Khảo sát kết quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi trong điều trị suy hô hấp ở trẻ em

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thành công và các yếu tố liên quan kết quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) trong điều trị suy hô hấp (SHH) ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát tất cả trẻ SHH đụơc cho thở NCPAP tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tháng 10 và 11 năm 2010. Kết quả: Có 177 ca SHH thở NCPAP, trong đó trẻ sơ sinh 45,2 %. Chỉ định viêm phổi, sốt xuất huyết (SXH), hội chứng SHH sơ sinh theo thứ tự 46,9 %, 13 %, 13 %. Rút lõm ngực là triệu chứng thường gặp trước khi thở NCPAP (83,6 %). Áp lực và FiO2 trung bình ban đầu là 5,3 ± 0,6 cm H2O và 53,3 ± 22,9 %. Trong đó chỉ 10,5 % trẻ suy hô hấp nặng được đặt FiO2 100 %, và ngược lại 73,1 % trẻ được đặt FiO2 100 % mà không có suy hô hấp nặng. NCPAP cho tỷ lệ thành công rất cao trong 6 giờ đầu (91,5 %), đặc biệt trong nhóm trẻ có rút lõm ngực trước khi thở NCPAP. Tai biến ít gặp chỉ có 2 ca chướng hơi dạ dày, 2 ca viêm loét mũi, 1 ca tràn khí màng phổi lượng ít. Kết luận: Ở trẻ em SHH cấp, NCPAP là kỹ thuật học thích hợp, hiệu quả cao khi được chỉ định kịp thời và điều chỉnh các thông số theo hướng dẫn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kết quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi trong điều trị suy hô hấp ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 48 KHẢO SÁT KẾT QUẢ CỦA THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ EM Bạch Văn Cam*, Trần Ngọc Quỳnh Vy** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thành công và các yếu tố liên quan kết quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) trong điều trị suy hô hấp (SHH) ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát tất cả trẻ SHH đụơc cho thở NCPAP tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tháng 10 và 11 năm 2010. Kết quả: Có 177 ca SHH thở NCPAP, trong đó trẻ sơ sinh 45,2 %. Chỉ định viêm phổi, sốt xuất huyết (SXH), hội chứng SHH sơ sinh theo thứ tự 46,9 %, 13 %, 13 %. Rút lõm ngực là triệu chứng thường gặp trước khi thở NCPAP (83,6 %). Áp lực và FiO2 trung bình ban đầu là 5,3 ± 0,6 cm H2O và 53,3 ± 22,9 %. Trong đó chỉ 10,5 % trẻ suy hô hấp nặng được đặt FiO2 100 %, và ngược lại 73,1 % trẻ được đặt FiO2 100 % mà không có suy hô hấp nặng. NCPAP cho tỷ lệ thành công rất cao trong 6 giờ đầu (91,5 %), đặc biệt trong nhóm trẻ có rút lõm ngực trước khi thở NCPAP. Tai biến ít gặp chỉ có 2 ca chướng hơi dạ dày, 2 ca viêm loét mũi, 1 ca tràn khí màng phổi lượng ít. Kết luận: Ở trẻ em SHH cấp, NCPAP là kỹ thuật học thích hợp, hiệu quả cao khi được chỉ định kịp thời và điều chỉnh các thông số theo hướng dẫn. Từ khóa: thở áp lực dương liên tục qua mũi, suy hô hấp, áp lực, FiO2. ABSTRACT SURVEY THE RESULTS OF TREATMENT BY NASAL CONTINUOUS POSITIVE