào thần kinh giảm 82,46%. Sự thay đổi các tuyến dưới niêm chủ yếu là hiên tượng giãn rộng các tuyến tạo bọc 64,91% và tăng sản tuyến 52,63%. Mao mạch và tĩnh mạch quanh ống tuyến giãn ra và tắc nghẽn chiếm 73,68%; tắc nghẽn khoảng gian bào, phù nề bạch huyết tại chỗ chiếm 42,11%. Thành phần tế bào viêm ưu thế eosinophil 26,3%; hiện diện dưỡng bào 24,6%. Kết luận: Polyp mũi thường gặp ở tuổi trưởng thành trên 30 tuổi, giới nam nhiều gấp 2 giới nữ, yếu tố nguy cơ là tiếp xúc với thuốc lá và các loại hóa chất. Triệu chứng lâm sàng gợi ý là nghẹt mũi và giảm khứu giác. Chẩn đoán giải phẫu bệnh bằng kỹ thuật nhuộm hóa mô và hóa mô miễn dịch xác định đặc điểm mô bệnh của polyp là lành hoặc ác và nguồn gốc sinh mô bệnh rất cần thiết cho điều trị và tiên lượng.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng – mô bệnh học 57 trường hợp polyp mũi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  131 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – MÔ BỆNH HỌC   57 TRƯỜNG HỢP POLYP MŨI  Trần Minh Thông*, Lâm Huyền Trân, Trần Thị Thúy Hằng*  TÓM TẮT  Tổng quan: Polyp mũi là một bệnh lý viêm mạn lành tính ở mũi, gây triệu chứng nghẹt mũi, giảm khứu và  nhiễm trùng. Polyp thường tái phát sau điều trị, làm giảm chất lượng cuộc sống. Với tổn thương đa yếu tố phức  tạp và nhiều cơ chế sinh lý ‐ mô bệnh học chỉ được biết một phần, chưa xác định phân loại rõ các tổn thương  polyp mũi khác nhau trên lâm sàng. Trong điều trị học, có sự khác biệt giữa quyết định điều trị nội khoa và phẫu  thuật, hơn nữa sau phẫu thuật vẫn có tỉ lệ tái phát cao. Vì vậy, xác định từng loại mô bệnh học trong cấu trúc  polyp mũi sẽ góp phần vào quyết định điều trị và có kế hoạch theo dõi bệnh lý lâu dài.  Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng trên từng loại mô học của polyp mũi từ tháng 07‐2012  đến tháng 03‐2013 tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM và bệnh viện Chợ Rẫy.  Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả hàng loạt ca.  Kết quả: Tỷ  lệ nam/nữ = 2/1. Khoảng tuổi mắc bệnh từ 14 đến 64, độ tuổi trung bình 41, trên 30 tuổi  chiếm đa số (85,96%). Nơi cư ngụ ở vùng đồng bằng 77,19%; thường gặp nhất là nông dân 44,86%. Có hút  thuốc 75,44%, có tiếp xúc hóa chất 68,42%; có cơ địa dị ứng 82,54%; có bệnh lý hen phế quản 96,49%. Lý do  nhập viện đa số là nghẹt mũi chiếm 75,44%; giảm khứu‐ mất khứu 70,18%. Kết quả nội soi nhiều nhất là độ 2  chiếm tỉ lệ 49,12%; kết quả CT scan đánh giá theo thang điểm Lund & Mackay trung bình là 15,62. Biểu mô bề  mặt đa số là tế bào giả tầng có lông chuyển 96,50%; có loét biểu mô 85,96%. Mật độ tế bào đài thấp 66,67%;  phân bố tế bào thần kinh giảm 82,46%. Sự thay đổi các tuyến dưới niêm chủ yếu là hiên tượng giãn rộng các  tuyến tạo bọc 64,91% và tăng sản tuyến 52,63%. Mao mạch và tĩnh mạch quanh ống tuyến giãn ra và tắc nghẽn  chiếm 73,68%; tắc nghẽn khoảng gian bào, phù nề bạch huyết tại chỗ chiếm 42,11%. Thành phần tế bào viêm ưu  thế eosinophil 26,3%; hiện diện dưỡng bào 24,6%.  