Mục tiêu: Mô tả hình thái mỏm cùng vai trong nhóm bệnh nhân đau vai. Xác định mối liên quan giữa hình
thái mỏm cùng vai và rách chóp xoay trên bệnh nhân đau vai.
Đối tượng và phương pháp: 101 bệnh nhân đau vai trong đó có 30 bệnh nhân rách chóp xoay đến khám và
chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện Đại Học Y Dược từ 01/10/2013 đến 30/04/2014. Hình dạng mỏm cùng vai
được chia làm 3 loại: loại I (phẳng), loại II (cong), loại III (có móc). Đánh giá loại mỏm cùng vai, độ dày mỏm
cùng vai, góc mỏm cùng vai bên ngoài, khoảng cách mỏm cùng vai - chỏm xương cánh tay.
Kết quả: Loại II là loại mỏm cùng vai thường gặp nhất ở nhóm bệnh nhân đau vai (59,2%) và nhóm bệnh
nhân rách chóp xoay (60%). Loại mỏm cùng vai, độ dày mỏm cùng vai, góc mỏm cùng vai bên ngoài, khoảng cách
mỏm cùng vai - chỏm xương cánh tay khác nhau cóý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p<0,05).
Kết luận: Độ dày mỏm cùng vai lớn, chỉ số mỏm cùng vai lớn, khoảng cách mỏm cùng vai - chỏm xương
cánh tay hẹp, góc mỏm cùng vai bên ngoài nhỏ, mỏm cùng vai loại III có thể làm tăng nguy cơ rách chóp xoay
trên bệnh nhân đau vai.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hình thái mỏm cùng vai trên cộng hưởng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 38
KHẢO SÁT HÌNH THÁI MỎM CÙNG VAI TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ
Phạm Thị Thùy Dương*, Cao Thỉ**, Phạm Ngọc Hoa***, Võ Tấn Đức*, Trần Minh Hoàng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả hình thái mỏm cùng vai trong nhóm bệnh nhân đau vai. Xác định mối liên quan giữa hình
thái mỏm cùng vai và rách chóp xoay trên bệnh nhân đau vai.
Đối tượng và phương pháp: 101 bệnh nhân đau vai trong đó có 30 bệnh nhân rách chóp xoay đến khám và
chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện Đại Học Y Dược từ 01/10/2013 đến 30/04/2014. Hình dạng mỏm cùng vai
được chia làm 3 loại: loại I (phẳng), loại II (cong), loại III (có móc). Đánh giá loại mỏm cùng vai, độ dày mỏm
cùng vai, góc mỏm cùng vai bên ngoài, khoảng cách mỏm cùng vai - chỏm xương cánh tay.
Kết quả: Loại II là loại mỏm cùng vai thường gặp nhất ở nhóm bệnh nhân đau vai (59,2%) và nhóm bệnh
nhân rách chóp xoay (60%). Loại mỏm cùng vai, độ dày mỏm cùng vai, góc mỏm cùng vai bên ngoài, khoảng cách
mỏm cùng vai - chỏm xương cánh tay khác nhau cóý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p<0,05).
Kết luận: Độ dày mỏm cùng vai lớn, chỉ số mỏm cùng vai lớn, khoảng cách mỏm cùng vai - chỏm xương
cánh tay hẹp, góc mỏm cùng vai bên ngoài nhỏ, mỏm cùng vai loại III có thể làm tăng nguy cơ rách chóp xoay
trên bệnh nhân đau vai.
Từ khóa: Hình thái mỏm cùng vai, cộng hưởng từ, đau vai, rách chóp xoay.
ABSTRACT
SURVEYING OF ACROMIAL MORPHOLOGY USING MAGNETIC RESONANCE IMAGING
Pham Thi Thuy Duong, Cao Thi, Pham Ngoc Hoa, Vo Tan Duc, Tran Minh Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 38 - 42
Purpose: To identify the morphological characteristics of the acromion associated with shoulder pain using
MRI. Also, to recognize correlation of acromial morphology with rotator cuff tear.
Materials and methods: One – hundred and one patients with shoulder pain and 30 patients with RCT
were enrolled in this study. Their shoulders were imaged by MRI. The acromial shape were classified into type I
(flat), type II (curved), type III (hook). Additional measurements including acromial thickness, acromial – humeral
distance (AHD), acromial index (AI) and lateral acromial angel (LAA) were perfomed for futher assessment.
