Khảo sát in vitro vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2010-2011

Mở đầu: Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là bệnh lý nặng, tử vong cao. Phân bố vi khuẩn (VK) gây bệnh khác nhau giữa các bệnh viện, vùng, khu vực, và các quốc gia. Đề kháng kháng sinh (KS) của VK diễn biến ngày càng phức tạp. Chọn lựa KS ban đầu theo kinh nghiệm ngày càng trở nên khó khăn, và cần dựa vào tình hình dịch tễ vi sinh tại chỗ. Mục tiêu: Khảo sát phân bố VK gây bệnh, tình hình đề kháng KS của VK, hướng chọn lựa KS ban đầu tại Khoa Hồi sức-Cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Đối tượng –Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, hàng loạt ca được chẩn đoán VPBV, viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) có kết quả cấy VK (+) từ hút dịch khí quản. Kết quả: Từ 1/2010 đến 12/2011, 274 trường hợp VPBV/VPLQTM được thu dung vào nghiên cứu. VK phân lập được chủ yếu là các VK Gram (-): 94,5%; 3 loại thường gặp: A. baumannii (41,6%), P. aeruginosa (26,6%), K. pneumoniae (16,4%). VK Gram (+): 5,5%, toàn bộ là S. aureus. Các VK Gram (-) trong nghiên cứu đề kháng nặng nề (≥82,3%) với các beta-lactam như: amoxillin/clavulanate, ceftriaxone, ceftazidime, cefepime. Kháng với piperacillin/tazobactam: 73,4%, cefoperazone/sulbactam: 52,4%. Kháng với nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin) khoảng 90%, với amikacin là 80%. Ở nhóm carbapenem, kháng imipenem: 71,3%; meropenem: 75,7%. Các VK: A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae đều đề kháng cao (≥ 77,5%) với các beta-lactam, và nhóm fluoroquinolone có trong nghiên cứu. Các KS có đề kháng thấp nhất với A. baumannii: polymycine B, cefoperazone/sulbactam (43,3%); P. aeruginosa: cefoperazone/sulbactam (70,1%), piperacillin/tazobactam (64,2%); K. pneumoniae: imipenem (35,7%), meropenem (33,3%). S. aureus kháng vancomycine: 0%. Kết luận: Phân bố VK gây bệnh chủ yếu là các VK Gram (-) chiếm 94,5%, 3 loại thường gặp: A. baumannii (41,6%), P. aeruginosa (26,6%), K. pneumoniae (16,4%); VK Gram (+) chiếm 5,5%, toàn bộ là S. aureus. Các VK Gram (-) trong nghiên cứu đề kháng cao (≥82,3%), và kháng với nhiều loại KS thuộc nhóm beta-lactam, và nhóm fluoroquinolone có trong nghiên cứu. Cefoperazone/sulbactam, piperacillin/tazobactam, imipenem, meropenem, amikacin có đề kháng thấp hơn so với các kháng sinh khác, có thể chọn lựa khởi đầu. A. baumannii chưa ghi nhận đề kháng với Polymycine B, kháng với cefoperazone/sulbactam: 43,2%; P. aeruginosa kháng với piperacillin/tazobactam: 59,5%, cefoperazone/sulbactam: 57,1%. K. pneumoniae kháng thấp nhất với nhóm carbapenem: imipenem (35,7%), meropenem (33,3%). Các KS này có thể sử dụng ban đầu nếu nghi ngờ do tác nhân tương ứng trong khi chờ kết quả vi sinh đặc hiệu. S. aureus chưa ghi nhận đề kháng Vancomycine.