Kết  luận: Polyp mũi thường gặp ở tuổi trưởng thành trên 30 tuổi, giới nam nhiều gấp 2 giới nữ, yếu tố  nguy cơ là tiếp xúc với thuốc lá và các loại hóa chất. Triệu chứng lâm sàng gợi ý là nghẹt mũi và giảm khứu giác.  Chẩn đoán giải phẫu bệnh bằng kỹ thuật nhuộm hóa mô và hóa mô miễn dịch xác định đặc điểm mô bệnh của  polyp là lành hoặc ác và nguồn gốc sinh mô bệnh rất cần thiết cho điều trị và tiên lượng.  Từ khóa: polyp mũi, loét biểu mô, tăng sản tuyến, tuyến giãn rộng tạo bọc, ưu thế tế bào ái toan  ABSTRACT  RETROSPECTIVE STUDY OF CLINICO‐PATHOLOGIC FEATURES   OF 57 NASAL POLYPOSIS CASES  Tran Minh Thong, Lam Huyen Tran, Tran Thi Thuy Hang  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 131 ‐ 137  Background:  Nasal  polyposis  is  a  chronic  non‐neoplastic  inflammatory  disease  that  is  commonly  encountered in clinical otorhinolaryngology. It is often associated with systemic diseases and is characterized by  nasal  obstruction,  reduction  in  sense  of  smell,  infection,  and  impaired  quality  of  life.  The  etiology  and  pathogenesis  of  nasal  polyposis  has  been  studied  since  ancient  times;  however,  in  spite  of  the  current  * Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy.  Tác giả liên lạc: BSCKII. Trần Minh Thông   ĐT: 0918202941  Email: tranmthong2003@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  132 understanding of this condition, particularly the role of inflammation, the mechanisms that cause nasal polyps  remain unknown. The management of nasal polyps remains primarily medical, surgery is indicated in patients in  whom medical management fails or who have complications. The postoperative care needs to be intensive so that  recurrence is delayed.  Objective: To evaluate the clinic pathological  features of 57 nasal polyposis cases  that were diagnosed at  University Medical Center HCM hospital, Cho Ray hospital between July 2012 and March 2013.  Study methods: Descriptive cross sectional study.  Results: Our study group included male and female with ratio 2/1, patients aged between 14 to 64 years  with mean age of 41 years. Majority of patients were  found  to be  in  the  third decade of  life. 75.44% of male  patients were smokers. All patients presented with nasal obstruction 96.49%; reduction in sense of smell 70.18%.  Surface  epitheliums  were  pseudostratified  96.50%;  epithelial  rupture  85.96%.  Poor  density  of  goblet  cells  66.67%;  innervation  had  a  few nevre  fibes  82.46%. Cystic  dilatation  of glands were 64.91%; hyperplasia  of  glands 52.63%. Capillaries & veins stretched and obstructed 73.68%; blockade of intercellular spaces and local  lymph edema 42.11%. Eosinophil dominated 26.3%; Mast cells presented 24.6%.  