Results: Type II was the most commonly encountered acromial shape in both patients with shoulder pain
(59.2%) and RCT (60%). The acromial thickness, AHD, AI and LAA were significantly different in patients with
RCT compared to shoulder pain group (p< 0.05).
Conclusion: Thick acromial thickness , big AI, short AHD, small LAA, type-III acromion (hooked shaped)
could be a risk factor for RCT.
Key words: Acromial morphology, rotator cuff tear, magnetic resonance imaging.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rách chóp xoay là một tổn thương thường
gặp của khớp vai, gây đau vai và mất chức năng
vận động khớp vai. Tổn thương gân chóp xoay
* Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Đại học Y Dược TPHCM
** Bộ môn Chấn Thương Chỉnh Hình Đại học Y Dược TPHCM
*** Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc:BS. Phạm Thị Thùy Dương, ĐT: 0982099815, Email:duongpham9158@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 39
hay gặp nhất ở gân trên gai và có thể liên quan
đến sự chèn ép của các cấu trúc cung cùng - quạ.
Bất cứ điều kiện nào gây giới hạn khoảng bên
trong cung mỏm quạ - mỏm cùng vai đều gây ra
sự chèn ép vào túi hoạt dịch dưới mỏm cùng vai,
gân cơ trên gai và đầu dài cơ nhị đầu. Một trong
những nguyên nhân làm giảm kích thước của
cung mỏm quạ - mỏm cùng vai là do chính mỏm
cùng vai. Mỏm cùng vai nằm ở mặt lưng xương
vai và là phần phía ngoài của gai vai(16).
Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau của các
tác giả nước ngoài về mỏm cùng vai cũng như
mối liên hệ giữa mỏm cùng vai và rách chóp
xoay(1,2,3,4). Hiện tại, ngành phẫu thuật nội soi
khớp rất phát triển và đòi hỏi bác sĩ hình ảnh
cung cấp nhiều thông tin hơn về hình thái mỏm
cùng vai cũng như tổn thương chóp xoay. Tuy
nhiên cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy
nghiên cứu nào trong nước thống kê về hình thái
học của mỏm cùng vai, mối liên quan giữa hình
thái này với rách chóp xoay. Do vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này ở những bệnh nhân
được chụp CHT khớp vai và được hay không
được phẫu thuật nội soi khớp vai, nhằm giúp
thêm thông tin cho các bác sĩ lâm sàng trong việc
chọn phương pháp điều trị thích hợp đối với
từng bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chỉ định chụp CHT khớp
vai có hay không có tiêm tương phản nội khớp
tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
từ 01/10/2013 đến 30/04/2014.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân được chụp CHT khớp vai có hay
không có tiêm tương phản nội khớp tại bệnh
viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Trong
nhóm những bệnh nhân chụp CHT khớp vai
này, chọn ra nhóm bệnh nhân rách chóp xoay
được kiểm chứng qua phẫu thuật nội soi khớp
vai và/hoặc CHT khớp vai có kết quả RCX được
đọc độc lập bởi 2 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có
kinh nghiệm > 8 năm.
Phân loại MCV dựa vào mặt phẳng chếch
đứng dọc ngay phía ngoài khớp cùng đòn trên
xung T2W. Loại I hay còn gọi là loại thẳng: bờ
dưới MCV thẳng. Loại II hay còn gọi là loại cong:
đỉnh phần cong của bờ dưới MCV nằm ở 1/3
giữa MCV. Loại III hay còn gọi là loại móc: đỉnh
phần cong này nằm ở 1/3 trước.
Độ dày mỏm cùng vai được đo ở phần rộng
nhất của mỏm cùng vai trên mặt phẳng vuông
góc với trục dài của mỏm cùng vai hay còn gọi là
mặt phẳng chếch đứng dọc ngay phía ngoài
khớp cùng đòn.
Chỉ số mỏm cùng vai được tính = tỉ lệ A/B.
Trong đó, A là khoảng cách giữa bờ trên – bờ
dưới ổ chảo đến bờ ngoài MCV, B là khoảng
cách giữa bờ trên – bờ dưới ổ chảo đến phần
ngoài cùng của đầu trên xương cánh tay.
