Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của u mạch hang hốc mắt

Mục đích: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của u mạch hang hốc mắt. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Phương pháp: Độ nhạy, độ chuyên của các đặc điểm được xác định. Kết quả: U mạch hang là u hốc mắt nguyên phát phổ biến nhất. Siêu âm, CT scan, MRI được dùng để chẩn đoán u mạch hang hốc mắt, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp dương tính giả và âm tính giả. 14 trường hợp u mạch hang hốc mắt được điều trị có xác chẩn mô bệnh học tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ 01/2009 đến 03/2010 được mô tả về mặt lâm sàng và hình ảnh học. Độ tuổi trung bình là 39,43, nhỏ nhất là 4 tuổi, lớn nhất là 60 tuổi. Tỉ lệ nam:nữ = 5:9. Tỉ lệ mắt bệnh phải:trái = 8:6. Lồi mắt thẳng trục và giảm thị lực là biểu hiện lâm sàng chính. 71% (10/14) bệnh nhân được chẩn đoán chính xác trước phẫu thuật nhờ siêu âm, CT scan/MRI. Một số loại u hốc mắt khác có các dấu chứng trên siêu âm, CT scan, MRI giống u mạch hang như: u chu bào mạch máu, meningioma, schwannoma, u mạch bạch dịch, neurofibroma, u mao mạch, u nang bì, limphôm, u giả viêm. U mạch hang được phẫu thuật qua đường mở thành ngoài 79% (11/14) hay qua đường trước 21% (3/14). Kết luận: U mạch hang thường có đặc điểm hình ảnh học đặc trưng.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của u mạch hang hốc mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 80 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỦA U MẠCH HANG HỐC MẮT Trần Đinh Chi Nguyên*, Lê Minh Thông** TÓM TẮT Mục đích: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của u mạch hang hốc mắt. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Phương pháp: Độ nhạy, độ chuyên của các đặc điểm được xác định. Kết quả: U mạch hang là u hốc mắt nguyên phát phổ biến nhất. Siêu âm, CT scan, MRI được dùng để chẩn đoán u mạch hang hốc mắt, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp dương tính giả và âm tính giả. 14 trường hợp u mạch hang hốc mắt được điều trị có xác chẩn mô bệnh học tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ 01/2009 đến 03/2010 được mô tả về mặt lâm sàng và hình ảnh học. Độ tuổi trung bình là 39,43, nhỏ nhất là 4 tuổi, lớn nhất là 60 tuổi. Tỉ lệ nam:nữ = 5:9. Tỉ lệ mắt bệnh phải:trái = 8:6. Lồi mắt thẳng trục và giảm thị lực là biểu hiện lâm sàng chính. 71% (10/14) bệnh nhân được chẩn đoán chính xác trước phẫu thuật nhờ siêu âm, CT scan/MRI. Một số loại u hốc mắt khác có các dấu chứng trên siêu âm, CT scan, MRI giống u mạch hang như: u chu bào mạch máu, meningioma, schwannoma, u mạch bạch dịch, neurofibroma, u mao mạch, u nang bì, limphôm, u giả viêm. U mạch hang được phẫu thuật qua đường mở thành ngoài 79% (11/14) hay qua đường trước 21% (3/14). Kết luận: U mạch hang thường có đặc điểm hình ảnh học đặc trưng. Từ khoá: u mạch hang, u hốc mắt. ABSTRACT THE CLINICAL AND IMAGING CHARACTERISTICS OF THE