Mục tiêu. - Khảo sát tỉ lệ dày lớp nội trung mạc và xơ vữa động mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường típ
2. - Sự liên quan giữa bề dày lớp nội trung mạc và xơ vữa động mạch cảnh với một số đặc điểm của bệnh đái tháo
đường típ 2.
Phương pháp. Nghiên cứu cắt ngang mô tả bao gồm 102 bệnh nhân đái tháo đường và 64 bệnh nhân
không đái tháo đường có tuổi từ 40 trở lên đến khám tại phòng khám Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Hạnh.
Kết quả. Tỉ lệ day IMT (intima-media thickness) và mảng xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm đái tháo đường
lần lượt là 81,4% và 61,8%, lớn hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Tuổi càng cao, IMT càng dày R= 0,29.
IMT trung bình ở nhóm đái tháo đường kèm tăng huyết áp lớn hơn không kèm tăng huyết áp (1,43 ± 0,37mm so
với 1,19 ± 0,42mm, p < 0,05). Tuổi càng cao, tỉ lệ mảng xơ vữa càng nhiều. Tỉ lệ mảng xơ vữa ở nhóm đái tháo
đường kèm tăng huyết áp là 69,1% và nhóm đái tháo đường không kèm tăng HA là 47,1%, p<0,05.
Kết luận. Tỉ lệ dày IMT và mảng xơ vữa tăng cao ở nhóm đái tháo đường típ 2 và tăng dần theo lứa tuổi.
Tăng HA làm tăng IMT và tỉ lệ mảng xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm đái tháo đường.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát động mạch cảnh bằng siêu âm mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 182
KHẢO SÁT ĐỘNG MẠCH CẢNH BẰNG SIÊU ÂM MẠCH MÁU
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Trần Thanh Linh*, Hồ Thượng Dũng**
TÓM TẮT
Mục tiêu. - Khảo sát tỉ lệ dày lớp nội trung mạc và xơ vữa động mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường típ
2. - Sự liên quan giữa bề dày lớp nội trung mạc và xơ vữa động mạch cảnh với một số đặc điểm của bệnh đái tháo
đường típ 2.
Phương pháp. Nghiên cứu cắt ngang mô tả bao gồm 102 bệnh nhân đái tháo đường và 64 bệnh nhân
không đái tháo đường có tuổi từ 40 trở lên đến khám tại phòng khám Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Hạnh.
Kết quả. Tỉ lệ day IMT (intima-media thickness) và mảng xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm đái tháo đường
lần lượt là 81,4% và 61,8%, lớn hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Tuổi càng cao, IMT càng dày R= 0,29.
IMT trung bình ở nhóm đái tháo đường kèm tăng huyết áp lớn hơn không kèm tăng huyết áp (1,43 ± 0,37mm so
với 1,19 ± 0,42mm, p < 0,05). Tuổi càng cao, tỉ lệ mảng xơ vữa càng nhiều. Tỉ lệ mảng xơ vữa ở nhóm đái tháo
đường kèm tăng huyết áp là 69,1% và nhóm đái tháo đường không kèm tăng HA là 47,1%, p<0,05.
Kết luận. Tỉ lệ dày IMT và mảng xơ vữa tăng cao ở nhóm đái tháo đường típ 2 và tăng dần theo lứa tuổi.
Tăng HA làm tăng IMT và tỉ lệ mảng xơ vữa động mạch cảnh ở nhóm đái tháo đường.
Từ Khóa. động mạch cảnh, siêu âm mạch máu, đái tháo đường típ 2.
ABSTRACT
STUDYING CAROTID ARTERY BY VASCULAR ULTRASOUND
IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS
Tran Thanh Linh, Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 182 - 186
Objective. - To determine prevalence of increased carotid IMT and atherosclerotic plaque in patients with
type 2 diabetes mellitus. - Correlation between carotid IMT and atheroslerotic plaque with some characteristics of
type 2 diabetes mellitus.
Methods. We perform cross-sectional study on 102 patients with type 2 diabetes mellitus and 64 patients
with nondiabetes mellitus aged above 40 year old, at the out-patient clinic of Van Hanh General Hospital.
Results. Prevalence of increased carotid IMT and atherosclerotic plaque were 81.4% and 61.8%,
respectively. Age was older, IMT was thicker, R= 0.29. Mean IMT of patients with type 2 diabetes mellitus and
hypertention was significantly higher that of patients with type 2 diabetes mellitus and nonhypertention ( 1.43 ±
0.37mm versus 1.19 ± 0.42mm, p < 0.05 ). Age was older, prevalence of atheroslerotic plaque was much.