Góc mỏm cùng vai bên ngoài được xác định
do sự giao nhau giữa hai đường thẳng: đường
thứ nhất song song với mặt dưới MCV và đường
thứ hai song song với chỗ xa nhất của phần trên
và phần dưới của xương vùng ổ chảo. Khi bờ
dưới MCV gồ ghề, đường thẳng thứ nhất sẽđược
vẽ bằng cách nối giữa điểm trong cùng và điểm
ngoài cùng của bờ dưới MCV.
Khoảng cách mỏm cùng vai - chỏm xương
cánh tay là khoảng cách ngắn nhất, tính bằng mi
– li -mét (mm) giữa mặt dưới của mỏm cùng vai
và mặt trên của chỏm xương cánh tay.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trong 101 bệnh nhân đau vai có 30 bệnh
nhân rách chóp xoay, tuổi từ 13 đến 71, trung
bình là 51 tuổi, Mẫu nghiên cứu có 44 bệnh nhân
nam và 57 bệnh nhân nữ, tương ứng với tỷ lệ
43,6% nam và 56,4% nữ; vai thuận là 58 bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 40
nhân, vai không thuận là 43 bệnh nhân, tương
ứng với tỷ lệ 57,4% vai phải và 42,6% vai trái.
Đặc điểm loại mỏm cùng vai trong nhóm đau
vai phân bố theo tuổi, giới, vị trí vai
Trong 101 bệnh nhân, số bệnh nhân có mỏm
cùng vai loại I là 20 bệnh nhân, loại II là 60 bệnh
nhân, loại III là 21 bệnh nhân, tương ứng với tỷ
lệ 19,8% loại I, 59,4% loại II và 20,8% loại III.
Mỏm cùng vai loại II chiếm tỷ lệ cao nhất trong
cả ba độ tuổi. Ở độ tuổi < 30 không có mỏm cùng
vai loại III. Ngược lại, ở độ tuổi > 60, mỏm cùng
vai loại II và mỏm cùng vai loại III chiếm đa số.
Tuy nhiên, sự khác biệt trong phân bố loại mỏm
cùng vai ở những độ tuổi khác nhau không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Loại II MCV chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nam và
nữ. Ở giới nam, MCV loại I chiếm tỷ lệ nhiều
hơn MCV loại III; ở giới nữ thì ngược lại, MCV
loại III chiếm tỷ lệ nhiều hơn loại I. Tuy nhiên, tỷ
lệ loại MCV phân bố theo giới khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Loại II MCV chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nam và
nữ. Ở giới nam, MCV loại I chiếm tỷ lệ nhiều
hơn MCV loại III; ở giới nữ thì ngược lại, MCV
loại III chiếm tỷ lệ nhiều hơn loại I. Tuy nhiên, tỷ
lệ loại MCV phân bố theo giới khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 1: Phân bố loại mỏm cùng vai theo tuổi, giới, vị
trí vai.
Tuổi
(năm)
Loại mỏm cùng vai
P
Loại I Loại II Loại III
<30 5 7 0
0,08 30-60 14 40 18
>60 1 13 3
Giới
Nam 10 27 7
0,53
Nữ 10 33 14
Vị trí vai
Vai phải 13 34 11
0,71
Vai trái 7 26 10
Loại II MCV chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 vai.
Ở vai phải, MCV loại I chiếm tỷ lệ cao hơn MCV
loại III; ngược lại, ở vai trái, tỉ lệ MCV loại III
chiếm tỷ lệ cao hơn MCV loại I. Tuy nhiên, tỷ lệ
loại MCV phân bố theo vị trí vai khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
So sánh phân bố tỷ lệ các loại mỏm cùng vai, độ
dày mỏm cùng vai, chỉ số mỏm cùng vai, góc
mỏm cùng vai bên ngoài, khoảng cách mỏm
cùng vai - chỏm xương cánh tay giữa nhóm
không và có rách chóp xoay
Loại mỏm cùng vai: sự khác biệt trong phân
bố loại I và loại III MCV giữa nhóm không RCX
và nhóm có RCX là có ý nghĩa thống kê ( p
<0,05).
Bảng 2: So sánh sự khác biệt về phân bố tỷ lệ loại
mỏm cùng vai giữa nhóm không và có RCX.