AIRWAY PRESSURE FOR CHILDREN WITH RESPIRATORY FAILURE Bạch Văn Cam, Trần Ngọc Quỳnh Vy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 48 - 54 Objective: To determine the results and related factors of nasal continuous positive airway pressure (NCPAP) method in treatment for children with respiratory failure. Study design: A descriptive cross-sectional study of respiratory failure children treated by NCPAP admitted to Children’s Hospital 1 in October and November 2010. Result: There were 177 cases of respiratory failure children with 45.2% of neonates. The rate of indication for pneumonia, Dengue hemorrhagic fever, neonatal respiratory failure syndrome are 46.9 %, 13 %, 13 %. Retraction is the common symptom before implement of NCPAP (83.6%). The onset of average pressure and average FiO2 are 5.3 ± 0.6 cm H2O and 53.3 ± 22.9%. Only 10.5% severe respiratory failure patient were set FiO2 100%; on the contrary, 73.1% patient were put FiO2 100% without severe respiratory condition. In first 6 hours, the rate of success of NCPAP is excellent (91.5%), especially in group with retraction prior to NCPAP intervention. Complications are rare, includes 02 cases had air in stomach, 02 cases had nasal ulcer and inflammation and 01 case had mild pneumothorax. Conclusion: NCPAP is an appropriate technique, highly effective if the indication is opportune and the * Bệnh viện Nhi Đồng 1 ** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS. Trần Ngọc Quỳnh Vy ĐT: 0906880040 Email: tranngocquynhvy@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 49 parameters are correctly set up. Keywords: nasal continuous positive airway pressure, respiratory failure, pressure (P), FiO2. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy hô hấp cấp là một bệnh cảnh lâm sàng nặng và thường gặp trong hồi sức cấp cứu Nhi khoa. Điều trị SHH ở trẻ em, quan trọng nhất là phải đảm bảo thông khí và cung cấp oxy đầy đủ cho trẻ. Trong trường hợp thất bại oxy qua canulla ở những bệnh nhân còn khả năng tự thở thì NCPAP là một trong những phương pháp hỗ trợ hô hấp thường được chỉ định. Các nghiên cứu gần đây cho thấy kết quả điều trị của NCPAP tốt trên trẻ sơ sinh, tuy nhiên, rất ít nghiên cứu tiến hành trên nhóm trẻ lớn, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát kết quả của NCPAP trong điều trị SHH cấp cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ thành công và các yếu tố liên quan kết quả của NCPAP trong điều trị SHH ở trẻ em. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Đối tuợng nghiên cứu Tất cả trẻ < 15 tuổi SHH cấp được cho thở NCPAP tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tháng 10 và 11 năm 2010. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn nhận vào Trẻ < 15 tuổi thở NCPAP tại bệnh viện Nhi Đồng 1 tháng 10 và 11 năm 2010. Tiêu chuẩn loại trừ Trẻ tử vong sớm trong vòng 30 phút đầu sau thở NCPAP. Phuơng pháp tác động Trẻ đụơc hỗ trợ hô hấp bằng thở áp lực duơng liên tục với van Benveniste và ống thông mũi 2 nhánh. Phuơng pháp thu thập số liệu Dùng bảng thu thập ghi nhận những dữ liệu của trẻ đang thở NCPAP tại 8 khoa từ hồ sơ bệnh án mỗi ngày. Theo dõi điều trị Mỗi 30 phút – 1 giờ / 2 giờ đầu. Sau đó, khi tình trạng bệnh nhân ổn định, mỗi 2 giờ / 24 giờ đầu. Sau 24 giờ mỗi 12 – 24 giờ. Trên bệnh nhi Màu sắc da niêm. Dấu hiệu rút lõm ngực, thở rên ở trẻ sơ sinh, cơn ngưng thở. Đếm nhịp thở, đo SpO2. Kết quả khí máu (nếu có): PaO2, PaCO2. Trên hệ thống CPAP Áp lực và FiO2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của NCPAP trong 6 giờ đầu Thành công với CPAP - Đáp ứng hoàn toàn: trẻ đủ các tiêu chuẩn: + Hồng hào. + Hết rút lõm ngực. + SpO2 = 92 - 96% hoặc PaO2 ≥ 70 mmHg. - Đáp ứng một phần: đáp ứng lâm sàng nhưng không thỏa đủ tiêu chuẩn đáp ứng hoàn toàn. Thất bại với CPAP Khi áp lực CPAP ≥ 10 cm H2O, FiO2 ≥ 80 %, trẻ còn 1 trong các dấu hiệu: Tím tái. Thở rên (ở trẻ sơ sinh). Cơn ngưng thở hoặc ngưng thở. Phải đặt nội khí quản giúp thở. SpO2 ≥ 91% hoặc PaO2 < 60 mmHg hoặc PaCO2 > 55 mmHg. Phân tích và xử lý số liệu Bằng phần mềm SPSS 17.0. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 50 LƯU ĐỒ ĐIỀU CHỈNH MỨC ÁP LỰC VÀ FIO2 CỦA CPAP *Cải thiện: SpO2 92 – 96 %, PaO2 > 60 mmHg, hết tím tái, hết rút lõm ngực, hết thở rên KẾT QUẢ Trong 2 tháng 10 và 11 năm 2010 có 255 trẻ đuợc cho thở NCPAP, trong đó suy hô hấp là 177 ca, cai máy thở là 78 ca. Bảng 1 – Đặc điểm nhóm nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 109 61,6 Nữ 68 38,4 Lứa tuổi Dưới 1 tháng tuổi 80 45,2 Từ 1 tháng đến dưới 1 tuổi 65 36,8 Từ 1 tuổi đến 5 tuổi 16 9 Trên 5 tuồi 16 9 (+) (-) (-) (-) Cải thiện* ** (-) Tiếp tục thở CPAP Cai CPAP (+) (+) (+) Tăng P 1 cm H2O / 30 phút Tối đa P = 10 cm H2O FiO2 = 80 % Tăng FiO2 10 % / 30 phút Tối đa FiO2 = 80 % P = 8 cm H2O Tăng P 1 cm H2O / 30 phút Tối đa P = 8 cm H2O FiO2 = 40 -50 % Xem xét chỉ định thở máy Bắt đầu: P = 4-6 cm H2O FiO2 = 40 – 50 % (tím tái: FiO2 100 %) Cải thiện* ** Cải thiện* ** Cải thiện* ** Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 51 Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Chỉ định Hội chứng SHH sơ sinh 23 13,0 Cơn ngừng thở sơ sinh non tháng 18 10,2 Phù phổi 3 1,7 ARDS 4 2,3 Viêm phổi thất bại oxy 83 46,9 SHH do SXH 23 13,0 Xẹp phổi 13 7,3 Khác 10 5,6 Bảng 2: Triệu chứng của trẻ truớc khi cho thở NCPAP Triệu chứng Tần số Tỷ lệ (%) Rút lõm ngực 148 83,6 Tím tái 32 18,1 Thở rên 10 5,6 Cơn ngừng thở 22 12,4 Các thông số cài đặt ban đầu cho NCPAP Áp lực trung bình ban đầu 5,3 ± 0,6 cm H2O FiO2 trung bình ban đầu 53,3 ± 22,9 % Bảng 3: Liên quan giữa áp lực và FiO2 cài đặt ban đầu FiO2 (%) Áp lực (cm H2O) 50 - 60 > 60 - 80 > 80 Tổng 4 2 1 2 5 5 28 50 6 13 23 120 6 3 13 9 20 3 48 8 1 1 2 4 Tổng 33 64 17 37 26 177 Bảng 4: Áp