Mục tiêu. khảo sát đặc điểm lâm sàng và CT scan sọ não ở bệnh nhân xuất huyết não (XHN) trên lều do
tăng huyết áp (THA); khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh CT scan sọ não.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, tiền cứu trên 107 bệnh nhân xuất huyết não do THA lần
đầu, được nhập vào khoa đột quỵ bệnh viện Chợ Rẫy trong vòng 72h đầu sau khởi phát, từ 12/2009 đến 3/2010.
Kết quả. tuổi trung bình 58,8 ± 11,8, tiền căn tăng huyết áp là 69,2%, huyết áp tâm thu 169,2 ± 24,8,
thang điểm Glassgow (GCS) 11,8 ± 3,2. Đau đầu 42,06%, nôn ói 24,3%, liệt nửa người 96,15%, liệt dây thần
kinh sọ 82,11%, rối loạn ngôn ngữ 27,66%. Thể tích ổ xuất huyết não 20,9 ± 21,4, tràn máu não thất 45,79%.
Có mối liên quan giữa dấu hiệu Babinski với thể tích ổ xuất huyết (p=0,01) và tràn máu não thất (p<0,001).
Điểm Glassgow lúc nhập viện có liên quan với xuất huyết não thùy (p=0,017), với tràn máu não thất (p=0,0006)
và với thể tích ổ xuất huyết não (r = -0,472).
Kết luận. Dấu hiệu Babinski có liên quan với thể tích ổ xuất huyết, tràn máu não thất. Điểm Glassgow lúc
nhập viện có liên quan với xuất huyết não thùy, tràn máu não thất, thể tích ổ xuất huyết.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng và CT scan não của xuất huyết não trên lều do tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 614
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CT SCAN NÃO
CỦA XUẤT HUYẾT NÃO TRÊN LỀU DO TĂNG HUYẾT ÁP
Lê Văn Tuấn*, Huỳnh Quốc Bảo**
TÓM TẮT
Mục tiêu. khảo sát đặc điểm lâm sàng và CT scan sọ não ở bệnh nhân xuất huyết não (XHN) trên lều do
tăng huyết áp (THA); khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh CT scan sọ não.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, tiền cứu trên 107 bệnh nhân xuất huyết não do THA lần
đầu, được nhập vào khoa đột quỵ bệnh viện Chợ Rẫy trong vòng 72h đầu sau khởi phát, từ 12/2009 đến 3/2010.
Kết quả. tuổi trung bình 58,8 ± 11,8, tiền căn tăng huyết áp là 69,2%, huyết áp tâm thu 169,2 ± 24,8,
thang điểm Glassgow (GCS) 11,8 ± 3,2. Đau đầu 42,06%, nôn ói 24,3%, liệt nửa người 96,15%, liệt dây thần
kinh sọ 82,11%, rối loạn ngôn ngữ 27,66%. Thể tích ổ xuất huyết não 20,9 ± 21,4, tràn máu não thất 45,79%.
Có mối liên quan giữa dấu hiệu Babinski với thể tích ổ xuất huyết (p=0,01) và tràn máu não thất (p<0,001).
Điểm Glassgow lúc nhập viện có liên quan với xuất huyết não thùy (p=0,017), với tràn máu não thất (p=0,0006)
và với thể tích ổ xuất huyết não (r = -0,472).
Kết luận. Dấu hiệu Babinski có liên quan với thể tích ổ xuất huyết, tràn máu não thất. Điểm Glassgow lúc
nhập viện có liên quan với xuất huyết não thùy, tràn máu não thất, thể tích ổ xuất huyết.
Từ khóa. xuất huyết não do tăng huyết áp, xuất huyết não trên lều.
ABSTRACT
EVALUATION OF CLINICAL CHARATERISTICS AND IMAGES OF BRAIN CT SCAN IN
HYPERTENSIVE SUPRATENTORIAL INTRACEREBRAL HEMORRHAGE PATIENTS
Le Van Tuan, Huynh Quoc Bao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 614 - 621
Objective. To evaluate clinical charateristics and images of brain CT scan, and relation of them in
hypertensive supratentorial intracerebral hemorrhage patients.