Loại
MCV
Nhóm không RCX Nhóm có RCX P
n % n %
Loại I 18 25,4 2 6,7 0,03
Loại II 42 59,2 18 60,0 0,83
Loại III 11 15,4 10 33,3 0,04
Độ dày mỏm cùng vai: Độ dày mỏm cùng
vai ở nhóm không rách chóp xoay là 7,77 ± 1,49
mm. Độ dày mỏm cùng vai ở nhóm có rách chóp
xoay là 8,87 ± 1,38 mm. Độ dày mỏm cùng vai ở
nhóm có rách chóp xoay lớn hơn độ dày mỏm
cùng vai ở nhóm không rách chóp xoay có ý
nghĩa thống kê (p = 0,001).
Chỉ số mỏm cùng vai: chỉ số mỏm cùng
vai ở nhóm không rách chóp xoay là 0,65 ± 0,13.
Chỉ số mỏm cùng vai ở nhóm có rách chóp xoay
là 0,71 ± 0,06. Chỉ số mỏm cùng vai ở nhóm có
rách chóp xoay lớn hơn chỉ số mỏm cùng vai ở
nhóm không rách chóp xoay. (p=0,02).
Góc mỏm cùng vai bên ngoài: Giá trị góc
mỏm cùng vai bên ngoài ở nhóm không rách
chóp xoay là 75,72° ± 7,39°. Giá trị góc mỏm cùng
vai bên ngoài ở nhóm có rách chóp xoay là 71,17°
± 9,29°. Giá trị góc mỏm cùng vai bên ngoài ở
nhóm có rách chóp xoay lớn hơn giá trị góc mỏm
cùng vai bên ngoài ở nhóm không rách chóp
xoay có ý nghĩa thống kê (p=0,01).
Khoảng cách mỏm cùng vai - chỏm xương
cánh tay: Khoảng cách mỏm cùng vai - chỏm
xương cánh tay ở nhóm không rách chóp xoay là
8,3 ± 1,69mm. Khoảng cách mỏm cùng vai -
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 41
chỏm xương cánh tay ở nhóm có rách chóp xoay
là 7,4 ± 2,08mm. Khoảng cách mỏm cùng vai -
chỏm xương cánh tay ở nhóm có rách chóp xoay
nhỏ hơn khoảng cách mỏm cùng vai - chỏm
xương cánh tay ở nhóm không rách chóp xoay
có ý nghĩa thống kê (p=0,02).
Bảng 3: So sánh sự khác biệt về phân bốđộ dày mỏm
cùng vai, chỉ số mỏm cùng vai, góc mỏm cùng vai
bên ngoài, khoảng cách mỏm cùng vai - chỏm xương
cánh taygiữa nhóm không và có rách chóp xoay.
Các chỉ số
Có rách chóp
xoay
Không rách
chóp xoay
P
Độ dày mỏm cùng vai
(mm)
7,77 ± 1,49 8,87 ± 1,38 0,02
Chỉ số mỏm cùng vai 0,71 ± 0,06 0,65 ± 0,13 0,02
Góc mỏm cùng vai bên
ngoài (°)
71,17° ± 9,29° 75,72° ± 7,39° 0,01
Khoảng cách mỏm
cùng vai - chỏm xương
cánh tay (mm)
7,4 ± 2,08 8,3 ± 1,69 0,02
BÀN LUẬN
Không có sự khác biệt về tỷ lệ loại mỏm cùng
vai theo tuổi, giới, vị trí vai.
Trong nghiên cứu của chúng tôi mỏm cùng
vai loại II chiếm tỉ lệ cao nhất 59,4%, mỏm cùng
vai loại I chiếm tỷ lệ thấp nhất 19,8%. Kết quả
này cũng tương tự như kết quả của Bigliani
mỏm cùng vai loại II chiếm tỷ lệ cao nhất 43%,
mỏm cùng vai loại I chiếm tỷ lệ thấp nhất 17%.
Hay như kết quả của Wang nghiên cứu trên X
quang qui ước và cộng hưởng từ đều cho kết
quả mỏm cùng vai loại II chiếm tỷ lệ cao nhất
66% (X quang) và 69% (CHT), mỏm cùng vai loại
I chiếm tỷ lệ thấp nhất 6% trên cả X quang và
cộng hưởng từ(17). Phân bố tỷ lệ loại mỏm cùng
vai lần lượt là loại II > loại III > loại I. Kết quả này
giống nhau giữa nghiên cứu của chúng tôi và
nghiên cứu của các tác giả Bigliani, Wang,
Toivonen(14,17).