lực cài đặt ban đầu và các yếu tố liên quan Áp lực (cm H2O) 4 5 6 8 Lứa tuổi Dưới 1 tháng tuổi 2 68 10 Từ 1 tháng đến dưới 1 tuổi 3 48 14 Từ 1 tuổi đến 5 tuổi 3 12 1 Trên 5 tuồi 1 12 3 Chỉ định Hội chứng SHH sơ sinh 2 19 2 Cơn ngừng thở sơ sinh non tháng 1 16 1 Phù phổi 2 1 ARDS 3 1 Viêm phổi thất bại oxy 1 63 19 SHH do SXH 19 4 Xẹp phổi 11 2 Khác 1 6 3 Bảng 5: FiO2 cài đặt ban đầu theo chỉ định FiO2 (%) Chỉ định 50 - 60 > 60 - 80 > 80 Hội chứng SHH sơ sinh 13 6 4 Cơn ngừng thở sơ sinh non tháng 7 9 2 Phù phổi 2 1 ARDS 1 2 1 Viêm phổi thất bại oxy 9 31 5 14 24 SHH do SXH 5 6 12 Xẹp phổi 2 5 5 1 Khác 2 5 1 2 Bảng 6: FiO2 cài đặt ban đầu ở trẻ SHH nặng SpO2 ≤ 91 % kèm tím tái FiO2 (%) Tần số Tỷ lệ (%) 40 8 42,1 60 4 21,1 61 5 26,3 100 2 10,5 Tổng 19 100 2 ca FiO2 100 % với chỉ định viêm phổi thất bại oxy. 8 ca FiO2 40 %: 5 ca cơn ngừng thở sơ sinh non tháng, 2 ca viêm phổi thất bại oxy. Trẻ được đặt FiO2 ban đầu 100 %: 26 ca, trong đó 21 ca viêm phổi thất bại oxy. SpO2 ≤ 91 % và có tím tái: 2 ca (7,7 %); SpO2 92 – 96 % và không tím tái: 19 ca (73,1 %). Thay đổi áp lực và FiO2 trong 6 h đầu Trong 80 trẻ được đặt áp lực ban đầu ≤ 5 cm H2O và FiO2 40 – 50 %, chỉ có 5 ca không cải thiện trong đó chỉ 1 ca thay đổi áp lực và 4 ca tăng FiO2. Bảng 7 - Kết quả điều trị của NCPAP trong 6 giờ đầu Thành công 162 ca (91,5 %), Thất bại: 15 ca (8,5 %). Thất bại Thành công Lứa tuổi Dưới 1 tháng tuổi 8/80 (10 %) 72/80 (90 %) Từ 1 tháng đến dưới 1 tuổi 5/65 (7,7 %) 60/65 (92,3 %) Từ 1 tuổi đến 5 tuổi 1/16 (6,3 %) 15/16 (93,7 %) Trên 5 tuồi 1/16 (6,3 %) 15/16 (93,7 %) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 52 Thất bại Thành công Chỉ định Hội chứng SHH sơ sinh 2/23 (8,7 %) 21/23 (91,3 %) Cơn ngừng thở sơ sinh non tháng 2/18 (11,1 %) 16/18 (88,9 %) Phù phổi 2/3 (66,7 %) 1/3 (33,3 %) ARDS ¼ (25 %) ¾ (75 %) Viêm phổi thất bại oxy 5/83 (6 %) 78/83 (94 %) SHH do SXH 2/23 (8,7 %) 21/23 (91,3 %) Xẹp phổi 0/13 (0 %) 13/13 (100 %) Khác 1/10 (10 %) 9/90 (90 %) Triệu chứn g Rút lõm ngực 137/148 (92,6 %) 11/148 (7,4 %) Tím tái 25/32 (78,1 %) 7/32 (21,9 %) Cơn ngưng thở 19/22 (86,4 %) 3/22 (13,6 %) Bảng 8. Áp lực tối đa ở 7 ca đặt nội khí quản trong vòng 6 giờ đầu Ap lực (cm H2O) FiO2 (%) Chỉ định 5 60 Viêm phổi thất bại oxy 6 40 ARDS 6 61 Viêm phổi thất bại oxy 7 60 Cơn ngừng thở 8 100 Viêm phổi thất bại oxy 10 61 SHH do SXH 10 80 SHH do SXH Bảng 9. Tai biến sau thở NCPAP Tai biến Tần số Tỷ lệ (%) Tràn khí màng phổi nhẹ 1 0,6 Hơi vào dạ dày 2 1,1 Viêm loét mũi 2 1,1 Không tai biến 172 97,2 BÀN LUẬN Trong 177 trẻ SHH được thở NCPAP, trẻ nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ (gấp 1,6 lần), kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của một số tác giả khác(7). Trong số những trẻ này, nhóm trẻ dưới 1 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (45,2%). Điều này có thể được giải thích do SHH là bệnh cảnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt đối với những trẻ sinh non tháng, sanh ngạt, hít ối phân su Những trẻ này vì thế cần một phương pháp hỗ trợ hô hấp mà NCPAP là phương pháp thường được chỉ định. Những nghiên cứu đầu tiên về CPAP cũng được áp dụng trên trẻ sơ sinh và thấy có hiệu quả tích cực(6). Về chỉ định thở NCPAP, viêm phổi thất bại với oxy là chỉ định thuờng gặp nhất (45,9%), bên cạnh đó ở nhóm trẻ sơ sinh hội chứng SHH sơ sinh chiếm 13% tuơng tự với chỉ định SHH do SXH ở nhóm trẻ lớn. Rút lõm ngực là triệu chứng sớm của SHH; tím tái, thở rên, cơn ngưng thở là những dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu SHH nặng. Trong nghiên cứu này, triệu chứng thuờng gặp nhất là rút lõm ngực chiếm 83,6%, các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ rất thấp hơn. Có thể thấy đa số trẻ trong nghiên cứu đuợc chỉ định NCPAP sớm, không phải chờ đến khi có những dấu hiệu nặng. Áp lực và FiO2 cài đặt ban đầu cho CPAP là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định tình trạng SHH của trẻ. Về liên quan giữa 2 thông số này, chúng tôi nhận thấy với mức áp lực 4 cm H2O, FiO2 thường được đặt là < 40%; với mức áp lực 5 cm H2O, FiO2 thường là 40 – 50%, đây cũng là cặp giá trị được dùng nhiều nhất trong nhóm nghiên cứu; với mức áp lực cao hơn 6 cm H2O, FiO2 cũng được đặt cao hơn > 60 – 80%. Mức áp lực và FiO2 ban đầu trung bình của nhóm nghiên cứu 5,3 ± 0,6 cm H2O và 53,3 ± 22,9%. Những số liệu này phù hợp với y văn hiện nay(3,4). Việc điều chỉnh mức áp lực sao cho có hiệu quả nhất còn phụ thuộc vào tuổi và chỉ định thở CPAP của bệnh nhi(2). Trẻ dưới 1 tuổi phần lớn được đặt áp lực ban đầu 5 cm H2O (68/80 trẻ). Với những trẻ ở nhóm tuổi lớn hơn, mức áp lực thường là 6 cm H2O (24/32 trẻ). Bên cạnh đó, mức áp lực 5 cm H2O cũng thuờng đuợc đặt cho những ca viêm phổi thất bại với oxy, cơn ngừng thở sơ sinh non tháng và hội chứng SHH sơ sinh. Hầu hết các tác giả, mức áp lực cài đặt ban đầu thường là 5 cm H2O(7,8). Tuy nhiên, ở chỉ định SHH do SXH, mức áp lực đuợc đặt trong đa số truờng hợp (19 ca) là 6 cm H2O, 4 ca còn lại đặt mức áp lực 8 cm H2O. Điều này đuợc giải thích là do những trẻ SXH thuờng có tràn dịch màng phổi, áp lực trong lồng ngực tăng cao, khiến cho hô hấp bị cản trở, do đó cần một áp lực lớn hơn giúp thông khí có hiệu quả. Mức áp lực này cũng đuợc đặt cho những trẻ shock SXH trong nghiên cứu trước đó của Bạch Văn Cam(1). Mức FiO2 ban đầu được khuyến cáo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 53 trong khoảng 40 – 50 % và điều chỉnh tăng dần theo mức độ SHH của trẻ và khả năng đáp ứng với NCPAP. Đối với nhóm trẻ có tím tái, SpO2 / SaO2 giảm nhiều, FiO2 cài đặt ban đầu là 100 % để nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi tình trạng SHH(2,4). Theo khảo sát, chúng tôi thấy rằng, mức FiO2 thường được sử dụng nhất trong khoảng 40 – 