Method. prospective, descriptive study of 107 patients with primary hypertensive intracerebral hemorrhage,
was admitted in stroke department in Cho Ray Hospital within 72h after stroke, from 12/2009 to 03/2010.
Results. mean age 58.8 ± 11.8, history of hypertension 69.2%, systolic blood pressure 169.2 ± 24.8,
Glassgow coma scale 11.8 ± 3.2. Headache 42.06%, vomitting 24.3%, hemiplegia 96.15%, cranial nerve palsy
82.11%, aphasia 27.66%. Volume hematoma 20.9 ± 21.4, intraventricular bleeding 45.79%. The relationship
between Babinski sign and volume hematoma (p=0.01), intraventricular bleeding (p<0.001). GCS at initial
hospitalization is associated with lobar hemorrhage (p=0.017), intraventricular bleeding (p=0.0006) and volume
hematoma (r = -0.472).
Conclusion. A significant correlation was found between Babinski sign and volume hematoma,
intraventricular bleeding. GCS at initial hospitalization is significantly associated with lobar hemorrhage,
intraventricular bleeding and volume hematoma.
Key words. hypertensive intracerebral hemorrhage, supratentorial intracerebral hemorrhage.
* Bộ môn Thần Kinh Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, ** Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Lê Văn Tuấn. ĐT: 0908 151 555 Email: tuaneuro@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 615
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não là bệnh lý thường
gặp nhất trong thực hành lâm sàng thần kinh, là
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau
ung thư và bệnh tim mạch ở Hoa Kỳ và đứng
hàng thứ 2 trên toàn thế giới.
Xuất huyết não chỉ chiếm khoảng 10% đến
15% tất cả các trường hợp đột quị nhưng có tỷ lệ
tử vong cao nhất.
Tại Việt Nam, trước đây cũng đã có một số
nghiên cứu về xuất huyết não do tăng huyết áp.
Nhưng các nghiên cứu này chỉ khảo sát đặc
điểm lâm sàng và cận lâm sàng, chưa có nghiên
cứu nào cho thấy mối liên quan giữa lâm sàng
và hình ảnh học.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng của xuất
huyết não trên lều do tăng huyết áp
Khảo sát các đặc điểm CT scan sọ não của
xuất huyết não trên lều do tăng huyết áp.
Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với
hình ảnh CT scan sọ não của xuất huyết não trên
lều do tăng huyết áp.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuần chọn vào
Chẩn đoán đột quỵ theo WHO.
Bệnh cảnh lần đầu có lâm sàng và hình ảnh
CT scan não phù hợp XHN trên lều.
Bệnh nhân đột quỵ có HATT lúc nhập viện ≥
140 mmHg và hoặc HATTr ≥ 90 mmHg hay có
tiền căn THA.
72h đầu sau khởi phát.
Tiêu chuẩn loại trừ
Xét nghiệm đông cầm máu hoặc tiểu cầu bất
thường.
XHN nghĩ do các nguyên nhân khác: chấn
thương, u não, vỡ dị dạng mạch máu não, nhồi
máu não chuyển dạng xuất huyết...
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.
Cỡ mẫu
n = Z21-α/2(p)(1 – p) / d2
Trong đó p = 0,5; d = 0,1
Cỡ mẫu cho nghiên cứu n = 96 bệnh nhân.
Xử lý số liệu
Xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê
STATA 10.0.
Kết quả nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2009
đến 3/2010, tổng cộng có 107 bệnh nhân thỏa
mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào
phân tích.