Conclusions: Nasal polyposis are most often diagnosed in the third decade of life. Suggestive signs of nasal  obstruction and reduction in sense of smell should be sought in any patient suspected of having nasal polyposis.  Histopathological diagnosis is made to clarify histological features of nasal polyposis.  Keywords: nasal polyposis, epithelial defects, hyperplasia of glands, cystic dilatation of glands, eosinophil –  dominated  ĐẶT VẤN ĐỀ  Polyp mũi  là một bệnh  lý viêm mạn  tính  của đường hô hấp trên,  là bệnh  lý  lành tính ở  mũi nhưng rất hay tái phát, với tổn thương đa  yếu  tố phức  tạp và nhiều cơ chế sinh  lý  ‐ mô  bệnh  học  chỉ  được  biết một  phần,  chưa  xác  định  phân  loại  rõ  các  tổn  thương  polyp mũi  khác nhau trên lâm sàng.  Hiện nay chuyên ngành giải phẫu bệnh  đã  phát triển với nhiều phương pháp giúp quan sát  cấu trúc mô bệnh học. Nhờ đó, có thể quan sát  rõ từng cấu trúc biểu mô bề mặt với các  loại tế  bào, sự phân bố thần kinh, mạch máu, các tuyến  chế tiết và sự thấu nhập các tế bào viêm, từ đó  xác định được từng giả thiết bệnh  lý của polyp  mũi.  Như  vậy,  cần  phải  xác  định  từng  loại  cấu  trúc mô bệnh học polyp mũi  theo  các  thể  lâm  sàng để giúp ích trong quyết định lựa chọn điều  trị  tối  ưu  cho  từng  trường  hợp  polyp  mũi.  Chúng  tôi  tiến  hành  khảo  sát  57  trường  hợp  polyp mũi nhằm mục  đích  xác  định  đặc  điểm  lâm sàng ‐ giải phẫu bệnh.  ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Khảo  sát  đặc  điểm  lâm  sàng  –  giải  phẫu  bệnh của 57 bệnh nhân polyp mũi từ tháng 07‐ 2012 đến tháng 03‐2013 tại bệnh viện Đại Học Y  Dược TP.HCM và bệnh viện Chợ Rẫy.  Phương pháp nghiên cứu  Cắt ngang mô tả hàng loạt ca.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Đặc điểm dịch tễ học  Giới  Giới nam mắc bệnh cao hơn giới nữ 35/22.  Tuổi  Khoảng tuổi mắc bệnh từ 14 đến 64, độ tuổi  trung bình 41, trên 30 tuổi chiếm đa số (85,96%).  Nơi  cư  ngụ  ở  vùng  đồng  bằng  77,19%;  thường  gặp  nhất  là  nông  dân  44,86%. Có  hút  thuốc  75,44%,  có  tiếp  xúc  hóa  chất  68,42%;  không có cơ địa dị ứng 82,54%; không có bệnh lý  hen phế quản 96,49%.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  133 Đặc điểm lâm sàng  Lý do nhập viện đa số  là nghẹt mũi chiếm  75,44%; giảm khứu‐ mất khứu 70,18%. Kết quả  nội soi nhiều nhất là độ 2 chiếm tỉ lệ 49,12%; kết  quả CT scan đánh giá theo thang điểm Lund &  Mackay trung bình là 15,62.  Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng 57 ca polyp mũi tại  thời điểm chẩn đoán.  Triệu chứng cơ năng Số trường hợp Tỉ lệ phần trăm Có Không Có Không Nghẹt mũi 55 2 96,49% 3,51% Chảy mũi 52 5 91,23% 8,77% Giảm khứu - mất khứu 40 17 70,18% 29,82% Căng tức - nặng mặt 30 27 52,63% 47,37% Nhảy mũi - ngứa mũi 10 47 17,46% 82,54% Đặc điểm giải phẫu bệnh  Biểu mô bề mặt đa số  là  tế bào giả  tầng có  lông  chuyển  96,50%;  có  loét  biểu mô  85,96%.  