Đánh giá kết quả điều trị máu tụ trong não do chấn thương

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và xác định một số yếu tố tiên lượng của máu tụ trong não sau chấn thương tại Bệnh viện đa khoa Bình Định. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu cắt ngang gồm 313 bệnh nhân chấn thương sọ não có máu tụ trong não từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 09 năm 2011. Kết quả được đánh giá dựa trên bảng Glasgow Outcome Scale (GOS) khi ra viện và sau 3 tháng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị để xác định một số yếu tố tiên lượng. Kết quả: Nghiên cứu dựa trên 313 bệnh nhân, bao gồm 234 nam và 79 nữ. Tuổi trung bình: 38,74 ± 18,27 (thấp nhất là 12 và cao nhất là 90). Trong đó, có 269 bệnh nhân (85,9%) có kết quả điều trị tốt và 44 bệnh nhân (14,1%) có kết quả điều trị xấu sau khi ra viện. Kết quả sau 3 tháng có 282 bệnh nhân (98,9%) cho kết quả điều trị tốt và 3 bệnh nhân (1,1%) có kết quả xấu. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị là tuổi, tình trạng cấp cứu trước khi vào viện đối với bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, các rối loạn về mạch và huyết áp, dấu thần kinh khu trú, tri giác, thương tổn phối hợp, thể tích máu tụ lớn, di lệch đường giữa nhiều, Natri máu tăng cao và đặc biệt là tình trạng xóa bể đáy. Kết luận: Kết quả điều trị máu tụ trong não do chấn thương sau khi ra viện có kết quả tốt là 85,9%; sau 3 tháng là 98,9%. Kết quả này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tiên lượng.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị máu tụ trong não do chấn thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 225 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MÁU TỤ TRONG NÃO DO CHẤN THƯƠNG Tôn Thất Quỳnh Út, Đặng Ngọc Trí, Tô Ngọc Trúc, Phạm Bình Ca* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và xác định một số yếu tố tiên lượng của máu tụ trong não sau chấn thương tại Bệnh viện đa khoa Bình Định. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu cắt ngang gồm 313 bệnh nhân chấn thương sọ não có máu tụ trong não từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 09 năm 2011. Kết quả được đánh giá dựa trên bảng Glasgow Outcome Scale (GOS) khi ra viện và sau 3 tháng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị để xác định một số yếu tố tiên lượng. Kết quả: Nghiên cứu dựa trên 313 bệnh nhân, bao gồm 234 nam và 79 nữ. Tuổi trung bình: 38,74 ± 18,27 (thấp nhất là 12 và cao nhất là 90). Trong đó, có 269 bệnh nhân (85,9%) có kết quả điều trị tốt và 44 bệnh nhân (14,1%) có kết quả điều trị xấu sau khi ra viện. Kết quả sau 3 tháng có 282 bệnh nhân (98,9%) cho kết quả điều trị tốt và 3 bệnh nhân (1,1%) có kết quả xấu. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị là tuổi, tình trạng cấp cứu trước khi vào viện đối với bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, các rối loạn về mạch và huyết áp, dấu thần kinh khu trú, tri giác, thương tổn phối hợp, thể tích máu tụ lớn, di lệch đường giữa nhiều, Natri máu tăng cao và đặc biệt là tình trạng xóa bể đáy. Kết luận: Kết quả điều trị máu tụ trong não do chấn thương sau khi ra viện có kết quả tốt là 85,9%; sau 3 tháng là 98,9%. Kết quả này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tiên lượng. Từ khóa: Máu tụ trong não ABSTRACT TREATMENT OUTCOMES OF POSTTRAUMATIC INTRACEREBRAL HEMATOMA Ton That Quynh Ut, Dang Ngoc Tri, To Ngoc Truc, Pham