Bảng 1: Đặc điểm dân số
Biến số Tần suất (%) hoặc trung
bình ± độ lệch chuẩn
Tuổi (năm) 58,8 ± 11,8
Nam (%) 58,88
Giới tính
Nữ (%) 41,12
Tiền căn THA (%) 69,16
Không điều trị (%) 12
Điều trị không liên tục (%) 64
Điều trị liên tục (%) 24
Bảng 2: Đặc điểm về lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng Tần suất (%) hoặc trung
bình ± độ lệch chuẩn
Ngày 1 (%) 70,09
Ngày 2 (%) 19,63
Thời gian từ lúc
khởi phát - nhập
viện Ngày 3 (%) 10,28
Huyết áp tâm thu (mmHg) 169,2 ± 24,8
Huyết áp tâm trương (mmHg) 92,1 ± 11,1
Điểm Glassgow (điểm) 11,8 ± 3,2
≥ 13 điểm (%) 48,60
9 – 12 điểm (%) 36,45
6 – 8 điểm (%) 11,21
< 6 điểm (%) 3,74
Đau đầu (%) 42,06
Chóng mặt (%) 12,15
Nôn ói (%) 24,30
Co giật (%) 2,80
Mất PX ánh sáng (%) 5,71
Mất PX trán mi (%) 29,17
Mất PX búp bê dọc (%) 29,17
Mất PX búp bê ngang (%) 20,83
Liệt nửa người (%) 96,15
4/5 (%) 12,36
3/5 (%) 11,24
Sức cơ
2/5 (%) 10,11
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 616
Triệu chứng lâm sàng Tần suất (%) hoặc trung
bình ± độ lệch chuẩn
1/5 (%) 6,74
0/5 (%) 59,55
Liệt dây thần kinh sọ (%) 82,11
Liệt mặt trung ương 96,15
Dương tính 1 bên 70,09
Dương tính 2 bên 12,15 Dấu Banbinski
Âm tính 17,76
Rối loạn ngôn ngữ (%) 27,66
Bảng 3: Đặc điểm hình ảnh CT scan sọ não
Biến số Tần suất (%) hoặc trung
bình ± độ lệch chuẩn
Nhân bèo (%) 57,01
Bao trong (%) 51,4
Đồi thị (%) 35,51
Nhân đuôi (%) 2,8
Vị trí xuất
huyết
Thùy não (%) 29,91
Thùy trán (%) 12,50
Thùy đính (%) 78,13
Thùy TD (%) 62,50
Thùy não
Thùy chẩm (%) 9,38
Thể tích ổ xuất huyết 20.9 ± 21.4
≥ 60 mL (%) 4,67
30 – 59 mL (%) 23,36
< 30 mL (%) 71,96
Tràn máu não thất (%) 45,79
Bảng 4: Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và thể
tích ổ xuất huyết
Thể tích ổ XH ≥ 30 ml Không
(n; %)
Có
(n; %)
χ2→ p
Không 45; 58,44 17; 56.67
Đau đầu
Có 32; 41,56 13; 43.33
0,867
Không 66; 85,71 28; 93,33 Chóng
mặt Có 11; 14,29 2; 6,67
0,297
Không 60; 77,92 21; 70,0
Nôn ói
Có 17; 22,08 9; 30,0
0,391
Không 74; 96,10 30; 100
Co giật
Có 3; 3,90 0; 0
0,273
Không 3; 3,95 1; 3,57 Liệt nửa
người Có 73; 96,05 27; 96,43
0,930
Không 15; 21,13 2; 8,33 Liệt dây tk
sọ Có 56; 78,87 22; 91,67
0,157
(+) 1 bên 53; 68,83 22; 73,33
(+) 2 bên 6; 7,79 7; 23,33 Dấu Babinski
Âm tính 18; 13,38 1; 3,33
0,010
Bảng 5: Liên quan giữa 1 số triệu chứng lâm sàng và
tràn máu não thất
Tràn máu não thất Không
(n; %)
Có
(n; %)
χ2→ p
Không 30; 51,72 32; 65,31
Đau đầu
Có 28; 48,28 17; 34,69
0,156
Không 51; 87,93 43; 87,76
Chóng mặt
Có 7; 12,07 6; 12,24
0,978
Không 48; 82,76 33; 67,35
Nôn ói
Có 10; 17,24 16; 32,65
0,064
Không 55; 94,83 49; 100
Co giật
Có 3; 5,17 0; 0
0,106
Không 4; 6,9 0; 0 Liệt nửa