ORBITAL CAVERNOUS HEMANGIOMA Tran Dinh Chi Nguyen, Le Minh Thong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 80 - 87 Objective: To study the clinical and imaging characteristics of the orbital cavernous hemangioma. Design: Case series report. Methods: Sensitivity and specificity of characteristics were determined. Results: 14 patients with orbital cavernous hemangioma managed at the Eye Hospital in Ho Chi Minh city from Jan.2009 to Mar.2010 were described. The mean age was 39, ranging from 4 to 60 years old. Sex ratio (male:female) was 5:9. The left orbit was affected in 8 cases and the right orbit in 6 cases. A painless, gradually progressive, axial proptosis and visual disturbance were the main clinical signs. 71% of the patients (10/14) could be accurately diagnosed preoperatively based on echography and CT scan/MRI. However, other benign and malignant tumors may be simulated by this lesion including hemangiopericytoma, meningioma, schwannoma, lymphan-gioma, neurofibroma, dermoid cyst, lymphoma, inflammatory pseudotumor. The tumors were removed successfully by lateral orbitotomy in 79% (11/14) and by anterior orbitotomy in 21% (3/14). Conclusions: Orbital cavernous hemangioma usually had characteristic imaging features. Keywords: cavernous hemangioma, orbital tumor. *Bệnh viện Mắt TPHCM, ** Bộ Môn Mắt, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Trần Đinh Chi Nguyên ĐT: 0916263697 Email: tdchinguyen@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Mắt 81 ĐẶT VẤN ĐỀ U mạch hang là u hốc mắt thường gặp nhất ở người lớn(1, 3). U biểu hiện mô học lành tính. U mạch hang tiến triển từ từ và có thể không gây triệu chứng. Sự lớn lên của u và chèn ép các cấu trúc lân cận gây lồi mắt, tổn hại thần kinh thị và giảm thị lực. Vài tác giả đã bàn luận về chẩn đoán u mạch hang. U thường biểu hiện lồi mắt từ từ. Siêu âm, CT scan và MRI được dùng để chẩn đoán u mạch hang hốc mắt, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp dương tính giả và âm tính giả. Chúng tôi khảo sát các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học u mạch hang hốc mắt nhằm rút kinh nghiệm trong chẩn đoán và quản lý u mạch hang hốc mắt. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Vì u mạch hang hốc mắt được xếp vào bệnh hiếm nên tất cả bệnh nhân u mạch hang hốc mắt được phẫu thuật và xác chẩn giải phẫu bệnh tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2009 đến tháng 03/2010 đều được đưa vào trong nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân u mạch hang được khám mắt và làm siêu âm, CT scan hay MRI. Các dấu chứng trên siêu âm, CT scan, MRI được liệt kê và dựa trên xác chẩn mô bệnh học, độ nhạy và độ chuyên của từng dấu chứng được xác lập. Các kiểm định thống kê được sử dụng bằng chương trình SPSS16.0, Stata10. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 01/2009 – 03/2010 có 14 ca u mạch hang phẫu thuật được xác chẩn bởi giải phẫu bệnh. Đặc điểm lâm sàng của 14 ca này được tóm tắt ở bảng 1. Bảng 1: Phân bố tỉ lệ và trung bình các đặc điểm lâm sàng u mạch hang Đặc điểm Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Giới Nam 5 35,7 Nữ 9 64,3 Tuổi 39,43±16,19 (tuổi) Đặc điểm Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Mắt bệnh Phải 8 57,1 Trái 6 42,9 Lý do nhập viện Lồi mắt 7 50 Mờ mắt 3 21,4 Sưng đau mắt 2 14,3 U mi trên 1 7,1 U mi dưới 1 7,1 Thời gian xuất hiện triệu chứng nhập viện 7,61±7,80 (tháng) Diễn tiến Từ từ 12 85,7 Nhanh 2 14,3 Giảm thị lực ĐNT <3m 2 14,3 ĐNT 3m – 3/10 7 50 Lồi mắt Thẳng trục 10 71,4 Lệch trục 1 7,1 Độ lồi mắt bệnh 20,81±2,23 Độ chênh so mắt lành 5,35±3,07 Sờ được qua mi 2 14,3 Đáy mắt bất thường Phù gai Độ 1 4 28,6 Độ 2 2 14,3 Teo gai 2 14,3 Nếp hắc mạc 5 35,7 Tổn hại thị trường 1 7,1 Bên cạnh 14 trường hợp u mạch hang, trong khoảng thời gian trên còn có 52 trường hợp u hốc mắt khác được xác chẩn mô bệnh học được nghiên cứu để tính độ nhạy, độ chuyên của từng dấu chứng trên siêu âm, CT scan, MRI. Dựa vào kết luận chẩn đoán trên siêu âm, CT scan, MRI, chúng tôi xác định mối tương quan chẩn đoán u mạch hang giữa từng phương tiện hình ảnh học và giải phẫu bệnh. Kết quả, độ nhạy và độ chuyên của siêu âm là 43%, 91%; của CT scan là 40%, 100%; của MRI là 80%, 78%. Và độ nhạy, độ chuyên khi kết hợp cả lâm sàng và hình ảnh học lần lượt là 71%, 92%. U mạch hang thường biểu hiện hình ảnh học đặc trưng. Trên siêu âm, u mạch hang là khối echo thường nằm hậu nhãn cầu, giới hạn rõ, phản âm cao, hút âm trung bình và đồng nhất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 82 (Hình 1). U mạch hang biểu hiện trên CT scan là khối thương tổn nằm trong chóp cơ, ranh giới rõ với các mô lân cận, hình tròn hay ovan, đồng nhất trong u, tăng quang nhẹ sau tiêm thuốc cản quang, tăng quang không đồng nhất và không làm khuyết xương lân cận (Hình 2, 3). Trên MRI, u mạch hang thường nằm trong chóp cơ, ranh giới rõ, hình tròn hay ovan, ngang tín hiệu cơ trên T1, bắt thuốc cản quang Gadolinium nhẹ và không đồng nhất, tín hiệu cao hơn cơ trên T2, đồng nhất trên T2 (Hình 4, 5, 6). Hình 1: Siêu âm B của u mạch hang: khối echo cao hậu nhãn cầu, giới hạn rõ, hút âm trung bình, đồng nhất Hình 2: CT scan trước tiêm thuốc cản quang: u mạch hang trong chóp cơ, hình tròn hay bầu dục, giới hạn rõ, đồng nhất, không khuyết xương. Hình 3: CT scan sau tiêm thuốc cản quang: u mạch hang tăng quang mức độ nhẹ và không đồng nhất Hình 4: Ảnh T1 của MRI: u mạch hang trong chóp cơ, hình bầu dục, giới hạn rõ, ngang tín hiệu cơ. Hình 5: Sau tiêm Gadolinium của MRI: u mạch hang tăng quang, và không đồng nhất Hình 6:Ảnh T2 của MRI: u mạch hang có tính hiệu cao, đồng nhất Dựa vào hình ảnh học, vị trí u mạch hang được xác định: 71,4% (10/14) u mạch hang nằm trong chóp cơ, 14,3% (2/14) u nằm ngoài chóp cơ, 14,3% (2/14) u vừa nằm trong và nằm ngoài chóp cơ. Khi so vị trí u trong hốc mắt, 29,6% (4/14) u nằm ngoài hốc mắt, 21,4% (3/14) nằm dưới ngoài