Mật độ  tế bào đài  thấp 66,67%; phân bố  tế bào  thần  kinh  giảm  82,46%.  Sự  thay  đổi  các  tuyến  dưới niêm chủ yếu  là hiên tượng giãn rộng các  tuyến tạo bọc 64,91% và tăng sản tuyến 52,63%.  Mao mạch và tĩnh mạch quanh ống  tuyến giãn  ra và tắc nghẽn chiếm 73,68%; tắc nghẽn khoảng  gian  bào,  phù  nề  bạch  huyết  tại  chỗ  chiếm  42,11%.  Thành  phần  tế  bào  viêm  ưu  thế  eosinophil 26,3%; hiện diện tế bào Mast 24,6%.  Theo kết quả nghiên cứu, giả thuyết vỡ lớp  biểu mô  chiếm  đa  số  85,96%;  tiếp  theo  là giả  thuyết giãn các nang ống tuyến chế tiết và tắc  nghẽn mạch máu 64,91%; giả  thuyết  tăng sản  tuyến  54,39%;  giả  thuyết  tắc  nghẽn  35,09%.  Các giả  thuyết nang  tuyến, viêm quanh bạch  huyết – tĩnh mạch, xuất tiết chất nhầy với tỉ lệ  <15%; giả thuyết u dạng tuyến – u dạng sợi và  viêm xương sàng hoại tử không có trường hợp  nào được ghi nhận.  Bảng 2: Các giả thuyết mô bệnh học của polyp mũi.  Giả thuyết mô bệnh học Số trường hợp Tỉ lệ phần trăm U dạng tuyến và u dạng sợi 0/57 0% Viêm xương sàng hoại tử 0/57 0% Nang tuyến 8/57 14,04% Xuất tiết chất nhầy 6/57 10,17% Giả thuyết mô bệnh học Số trường hợp Tỉ lệ phần trăm Giãn các nang của ống tuyến chế tiết và tắc nghẽn mạch máu 37/57 64,91% Tắc nghẽn 20/57 35,09% Viêm quanh bạch huyết và viêm quanh tĩnh mạch 7/57 12,28% Tăng sản tuyến 31/57 54,39% Vỡ lớp biểu mô 49/57 85,96% BÀN LUẬN  Dịch tễ học của mẫu nghiên cứu  Về độ tuổi và giới tính  Trong 57 trường hợp nghiên cứu của chúng  tôi, khoảng tuổi mắc bệnh từ 16 đến 63, độ tuổi  trung bình 35, trên 30 tuổi chiếm đa số (85,96%),  tỉ  lệ nam/nữ = 35/22  (1,6/1). So sánh độ  tuổi và  giới tính của chúng tôi và các tác giả không có sự  khác biệt.  Tác giả Nguyễn Ngọc Minh  (2007) báo  cáo  62  trường hợp  có khoảng  tuổi mắc bệnh  từ 18  đến  60,  độ  tuổi  trung  bình  31‐40,  trên  31  tuổi  chiếm đa số, tỉ lệ nam/nữ = 37/25 (1,48/1)(7).  Tác  giả Ngô  Văn  Công  (2008)  báo  cáo  81  trường hợp có khoảng tuổi mắc bệnh từ 17 đến  60, độ tuổi trung bình 37±11, trên 35 tuổi chiếm  đa số, tỉ lệ nam/nữ = 48/33 (1,5/1)(6).  Tác giả Larsen K. và Tos M. (1994) báo cáo  252 ca, đa số bệnh nhân  từ 40 – 60  tuổi, bệnh  nhân  nhỏ  hơn  16  tuổi  chiếm  0,216%;  tỉ  lệ  nam/nữ = 2,9/1(4). Tác giả Settipane GA. (1996)  báo  cáo  độ  tuổi  trên  40  cao  gấp  4  lần  nhóm  dưới  40,  bệnh  nhân  nhỏ  hơn  16  tuổi  chiếm  0,1%; tỉ lệ nam/nữ = 2/1(11).  Bảng 3: So sánh độ tuổi và giới tính của nghiên cứu  chúng tôi và các tác giả.  Nghiên cứu Khoảng tuổi Tuổi trung bình Tỉ lệ nam/nữ Chúng tôi 14 – 64 41 1,6/1 Nguyễn Ngọc Minh(7) 18 – 60 31 – 40 1,48/1 Ngô Văn Công(6) 17 – 60 37 1,5/1 Larsen K. và Tos M\(4) 16 – 60 40 2,9/1 Settipane GA(11) 16 - 60 40 2/1 Nhiều  tác giả giải  thích  độ  tuổi mắc bệnh  trong độ tuổi lao động nên hoạt động nhiều cả  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  134 về chức năng sinh lý lẫn lao động xã hội. Niêm  mạc mũi trong độ tuổi trên thường dễ dàng và  nhanh chóng phản ứng với tác nhân kích thích  từ môi  trường. Hơn nữa  trong giai đoạn  trên,  người bệnh phải thường xuyên hoạt động, lao  động sản xuất với cường độ cao, nguy cơ tiếp  xúc với các tác nhân kích thích niêm mạc mũi  gia tăng.  