Mục tiêu: dò tìm hoạt tính kháng nấm mốc độc của hỗn hợp tinh dầu làm cơ sở cho việc tạo chế phẩm phun
xịt phòng.
Phương pháp: thử hoạt tính kháng nấm của phần bay hơi tinh dầu theo mô hình của Kazuhiko Nakahara và
cộng sự(3, 4). Dùng phương pháp bàn cờ và chỉ số FIC (Fractional Inhibitory Concentration) dò tìm hiệu lực của
sự phối hợp 2 tinh dầu ức chế sự phát triển của nấm. Năm tinh dầu được thử nghiệm (tinh dầu Quế, Màng
tang, Sả chanh, Tràm, Tràm 97% cineol) trên 7 chủng nấm mốc độc (A. flavus, A. fumigatus, A. niger,
Penicillium sp., Paeciolmyces sp., Rhizopus sp., Fusarium sp.)
Kết quả: trong 5 loại tinh dầu, phối hợp thành 8 cặp hỗn hợp tinh dầu, cặp tinh dầu Màng tang (8 µl) –
Quế (8 µl) cho kết quả phối hợp có thể tích hỗn hợp tinh dầu giảm 4 lần so với thể tích tinh dầu khi dùng riêng lẻ;
hỗn hợp tinh dầu này có tính kháng nấm tốt nhất. Cặp tinh dầu Sả (16 µl) - Quế (2 µl) có thể tích hỗn hợp tinh
dầu giảm 3,5 lần so với thể tích tinh dầu khi dùng riêng lẻ và tính kháng nấm của hỗn hợp tinh dầu này cũng tốt.
Kết luận: trong 8 cặp hỗn hợp tinh dầu, cặp tinh dầu Màng tang (8 µl) – Quế (8 µl) cho kết quả phối hợp
tốt nhất. Thể tích hỗn hợp tinh dầu giảm 4 lần so với thể tích tinh dầu khi dùng riêng lẻ.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hoạt tính của hỗn hợp tinh dầu kháng nấm mốc độc có trong không khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 103
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CỦA HỖN HỢP TINH DẦU
KHÁNG NẤM MỐC ĐỘC CÓ TRONG KHÔNG KHÍ
Đỗ Thị Phương Xuân*, Phan Thị Thanh Thủy*, Lê Thị Ngọc Huệ*
TÓM TẮT
Mục tiêu: dò tìm hoạt tính kháng nấm mốc độc của hỗn hợp tinh dầu làm cơ sở cho việc tạo chế phẩm phun
xịt phòng.
Phương pháp: thử hoạt tính kháng nấm của phần bay hơi tinh dầu theo mô hình của Kazuhiko Nakahara và
cộng sự(3, 4). Dùng phương pháp bàn cờ và chỉ số FIC (Fractional Inhibitory Concentration) dò tìm hiệu lực của
sự phối hợp 2 tinh dầu ức chế sự phát triển của nấm. Năm tinh dầu được thử nghiệm (tinh dầu Quế, Màng
tang, Sả chanh, Tràm, Tràm 97% cineol) trên 7 chủng nấm mốc độc (A. flavus, A. fumigatus, A. niger,
Penicillium sp., Paeciolmyces sp., Rhizopus sp., Fusarium sp.)
Kết quả: trong 5 loại tinh dầu, phối hợp thành 8 cặp hỗn hợp tinh dầu, cặp tinh dầu Màng tang (8 µl) –
Quế (8 µl) cho kết quả phối hợp có thể tích hỗn hợp tinh dầu giảm 4 lần so với thể tích tinh dầu khi dùng riêng lẻ;
hỗn hợp tinh dầu này có tính kháng nấm tốt nhất. Cặp tinh dầu Sả (16 µl) - Quế (2 µl) có thể tích hỗn hợp tinh
dầu giảm 3,5 lần so với thể tích tinh dầu khi dùng riêng lẻ và tính kháng nấm của hỗn hợp tinh dầu này cũng tốt.