Binh Ca * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 225 - 230 Objective: Evaluation of treatment outcomes and identify prognostic factors of hematoma in the brain injury in Binh Dinh Hospital . Subjects and Methods: Describe the process cross-sectional studies of 313 patients with traumatic brain injury in cerebral hematoma from December 2009 to September 2011. The results are evaluated based on the Glasgow Outcome Scale (GOS) at discharge and after 3 months. Analysis of factors affecting treatment outcomes to identify prognostic factors. Results: Study based on 313 patients, including 234 men and 79 women. Mean age: 38.74 ± 18.27 (the lowest 12 and highest is 90). Of these, 269 patients (85.9%) had good results treating 44 patients (14.1%) had negative results of treatment after discharge. Results after 3 months with 282 patients (98.9%) for good treatment results and 3 patients (1.1%) had negative results. Factors affecting treatment outcomes as age, state of emergency prior to hospital for patients with severe traumatic brain injury, vascular disorders and hypertension, * Khoa Ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định Tác giả liên lạc: BS CKII Tôn Thất Huỳnh Út ĐT: 0944027799 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 226 focal neurological signs, perception, trade coordination costs, large hematoma volume, midline shift more mobile, high blood sodium and espec ial ly the c l ear tank bottom condi t ion . Conclusion: Results of treatment of hematoma in the brain trauma after hospital discharge with good results was 85.9% after 3 months was 98.9%. This result depends on the prognostic factors. Key words: Intracerebral hematoma. ĐẶT VẤN ĐỀ Máu tụ trong não do chấn thương là một dạng thương tổn trong chấn thương sọ não, có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể diễn ra cấp, bán cấp và mãn tính phụ thuộc vào vị trí, thể tích khối máu tụ, nguồn gốc chảy máu, hội chứng đè ép diễn ra nhanh hay chậm và các biểu hiện của các thương tổn khác kèm theo. Chính vì thế, vấn đề theo dõi, điều trị và tiên lượng bệnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với 2 mục đích: - Đánh giá kết quả điều trị máu tụ trong não. - Xác định một số yếu tố tiên lượng. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 313 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị máu tụ trong não sau chấn thương tại Khoa Ngoại Thần Kinh và Cột Sống Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 09 năm 2011. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Bệnh nhân chẩn đoán xác định máu tụ trong não sau chấn thương trên phim cắt lớp vi tính. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân Thương tổn máu tụ trong não nghi ngờ không do chấn thương, chấn thương sọ não có máu tụ trong não đã được phẫu thuật ở tuyến trước, chấn thương sọ não ở trẻ em dưới 12 tuổi(2), các bệnh nhân đa chấn thương có các thương tổn nặng phối hợp, bệnh nhân bị các bệnh mãn tính hoặc bệnh nội tiết nặng đang điều trị thuốc. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp Mô tả tiến cứu, cắt ngang. Các bước nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: mỗi bệnh nhân có một mẫu bệnh án cho nghiên cứu, mọi thông tin về lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán, điều trị, kết quả điều trị, biến chứng, di chứng, tình trạng bệnh nhân khi ra viện, tái khám sau 3 tháng đều được ghi chép cụ thể. Phương pháp điều trị Phẫu thuật: - Chỉ định: Tri giác giảm trên 2 điểm với bệnh nhân tỉnh, thể tích máu tụ > 25ml, đường giữa di lệch > 5mm, bể góc cầu tiểu não bên máu tụ mở rộng. - Trong chỉ định phẫu thuật của chúng tôi luôn có sự kết hợp giữa yếu tố lâm sàng và phim chụp cắt lớp vi tính. - Phương pháp phẫu thuật: chủ yếu mở rộng sọ giảm áp. Điều trị nội: chống phù não, đảm bảo thông khí, an thần, cân bằng nước điện giải Đánh giá kết quả sau khi ra viện dựa vào thang điểm GOS của Jennet B và Bond M (1975) chia làm 5 mức độ(3,6): - Độ V: hồi phục tốt, bệnh nhân trở về với cuộc sống gia đình, xã hội như trước khi bị chấn thương sọ não. - Độ IV: hồi phục khá tốt, bệnh nhân trở về với cuộc sống gia đình nhưng chưa trở lại công việc cũ. - Độ III: hồi phục kém, tỉnh táo nhưng phải có người khác phục vụ trong cuộc sống hàng ngày. - Độ II: đời sống thực vật. - Độ I: bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị. Trong đó, độ IV và độ V được cho là có cơ quan điều trị tốt, độ I, II, III được cho là có kết Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 227 quả điều trị kém. Xác định một số yếu tố liên quan đến tiên lượng. Xử lý số liệu và rút ra kết luận. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong số 313 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu có 234 nam (75%) và 79 nữ (25%), tỷ lệ nam/nữ là 3/1. Tuổi từ 12 - 90, trung bình 38,74 ± 18,27. Nông dân là đối tượng hay gặp với 113 bệnh nhân (36,1%) và nông thôn là khu vực có tỷ lệ chấn thương cao nhất với 256 bệnh nhân (81,8%). Trong 313 bệnh nhân, tai nạn giao thông có 252 bệnh nhân (80,5%), tai nạn sinh hoạt 43 bệnh nhân (13,8%), tai nạn lao động 6 bệnh nhân (1,9%), tai nạn khác 12 bệnh nhân (3,8%). Bảng 1: Kết quả điều trị khi ra viện Nhóm PT Nhóm không PT Tổng Kết quả GOS1 n % n % n % Phục hồi tốt 1 1,8 160 62,5 161 51,4 Tốt Phục hồi khá 43 75,4 65 25,4 108 34,5 Phục hồi kém 8 14 6 2,3 14 4,5 Đời sống thực vật 1 1,8 1 0,4 2 0,6 Xấu Tử vong 4 7 24 9,4 28 9 Tổng 57 100 256 100 313 100 Kết quả điều trị tốt là 85,9%; không tốt là 14,1%. Bảng 2: Kết quả điều trị sau 3 tháng Nhóm PT Nhóm không PT Tổng Kết quả GOS1 n % n % n % Phục hồi tốt 1 1,8 160 62,5 161 51,4 Tốt Phục hồi khá 43 75,4 65 25,4 108 34,5 Phục hồi kém 8 14 6 2,3 14 4,5 Đời sống thực vật 1 1,8 1 0,4 2 0,6 Xấu Tử vong 4 7 24 9,4 28 9 Tổng 57 100 256 100 313 100 Kết quả điều trị tốt là 98,9%; không tốt là 1,1%. Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị Đặc điểm Tốt Xấu P ≤ 60 236 (87,7%) 33 (12,3%) Tuổi > 60 33 (75%) 11 (25%) < 0,05 Cấp cứu Có 19 (70,3%) 8 (29,7%) < 0,05 Đặc điểm Tốt Xấu P CTSN nặng Không 11 (28,2%) 28 (71,8%) 3 - 8 31 (47%) 35 (53%) 9 - 12 70 (93,3%) 5 (6,7%) Tri giác 13 - 15 168 (97,6%) 4 (2,4%) < 0,05 Có 33 (54,1%) 28 (4,9%) Thần kinh khu trú Không 236 (93,7%) 16 (6,3%) < 0,05 < 15ml 125 (95,4%) 6 (4,6%) 15- 24ml 102 (89,5%) 12 (10,5%) Thể tích máu tụ ≥ 25ml 42 (61,8%) 26 (38,2%) < 0,05 < 5mm 225 (90,7%) 23 (9,3%) Di lệch đường giữa ≥ 5mm 44 (67,7%) 21 (22,3%) < 0,05 Có 252 (94,4%) 15 (5,6%) Xóa bể đáy Không 17 (37%) 29 (63%) < 0,05 Có 72 (67,2%) 35 (32,8%) Thương tổn phối hợp Không 197 (95,6%) 9 (4,4%) < 0,05 ≤ 134 76 (85,4%) 13 (14,6%) 135 - 145 184 (90,2%) 20 (9,8%) Natri ≥ 146 9 (45%) 11 (55%) < 0,05 Kết quả điều trị bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tuổi, tình trạng cấp cứu đối với bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, tri giác, dấu