Prevalence of atherosclerotic plaque in patients with type 2 diabetes mellitus and hypertention was 69.1% and
that of in patients with type 2 diabetes mellitus and nonhypertention 47.1%, p < 0.05.
Conclusions. Prevalence of increased carotid IMT and atherosclerotic plaque were high in patients with
type 2 diabetes mellitus, and increased parallel with age. Hypertention increase carotid IMT and prevanlence of
atherosclerotic plaque in patients with type 2 diabetes mellitus.
Keywords. carotid artery, type 2 diabetes mellitus.
* Bệnh viện Vạn Hạnh TP. Hồ Chí Minh **Bệnh Viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc : TS.Hồ Thượng Dũng ĐT: 0908136361 Email: dunghothuong@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 183
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những
bệnh phổ biến nhất thế giới hiện nay, ảnh hưởng
đến gần 200 triệu người (chiếm khoảng 5% dân
số người trưởng thành) trong đó ĐTĐ típ 2
chiếm 90%. Một trong những biến chứng nặng
nề của bệnh ĐTĐ là biến chứng mạch máu.
Trong đó, biến chứng mạch máu lớn là nguyên
nhân bệnh tật và tử vong hàng đầu ở bệnh nhân
ĐTĐ(5). Những bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ đột
quị cao gấp nhiều lần so với người không mắc
bệnh ĐTĐ, khoảng 150% - 400%, và có nguy cơ
mắc bệnh động mạch vành gấp 2 đến 4 lần bệnh
nhân không ĐTĐ. Với việc phát hiện sớm hiện
tượng xơ vữa động mạch cảnh ở bệnh nhân
ĐTĐ bằng siêu âm mạch máu sẽ góp phần cảnh
báo sớm biến cố tim mạch và có những biện
pháp điều trị thích hợp, tích cực nhằm làm chậm
diễn tiến xơ vữa động mạch và hạn chế biến cố
tim mạch xảy ra. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
164 bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, đến khám
và điều trị tại phòng khám Bệnh Viện Đa Khoa
Vạn Hạnh, được chia thành hai nhóm: nhóm
bệnh và nhóm chứng.
-Tiêu chuẩn chọn bệnh
+ Nhóm bệnh nhân ĐTĐ được chẩn đoán
dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán ADA 2003.
+ Nhóm chứng: người không mắc bệnh
ĐTĐ, có phân bố độ tuổi trung bình tương
đương nhóm ĐTĐ.
Tất cả hai nhóm đều được siêu âm động
mạch cảnh đoạn ngoài sọ.
-Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
+ Đái tháo đường típ 1.
+ Có bệnh lý cấp tính kèm theo như tiêu
chảy, ói mữa.
+ Có tiền căn tai biến mạch máu não.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, cắt ngang mô tả.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán và đánh giá
- Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo
ADA 2003 .
- Béo phì vùng bụng: theo tiêu chuẩn IDF
2005 đối với người Châu Á.
- Béo phì: BMI ≥ 30kg/(m)2.
- Tăng huyết áp: theo khuyến cáo Hội Tim
Mạch Việt Nam 2008.
- Rối loạn lipid máu theo ATP-III.
- Hội chứng chuyển hóa theo định nghĩa
IDF 2005.
- Hút thuốc lá ≥ 5 điếu/ ngày(7).
-Siêu âm động mạch cảnh:
+ Lớp nội trung mạc dày khi ≥ 0,9 mm theo
Hiệp Hội Tăng Huyết áp / Hội Tim Mạch Châu
Âu 2003(13).
+ Mảng xơ vữa được định nghĩa là khi bề
dày IMT > 50% so với bề dày của đoạn thành
mạch kế cận, khu trú, nhô vào lòng mạch hoặc
khi IMT ≥ 1,5mm theo Hội Tăng Huyết áp/Hội
Tim Mạch Châu Âu 2003(13).
Đo kích thước mảng xơ vữa và phân loại xơ
vữa theo Gray- Weale 1998(1).
Tính phần trăm độ hẹp và phân loại theo
Gray- Scale.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số
liệu.
Kiểm định sự khác biệt thống kê bằng phép
kiểm test-student (t-test) với biến số định lượng;
test Chi-square với biến số định tính. Phân tích
hồi qui để xác định mối liên quan giữa các yếu
tố. Sử dụng test hai đuôi và chấp nhận có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 184
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Chúng tôi khảo sát trên 164 bệnh nhân,
trong đó có 102 bệnh nhân ĐTĐ và 62 bệnh
nhân không ĐTĐ. Kết quả như sau:
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Bảng 1: Một số đặc điểm nhóm nghiên cứu.