hốc mắt, 14,3% (2/14) ở trên ngoài, 14,3% (2/14) ở phía trên trong, 14,3% (2/14) nằm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Mắt 83 quanh hốc mắt, 7,1% (1/14) ở phía trong hốc mắt. 14 ca u mạch hang được tiếp cận bằng 2 đường: đường trước và mở thành ngoài. Bảng 2: Tỉ lệ phân bố phương pháp phẫu thuật u mạch hang Phương pháp phẫu thuật Bệnh nhân Tỉ lệ (%) Đường trước Da 2 14,3 Kết mạc 1 7,1 Thành ngoài Mở cơ trực ngoài 8 57,1 Mở cơ trực trong 3 21,4 BÀN LUẬN U mạch hang là u hốc mắt nguyên phát phổ biến nhất(5,7,18). Đó là một bệnh hiếm. Đa số nghiên cứu trung bình chỉ có 1.6 ca mới mổi năm(2, 8, 12, 20, 25). Nghiên cứu chúng tôi gồm 14 ca u mạch hang, nữ nhiều hơn nam, chiếm 64.3%. Kết quả này tương tự các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu u mạch hang của Yan và Wu có 59% là nữ(27). Nghiên cứu của McNab và Wright báo cáo 59% u mạch hang xuất hiện ở nữ(14). Harris và Jakobiec thấy 70% bệnh nhân là nữ(8). Sự phân bố độ tuổi trong nghiên cứu từ 4 đến 60 tuổi (trung bình 39,43 tuổi); kết quả này tương tự nghiên cứu của Yan và Wu(27), McNab và Wright(14), Harris và Jakobiec(8) với độ tuổi trung bình lần lượt là 39,4 (5 – 68 tuổi), 42 tuổi (18 – 67 tuổi), 47,8 (19 – 72 tuổi). Mắt phải thường gặp hơn mắt trái (phải:trái=8:6). Kết quả này khác với kết quả của McNab và Wright (phải/trái=34/51)(14), Yan và Wu (phải/trái=87/127)(27). Chúng tôi không thấy bệnh nhân có u mạch hang 2 bên mắt và đa u mạch hang trong hốc mắt. Tuy rất hiếm nhưng cũng đã có một số nghiên cứu mô tả u mạch hang 2 bên(1, 4, 21) và đa u mạch hang ở 1 bên hốc mắt(8,12,26). U mạch hang nên được xem xét khi bệnh nhân có biểu hiện u 2 bên hốc mắt và đa u, mặc dù neurofibroma chiếm ưu thế cao hơn với biểu hiện này(5, 19). Lý do nhập viện thường gặp nhất của u mạch hang là lồi mắt (50%), mờ mắt (21,4%). Đa số lồi mắt không đau, không mạch đập, không tăng từng giai đoạn và không tăng củng với tăng áp lực tĩnh mạch hốc mắt. Điều này khác với các tổn thương mạch khác ở hốc mắt như giãn tĩnh mạch hốc mắt hay dị dạng động tĩnh mạch. 2 ca nhập viện vì triệu chứng sưng đau nóng trong hốc mắt diễn tiến cấp tính trong vòng 1 tháng làm do dự chẩn đoán u mạch hang trong 2 trường hợp này. Các bệnh nhân u mạch hang không tiền căn gia đình có người bị bệnh u mạch hang hay các u máu từ nhỏ. Bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường về mạch ở da, não và các cơ quan khác. Đa số bệnh nhân đến khám khi thị lực đã giảm nhiều (64,3%), trong đó 14,3% mù, còn lại (35,7%) thị lực còn tốt (≥8/10). Tất cả những ca giảm thị lực đều được thử kính lỗ và thị lực không tăng. Nghiên cứu của Yan và Wu, Alfred và Chart có thị lực tốt khi khám lần lượt là 68%(27), 52%(2). Các tác giả cho rằng tỉ lệ này thấp ở các nước kém phát triển hơn bởi vì bệnh nhân không dễ dàng đến cơ sở y tế liên quan bệnh(9). Tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương đáy mắt 57,1% với 14,3% phù gai độ I, 28,6% phù gai