Về nơi cư ngụ và nghề nghiệp  Trong 57  trường hợp nghiên cứu ghi nhận:  đặc  điểm nơi  cư ngụ vùng  đồng bằng  77,19%;  thường  gặp  nhất  là  nông  dân  44,86%. Có  hút  thuốc 75,44%; có tiếp xúc hóa chất 68,42%.  Như vậy bệnh nhân sống ở vùng đồng bằng,  làm nghề nông và tiếp xúc với các loại hóa chất  trừ  sâu  – diệt  cỏ  và  các  loại  hóa  chất  khác  có  nguy cơ bị polyp mũi cao hơn. Trong nguy cơ  tiếp xúc với các  loại hóa chất, đặc biệt  tiếp xúc  thuốc lá có tỉ lệ nguy cơ rất cao (hơn ¾ lần).  Về cơ địa dị ứng và bệnh lý hen phế quản  Trong 57 trường hợp nghiên cứu của chúng  tôi, bệnh nhân có cơ địa dị ứng 17,46%; có bệnh  lý hen phế quản 3,51%.  Như  vậy  bệnh  nhân  có  cơ  địa  dị  ứng  và  bệnh  lý  hen  phế  quản  chiếm  tỉ  lệ  thấp  trong  nghiên cứu chúng tôi, những ca viêm đa xoang  polyp mũi do tác nhân nhiễm trùng chiếm đa số.  Theo báo cáo của EPOS 2012, ghi nhận 26%  bệnh nhân viêm xoang mạn polyp mũi có bệnh  lý hen phế quản, tuy nhiên chỉ có 7% bệnh nhân  hen phế quản có polyp mũi.  Lâm sàng của mẫu nghiên cứu  Về triệu chứng lâm sàng  Trong 57 trường hợp nghiên cứu của chúng  tôi,  lý do nhập viện  đa  số  là nghẹt mũi  chiếm  75,44%; chảy mũi 22,81%; mất khứu 1,75%. Triệu  chứng  lâm  sàng  có  nghẹt mũi  chiếm  96,49%;  chảy  mũi  91,23%;  giảm  khứu  –  mất  khứu  70,18%; căng tức – nặng mặt 52,63%; nhảy mũi –  ngứa mũi 17,46%.  Tác  giả Ngô  Văn  Công  (2008)  báo  cáo  81  trường hợp, lý do nhập viện đa số là nghẹt mũi  chiếm 92,6%; giảm khứu‐ mất khứu 9,9%. Triệu  chứng lâm sàng có 92,6% nghẹt mũi, 30,8% đau  vùng mặt;  79%  chảy mũi;  97,6%  giảm  khứu(6).  Đối với nghiên cứu của Seija Vento (2001) cũng  báo cáo tương tự chúng tôi, nghẹt mũi là nguyên  nhân hàng đầu đưa bệnh nhân đi khám với tỉ lệ  69%(10). Như vậy triệu chứng làm bệnh nhân khó  chịu nhất là nghẹt mũi kéo dài, ảnh hưởng đến  chất lượng cuộc sống. Triệu chứng vế khứu giác  ít được quan tâm chiếm tỉ lệ triệu chứng cơ năng  cao  nhưng  chỉ  một  tỉ  lệ  thấp  đến  khám,  trừ  những  bệnh  nhân  làm  việc  liên  quan  đến  sử  dụng khứu giác nhiều.  Bảng 4: So sánh triệu chứng lâm sàng của nghiên  cứu chúng tôi và các tác giả.  Lý do nhập viện Chúng tôi Ngô Văn Công(6) Seija Vento(10) nghẹt mũi 75,44% 92,6% 69% Nghẹt mũi 96,49% 100% Chảy mũi 91,23% 79% Giảm khứu-mất khứu 70,18% 97,6% Căng tức-nặng mặt 52,63% 30,8% Nhảy mũi-ngứa mũi 17,46% Về phân loại polyp mũi  Trong 57 trường hợp nghiên cứu của chúng  tôi, kết quả nội soi nhiều nhất là độ 2 chiếm tỉ lệ  49,12%; độ 1 chiếm tỉ lệ 29,83%; độ 3 chiếm tỉ lệ  21,05%. Kết quả CT  scan  đánh giá  theo  thang  điểm Lund & Mackay trung bình là 15,62.  