Đặc điểm Nhóm chứng Nhóm ĐTĐ p
Tuổi trung bình 56,7 ± 8,7 58,6 ± 10,9 > 0,05
BMI trung bình 24,19 ± 3,22 24,27 ± 3,16 > 0,05
Vòng eo 83,79 ± 8,68 88,59 ± 9,07 < 0,05
Nữ 80,6% 64,7%
Giới tính
Nam 19,4% 35,3%
< 0,05
Tăng huyết áp 61,3% 66,7% > 0,05
Hút thuốc lá 14,5% 12,7% > 0,05
RLLM 71,0% 75,5% > 0,05
-Vòng eo trung bình ở nhóm ĐTĐ lớn hơn
nhóm chứng ( p < 0,05).
-Nhóm bệnh ĐTĐ nam giới chiếm 35,5%,
lớn hơn nhóm chứng, (p < 0,05).
Bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Bảng 2: So sánh tỉ lệ dày lớp nội trung mạc giữa hai
nhóm.
Nhóm chứng Nhóm ĐTĐ IMT
n % n %
P
Không dày (<
0,9mm)
42 67,7 19 18,6 < 0,001
Dày (≥ 0,9mm) 20 32,3 83 81,4 < 0,001
Tổng 62 100 102 100
Bảng 3: So sánh bề dày lớp nội trung mạc động mạch
giữa hai nhóm.
Bề dày IMT trung
bình (mm)
Nhóm
chứng
Nhóm ĐTĐ P
ĐMC chung 1,00 ± 0,42 1,35 ± 0,40 < 0,05
ĐMC trong 1,00 ± 0,47 1,32 ± 0,45 < 0,05
Dày lớp nội trung mạc là khởi đầu quá trình
xơ vữa động mạch. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, tỉ lệ dày lớp nội trung mạc ở nhóm bệnh
ĐTĐ chiếm 81,4%, lớn hơn có ý nghĩa so với
nhóm không ĐTĐ 32,3%. Bề dày trung bình lớp
nội trung mạc ở nhóm bệnh ĐTĐ lớn hơn nhóm
không ĐTĐ có ý nghĩa thống kê (1,35 ± 0,4 so
với 1,00 ± 0,42). Theo tác giả Nguyễn Hải Thủy,
bề dày lớp nội trung mạc ở nhóm ĐTĐ là 1,18 ±
0,54mm lớn hơn người bình thường là 1,06 ±
0,44mm, có ý nghĩa thống kê(6). Ngoài ra, Kelly J
Hunt và cộng sự nghiên cứu trên 2282 bệnh
nhân rút ra kết luận: bề dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh chung và động mạch cảnh
trong gia tăng ở những bệnh nhân trước khi có
biểu hiện lâm sàng ĐTĐ, và bệnh xơ vữa động
mạch cũng hiện diện sớm trước khi bệnh ĐTĐ
biểu hiện trên lâm sàng(2). Tương tự, trong
nghiên cứu IRAS, tác giả Lynne E Wagenknecht
nhận thấy tốc độ dày lớp nội trung mạc của
động mạch cảnh chung và động mạch cảnh
trong ở nhóm ĐTĐ gấp 2 lần nhóm không ĐTĐ.
Riêng bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
trong tiến triển nhanh hơn ở nhóm ĐTĐ chưa
được chẩn đoán so với bệnh nhân đã được chẩn
đoán. Đồng thời tác giả cũng nhận thấy, sự tiến
triển xơ vữa động mạch xảy ra nhanh nhất ở giai
đoạn sớm của bệnh ĐTĐ(12). Tác giả Theodora S.
Temelkova-Kurktschiev khảo sát bệnh ĐTĐ mới
được chẩn đoán nhận thấy quá trình xơ vữa
động mạch xảy ra sớm vào giai đoạn đầu của
bệnh và giải thích cho hiện tượng này là do lớp
nội mạc bị nhiễm độc glucose, quá trình
glycosylation(10).
Bảng 4: Phân bố bề dày lớp nội trung mạc theo tuổi ở
nhóm ĐTĐ
Nhóm tuổi 40 – 49 50 – 59 60 – 69 ≥ 70 Tổng
Dày IMT 13
(54,2%)
34
(87,2%)
18 (90%) 18
(94,7%)
83
Không dày 11
(45,8%)
5 (12,8%) 2 (10%) 1 (5,3%) 19
Tổng 24 39 20 19 102
Bảng 5: Bề dày trung bình lớp nội trung mạc động
mạch theo tuổi ở nhóm ĐTĐ.