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát in vitro vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 97 KHẢO SÁT IN VITRO VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC-CẤP CỨU BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH NĂM 2010-2011 Phạm Lực* TÓM TẮT Mở đầu: Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là bệnh lý nặng, tử vong cao. Phân bố vi khuẩn (VK) gây bệnh khác nhau giữa các bệnh viện, vùng, khu vực, và các quốc gia. Đề kháng kháng sinh (KS) của VK diễn biến ngày càng phức tạp. Chọn lựa KS ban đầu theo kinh nghiệm ngày càng trở nên khó khăn, và cần dựa vào tình hình dịch tễ vi sinh tại chỗ. Mục tiêu: Khảo sát phân bố VK gây bệnh, tình hình đề kháng KS của VK, hướng chọn lựa KS ban đầu tại Khoa Hồi sức-Cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Đối tượng –Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, hàng loạt ca được chẩn đoán VPBV, viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) có kết quả cấy VK (+) từ hút dịch khí quản. Kết quả: Từ 1/2010 đến 12/2011, 274 trường hợp VPBV/VPLQTM được thu dung vào nghiên cứu. VK phân lập được chủ yếu là các VK Gram (-): 94,5%; 3 loại thường gặp: A. baumannii (41,6%), P. aeruginosa (26,6%), K. pneumoniae (16,4%). VK Gram (+): 5,5%, toàn bộ là S. aureus. Các VK Gram (-) trong nghiên cứu đề kháng nặng nề (≥82,3%) với các beta-lactam như: amoxillin/clavulanate, ceftriaxone, ceftazidime, cefepime. Kháng với piperacillin/tazobactam: 73,4%, cefoperazone/sulbactam: 52,4%. Kháng với nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin) khoảng 90%, với amikacin là 80%. Ở nhóm carbapenem, kháng imipenem: 71,3%; meropenem: 75,7%. Các VK: A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae đều đề kháng cao (≥ 77,5%) với các beta-lactam, và nhóm fluoroquinolone có trong nghiên cứu. Các KS có đề kháng thấp nhất với A. baumannii: polymycine B, cefoperazone/sulbactam (43,3%); P. aeruginosa: cefoperazone/sulbactam (70,1%), piperacillin/tazobactam (64,2%); K. pneumoniae: imipenem (35,7%), meropenem (33,3%). S. aureus kháng vancomycine: 0%. Kết luận: Phân bố VK gây bệnh chủ yếu là các VK Gram (-) chiếm 94,5%, 3 loại thường gặp: A. baumannii (41,6%), P. aeruginosa (26,6%), K. pneumoniae (16,4%); VK Gram (+) chiếm 5,5%, toàn bộ là S. aureus. Các VK Gram (-) trong nghiên cứu đề kháng cao (≥82,3%), và kháng với nhiều loại KS thuộc nhóm beta-lactam, và nhóm fluoroquinolone có trong nghiên cứu. Cefoperazone/sulbactam, piperacillin/tazobactam, imipenem, meropenem, amikacin có đề kháng thấp hơn so với các kháng sinh khác, có thể chọn lựa khởi đầu. A. baumannii chưa ghi nhận đề kháng với Polymycine B, kháng với cefoperazone/sulbactam: 43,2%; P. aeruginosa kháng với piperacillin/tazobactam: 59,5%, cefoperazone/sulbactam: 57,1%. K. pneumoniae kháng thấp nhất với nhóm carbapenem: imipenem (35,7%), meropenem (33,3%). Các KS này có thể sử dụng ban đầu nếu nghi ngờ do tác nhân tương ứng trong khi chờ kết quả vi sinh đặc hiệu. S. aureus chưa ghi nhận đề kháng Vancomycine. Từ khóa: Viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy, Kháng sinh, Vi khuẩn  Khoa Hồi sức-Cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS. Phạm Lực ĐT: 0906367479 Email: phamlucpnt@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 98 ABSTRACT OBSERVATION IN VITRO OF BACTERIA IN HOSPITAL-ACQUIRED PNEUMONIA AT RESUSCITATION AND EMERGENCY DEPARTMENT OF PHAM NGOC THACH HOSPITAL IN 2010-1011 Pham Luc* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 97 - 104 Background: Hospital-acquired pneumonia is severe, and highly mortal. Bacterial distribution