Kết luận: trong 8 cặp hỗn hợp tinh dầu, cặp tinh dầu Màng tang (8 µl) – Quế (8 µl) cho kết quả phối hợp
tốt nhất. Thể tích hỗn hợp tinh dầu giảm 4 lần so với thể tích tinh dầu khi dùng riêng lẻ.
Từ khoá: tinh dầu, hỗn hợp tinh dầu, phần bay hơi, nấm mốc, hoạt tính kháng nấm mốc, phương pháp bàn
cờ.
ABSTRACT
RESEARCH ON THE ACTIVITIES OF ESSENTIAL OILS MIXTURES IN KILLING FUNGI IN THE AIR
Do Thi Phuong Xuan, Phan Thi Thanh Thuy, Le Thi Ngoc Hue
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 103 - 106
Objectives: To identify the anti fungi of essential oils mixtures, in order to make the house hold spraying
product and fumigant.
Methods: the method of identifying the antifungal activities of volatile compounds from essential oils
following the model of Kazuhiko Nakahara and fellow workers(3, 4). Using the chessboard method and FIC
(Fractional Inhibitory Concentration) index to detect the effect of mixtures from mixing two essential oils
inhibiting fungal growth. Five essential oils (cinnamon, lemon grass, litsea cubeba, lemon eucalyptus 97% cineol,
lemon eucalyptus) were tested on the seven fungal genera (A. flavus, A. fumigatus, A. niger, Penicillium sp.,
Paeciolmyces sp., Rhizopus sp., Fusarium sp.).
Results: From 5 essential oils, eight pairs of essential oils were made. Among them, the antifungi of the
Litsea cubeba (8 µl) – Cinnamon (8 µl) mixtures were the best. The volume of this mixture decreased 4 times in
comparison with using alone. The Lemon grass (16 µl) - Cinamon (21 µl) mixture had the volume decreased 3.5
times in comparison with using alone. The anti fungi of this mixture was good, too.
Conclusions: Among eight pairs of 5 essential oils, the Litsea cubeba (8 µl) – Cinnamon (8 µl) mixture was
Bộ môn Vi Sinh-Ký Sinh, Khoa Dược, ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths. Lê Thị Ngọc Huệ ĐT: 0906394895 Email: ngochue_l@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 104
the best.
Keywords: essential oil, essential oils mixture, volatile compounds, anti fungi, chessboard method.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngoài các yếu tố khí thải từ các nhà máy,
khói xe, bụinấm mốc cũng là một trong
những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Tác hại của chúng không những gây ảnh hưởng
về sức khoẻ mà còn về kinh tế. Khí hậu nóng ẩm
của nước ta là điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của nấm mốc. Thật vậy, qua các công trình
nghiên cứu báo cáo: mức độ nhiễm nấm mốc
trong không khí ngoài trời (Pháp Vân- Hà Nội)
và bên trong nhà (Tp. Hồ Chí Minh) rất cao(2 5).
Do đó, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc loại
bỏ nấm mốc bên trong nhà ở là vấn đề cần thiết.
Hiện nay có nhiều loại tinh dầu (TD) diệt
nấm, vậy phối hợp các tinh dầu này như thế nào
để đạt hiệu quả cao nhất ? Đó là nội dung
nghiên cứu của đề tài này
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng thử nghiệm
Tinh dầu thử nghiệm
5 tinh dầu thử nghiệm mua tại các công ty ở
thành phố và được kiểm định thành phần có
trong tinh dầu (%) bởi Trung Tâm Thuốc có
nguồn gốc tự nhiên-Khoa Dược - ĐHYD Tp.