Nhóm tuổi Số lượng IMT trung bình (mm)
40 – 49 24 1,07 ± 0,40
50 – 59 39 1,39 ± 0,40
60 – 69 20 1,43 ± 0,35
≥ 70 19 1,52 ± 0,32
Tổng 102 1,35 ± 0,40
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy
bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở
bệnh nhân ĐTĐ khác nhau ở các nhóm tuổi, tuổi
càng cao tỉ lệ dày lớp nội trung mạc càng nhiều,
đồng thời chúng tôi nhận thấy có mối liên quan
giữa tuổi và bề dày lớp nội trung mạc với R =
0,29 (p < 0,05), tương tự kết quả tác giả Huỳnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 185
Thị Thanh Trang, Lê Văn Sĩ và Nguyễn Hải
Thủy. Trong nghiên cứu IRAS, nhận thấy tốc độ
dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trong ở
người bình thường là 17,7µm/năm, bệnh nhân
ĐTĐ được chẩn đoán là 26,6 µm/năm và bệnh
nhân ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 33,9
µm/năm(12). Trong nghiên cứu INVADE, nhận
thấy bề dày lớp nội trung mạc gia tăng 0,011 ±
0,004mm/năm ở người không ĐTĐ và 0,018 ±
0,002mm/năm ở bệnh nhân ĐTĐ.
Bảng 6: Bề dày trung bình lớp nội trung mạc với các
tăng huyết áp ở nhóm ĐTĐ.
IMT trung bình (mm) p
Không 1,19 ± 0,42
Tăng HA
Có 1,43 ± 0,37
0,003
Bề dày lớp nội trung mạc trung bình ở bệnh
nhân ĐTĐ kèm tăng huyết áp lớn hơn đáng kể
so với bệnh nhân ĐTĐ không kèm tăng huyết
áp (1,43 ± 0,37 và 1,19 ± 0,42). Kết quả tương tự
như nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Thanh
Trang và tác giả Võ Thị Kim Phương(11), tác giả
Pellegrino L(8).
Mảng xơ vữa
Bảng 7: So sánh tỉ lệ mảng xơ vữa giữa hai nhóm.
Nhóm chứng Nhóm ĐTĐ
n % n %
p
Không MXV 47 75,8 39 38,2 < 0,05
Có MXV 15 24,2 63 61,8 < 0,05
Tổng 62 100 102 100
Tỉ lệ mảng xơ vữa ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ
chiếm 61,8%, lớn hơn nhóm không mắc bệnh
ĐTĐ (p < 0,05).
Bảng 8: Tỉ lệ mảng xơ vữa theo tuổi ở nhóm ĐTĐ.
Nhóm tuổi Không MXV Có MXV Tổng
40 – 49 20 (83,3%) 4 (16,7%) 24 (100%)
50 – 59 14 (35,9%) 25 (64,1%) 39 (100%)
60 – 69 3 (15%) 17 (85%) 20 (100%)
≥ 70 2 (10,5%) 17 (89,5%) 19 (100%)
Tổng 39 63 102
Có sự liên quan giữa nhóm tuổi và tỉ lệ
mảng xơ vữa động mạch cảnh. Tuổi càng lớn tỉ
lệ mảng xơ vữa càng nhiều (p< 0,05).
Bảng 9: Liên quan giữa THA và MXV ở nhóm
ĐTĐ.
Không THA Có THA p Mảng xơ
vữa n % n %
Không 18 52,9 21 30,9
Có 16 47,1 47 69,1
Tổng 34 100 68 100
< 0,05
Tỉ lệ mảng xơ vữa ở nhóm bệnh ĐTĐ kèm
tăng huyết áp chiếm 69,1% cao hơn nhiều so với
nhóm không kèm tăng huyết áp có ý nghĩa
thống kê. Nghĩa là bệnh ĐTĐ kèm tăng huyết áp
làm tăng hơn nữa tỉ lệ xuất hiện mảng xơ vữa
động mạch. Theo một số nghiên cứu thì tăng
huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng tỉ lệ tử
vong do bệnh tim mạch lên gấp 3 lần so với
người không mắc bệnh ĐTĐ(9).
Bảng 10: Tỉ lệ độ hẹp động mạch cảnh ở nhóm ĐTĐ.