as the cause is different between hospitals, areas, and countries. Antibiotic resistance of bacteria appears more and more complicated. Empirical antibiotic choice becomes more and more difficult, and it should rely on local epidemic situation of bacteria. Objectives: To observe the bacterial distribution, antibiotic resistance, and initially antibiotic choice in Intensive care unit of Pham Ngoc Thach hospital. Method: A prospective, serial cases study diagnosed hospital-acquired pneumonia, ventilator-associated pneumonia who have positive bacterial culture from endotrachial aspiration. Results: From 1/2010 to 12/2011, 274 cases enrolled into the study. Bacterial distribution is mainly Gram negative bacteria: 94.5%; 3 kinds most frequently including: A. baumannii (41.6%), P. aeruginosa (26.6%), K. pneumoniae (16.4%); other Gram negative bacteria: 9.9%; Gram positive bacteria consist of S. aureus: 5.5%. Gram negative bacteria in the study are severely resistant (≥88.1%) to beta-lactams: amoxillin/clavulanate, ceftriaxone, ceftazidime. Resistance of cefepime: 82.3%. Resistance of piperacillin/tazobactam: 73.4%, cefoperazone/sulbactam: 52.4%. Resistance of fluoroquinolone (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin) is proximately 90%, of amikacin: 80%. For carbapenem, resistance of imipenem: 71.3%; meropenem: 75.7%. Bacteria composed of A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae are highly resistant (≥ 77.5%) to beta-lactams, and to fluoroquinolone present in the study. Antibiotics lowest resistant to A. baumannii consist of cefoperazone/sulbactam (43.3%); to P. aeruginosa: cefoperazone/sulbactam (70.1%), piperacillin/tazobactam (64.2%); to K. pneumoniae: imipenem (35.7%), and meropenem (33.3%). Resistance of S. aureus to vancomycine: 0%. Conclusions: Bacterial distribution mainly composed of Gram negative bacteria: 94.5%, 3 kinds more frequently: A. baumannii (41.6%), P. aeruginosa (26.6%), K. pneumoniae (16.4%); S. aureus: 5.5%. Gram negative bacteria in the study are highly resistant (≥82.3%), and resist to many kinds of antibiotic belong to beta- lactam, and fluoroquinolone present in the study. Cefoperazone/sulbactam, piperacillin/tazobactam, imipenem, meropenem, amikacin have lower resistance comparing to the others, may be chosen initially. A. baumannii isn’t resistant to Polymycine B yet, lower resistance to cefoperazone/sulbactam (43.2%); P. aeruginosa resists to piperacillin/tazobactam (59.5%), cefoperazone/sulbactam (57.1%). K. pneumoniae is lowest resistant to carbapenem: imipenem (35.7%), meropenem (33.3%). These antibiotics may be chosen initially depending on bacterium suspected while waiting results of specific microorganism. S. aureus isn’t resistant to vancomycine yet. Key words: Hospital-acquired pneumonia, ventilator-associated pneumonia, Antibiotic, Bacterium. ĐẶT VẤN ĐỀ: Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là bệnh lý nặng, tử vong cao. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ, VPBV chiếm khoảng 5-20 ‰ các trường hợp nhập viện, và xếp thứ 2 trong các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp. Tỷ lệ tử vong thô của VPBV khoảng 30-70%(7). Các yếu tố nguy cơ VPBV bao gồm: thở máy >48 giờ, nhập Khoa săn sóc tích cực (SSTC), kéo dài thời gian nằm viện hoặc tại Khoa SSTC, độ nặng bệnh tiềm ẩn, bệnh lý kèm theo(3,11). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 99 Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi là do vi khuẩn (VK) và có thể do nhiều loại VK. Một số tác nhân thường gặp trong viêm phổi bệnh viện bao gồm các trực khuẩn Gram (-) như: P. aeruginosa, E. coli, K. pneumoniae, và Acinetobacter spp; Cocci Gram (+) thường do S. aureus, đặc biệt S. aureus kháng Methicillin (MRSA). Tuy nhiên, tần suất VK gây bệnh khác nhau theo thời gian, khác nhau giữa các bệnh viện, các quốc gia(6,7,11,12). Trong điều trị viêm phổi, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ, kháng sinh (KS) luôn giữ vai trò quan trọng. Sự gia tăng các chủng VK đa kháng thuốc nổi lên gần đây, đặc biệt ở bệnh nhân (BN) VPBV, đang là vấn đề thời sự, và đặt ra nhiều thách thức cho việc điều trị bệnh lý này ở phạm vi trong nước cũng như trên thế giới. Chọn lựa KS ban đầu thích hợp trở nên ngày càng khó khăn và theo y văn cần dựa vào dịch tễ vi sinh tại chỗ(7,12,13,14). Do đó, nghiên cứu nhằm khảo sát phân bố VK gây VPBV và tình hình đề kháng KS của VK nhằm có hướng chọn lựa KS ban đầu thích hợp là thật sự cần thiết. TỔNG QUAN Y VĂN Viêm phổi bệnh viện nói chung, trong đó có viêm phổi liên quan thở máy, là bệnh lý nặng, tử vong cao, dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị KS, phương thức chăm sóc và áp dụng rộng rãi các biện pháp phòng ngừa(7,14). Viêm phổi bệnh viện được định nghĩa là viêm phổi xảy ra ≥ 48 giờ sau nhập viện, không có ủ bệnh tại thời điểm nhập viện(6,4,7). Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM), một dạng của VPBV, là viêm phổi xuất hiện sau 48-72 giờ đặt nội khí quản. Theo y văn, các bệnh nhân được đặt nội khí quản do VPBV tiến triển nặng cần kiểm soát tương tự như VPLQTM(1,3,7). Tại Hoa Kỳ, VPBV là 1 trong các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp, xếp thứ 2 sau nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhưng là nguyên nhân tử vong chiếm vị trí hàng đầu. Tỷ lệ VPBV chiếm khoảng 5-10 ‰ các trường hợp nhập viện. Tỷ lệ VPLQTM, tùy thuộc vào định nghĩa ca bệnh, chiếm khoảng 9%- 27% các trường hợp bệnh nhân có thở máy > 48 giờ(7,11,12). Tử vong có thể qui kết do VPBV chiếm khoảng 33-50%, tỷ lệ này cao hơn ở bệnh nhân có nhiễm trùng huyết, hoặc nhiễm khuẩn do P. aeruginosa hoặc Acinetobacter spp(7). Nguyên nhân gây VPBV/VPLQTM thường do VK, và có thể do nhiều loại VK(11,12). Tác nhân thường gặp gồm các trực khuẩn Gram (-) hiếu khí như: P. aeruginosa, E. coli, K. pneumoniae, và Acinetobacter spp. Nhiễm khuẩn do Cocci Gram (+) thường do S. aureus, đặc biệt S. aureus kháng Methicillin (MRSA), đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Viêm phổi do S. aureus thường gặp hơn ở bệnh nhân tiểu đường, chấn thương đầu, nhập khoa săn sóc tích cực(12). Viêm phổi do VK yếm khí có thể do hít ở bệnh nhân không đặt nội khí quản, nhưng hiếm gặp ở BN VPLQTM(2). Trong điều trị viêm phổi, bên cạnh các phương tiện hỗ trợ, KS luôn giữ vai trò quan trọng. Sự gia tăng các chủng VK đa kháng thuốc, đặc biệt với VPBV/VPLQTM, đang là thách thức lớn cho các đơn vị SSTC trong nước cũng như trên thế giới. Tần suất VK đa kháng thuốc gây VPBV khác nhau tùy bệnh viện, dân số bệnh nhân, tiếp xúc KS, loại bệnh nhân SSTC, và thay đổi theo thời gian. Các yếu tố này nhấn mạnh sự cần thiết về theo dõi dữ liệu vi sinh tại chỗ theo thời gian cụ thể(6,7,14). Do đó, việc thực hiện đề tài là nhu cầu cấp thiết. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Các bệnh nhân (BN) được chẩn đoán viêm phổi sau 48 giờ nhập viện, tiến triển nặng cần thở máy, viêm phổi liên quan thở máy điều trị tại Khoa hồi sức-cấp cứu (HSCC) BV. Phạm Ngọc Thạch từ 1/2010 đến 12/2011. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, mô tả, phân tích hàng loạt ca. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 100 Tiêu chuẩn thu dung - Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn xuất hiện 48 giờ sau khi nhập viện, được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện theo tiêu chuẩn CDC(4). Viêm phổi liên quan thở máy được chẩn đoán theo tiêu chuẩn American College of Chest Physician(1). - Có kết quả cấy vi khuẩn/dịch khí quản (+). Tiêu chuẩn loại trừ Lao phổi AFB (+) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Chương trình chống lao quốc gia, không phát hiện VK thường qua soi nhuộm Gram, cấy. Xử lý thống kê Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA 8.0. Biến định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, so sánh 2 trung bình được kiểm định bằng phép kiểm t. Biến định tính trình bày dưới dạng %, so sánh được kiểm định bằng phép kiểm χ 2 hoặc phép kiểm chính xác Fisher. Kết quả có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. KẾT QUẢ Từ 1/2010 đến 12/2011, 274 trường hợp được thu dung kết quả ghi nhận: Phân bố vi khuẩn gây bệnh Bảng 1. Phân bố vi khuẩn gây bệnh Vi khuẩn Tần suất Tỷ lệ % A. baumannii 114 41,6 P. aeruginosa 73 26,6 K. pneumoniae 45 16,4 Enterobacter spp 12 4,4 E. coli 6 2,2 VK Gram (-) khác 9 3,3 S. aureus (MRSA) 15 (MRSA=11) 5,5 (MRSA=73,3%) Tổng Số 274 100 VK phân lập được chủ yếu là các VK Gram (-): 94,5%, trong đó A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae là các loại thường gặp nhất. S. aureus chiếm tỷ lệ 5,5%. Tình hình nhạy cảm kháng sinh (KS) của VK Các β-lactam như: amox./clavu, ceftriaxone, ceftazidime bị đề kháng cao (≥88,1%). Đề kháng với cephalosporine thế hệ IV: cefepime >80%. Kháng imipenem: 71,3%; meropenem: 75,7%. Kháng với piper./tazo: 73,4%, với nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin) xấp xỉ 90%, với amikacin là 80%. Cefo./Sul. bị đề kháng thấp hơn so với các KS trên (52,4%). Vancomycine, Polymycine B chưa ghi nhận đề kháng. Bảng 2. Tình hình nhạy cảm KS của VK Kháng sinh n Nhạy Trung gian Đề kháng Vancomycine 13 12 (92,3%) 1 (7,7%) 0 Amox./clavu.* 213 17 (8%) 1 (0,5%) 195 (91,6%) Ceftriaxone 245 10 (4,1%) 3 (1,2%) 232 (94,7%) Ceftazidime 270 31 (11,5%) 1 (0,4%) 238 (88,1%) Cefepime 243 31 (12,8%) 12 (4,9%) 200 (82,3%) Cefo./sul.* 231 82 (35,5%) 28 (12,1%) 121 (52,4%) Piper./Tazo.