Tác  giả Ngô Văn Công  (2008)  báo  cáo  81  trường hợp chỉ chọn những bệnh nhân từ độ 2  trở lên: kết quả 49,4% polyp độ 2; 50,6% độ 3.  Tỉ lệ độ 2 tương tự nghiên cứu của chúng tôi, tỉ  lệ  độ  3  cao  hơn  chúng  tôi. Kết  quả CT  scan  đánh  giá  theo  thang  điểm  Lund  &  Mackay  trung  bình  là  17,2  –  18;  cao  hơn  kết  quả  của  chúng  tôi(6).  Nghiên  cứu  của  Pierre  Bonfils  (2007)(9) báo cáo có 27,4% polyp độ 1; 31,4% độ  2; 41,2% độ 3. Tỉ  lệ độ 1  tương  tự nghiên cứu  của  chúng  tôi,  tỉ  lệ  độ  3  cao hơn  chúng  tôi(9).  Như  vậy,  các  bệnh  nhân  trong  nghiên  cứu  chúng  tôi  đến  khám  sớm  hơn  và  phát  hiện  polyp ở giai đoạn nhỏ hơn.  Bảng 5: So sánh phân độ polyp mũi của nghiên cứu  chúng tôi và các tác giả.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  135 Polyp mũi qua nội soi Chúng tôi Ngô Văn Công(6) Pierre Bonfils(9) Độ 1 29,83% 27,4% Độ 2 49,12% 49,4% 31,4% Độ 3 21,05% 50,6% 41,2% Giải phẫu bệnh của mẫu nghiên cứu  Về đặc điểm mô bệnh học polyp mũi  Biểu mô bề mặt đa số  là  tế bào giả  tầng có  lông  chuyển  96,50%;  có  loét  biểu mô  85,96%.  Mật độ  tế bào đài  thấp 66,67%; phân bố  tế bào  thần kinh giảm 82,46%.  Theo  tác  giả  Wladislavosky‐Wasserman  (1984), cấu  trúc polyp mũi có khiếm khuyết bề  mặt biểu mô với phương pháp cố định và xử lý  mẫu polyp cẩn thận, không gây vỡ tế bào(17).  Theo  tác giả Larsen PL, Tos M.  (1990), mật  độ  tế bào đài của polyp  thấp hơn nhiều so với  niêm  mạc  mũi  bình  thường(4).  Theo  tác  giả  Cauna N, Hinderer KH (1972), sự thoái hóa thần  kinh trong polyp mũi gây ra giảm hoạt động chế  tiết của các  tuyến và gây ra  thay đổi  tính  thấm  mao mạch, dẫn đến tình trạng phù nề niêm mạc  không  phục  hồi,  sự  biến mất  hoàn  toàn  thần  kinh  tự  trị  là  yếu  tố  bệnh  sinh  trong  sự  hình  thành polyp mũi(1).  Sự thay đổi các tuyến dưới niêm chủ yếu là  hiên  tượng giãn rộng các  tuyến  tạo bọc 64,91%  và  tăng  sản  tuyến  52,63%. Mao mạch  và  tĩnh  mạch  quanh  ống  tuyến  giãn  ra  và  tắc  nghẽn  chiếm 73,68%;  tắc nghẽn khoảng gian bào, phù  nề bạch huyết tại chỗ chiếm 42,11%.  Theo tác giả Tos M, Mogensen C. (1977), mật  độ tuyến của polyp nhiều hơn 10 lần trong niêm  mạc mũi. Tất cả các tuyến của polyp đều có dấu  hiệu thoái hóa nang với sự ứ đọng chất nhầy và  căng phồng các ống tuyến, mất sự chế tiết bình  thường(16). Theo  tác giả Mygind N, Lildholdt T.  (1997), quá  trình xuất  tiết  tương bào ở vi mạch  có  thể góp phần  trong sự hình  thành mãn  tính  của dịch phù trong polyp mũi(5).  Thành phần  tế bào viêm  ưu  thế  eosinophil  26,3%; hiện diện tế bào Mast 24,6%.  Tác giả Jankowski (1996) báo cáo thành phần  tế bào viêm eosinophil hiện diện trong mô niêm  mạc mũi xoang có polyp mũi cao hơn 10%(3).  Bảng 6: So sánh mô bệnh học của nghiên cứu chúng  tôi và các tác giả.  