Độ hẹp Số bệnh nhân Tỉ lệ
< 60% 5 4,9%
60% - 69% 2 2,0%
≥ 70% 0 0%
Tổng 7 6,9%
Tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ có hẹp động mạch
cảnh trong nghiên cứu này thấp (6,9%), chủ yếu
là hẹp nhẹ và chỉ có 1 bệnh nhân hẹp động mạch
cảnh hai bên. Đồng thời, khi khảo sát bằng siêu
âm Doppler động mạch cảnh ở nhóm ĐTĐ,
chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
so với nhóm chứng. Điều này do nghiên cứu
chúng tôi chủ yếu là tầm soát biến chứng mạch
máu ở bệnh nhân ĐTĐ, và mẫu nghiên cứu
bệnh nhân không có biểu hiện đột quị.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 164 người đến khám và
điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Đa Khoa Vạn
Hạnh, trong đó 102 bệnh nhân ĐTĐ chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
Tỉ lệ dày lớp nội trung mạc và xơ vữa động
mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường
Tỉ lệ dày lớp nội trung mạc và mảng xơ vữa
động mạch cảnh ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ lần
lượt là 81,4% và 61,8% lớn hơn nhóm không
ĐTĐ, có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 186
Sự liên quan giữa bề dày lớp nội trung
mạc và xơ vữa động mạch cảnh với một số
đặc điểm của bệnh đái tháo đường típ 2
Tuổi càng cao lớp nội trung mạc càng dày,
tương quan thuận R= 0,29
Bề dày nội trung mạc ở bệnh nhân ĐTĐ kèm
tăng huyết áp lớn hơn nhóm bệnh nhân không
kèm tăng huyết áp, có ý nghĩa thống kê (1,43 ±
0,37mm so với 1,19 ± 0,42mm, P < 0,05).
Tuổi càng lớn tỉ lệ xuất hiện mảng xơ vữa
càng cao.
Tăng huyết áp làm tăng tỉ lệ mảng xơ vữa ở
bệnh nhân ĐTĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cattin F. et al (2001), "Echo-Doppler des Arteres Carotides et
Verebrales". Doppler Transcranien.
2. Hunt KJ., William K, Rivera D, O'Leary DH (2003), "Elavated
Carotid Artery Intima-Media Thickness Level in Individuals
Who Subsequently Develop Type 2 Diabetes", Arterioslerosis,
Thrombosis, and Vascular Biology 23, pp. 1845-1850.
3. Huỳnh Thị Thanh Trang (2002), Khảo sát bệnh xơ vữa động
mạch ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, Luận văn thạc sĩ Y học.
4. Lê Văn Sĩ, Trần Đức Thọ, Phạm Thắng (2000), Nghiên cứu độ
dày nội trung mạc động mạch cảnh ở người bình thường bằng siêu
âm mạch máu, Kỷ yếu toàn văn đề tài khoa học Đại Hội Tim
Mạch Học Quốc Gia Việt Nam, tr. 813-819
5. Lopes-Virella MF., Virella G (2005). Diabetes and
Atherosclerosis, Diabetes and Cardiovascular disease, pp. 225-
246.
6. Nguyễn Hải Thủy và CS (2005), “Khảo sát lớp nội trung mạc
động mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh mạch
vành”, Tạp chí Tim mạch số (41), tr. 299-305.
7. Nguyễn Thanh Liêm (2004), Khảo sát xơ vữa động mạch cảnh ở
bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng siêu âm Duplex, Luận văn
thạc sĩ Y học.
8. Pellegrino L et el (2002),"2D Echo color-Doppler study of the
extracranical carotid arteries in borderline arterial isolated
systolis hypertesion", Minerva Cardioangiol 50(1) , pp. 1-14
9. Reddy K. S (2004), "Cardiovascular disease in non-western
countries", N Engl J Med 350, pp. 2438-2440.
10. Temelkova-Kurktscheiv TS., Koehler C (1999), "Increased
Intimal-Medial Thickness in Newly Detected Type 2
Diabete"s, Diabetes care 22(2), pp. 333-338.
11. Võ Thị Kim Phương (2004), Khảo sát động mạch cảnh bằng siêu
âm Doppler màu ở bệnh nhân bệnh động mạch vành, Luận văn
thạc sĩ Y học.
12. Wagenknecht LE., Zaccaro D, Espeland MA. (2003), "Diabetes
and Progression of Carotid Atheroslerosis: The Insulin
Resistance Atheroslerosis Study", Arterioslerosis, Thrombosis,
and Vascular Biology 23, pp. 1034-1041.
13. Zachetti A (2003), “2003 European Society of Hypertension-
European Society of Cardiology guidelines for the
management of arterial hypertension”, Jounal of Hypertension
(21), pp. 1011-1053