* 207 42 (20,3%) 13 (6,3%) 152 (73,4%) Imipenem 247 68 (27,5%) 3 (4,4%) 176 (71,3%) Meropenem 202 47 (23,3%) 2 (1%) 153 (75,7%) Amikacin 238 43 (18,1%) 4 (1,7%) 191 (80%) Ciprofloxacin 264 23 (8,7%) 0 241 (91,3%) Ofloxacin 190 17 (8,9%) 0 173 (91,1%) Levofloxacin 265 24 (9,1%) 2 (0,8%) 239 (90,2%) Polymycine B 13 13 (100%) - - Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 101 *Amox./clavu: amoxillin/clavulanate; cefo./sul.: cefoperazone/sulbactam; piper./tazo: piperacillin/tazobactam. Đề kháng KS của các VK thường gặp Bảng 3. Đề kháng KS của các VK thường gặp Kháng sinh A. baumannii (n=114) P. aeruginosa (n=73) K. pneumoniae (n=45) Amox./clavu. 65/66 (98,5%) 59/63 (93,7%) 43/45 (95,6%) Ceftriaxone 105/106 (99,1%) 54/55 (98,2%) 41/43 (95,3%) Ceftazidime 111/111 (100%) 57/73 (78,1%) 41/45 (91,1%) Cefepime 92/95 (96,8%) 54/69 (78,3%) 31/49 (77,5%) Cefo./Sul. 38/88 (43,2%) 47/67 (70,1%) 24/42 (57,1%) Piper./Tazo. 84/89 (94,4%) 34/53 (64,2%) 22/37 (59,5%) Imipenem 90/97 (92,8%) 54/67 (80,6%) 15/42 (35,7%) Meropenem 84/87 (96,6%) 44/55 (80%) 11/33 (33,3%) Amikacin 93/99 (93,9%) 55/65 (84,6%) 26/37 (70,3%) Ciprofloxacin 107/108 (99,1%) 62/71 (87,3%) 40/45 (88,9%) Ofloxacin 66/67 (98,5%) 53/60 (88,3%) 28/32 (87,5%) Levofloxacin 108/109 (99,1%) 63/73 (86,3%) 38/43 (88,4%) Polymycine B 0/11 (0%) 0/1 (0%) 0/1 (0%) A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae đề kháng nặng nề (≥ 77,5%) với các beta-lactam (amox./clavu., ceftriaxone, ceftazidime, cefepime) và nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin). A. baumannii đề kháng cao với nhóm carbapenem (imipenem, meropenem): ≥ 92,8%, kháng amikacin: 93,9%, với piper./tazo: 94,4%. Đề kháng khả quan hơn với cefo./sul.: 43,3%. Chưa ghi nhận đề kháng với Polymycine B. P. aeruginosa kháng với imipenem: 80,6%; meropenem 80%; amikacin: 84,6%. Đề kháng thấp hơn với cefo./sul. (70,1%), piper./tazo. (64,2%). K. pneumoniae kháng với amikacin 70,3%, cefo./sul. (57,1%), piper./tazo. (59,5%). Đề kháng thấp nhất với imipenem (35,7%), và meropenem (33,3%). BÀN LUẬN Phân bố VK gây bệnh Vi khuẩn phân lập được chủ yếu là các VK Gram (-), chiếm 94,5%, trong đó 3 loại thường gặp: A. baumannii (41,6%), P. aeruginosa (26,6%), K. pneumoniae (16,4%). Vi khuẩn Gram (+), toàn bộ là S. aureus, chiếm tỷ lệ 5,5%. Nghiên cứu gần đây về VK gây VPBV tại các Khoa hồi sức tích cực khác ghi nhận: Bảng 4. Vi khuẩn gây VPBV tại các Khoa hồi sức tích cực Vi khuẩn Nghiên cứu (2010- 2011) n=274 BV 115 (2011) n=51 (9) BV Gia định (2009- 2010) n=50 (5) BV Bạch Mai (2008) (10) Bộ Y tế 12/09-10/10 n=1063, 19 BV (8) A. baumannii 114 (41,6%) 26 (51%) 16 (32%) 42% P. aeruginosa 73 (26,6%) 6 (11,8%) 5 (10%) 24% K. pneumoniae 45 (16,4%) 1 (2%) 18 (36%) 10% Enterobacter spp 12 (4,4%) 11 (21,6%) 2 (4%) E. coli 6 (2,2%) 3 (5,9%) 5 (10%) 4% S. aureus 15 (5,5%) 3 (5,9%) 2 (4%) 6% Acineto./Pseudo. 56% Kleb./E. coli 25% Khác 9 (3,3%) 1 (2%) 2 (4%) 14% 19% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 102 A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae là các tác nhân thường gặp nhất gây VPBV. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu tại: BV Bạch Mai (2008)(10), BV Nhân Dân Gia Định (2009-2010)(5), và nghiên cứu của Bộ Y Tế (12/2009-10/2010)(8). Riêng BV Nhân Dân 115, K. pneumoniae chiếm tỷ lệ không đáng kể (2%)(9). S. aureus trong nghiên cứu chiếm 5,5%. Kết quả này cũng tương tự như trong các nghiên cứu tại BV Nhân Dân 115 (5,9%)(9), BV Nhân Dân Gia Định (4%)(5), BV Bạch Mai (6%)(10). Tại khu vực Châu Âu, theo Torres A (2009), VK Gram (-) cũng là tác nhân thường gặp nhất trong VPBV, bao gồm: P. aeruginosa, A. baumannii, nhóm Enterobacteriaceae (Enterobacter spp, Serratia spp)(14). So sánh với phân bố VK gây VPBV tại Khoa HSCC BV Phạm Ngọc Thạch năm 2008- 2009, chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ A. baumannii giai đoạn 2010-2011 gia tăng có ý nghĩa thống kê (41,6% so với 30,6%; p=0,01); tỷ lệ P. aeruginosa giảm có ý nghĩa (26,6% so với 37,1%; p=0,01). Các VK Gram (-) còn lại thay đổi không ý nghĩa (p>0,05). Tỷ lệ S. aureus cũng gia tăng đáng kể (1,3% so với 5,5%; p=0,01). Phân bố VK gây bệnh khác nhau theo thời gian đã được nhấn mạnh bởi nhiều tác giả(7,12). Sự hiện diện với tỷ lệ cao, và gia tăng đáng kể theo thời gian của A. baumannii, vốn có khả năng đề kháng cao với các loại KS, thật sự là thách thức lớn cho việc chọn lựa KS ban đầu thích hợp(13,14). Việc kiểm soát, khử nhiễm môi trường trong buồng bệnh, các biện pháp phòng ngừa VPBV cần được quan tâm chặt chẽ hơn. Tình hình đề kháng KS Đề kháng KS chung Các VK đề kháng ≥ 80% với các KS thường dùng (Amox./clavu., ceftriaxone, ceftazidime) và thế hệ IV (cefepime). Mức đề kháng này gần tương tự với kết quả nghiên cứu tại BV 115 (>80%)(9) và của Bộ Y Tế (70-80%)(8). Fluoroquinolone (cipro. oflo. levo.) bị kháng khoảng 90%. So với nghiên cứu tại BV 115, ciprofloxacin có đề kháng gần tương tự (88,2%)(9), nhưng cao hơn so với kết quả của Bộ Y Tế (70%)(8). Đề kháng của ofloxacin trong nghiên cứu cao hơn đáng kể so với BV 115 (91,3% so với 68,6%)(9). Amikacin bị kháng tới 80%, cao hơn so với nghiên cứu của BV 115 (45,1%)(9) và của Bộ Y Tế (60%)(8). Đề kháng của imipenem (71,3%) gần tương tự với kết quả của BV 115 (74,5%)(9), cao hơn so với nghiên cứu Bộ Y Tế (42%)(8). Cefo./sul. bị kháng thấp nhất (52,4%), tương tự với kết quả của Bộ Y Tế là 50%(8). Vancomycine, Polymycine B trong nghiên cứu chưa ghi nhận đề kháng. Tuy nhiên, do cỡ mẫu nhỏ (n=13 với từng loại) nên cần khảo sát thêm. So sánh với giai đoạn 2008-2009 tại Khoa HSCC BV Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi ghi nhận đề kháng của cefepime, cefo./sul., imipenem gia tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các KS còn lại bị đề kháng khác biệt không ý nghĩa (p>0,05). Gia tăng đề kháng KS, đặc biệt với các KS được xem là mạnh trong giai đoạn hiện tại (carbapenem) đặt ra nhiều khó khăn cho thực tế lâm sàng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ vi sinh và lâm sàng, phát huy tốt dược lực/dược động KS, đồng thời cần có chiến lược điều trị KS thích hợp cho từng đối tượng bệnh nhân ngay từ đầu là thật sự cần thiết. Đề kháng KS của 3 loại VK thường gặp Đề kháng KS của A. baumannii (114 chủng) Các beta-lactam thường dùng: amox./clavu., ceftriaxone, ceftazidime bị kháng gần như hoàn toàn (≥98,5%). Kháng cefepime: 96,8%. Đề kháng cũng gần như hoàn toàn với nhóm fluoroquinolone (cipro., oflo., levo.): ≥ 98,5%. Kháng với imipenem: 92,8%, meropenem: 96,6%, piper./tazo.: 94,4%, amikacin: 93,9%. Cefo./Sul. có đề kháng thấp nhất: 43,2%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Tài liệu liên quan