HCM, các đặc điểm được tóm tắt trong bảng
sau:
Bảng 1. Hàm lượng thành phần chính, tỷ trọng của
5 tinh dầu thử nghiệm
TT TD
Thành phần hoạt chất chính
(%)
Tỷ
trọng
1 Quế (Q) Cinnamaldehyde 98,64% 1,0533
2 Sả chanh (S)
-citral 27,72%; -citral
29,74%
0,8937
3
Màng tang
(MT)
-citral 19.85%; -citral 17,9%;
-citronellal 9,99%
0,8811
4 Tràm gió (T) 1,8-cineol 63,16% 0,9099
5
Tràm 97%
cineol
(T97%)
1,8-cineol 96,94% 0,9177
Nấm mốc thử nghiệm
7 chủng nấm: Aspergillus flavus (A. flavus), A.
fumigatus, A. niger, Fusarium sp., Rhizopus sp.,
Paecilomyces sp., Penicillium sp. ly trích từ môi
trường.
Phương pháp nghiên cứu(3, 4,6, 7):
2.1. Phương pháp thử hoạt tính kháng nấm
mốc của phần bay hơi tinh dầu thực hiện trong
hộp nhựa có thể tích 0,56 L (12,5 x 9 x 5 cm):
- Gây nhiễm nấm: cho 10 µl huyền dịch nấm
106 CFU / ml vào đĩa thạch.
- Thời gian đọc kết quả: ủ 250C/ 2 ngày, riêng
Rhizopus sp. ủ 1 ngày.
- Cách đọc kết quả: xác định thể tích tinh
dầu tối thiểu ức chế nấm, không thấy nấm mọc
trên đĩa thạch.
- Cách tính kết quả: MID =
V
vd
(mg/L), MID
(minimum inhibited Dose)
MID: lượng tinh dầu tối thiểu ức chế nấm
mốc trong 1 lít không khí (mg/ L)
v: thể tích tinh dầu tối thiểu ức chế nấm (ml)
d: tỉ trọng của tinh dầu (g/ ml)
V: thể tích hộp nhựa 0,56 L
Phương pháp phối hợp tinh dầu(1)
Dựa theo tỉ lệ phối hợp của phương pháp bàn cờ:
Tỉ lệ phối hợp
Chất A (MID)
1/8 1/4 1/2
Chất B
(MID)
1/8 Hiệp lực Hiệp lực Cộng lực
1/4 Hiệp lực Hiệp lực Cộng lực
1/2 Cộng lực Cộng lực Cộng lực
và chỉ số FIC (Fractional Inhibitory
Concentration):
FIC ≤ 0,5 0,5 < FIC ≤ 1 1< FIC
Hiệp lực Cộng lực Đối kháng
Dò tìm tỉ lệ phối hợp cho tác dụng cộng lực
và hiệp lực của 2 tinh dầu trên 7 chủng nấm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 105
KẾT QUẢ
Hoạt tính kháng nấm mốc của tinh dầu
Bảng 2. Nồng độ tối thiểu ức chế nấm mốc của 5 tinh dầu thử nghiệm (MID mg/L)
TT Tinh dầu
MID (mg/L)
A. niger A. flavus A. fumi. Peni. Paecilo. Rhizopus Fusarium
1 Sả chanh 26 104 13 13 26 13 26
2 Quế 30 60 60 60 120 120 30
3 Màng tang 25 100 50 25 100 50 50
4 Tràm 97 % 104 104 104 104 104 104 208
5 Tràm gió 208 208 208 104 416 208 208
Hoạt tính kháng nấm mốc của tinh dầu được
xếp theo thứ tự giảm dần từ 1-5. Trong đó, TD
Sả chanh và TD Quế có MID thấp hay có hoạt
tính kháng nấm mốc mạnh, kết quả này cũng
phù hợp với công trình đã báo cáo(7).
Hoạt tính kháng nấm mốc của hỗn hợp tinh
dầu
Qua thực nghiệm của 8 cặp TD phối hợp,
mỗi cặp thực hiện trên 9 tỉ lệ phối hợp. Ngoài 9
tỉ lệ phối hợp đó, tiếp tục dò tìm các tỉ lệ phối
hợp khác nhằm mục đích chọn cặp TD có hoạt
tính kháng nấm cộng lực hay hiệp lực trên 7
chủng nấm với thể tích TD nhỏ nhất.