người Có 54; 93,1 46; 100
0,069
Không 11; 20,0 6; 15,0 Liệt dây tk
sọ Có 44; 80,0 34; 85,0
0,53
(+) 1 bên 46; 79,31 29; 59,18
(+) 2 bên 0; 0 13; 26,53 Babinski
Âm tính 12; 20,69 7; 14,29
< 0,001
Bảng 6: Liên quan giữa GCS và vị trí XH não
Điểm Glassgow lúc nhập
viện
Số bn GCS (trung
bình; SD)
t → p
Có XH 61 11,56; 3,03
Nhân bèo
Không XH 46 12,13; 3,44
0,372
Có XH 55 11,42; 3,21
Bao trong
Không XH 52 12,21; 3,20
0,203
Có XH 3 8,67; 3,06
Nhân đuôi
Không XH 104 11,89; 3,19
0,206
Có XH 38 11,31; 3,98
Đồi thị
Không XH 69 12,07; 2,70
0,3
Có XH 32 10,6; 3,32
Thùy não
Không XH 75 12,31; 3,05
0,017
Bảng 7: Liên quan giữa GCS và thể tích ổ XH
Số bn Trung bình SD
GCS 107 11,80 3,21
Thể tích ổ XH 107 20,89 21,35
Tính hệ số tương quan Pearson → r = - 0,472.
Như vậy, GCS và thể tích ổ xuất huyết có
mối tương quan trung bình.
Bảng 8: Liên quan GCS với tràn máu não thất
Tràn máu não thất Không Có t → p
Số bệnh nhân 58 49
GCS (trung bình; SD) 12,81; 2,25 10,61; 3,21
0,0006
BÀN LUẬN
Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình trong nhóm nghiên cứu là 58,8 ± 11,8. Nhỏ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 617
nhất là 36 tuổi, lớn nhất là 84 tuổi. Nhóm tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất là từ khoảng 45 đến 60 tuổi
(chiếm 49,54 %).
Trong nghiên cứu của Hồ Hữu Thật và cộng
sự(3), tuổi trung bình của xuất huyết não do tăng
huyết áp là 59,2 ± 13,5; nghiên cứu của Nguyễn
Thị Tâm và cộng sự (10) thì độ tuổi trung bình của
bệnh nhân xuất huyết não trên lều dao động từ
62,5 đến 66 tuổi; nghiên cứu của Thái Khắc Châu
và cộng sự(14) thì xuất huyết não thường gặp
nhiều nhất ở tuổi từ 50 đến 69. Nghiên cứu của
Phạm Thị Ngọc Quyên và cộng sự (11) ở bệnh
nhân xuất huyết não không do tăng huyết áp thì
độ tuổi trung bình là 50,6 ± 16,7; nghiên cứu của
Trần Thanh Tâm, Nguyễn Minh Hiện tuổi trung
bình là 62,2 ± 11,3.
Như vậy tuổi trung bình của bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi hơi thấp hơn so
với các nghiên cứu trước đây. Sự khác biệt này
có thể là do tăng huyết áp ngày càng trở nên phổ
biến hơn trong cộng đồng và bệnh nhân tăng
huyết áp ở Việt Nam chưa hiểu được tầm quan
trọng nguy hiểm của tăng huyết áp nên còn kém
trong việc điều trị kiểm soát huyết áp, dẫn đến
việc khởi phát tai biến mạch máu não ở độ tuổi
cũng sớm hơn.
Tiền căn tăng huyết áp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân
có tiền căn tăng huyết áp chiếm tỷ lệ là 69,2 %.
Nghiên cứu của Thái Khắc Châu và cộng sự(14) tỷ
lệ này là 72,3 %; nghiên cứu của Hồ Hữu Thật và
cộng sự(3) là 71%; nghiên cứu của Hàn Tiểu Sảo
và cộng sự(2) có 65,6% bệnh nhân có tiền căn tăng
huyết áp.