độ II, 14,3% teo gai, 35,7% có nếp hắc mạc. Tất cả trường hợp có nếp hắc mạc đều đều kèm theo biểu hiện phù gai, teo gai. Trong những ca giảm thị lực, 33,3% (3/9) không tìm thấy sự tổn thương đáy mắt. Thị lực những ca này đều không tăng với kính lỗ. Vì thế, những ca này không phải do u mạch hang chèn ép nhãn cầu gây viễn thị làm giảm thị lực bệnh nhân. Trong những trường hợp thị lực tốt, có 40% tổn thương đáy mắt là phù gai. Không tìm thấy có sự tương quan giữa giảm thị lực và tổn thương đáy mắt (Fisher, p=0,58). U mạch hang nằm trong bệnh cảnh bệnh lý thần kinh thị chèn ép (compressive optic neuropathy) gây ra sự teo trục tế bào hạch do thiếu máu và ngăn chặn cơ học của sự vận chuyển trục. Một số trường hợp, bệnh nhân có dấu hiệu giảm thị lực thoáng qua hay giảm thị lực khi nhìn chằm chằm một vị trí nào đó do u chèn ép trực tiếp lên thần kinh thị và ngăn chặn cung cấp máu tạm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 84 thời khi nhìn chằm chằm vào một vị trí nhìn nào đó(11). Giống như các nghiên cứu khác, đa số bệnh nhân u mạch hang biểu hiện lồi mắt thẳng trục (71,4%). Chỉ có 1 trường hợp u nằm trong và ngoài chóp cơ được thấy qua CT scan, phía ngoài hốc mắt và thần kinh thị gây lồi mắt lệch trục vào trong, hạn chế vậnh nhãn ngoài với độ - 2. Lồi mắt không mạch đập, không tăng sau nghiệm pháp Valsava. Đa số không đau khi liếc. U mạch hang thường tiến triển chậm nên khi bệnh nhân đến khám đã biểu hiện rõ lồi mắt với độ lồi mắt bệnh 20,81±2,23, độ chênh so với mắt lành 5,35±3,07. Trong 14 ca u mạch hang có 2 ca sờ được qua mi: 1 ca sờ được ở phía trên ngoài, 1 ca sờ được ở phía dưới ngoài. Tính chất cả 2 u sờ được qua mi là hình tròn ovan, giới hạn rõ, mật độ chắc, di động, không sờ được giới hạn sau, không mạch đập, không đau và không làm thay đổi màu sắc ở da mi. Trên lâm sàng hầu như không xác định được bản chất u trừ 2 ca sờ được qui mi. U nằm phía ngoài hốc mắt làm nghĩ nhiều đến u nang bì. Siêu âm, CT scan và MRI là những phương tiện hình ảnh học hữu ích nhất trong chẩn đoán u mạch hang. U mạch hang có những biểu hiện hình ảnh học đặc trưng. Tuy nhiên, u mạch hang đôi khi không điển hình và chẩn đoán nhầm với một số loại u khác: u chu bào mạch mạu, meningioma, schwannoma, u mạch bạch dịch, neurofibroma, u mao mạch, u nang bì, lymphoma, u giả viêm. Ngoài ra ở các nghiên cứu khác, trước một khối tổn thương trong chóp cơ giới hạn rõ, hình tròn ovan, cần phân biệt thêm với melanoma, u mô sợi bào, u sợi lành(22), sarcoma phần mềm phế nang, u trung mô lành tính(6) nhưng trong nghiên cứu không gặp các loại u này. Dựa trên hình ảnh học CT scan và MRI, đa số u mạch hang nằm trong chóp cơ hốc mắt và sau xích đạo nhãn cầu (71,4%). Ngoài ra, trong nghiên cứu, u mạch hang cũng xuất hiện cả mi và hốc mắt; ngoài chóp cơ, vừa trong và ngoài chóp; trước xích đạo, vừa trước và sau xích đạo nhưng chiếm tỉ lệ ít hơn. U mạch hang xuất hiện đa cơ quan và ở nhiều vị trí nên không loại trừ u ở vị trí khác trong mắt như ngoài chóp cơ, mi,...