Tỉ lệ số ca Chúng tôi Nguyễn Phạm Trung Nghĩa(8) Jankowski(3) Có cơ địa dị ứng 17,46% 21,95% Có tăng eosinophil 26,3% 12,19% > 10% Có tế bào Mast 24,6% Tế bào ái  toan eosinophil được  tạo ra  trong  phản ứng viêm của cơ thể khi tiếp xúc với các dị  nguyên,  tăng  cao  trên người  có  cơ  địa dị  ứng.  Mẫu nghiên cứu của chúng tôi là polyp mũi nên  tỉ lệ có tăng eosinophil cao hơn tỉ lệ có cơ địa dị  ứng, tức là ngoại trừ những ca polyp mũi có cơ  địa  dị  ứng  tăng  eosinophil  còn  có  những  ca  polyp mũi không cơ địa dị ứng tăng eosinophil.  Mẫu  nghiên  cứu  của  tác  giả  Nguyễn  Phạm  Trung Nghĩa là viêm mũi xoang mạn nên tỉ lệ có  cơ địa dị ứng cao hơn tỉ lệ có tăng eosinophil.  Về các giả thuyết polyp mũi  Theo kết quả nghiên cứu, giả thuyết vỡ  lớp  biểu mô  chiếm  đa  số  85,96%;  tiếp  theo  là  giả  thuyết giãn  các nang  ống  tuyến  chế  tiết và  tắc  nghẽn mạch máu  64,91%;  giả  thuyết  tăng  sản  tuyến 54,39%; giả thuyết tắc nghẽn 35,09%. Các  giả thuyết nang tuyến, viêm quanh bạch huyết –  tĩnh mạch, xuất tiết chất nhầy với tỉ lệ <15%; giả  thuyết u dạng tuyến – u dạng sợi và viêm xương  sàng hoại tử không có trường hợp nào được ghi  nhận. Theo  tác giả Tos M, Mogensen C.  (1977),  giai đoạn đầu của sự hình thành polyp là sự vỡ  lớp biểu mô hay hoại  tử, gây  ra bởi quá  trình  viêm và  tăng áp  lực  trong mô  từ sự phù nề và  thấm  dịch  lớp  lamina  propria. Nếu  sự  khiếm  khuyết  biểu mô  không  được  phủ  lại  sớm  hay  phủ  không  đủ,  sự  sa  xuống  của  lớp  lamina  propria  tiếp  tục  phát  triển  và  polyp  với  trục  mạch máu được thành lập. Sau khi biểu mô hóa  polyp, các ống tuyến dài và mới đặc trưng được  hình thành(14).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh  136 KẾT LUẬN  Polyp mũi  thường gặp ở  tuổi  trưởng  thành  trên 30 tuổi, giới nam nhiều gấp 2 giới nữ, yếu tố  nguy cơ là tiếp xúc với thuốc  lá và các  loại hóa  chất. Triệu chứng  lâm sàng gợi ý  là nghẹt mũi  và giảm khứu giác. Chẩn đoán giải phẫu bệnh  bằng kỹ thuật nhuộm hóa mô và hóa mô miễn  dịch xác  định  đặc  điểm mô bệnh  của polyp  là  lành hoặc ác và nguồn gốc sinh mô bệnh rất cần  thiết cho điều trị và tiên lượng.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Cauna  N,  Hinderer  KH,  Manzetti  GW  et  al:  (1972)  Fine  structure of nasal polyps. Ann Otol Rhinol Laryngol 81:41–48.  2. Cody DT, Neel HB, Ferreiro  JA,  et al:  (1994) Allergic  fungal  sinusitis: the Mayo Clinic experience. Laryngoscope 104:1074– 1079.  3. Jankowski  R  (1996).  Eosinophils  in  the  Pathophysiology  of  Nasal Polyposis. Acta Otolaryngol;116(2):160‐3.  4. Larsen PL, Tos M: (1990) Nasal polyps. Epithelium and goblet  cell density. Laryngoscope 99:1274–1280.  5. Mygind  N,  Lildholdt  T  (1997)  Microvascular  exudation  of  plasma  and  epithelial  shedding‐restitution  processes  as  causative  events  in  inflammatory  airway  diseases.  in Nasal 
Tài liệu liên quan