Qua đó, cho thấy tiền căn bệnh nhân biết
tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng không khác biệt so với các các nghiên cứu
khác trong nước. Tỷ lệ này cũng chưa cao, có lẽ
là do đời sống người dân Việt Nam còn khó
khăn nên vẫn chưa quan tâm nhiều đến tình
trạng sức khỏe. Điều này còn thể hiện qua kết
quả quá trình điều trị của các bệnh nhân có tiền
căn tăng huyết áp sau. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, bệnh nhân biết tăng huyết áp nhưng
không điều trị gì chiếm tỷ lệ 12%. Nhóm bệnh
nhân có điều trị chiếm 88%, trong đó nhóm
bệnh nhân điều trị không liên tục cao, còn
nhóm bệnh nhân điều trị liên tục chỉ chiếm
24%. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị liên tục tăng
huyết áp còn khá thấp.
Thời gian từ lúc khởi phát đến lúc nhập
viện
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ chọn những
bệnh nhân từ lúc khởi phát đột quỵ đến lúc
nhập viện không quá 3 ngày, trong đó bệnh
nhân nhập viện vào ngày thứ 1 chiếm tỷ lệ là
70% so với nghiên cứu của Tetsuji và cộng sự(4)
là 77%. Như vậy tỷ lệ này cũng không khác biệt
lắm. Có thể là do mô hình tổ chức hoạt động
đơn vị đột quỵ ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ
so với ngành y tế của các nước phát triển. Tuy
nhiên mặt khác cũng cho thấy đơn vị đột quỵ ở
tuyến cơ sở chưa được tốt dẫn đến tuyến trung
ương trở nên quá tải.
Điểm hôn mê Glassgow lúc nhập viện
Theo nghiên cứu của Hàn Tiểu Sảo, Trần
Công Thắng thì điểm GCS dưới 8 điểm là yếu tố
tiên lượng tử vong ở bệnh nhân xuất huyết não.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm
Glassgow trung bình lúc nhập viện là 11,8 ± 3,2
điểm, với điểm tối đa là 15 điểm và tối thiểu là 3
điểm. Trong đó bệnh nhân có điểm GCS ≤ 8
điểm là 16 bệnh nhân (chiếm 15%). Bệnh nhân
có GCS từ 14 đến 15 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất
43,9% tổng số (47 bệnh nhân). Nghiên cứu của
Hồ Hữu Thật là 11,2 ± 4,3. Nghiên cứu của Trần
Thanh Tâm và Nguyễn Minh Hiện(15) có GCS ≤ 9
điểm là 18,9%, GCS = 15 điểm chiếm 36,4%. Như
vậy, không có sự sai biệt lắm giữa nghiên cứu
của chúng tôi với các nghiên cứu trước về điểm
Glassgow lúc nhập viện.
Bảng 9: So sánh giữa các triệu chứng cơ năng
Nghiên cứu Đau đầu Chóng mặt Nôn ói Co giật
Chúng tôi 42,06% 12,15% 24,3% 2,8%
A.R. Massaro(7) 59,6% 29,4% 16,3%
Phạm Thị Ngọc
Quyên và cs (11) 73% 48% 17%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 618
Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng
cơ năng thường gặp nhất là đau đầu (42,06 %)
và nôn ói (24,3%). Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân
có ít nhất một trong các triệu chứng trên thì
chiếm 57%.
So với 2 nghiên cứu của A.R. Massarro và
cộng sự(7); Phạm Thị Ngọc Quyên và cộng sự(11)
thì có sự khác biệt đáng kể. Sự khác biệt với
nghiên cứu nước ngoài có lẽ là do trong nghiên
cứu của chúng tôi, có nhiều trường hợp không
khai thác được triệu chứng cơ năng lúc khởi
phát đột quỵ do bệnh nhân ở nhà một mình và
vào viện với tình trạng hôn mê. Sự khác biệt với
nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Quyên có lẽ là
do nghiên cứu này điều tra các bệnh nhân xuất
huyết não không do tăng huyết áp với điểm
Glasssgow trung bình lúc nhập viện là 13,3 ± 2,7
cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là 11,8 ± 3,2
điểm, nên có thể dễ khai thác bệnh sử hơn đối
với các trường hợp bệnh nhân ở nhà một mình.