(16, 24). Tại mắt, nếu u xuất hiện ở hốc mắt, u thường nằm trong chóp cơ. Kết quả này tương tự các nghiên cứu trước đây(1, 3). Xét tất cả u mạch hang trong và ngoài chóp hốc mắt, u thường nằm phía ngoài hốc mắt. Như vậy, giả thuyết nguồn gốc giải phẫu học của u mạch hang càng được khẳng định: u thường nằm phía thái dương(13). Về quản lý và điều trị u mạch hang, đối với những u kích thước nhỏ hay không gây triệu chứng, chúng tôi theo dõi và khám định kì. Trong quá trình nghiên cứu, 6 ca có đặc điểm rõ ràng của u mạch hang được phát hiện một cách tình cờ vì khám do các nguyên nhân khác, chúng tôi theo dõi các ca này mổi 3 tháng bằng cách khám lâm sàng và hình ảnh học nếu cần thiết. Các nghiên cứu của Alfred và Char(2) hay của Orcutt và cộng sự(17) mô tả những bệnh nhân không triệu chứng và thời gian trung bình xuất hiện triệu chứng trong lúc theo dõi là 37 tháng. Điều này chứng tỏ u phát triển chậm. U mạch hang có thể tăng lên trong quá trình mang thai và điều trị hormone(28). Chúng tôi chỉ định phẫu thuật u mạch hang trong các trường hợp bệnh nhân giảm thị lực, tổn hại gai thị như phù gai và teo gai hay vì lí do thẩm mĩ. Trong nghiên cứu, chúng tôi đã phẫu thuật 4 ca do giảm thị lực kèm tổn hại gai thị, 5 ca do giảm thị lực, 2 ca do tổn hại gai thị, 1 ca do u mi dưới nghĩ u nang bì, 1 ca do thẫm mĩ vì u mi trên, 1 ca không rõ bản chất u trong hốc mắt. Tùy theo vị trí khối u trong hốc mắt, chúng tôi tiến hành các phương pháp phẫu thuật khác nhau: đường kết mạc, đường rạch da, mở thành ngoài có hay không kèm theo mở cơ trực ngoài hay cơ trực trong. 1 ca không thể xác định bản chất u trên lâm sàng và hình ảnh học, u nằm trong ngoài chóp cơ lan tỏa đến bán phần trước của hốc mắt nên chúng tôi quyết định phẫu thuật làm sinh thiết u qua đường kết mạc vì Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Mắt 85 bệnh nhân còn thị lực tốt và tùy giải phẫu bệnh của u mà có cách xử lí tiếp theo. 2 ca chúng tôi tiếp cận u qua đường trước hốc mắt vết rạch da vì 2 u mạch hang nằm ngoài chóp, bán phần trước hốc mắt và có kích thước lớn. 8 ca mở thành ngoài kèm mở cơ trực ngoài vì u nằm trong chóp cơ ở phía ngoài và quanh thần kinh thị (Hình 7). 3 ca mở thành ngoài kèm mở cơ trực trong vì u có nằm trong chóp cơ, ở phía trong và quanh thần kinh thị. U mạch hang thường được lấy từ đường mở thành ngoài hốc mắt vì dễ bộc lộ rõ u và u thường nằm trong chóp cơ. Nghiên cứu của Alfred và Chart(2), Mc Nab và Wright(14) lần lượt báo cáo 16 trên tổng số 19; 71 trên tổng số 85 u mạch hang mở thành ngoài. Một số tác giả sử dụng đường trước hốc mắt qua vết cắt ở kết mạc hay ở da vì sợ lấy u không hết và biến chứng sau phẫu thuật như giảm thị lực hay rối loạn vận nhãn. Hình 7: Phẫu thuật mở thành ngoài và mở cơ trực ngoài Hình 8: U mạch hang đã lấy trọn, có bao màu đen hay đỏ thẫm. Hình 9: Hình ảnh giải phẫu bệnh của u mạch hang Hình 10: Hình ảnh CT scan không điển hình của u mạch hang, trên giải phẫu bệnh có tế bào viêm Do bản chất của u có bao và dính ít vào cấu trúc lân cận khác nên hầu hết khối u bóc tách ra khỏi mô xung quanh dễ dàng, lấy trọn u và ít gây chảy máu (Hình 8). Đặc điểm này cũng giúp xác định chẩn đoán u mạch hang và phân biệt chúng với các u khác như u chu bào mạch máu, schwannoma hay meningioma. 