Riêng trong lô nghiên cứu của Getz ZD và
MacGillivray thì tỷ lệ mỏm cùng vai loại I nhiều
hơn loại III(6,9). Sự khác biệt giữa nghiên cứu của
chúng tôi với nghiên cứu của Getz ZD có thể do
cách chọn mẫu khác nhau, trong khi nghiên cứu
của chúng tôi được tiến hành trên bệnh nhân có
triệu chứng đau vai thì nghiên cứu của Getz ZD
tiến hành trên xác.
Sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi
với nghiên cứu của MacGillivray thì khó lý giải
hơn; vì cả hai nghiên cứu đều được tiến hành
trên nhóm bệnh nhân có triệu chứng đau vai,
phân định loại mỏm cùng vai đều dựa vào mặt
phẳng đứng dọc trên cộng hưởng từ. Có lẽ sự
khác biệt này là do chủng tộc khác nhau; chúng
tôi nghiên cứu trên người Việt Nam, trong khi
MacGillivray nghiên cứu trên người Canada.
Khi so sánh phân bố tỷ lệ loại mỏm cùng vai
ở nhóm bệnh nhân đau vai không kèm rách
chóp xoay với tỷ lệ loại mỏm cùng vai trong
nhóm rách chóp xoay thì tỷ lệ mỏm cùng vai loại
III tăng gấp hai lần và tỷ lệ mỏm cùng vai loại I
giảm đi gần 4 lần. Tỷ lệ loại III mỏm cùng vai ở
nhóm đau vai không kèm rách chóp xoay khác
biệt có ý nghĩa với tỷ lệ loại III mỏm cùng vai ở
nhóm rách chóp xoay (p= 0,04). Vậy mỏm cùng
vai loại III có thể là yếu tố nguy cơ của rách chóp
xoay. Kết quả này của chúng tôi giống với kết
quả của các tác giả khác(5,6).
Theo tác giả Hirano, loại III mỏm cùng vai
được xem là yếu tố nguy cơ gây rách chóp xoay
và còn làm tăng độ nặng của rách chóp xoay(8).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loại III mỏm
cùng vai có thể là yếu tố nguy cơ gây rách chóp
xoay nhưng chúng tôi không nghiên cứu được
tương quan giữa độ nặng của rách chóp xoay và
loại mỏm cùng vai.
Khi so sánh độ dày mỏm cùng vai giữa
nhóm rách chóp xoay và không rách chóp xoay,
chúng tôi nhận thấy hai độ dày này khác nhau
có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mỏm cùng vai ở
nhóm rách chóp xoay dày hơn mỏm cùng vai ở
nhóm không rách chóp xoay. Nhận định này của
chúng tôi cũng giống với các tác giả khác(10,12).
Chỉ số mỏm cùng vai trên nhóm bệnh nhân
rách chóp xoay và chỉ số mỏm cùng vai trên
nhóm bệnh nhân không rách chóp xoay khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Cụ thể, chỉ số
mỏm cùng vai trên nhóm bệnh nhân có rách
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 42
chóp xoay lớn hơn chỉ số mỏm cùng vai trên
nhóm bệnh nhân không rách chóp xoay. Vậy chỉ
số mỏm cùng vai lớn có thể là yếu tố nguy cơ
gây rách chóp xoay. Nhận định này của chúng
tôi cũng tương tự các tác giả khác(10,11,9).
Góc mỏm cùng vai bên ngoài ở nhóm không
rách chóp xoay lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm
có rách chóp xoay (p< 0,05). Vậy góc mỏm cùng
vai bên ngoài nhỏ thì có thể khả năng rách chóp
xoay sẽ tăng lên. Nhận định này của chúng tôi
cũng giống với các tác giả khác(10,11).
Ngoài ra, ở nghiên cứu của chúng tôi, khi
thực hiện so sánh giữa khoảng cách mỏm cùng
vai - chỏm xương cánh tay trên bệnh nhân
không và có rách chóp xoay thì khoảng cách
mỏm cùng vai - chỏm xương cánh tay trên bệnh
nhân không rách chóp xoay lớn hơn trên bệnh
nhân có rách chóp xoay có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Nhận định này giống các tác giả khác(10).
Trong y văn cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy
rằng khoảng cách mỏm cùng vai – chỏm xương
cánh tay ảnh hưởng đến nguy cơ và độ nặng của
rách chóp xoay(7,13).