Bảng 10: So sánh giữa 1 số triệu chứng thực thể
Nghiên cứu Liệt ½
người
Liệt dây
tk sọ
Babinsk
i
RLNN
Chúng tôi 96,15% 82,11% 82% 28%
Trần Thanh Tâm,
Nguyễn Minh Hiện 96,0% 87,0% 29,5% 38,6%
A. R. Massaro và
cộng sự (7) 81% 45,7%
Phạm Thị Ngọc
Quyên và cs (11) 78% 24%
Qua trên, cho thấy nghiên cứu của chúng tôi
và các nghiên cứu khác, có tỷ lệ triệu chứng liệt
nửa người, liệt dây thần kinh sọ não và rối loạn
ngôn ngữ là không khác biệt lắm. Tuy nhiên
triệu chứng Babinski có tỷ lệ khác nhau rõ
tronng nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu
Trần Thanh Tâm và Nguyễn Minh Hiện, điều
này cần có thêm những nghiên cứu tiếp theo để
kiểm chứng lại.
Bảng 11: So sánh giữa các vị trí xuất huyết não
Nhân
bèo
Bao
trong
Nhân
đuôi
Đồi thị Thùy
não
Chúng tôi 57,01% 51,4% 2,8% 35,5% 29,9%
Hồ Hữu Thật và cs(10) 46,2% 4,7% 27% 10,4%
Thái Khắc Châu và
cs(1) 46,4% 30,5%
Nguyễn Hữu Tín và Hạch nền 31,1%; thùy não 22,2%;
Nhân
bèo
Bao
trong
Nhân
đuôi
Đồi thị Thùy
não
cs(11) đồi thị 6,7%
Trần Thanh Tâm, Ng.
Minh Hiện(14)
70,5% ở vùng bao trong và nhân
xám dưới vỏ
Qua trên, thấy rằng nghiên cứu của chúng tôi
so với nghiên cứu của Hồ Hữu Thật và cộng sự có
các tỷ lệ khác biệt nhau nhiều. Điều này là do
cách tính vị trí xuất huyết trong nghiên cứu của
Hồ Hữu Thật là đối với một khối xuất huyết lan
tỏa thì chọn vị trí mà khối xuất huyết này chiếm
diện tích nhiều nhất. Còn nghiên cứu của chúng
tôi là nếu khối xuất huyết lan đến nhiều vị trí thì
được tính ở nhiều vị trí, vì vậy tổng phần trăm các
vị trí xuất huyết lớn hơn 100%. So với nghiên cứu
khác như của Thái Khắc Châu và cộng sự, Trần
Thanh Tâm và Nguyễn Minh Hiện cho thấy tỷ lệ
vị trí xuất huyết ở các nơi của nghiên cứu của
chúng tôi cũng tương tự với họ.
Vị trí xuất huyết ở các thùy não
Trong các bệnh nhân có xuất huyết ở thùy
não (32 bệnh nhân) trong nghiên cứu của chúng
tôi thì thùy đỉnh và thùy thái dương là 2 vị trí
xuất huyết thường gặp nhất (78,13% và 62,50%).
Kế đến là thùy trán (12,5%) và thùy chẩm (9,38%).
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc
Quyên và cộng sự(11) thì thùy đính (36%), thùy
thái dương (25%), thùy trán (18%), thùy chẩm
(13%). Tỷ lệ xuất huyết ở các thùy não là khác
nhau ở 2 nghiên cứu, có lẽ là do nghiên cứu của
Phạm Thị Ngọc Quyên chọn những bệnh nhân
xuất huyết não không do tăng huyết áp. Nhưng
ta thấy rằng, vị trí xuất huyết sắp xếp theo tần
suất thường gặp là giống nhau, thường gặp nhất
là thùy đính, kế tiếp là thùy thái dương, thùy
trán và ít gặp nhất là thùy chẩm. Điều này có thể
gợi ý có mối liên quan nào đó giữa xuất huyết
não do tăng huyết áp và không do tăng huyết
áp, có thể là do những động mạch não nào sẽ dễ
bị thương tổn xuất huyết hơn, chúng ta cần có
nhiều nghiên cứu hơn cho vấn đề này sau này.