50% (chiếm 64/177 trường hợp) đối với phần lớn chỉ định. Ngoại trừ hội chứng suy hô hấp sơ sinh có đa số ca đặt mức FiO2 thấp < 40 %, 38/83 ca viêm phổi thất bại oxy và 12/23 ca suy hô hấp do sốt xuất huyết đuợc đặt mức áp lực cao > 60 mmHg. Ngoài chỉ định, quan trọng nhất khi lựa chọn mức FiO2 ban đầu phụ thuộc vào mức độ tím tái và SpO2 của trẻ. Trong 19 trẻ suy hô hấp nặng (tím tái và có SpO2 ≤ 91 %) trong nghiên cứu này, chỉ có 10,5 % trẻ được đặt FiO2 100 %, số còn lại chủ yếu được đặt ở mức 40 – 50 %, khác với khuyến cáo. Trái lại trong 26 trẻ được đặt FiO2 ban đầu 100 %, chỉ có 7,7 % số trẻ có tình trạng suy hô hấp nặng và đến 73,1 % trẻ không tím tái kèm SpO2 > 92 – 96 %. Chúng tôi còn nhận thấy, phần lớn trẻ được đặt mức FiO2 100 % dù có SHH nặng hay không, đều do chỉ định viêm phổi thất bại oxy. Với những trẻ bắt đầu với mức áp lực 4 – 5 cm H2O và FiO2 40 – 50 %, chỉ có 5/80 trường hợp không cải thiện trong 6 giờ đầu phải thay đổi mức cài đặt, trong đó có 1 ca tăng áp lực và 4 ca tăng FiO2. Tất cả những ca này sau 24 giờ không đuợc thay đổi FiO2 và áp lực nhiều, kết quả cũng không cải thiện, đặc biệt, có 2 ca phải đặt nội khí quản trong 6 giờ đầu. Việc điều chỉnh này có sự khác biệt so với y văn vì theo đó, trong quá trình bệnh nhi được cho thở CPAP, nếu tình trạng SHH không cải thiện, áp lực nên được thay đổi trước tiên, tăng dần mỗi 1 cm H2O cho đến khi đạt đến 8 – 9 cm H2O, nếu vẫn không đáp ứng mới bắt đầu tăng FiO2 từ 50 – 80 %(3,4). Sau 6 giờ điều trị bằng NCPAP, 91,5 % truờng hợp thành công, thất bại chỉ chiếm 15 ca. So sánh ở các nhóm tuổi tỷ lệ thành công không khác biệt nhiều. Trong khi đó với các chỉ định khác nhau, tỷ lệ thành công có sự thay đổi. Bên cạnh những ca xẹp phổi thành công lên đến 100% thì với chỉ định phù phổi, tỷ lệ thành công chỉ có 33,3 %. Sự khác biệt nảy có thể không có ý nghĩa khi số ca xẹp phổi, phù phổi còn quá ít. Trong khi đó những ca viêm phổi thất bại oxy, SXH, hội chứng SHH sơ sinh, tỷ lệ thành công rất cao (> 90%). Với những ca thất bại, chúng tôi nhận thấy sau thở CPAP 6 giờ không cải thiện, với các tiêu chuẩn thất bại như vẫn tím tái, có cơn ngưng thở, thở rên, SpO2 và PaO2 thấp nhưng chưa được đặt tới mức áp lực 10 cm H2O và FiO2 80%. Trong 7 trẻ được đặt nội khí quản trong vòng 6 giờ đầu chỉ có 1 trẻ đạt được mức áp lực và FiO2 kể trên. Số trẻ này phần lớn có chỉ định viêm phổi và SXH nặng. Hơn nữa, trẻ thở CPAP phải được theo dõi sát mỗi 30 – 60 phút ngay sau khi bắt đầu cho thở, để khi tình trạng trẻ không cải thiện, xem xét tăng mức áp lực và FiO2 cho phù hợp(4). Với những trường hợp này chúng tôi thấy mức áp lực và FiO2 được điều chỉnh chưa phù hợp với khuyến cáo. Đây có thể cũng là một nguyên nhân cần chú ý. Một lưu ý khác, đối với những trẻ có triệu chứng rút lõm ngực tỷ lệ thành công là 92,6 % cao hơn những trẻ có triệu chứng tím tái và cơn ngưng thở (78,1 % và 86,4 %). Ngược lại trẻ có triệu chứng tím tái và ngưng thở tỷ lệ thất bại ở mức cao gấp 2 – 3 lần trẻ có triệu chứng rút lõm ngực. Những số liệu trên chứng tỏ nếu trẻ được hỗ trợ hô hấp bằng cách cho thở NCPAP sớm và kịp thời, khi vừa có những triệu chứng sớm (tăng nhịp thở, rút lõm ngực) thì tỷ lệ điều trị SHH thành công sẽ cao hơn. Tỷ lệ tai biến sau thở NCPAP thường rất thấp, theo các nghiên cứu trứoc đây(1,7,8). Ở nghiên cứu này có 5 ca tai biến, trong đó 2 ca chướng hơi dạ dày, 2 ca viêm lóet mũi và 1 ca tràn khí màng phổi nhẹ. Để hạn chế, với những ca nghi ngờ có chướng bụng nên được đặt sonde dạ dày dẫn lưu. Loét mũi thường xảy ra do thở NCPAP nhiều ngày, cố định ống thông mũi quá chặt, gây kích thích, làm tổn thương niêm mạc mũi do đó cần cố định ống thông mũi ở mức vừa phải và chăm sóc mũi tốt. Biện pháp để hạn chế tràn khí màng phổi là luôn kiểm tra và theo dõi áp lực cài đặt cho CPAP, tránh tăng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 54 áp lực quá cao > 10 cm H2O(2,6). KẾT LUẬN Kết quả cho thấy, NCPAP là một phương pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn, an toàn, hiệu quả trong điều trị suy hô hấp từ sơ sinh đến trẻ lớn với các chỉ định khác nhau với tỷ lệ thành công cao 91,5 % và ít tai biến. Việc trang bị rộng rãi máy thở NCPAP cho các bệnh viện có chuyên khoa Nhi, ngay cả bệnh viện tuyến quận huyện là rất cần thiết. Trong 15 ca thất bại với NCPAP trong 6 giờ đầu hầu hết chỉ định trễ hoặc càì đặt mức áp lực tối đa còn thấp hoặc không điều chỉnh kịp thời. Do đó để có hiệu quả cần chỉ định sớm và cài đặt, điều chỉnh thông số đúng theo hướng dẫn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bạch Văn Cam, Đặng Thanh Tuấn, Fonsmark L., Poulsen A., N. M. Tien, Hà Mạnh Tuấn, Heegaard E. D.. (2002) Randomized Comparison of Oxygen Mask Treatment vs. Nasal Continuous Positive Airway Pressure in Dengue Shock Syndrome with Acute Respiratory Failure. Journal of Tropical Pediatrics; 48:335-339. 2. Bạch Văn Cam, Đặng Thanh Tuấn, Hà Mạnh Tuấn, Tăng Chí Thượng, Nguyễn Thị Kim Thoa. (2000) Thở áp lực dương liên tục qua mũi: Nguyên tắc, cấu tạo, tác dụng và ứng dụng trên lâm sàng. Tài liệu lưu hành nội bộ Bệnh viện Nhi Đồng 1. 21-28. 3. Bonner KM. (2008) The Nursing Care of the Infant Receiving Bubble CPAP Therapy. Advances in Neonatal Care. 8(2):78-95. 4. De Paoli AG. (2003) Nasal CPAP for neonates: What do we know in 2003. Arch Dis Child Fetal Neonatal. (88):168-172. 5. Ghosh G, Roy C, Modi A, Gupta D, Roy A. (2011) CPAP workshop. 6. Gregory GA. (2004) Historical Perspective: Continuous positive Airway Pressure (CPAP). NeoReviews; 5(1):e1-e4. 7. Hứa Thị Thu Hằng. (2009) Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Khoa nhi Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ y học- Đại học Thái Nguyên. 8. Lê Thái Thiên Trinh, Lâm Thị Mỹ. (2008) N
Tài liệu liên quan