KẾT LUẬN
Hình thái mỏm cùng vai không thay đổi theo
tuổi, giới và có khuynh hướng đối xứng hai bên.
Mỏm cùng vai loại II chiếm tỷ lệ cao nhất.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ RCX trên
một bệnh nhân đau vai là: độ dày mỏm cùng vai
lớn, chỉ số mỏm cùng vai lớn, khoảng cách mỏm
cùng vai - chỏm xương cánh tay hẹp, góc mỏm
cùng vai bên ngoài nhỏ, mỏm cùng vai loại III.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Balke M, Schmidt C, Dedy N, Banerjee M, Bouillon B, Liem D.
(2013), "Correlation of acromial morphology with imspingement
syndrome and rotator cuff tears". Acta Orthop, 84(2), 178-183.
2. Banas MP, Miller RJ, Totterman S. (1995), "Relationship between
the lateral acromion angle and rotator cuff disease". J Shoulder
Elbow Surg, 4(6), 454-461.
3. Bigliani LU, Ticker JB, Flatow EL, Soslowsky LJ, Mow VC (1991),
"The relationship of acromial architecture to rotator cuff disease".
Clin Sports Med, 10(4), 823-838.
4. Edelson JG (1995), "The 'hooked' acromion revisited". J Bone Joint
Surg Br, 77(2), 284-287.
5. Epstein RE, Schweitzer ME., Frieman BG, Fenlin JM, Jr., Mitchell
DG. (1993), "Hooked acromion: prevalence on MR images of
painful shoulders". Radiology, 187(2), 479-481.
6. Getz, JD, Recht MP, Piraino DW, Schils JP, Latimer BM, Jellema
LM, et al. (1996), "Acromial morphology: relation to sex, age,
symmetry, and subacromial enthesophytes". Radiology, 199(3),
737-742.
7. Goutallier D, Le Guilloux P, Postel JM, Radier C, Bernageau J,
Zilber S. (2011), "Acromio humeral distance less than six
millimeter: its meaning in full-thickness rotator cuff tear". Orthop
Traumatol Surg Res, 97(3), 246-251.
8. Hirano M, Ide J, Takagi K. (2002), "Acromial shapes and
extension of rotator cuff tears: magnetic resonance imaging
evaluation". J Shoulder Elbow Surg, 11(6), 576-578.
9. MacGillivray JD, Fealy S, Potter H G, O'Brien SJ (1998),
"Multiplanar analysis of acromion morphology". Am J Sports
Med, 26(6), 836-840.
10. Mohamed RE, Abo-Sheisha DM. (2014), "Assessment of
acromial morphology in association with rotator cuff tear using
magnetic resonance imaging". The Egyptian Journal of Radiology
and Nuclear Medicine, 45(1), 169-180.
11. Nyffeler RW, Werner CM, Sukthankar A, Schmid MR, Gerber C
(2006), "Association of a large lateral extension of the acromion
with rotator cuff tears". J Bone Joint Surg Am, 88(4), 800-805.
12. Oh JH, Kim JY, Lee HK, Choi JA. (2010), "Classification and
clinical significance of acromial spur in rotator cuff tear: heel-
type spur and rotator cuff tear". Clin Orthop Relat Res, 468(6),
1542-1550.
13. Saupe N, Pfirrmann CW, Schmid MR, Jost B, Werner CM,
Zanetti M (2006), "Association between rotator cuff
abnormalities and reduced acromiohumeral distance". AJR Am J
Roentgenol, 187(2), 376-382.
14. Toivonen DA, Tuite MJ, Orwin JF (1995), "Acromial structure
and tears of the rotator cuff". J Shoulder Elbow Surg, 4(5), 376-383.
15. Torrens C, Lopez JM., Puente I, Caceres E (2007), "The influence
of the acromial coverage index in rotator cuff tears". J Shoulder
Elbow Surg, 16(3), 347-351.
16. Trường Đại học Y dược TP.HCM, Bộ môn giải phẫu (2004) ''Giải
phẫu học'', Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 28-
60.
17. Wang JC, Hatch JD, Shapiro MS (2000), "Comparison of MRI
and radiographs in the evaluation of acromial morphology".
Orthopedics, 23(12), 1269-1271.
Ngày nhận bài báo: 20/10/2014
Ngày phản biện nhận bài nhận xét: 24/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015