1 ca không lấy u hoàn toàn vì u nhỏ nhưng ở đỉnh hốc mắt, chúng tôi dè dặt vì sợ tổn thương dây thần kinh và u bị vỡ trong lúc lấy. Đại phẫu u mạch hang có bao nếu lấy trọn, màu đen hay đỏ bầm, có cấu trúc xốp. Có ích khi rạch u tại bàn mổ sau khi u đã được lấy ra vì bên trong u mạch hang khác các u khác. Hơn nữa, nếu nghi vấn về mô học, một mẫu sinh thiết lạnh nên được lấy ở phòng mổ. Nói chung, u mạch hang nếu lấy không trọn thì u ít khi tái phát(8,10). Về vi thể, đó là sự tăng sinh mạch máu hình thành những khe mạch, khoang mạch lớn, thành lát lớp nội mô dẹt (Hình 9). 2 ca xuất hiệnh tế bào viêm trên mẫu thử, đó là 2 ca có triệu chứng lâm sàng và hình ảnh học không điển hình (Hình 10). Về biến chứng, không có biến chứng trong lúc phẫu thuật; biến chứng sau phẫu thuật bao gồm: tụ máu hốc mắt, sụp mi, lật mi, loét giác mạc, song thị và lé ngoài. 1 tuần sau phẫu thuật, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 86 tất cả bệnh nhân còn tụ máu hốc mắt và sụp mi. 1 ca tụ máu nhiều nên chỉ định khâu cò và băng ép cho bệnh nhân. Sau 1 tháng, tất cả bệnh nhân u mạch hang đều tan hết máu tụ hốc mắt và không còn sụp mi. Sự sưng phù do tụ máu hốc mắt làm sụp mi giả tạo cho tất cả bệnh nhân sau 1 tuần phẫu thuật. Sau 2 tuần phẫu thuật, bệnh nhân có chỉ định khâu cò vì tụ máu hốc mắt ở tuần thứ 1 đã cắt chỉ cò; đồng thời có 1 ca lật mi dưới và đã được phẫu thuật chỉnh mi dưới. 1 tháng sau phẫu thuật, 1 bệnh nhân xuất hiện loét giác mạc, song thị và lé ngoài. Loét giác mạc được nghĩ do loạn dưỡng giác mạc và bệnh nhân có lẽ đã tổn thương hạch mi trong lúc phẫu thuật. Bệnh nhân có chỉ định đeo kính tiếp xúc, chỉnh lé. Các bệnh nhân sau 1 tháng chưa cải thiện mức độ tổn thương gai thị. 2 bệnh nhân u mạch hang cải thiện thị lực sau mổ: 1 ca thị lực tăng từ 2/10 đến 5/10, 1 ca thị lực tăng từ bóng bàn tay đến đếm ngón tay 2m. 2 ca này vẫn chưa cải thiện mức độ phù gai trên đáy mắt. 1 ca loét giác mạc trung tâm, song thị, lé ngoài có thị lực giảm từ 2/10 xuống 0,5m. Sau chuyển thị lực trước và sau mổ từ Snellen sang LogMAR, không thấy có sự cải thiện thị lực trước mổ một cách có ý nghĩa (Wilcoxon, p=0,593) (Biểu đồ 1). Trong nghiên cứu, sau 1 tháng, 92,9% bệnh nhân vẫn giữ thị lực trước mổ hay cải thiện thị lực sau mổ. Tỉ lệ trong nghiên cứu thấp hơn so với 95% trong nghiên cứu của Alfred và Char(2), cao hơn nghiên cứu của Yan và Wu 87,9%(27), cao hơn nhiều so với Missori 68%(15). Nghiên cứu có 7,1% giảm thị lực sau mổ do loét giác mạc. Nghiên cứu Missori và cộng sự báo cáo 24% giảm thị lực và 7% có thị lực sáng tối âm tín
Tài liệu liên quan