Bảng 3. Vhỗn hợp tinh dầu ức chế 7 chủng nấm
TD phối hợp Vhỗn hợpTD (VTD1 - VTD2)
(l/0,56L kk)
V giảm
MT-T 48 l (32 l MT - 16l T) 5 lần
MT-Q 16 l (8 l MT – 8 l Q)
20 l (16 l MT – 4 l Q)
34 l (32 l MT – 2 l Q)
4 lần
3 lần
2 lần
MT-T97% 40 l (32 l MT – 8 l T97%) 3 lần
S-T 64 l (32 l S – 32 l T) 4 lần
S-Q 18 l (16 l S – 2 l Q) 3,5 lần
S-T97% 68 l (4 l S – 64 l T97%) 2 lần
Q-T 40 l (8 l Q – 32 l T)
66 l (2 l Q – 64 l T)
6,4 lần
3,8 lần
T 97% - Q 34 l (32 l T97% – 2 l Q) 3,7 lần
Tổng
Thể tích TD giảm được tính bằng cách Vhỗn
hợpTD so với VTD lớn nhất (của một trong 2 TD
trong phối hợp) để ức chế toàn bộ 7 chủng nấm
mốc thử nghiệm khi dùng riêng lẻ.
TD Quế cho phối hợp tốt với TD Màng tang,
Tràm.
Kết quả phối hợp rút ra 11 cặp TD có hoạt
tính kháng nấm tốt với Vhỗn hợpTD thấp hơn so
với VTD khi dùng riêng lẻ. Trong đó có các cặp
TD cho Vhỗn hợpTD rất thấp như cặp tinh dầu
MT-Q [16 l (8 l MT – 8 l Q)], cặp tinh dầu
S-Q [18 l (16 l S – 2 l Q)]. Tinh dầu Quế cho
hoạt tính kháng nấm tốt nhưng mùi hăng. Do
đó, nhờ vào sự phối hợp TD đã giúp giảm
thiểu lượng TD sử dụng.
KẾT LUẬN
Trong 8 cặp tinh dầu phối hợp, cặp tinh dầu
Màng tang (8 µl) – Quế (8 µl) là hỗn hợp tinh
dầu tốt nhất. Thể tích phối hợp thấp mà hiệu
quả kháng nấm cao
ĐỀ NGHỊ
Tiếp tục nghiên cứu các đặc tính kháng
khuẩn, độc tính của hỗn hợp tinh dầu này nhằm
tạo chế phẩm xông, phun xịt phòng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bruton LL, Lazo JS, Parker KL(2006). Goodman and Gilman’s
The pharmacological Basic of Therapeutics, 11th edition, pp 1102-
1104
2.
cao-nhat/20683171/197/
3. Lê Thị Ngọc Huệ, Phan Thị Thanh Thuỷ (2008). Ổn định
phương pháp và phát hiện hoạt tính kháng nấm mốc của phần
bay hơi tinh dầu. Khoá luận văn tốt nghiệp Dược sĩ. Đại học Y
Dược- Tp. Hồ Chí Minh
4. Nakahara K, Alzoreky NS (2004). Growth-inhibitory activity
against maize weevil and the antifungal activities of volatile
compounds from citronella grass. JARQ (Japan International
research center for Agricultural Sciences), 14
5. Nguyễn Văn Thanh, Lê Thị Ngọc Huệ (2010). Khảo sát mức độ
nhiễm nấm mốc trong phòng làm việc và tính kháng nấm mốc
độc của một số tinh dầu. Đề tài sở Khoa học Công nghệ Thành
Phố Hồ Chí Minh
6. Rodriguez-Tudela JL (2003). Interlaboratory Evaluation of
Hematocytometer Method of Inoculum Preparation for Testing
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 106
for Testing Antifungal Susceptibilities of Filametous Fungi.
Journal Clinical Microbiology, 41(11): 5236-5237
7. Shigeharu Inouye (2001). In-vitro and in-vivo anti-Trichophyton
activity of essential oils by vapuor contact. Mycoces, 44 (3-4): 99-
107