Thể tích ổ xuất huyết não
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thể tích ổ
xuất huyết trung bình là 20,9 ± 21,4. Ổ xuất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 619
huyết có thể tích nhỏ nhất là 3ml và lớn nhất là
117ml. Trong đó, xuất huyết lớn có thể tích ≥
60ml chiếm 5% và từ 30 đến 59 chiếm 23%. Và ổ
xuất huyết dưới 30ml chiếm 72% (77 ca bệnh),
với chủ yếu là ổ xuất huyết nhỏ có thể tích dưới
15ml chiếm tỷ lệ cao nhất 56% (60 ca bệnh).
Theo nghiên cứu của Hồ Hữu Thật và cộng
sự(10), thể tích ổ xuất huyết trung bình là 35,64
± 38,54ml. Tỷ lệ thể tích ổ xuất huyết < 30ml, từ
30 – 59, và ≥ 60ml là 61%, 20%, 19%. Tỷ lệ này
lần lượt trong nghiên cứu của Hồ Thị Tâm và
cộng sự là 59,6%, 24,7%, 15,7%; trong nghiên
cứu của Thái Khắc Châu và cộng sự là 52,5%,
25,9%, 21,6%.
Qua đó, cho thấy bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi bị xuất huyết não với thể tích
ổ xuất huyết nhỏ chiếm đa số hơn và có xu
hướng các nghiên cứu càng gần đây, thì tần suất
bệnh nhân bị xuất huyết não có thể tích thường
nhỏ hơn trước kia. Điều này có thể là do có mối
liên quan giữa việc kiểm soát huyết áp ngày
càng tốt hơn của bệnh nhân Việt Nam với thể
tích khối xuất huyết não.
Tràn máu não thất
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì chỉ có 49
bệnh nhân xuất huyết não có kèm theo tràn máu
vào não thất (chiếm 45,79%). Tỷ lệ này trong
nghiên cứu của Hàn Tiểu Sảo là 60,63%, trong
nghiên cứu của Hồ Hữu Thật là 61%. Như vậy
tỷ lệ tràn máu não thất trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn. Trong nghiên cứu của Ngô
Thị Kim Trinh và cộng sự tỷ lệ bệnh nhân xuất
huyết não vùng nhân bèo có tràn máu não thất
là 40%, còn trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ
này là 34,7%, cũng thấp hơn. Điều này có thể là
do thể tích ổ xuất huyết trong nghiên cứu của
chúng tôi nhỏ hơn, nên mức độ tràn máu não
thất kèm theo cũng thấp hơn so với các nghiên
cứu trước.
Liên quan giữa dấu hiệu Babinski và thể
tích ổ xuất huyết
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm thể
tích ổ xuất huyết ≥ 30ml có tỷ lệ Babinski dương
tính 1 bên là 73,33%, dương tính 2 bên là 23,33%
và Babinski âm tính là 3,33% so với nhóm xuất
huyết não có thể tích < 30ml tương ứng là
68,83%, 7,79 %, 13,38%. Qua phép kiểm χ2 → giá
trị p = 0,01 (< 0,05) nên sự khác biệt này là có ý
nghĩa thống kê.
Liên quan giữa dấu hiệu Babinski và tràn
máu não thất
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy
mối liên quan giữa tràn máu não thất và dấu
hiệu Babinski là có ý nghĩa thông kê (phép kiểm
χ2 → giá trị p < 0,001). Điều này có thể là do tràn
máu não thất thường gặp trong các bệnh nhân
xuất huyết não lớn, và xuất huyết não lớn thì có
liên quan đến khám dấu hiệu Babinski.
Liên quan giữa GCS và vị trí xuất huyết
não
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa GCS và
xuất huyết ở thùy não. Điều này là do trung tâm
ý thức chịu ảnh hưởng của hệ thống lưới hoạt
hóa và bán cầu đại n