thần kinh khu trú, thể tích máu tụ, di lệch đường giữa, tình trạng xóa bể đáy, thương tổn phối hợp và sự tăng Natri. Bảng 4: Dấu hiệu thần kinh thực vật và tỷ lệ tử vong Phẫu thuật Không PT Tổng Dấu hiệu TKTV Hết Tử von g Hết Tử von g Hết Tử von g Tỷ lệ TV% 90 9 2 16 12 25 14 35 60 - 90 44 2 216 12 260 14 5,1 Mạch (lần/phút) Tổng 53 4 232 24 285 28 8,9 ≥ 160 hoặc ≤ 90 3 0 7 6 10 6 37,5 90 - 160 50 4 225 18 275 22 7,4 H u y ế t á p t ố i đ a (mmHg) Tổng 53 4 232 24 285 28 8,9 > 24 hoặc < 18 0 0 3 8 3 8 72,7 18 - 24 53 4 229 16 282 20 6,6 Tần số thở (lần /phút) Tổng 53 4 232 24 285 28 8,9 < 390 52 4 231 22 283 26 8,4 ≥ 390 1 0 1 2 2 2 50 Thân nhiệt (t0) Tổng 53 4 232 24 285 28 8,9 Các bệnh nhân rối loạn về dấu thần kinh thực vật có tỷ lệ tử vong cao. Sự khác biệt các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 228 rối loạn về mạch và huyết áp có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 5: Dấu hiệu tri giác, dấu thần kinh khu trú, tình hình cấp cứu bệnh nhân và tỷ lệ tử vong Phẫu thuật Không PT Tổng Dấu hiệu lâm sàng Hết Tử vong Hết Tử vong Hết Tử vong Tỷ lệ TV% 3 - 8 18 4 24 20 42 24 36,4 9 - 15 35 0 208 4 243 4 1,6 Tri giác GCS Tổng 53 4 232 24 285 28 8,9 Có 24 4 21 12 45 16 26,2 Không 29 0 211 12 240 12 4,8 Dấu hiệu TKKT Tổng 53 4 232 24 285 28 8,9 Đã CC 9 0 14 4 23 4 14,8 Chưa CC 9 4 10 16 19 20 51,3 Tình hình CCBN Tổng 18 4 24 20 42 24 36,4 Ở nhóm nguy cơ về tri giác, dấu TKKT và chưa cấp cứu, tỷ lệ tử vong cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm dấu TKKT với p < 0,05. Bảng 6: Các dấu hiệu trên phim cắt lớp vi tính, biến đổi Natri và tỷ lệ tử vong Phẫu thuật Không PT Tổng Dấu hiệu cận lâm sàng Hết Tử vong Hết Tử vong Hết Tử vong Tỷ lệ TV (%) 0 14 0 214 13 228 13 5,4 < 5 1 0 5 1 6 1 14,3 5 - 10 29 3 12 8 41 11 21,2 11 - 20 9 1 1 2 10 3 23,1 D i l ệ c h đường giữa Tổng 53 4 232 24 285 28 8,9 < 15 4 0 124 3 128 3 2,3 15 - 24 6 1 103 4 109 5 4,4 25 - 50 43 3 5 15 48 18 27,3 > 50 0 0 0 2 0 2 100 Thể tích (ml) Tổng 53 4 232 24 285 28 8,9 Không xóa 34 0 232 1 266 1 0,4 Xóa bể đáy Xóa 19 4 0 23 19 27 58,7 Tổng 53 4 232 24 285 28 8,9 Natri giảm ≤ 134 24 1 61 3 85 4 4,5 Natri BT 135 - 145 38 3 162 11 190 14 6,9 Natri tăng ≥ 146 1 0 9 10 10 10 50 Tổng 53 4 232 24 285 28 8,9 Tỷ lệ tử vong ở nhóm xóa bể đáy nhiều hơn số nhóm còn lại; đường giữa di lệch nhiều, thể tích máu tụ càng lớn tử vong càng cao, các bệnh nhân tăng Natri cho tỷ lệ tử vong cao. BÀN LUẬN Một vài vấn đề dịch tễ Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân máu tụ trong não do chấn thương chủ yếu là nam giới (75%) và thường gặp ở người trẻ hơn 60 tuổi (86%), có độ tuổi trung bình là 38,74 ± 18,27. Đây là lứa tuổi học đường, tuổi lao động phải đi lại nhiều trong điều kiện chấp hành luật lệ giao thông ở nước ta chưa được tốt và đặc biệt là tình trạng sử dụng bia rượu, chất kích thích ở một bộ phận nam giới khi tham gia giao thông thì khả năng xảy ra tai nạn là rất lớn. Điều này cũng chứng minh rằng tai nạn giao thông là nguyên nhân chính gây nên thương tổn máu tụ trong não ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu (80,5%). Theo chúng tôi, nông thôn và nông dân là nơi và là đối tượng chủ yếu bị thương tổn bởi vì nước ta là một nước nông nghiệp với đại bộ phận dân số là nông dân sinh sống chủ yếu ở các vùng nông thôn. Kết quả điều trị Kết quả điều trị sau khi ra viện ở bảng 1 cho thấy điều trị ngoại khoa có kết quả: tử vong 7%; sống thực vật 1,8%; phục hồi kém 14%; phục hồi khá 75,4%; phục hồi tốt 1,8%. So sánh với Nguyễn Hải Long có tỷ lệ tử vong là 18,75%; kết quả của chúng tôi là thấp hơn. Có được kết quả này là do quá trình sơ cứu cấp cứu ở tuyến trước ngày càng tốt hơn, các điều kiện vật chất ngày càng đầy đủ hơn trước, trình độ hồi sức và phẫu thuật cũng ngày càng được nâng cao. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của Gentleman D(1). Tỷ lệ chung của các nhóm nghiên cứu là tử vong 9%; sống thực vật 0,6%; phục hồi kém 4,5%; phục hồi khá 34,5%; phục hồi tốt 51,4%. Khám lại bệnh nhân sau 3 tháng (Bảng 2), chúng tôi nhận thấy có nhiều biến đổi so với kết quả sau khi ra viện, nhóm có kết quả điều trị tốt tăng từ 77,2% ở nhóm phẫu thuật lên thành 96,3%; nhóm không phẫu thuật tăng từ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 229 87,9% lên thành 99,6%. Không có bệnh nhân nào tử vong thêm. Tuy nhiên, máu tụ trong não do chấn thương có nhiều diễn biến phức tạp, quá trình phục hồi của não cũng cần có một thời gian nhất định. Do đó, cần ít nhất khoảng 6 tháng để đánh giá đầy đủ hậu quả của chấn thương và kết quả điều trị như ý kiến của các tác giả khác (2). Kết quả chung ghi nhận được cho thấy không có bệnh nhân tử vong thêm; đời sống thực vật 0,4%; phục hồi kém 0,7%; phục hồi khá 19,3%; phục hồi tốt 79,6%. Một số yếu tố tiên lượng Tuổi Kết quả điều trị tốt ở độ tuổi ≤ 60 tuổi là 236 bệnh nhân (87,7%) trong 269 bệnh nhân; > 60 tuổi có 33 bệnh nhân (75%) trong 44 bệnh nhân. Do đó, tuổi cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị, có giá trị tiên lượng như theo nhận xét của các tác giả: Võ Tấn Sơn, Wilberger, Seivadei, Croce MA, Dent DL (7). Tình trạng cấp cứu trước khi vào viện Nhóm chấn thương sọ não nặng (Bảng 3) cho thấy tỷ lệ cho kết quả điều trị tốt ở nhóm được cấp cứu là 70,3% cao hơn hẳn so với nhóm không được cấp cứu (28,2%). Như vậy, nếu được cấp cứu tốt sẽ hạn chế được rất nhiều các thương tổn thứ phát do tình trạng thiếu khí, tụt huyết áp... gây nên. Qua đó góp phần làm tăng chất lượng điều trị. Tri giác Kết quả điều trị tốt ở nhóm từ 3 - 8 điểm là 47%; 9 - 12 điểm là 93,3%; nhóm 13 - 15 điểm là 97,6%. Như vậy, có thể nhận thấy rằng thang điểm Glasgow càng cao thì tỷ lệ điều trị tốt càng lớn. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Võ Tấn Sơn(7). Dấu thần kinh khu trú Tỷ lệ điều trị tốt ở nhóm có dấu thần kinh khu trú là 54,1%; nhóm không có dấu thần kinh khu trú là 93,7%. Vậy dấu thần kinh khu trú là yếu tố dự báo khả năng phục hồi thấp của bệnh. Thể tích máu tụ trong não Tỷ lệ điều trị tốt ở các nhóm thể tích máu tụ sau đây: < 15ml có tỷ lệ điều trị tốt là 95,4%; từ 15 - 24ml là 89,5%; ≥ 25ml là 61,8%. Do vậy, có thể kết luận thể tích của khối máu tụ cũng có ảnh hưởng đến vấn đề tiên lượng bệnh và kết quả điều trị. Điều này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Công Tô đó là thể tích khối máu tụ lớn gây đè đẩy đường giữa nhiều hay xóa bể đáy là những yếu tố tiên lượng nặng của bệnh(4). Di lệch đường giữa Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy nhóm di lệch đường giữa < 5mm là 90,7%; di lệch ≥ 5mm có tỷ lệ điều trị tốt có 67,7%. Kết quả trên cho thấy, di lệch đường giữa ≥ 5mm kết quả điều trị thấp. Tình trạng xóa bể đáy Trong 28 trường hợp tử vong có 27 trường hợp xóa bể đáy chiếm tỷ lệ 96,4% tổng số tử vong và có tỷ lệ 58,7% bệnh nhân xóa bể đáy bị tử vong. Trong nhóm phẫu thuật có 23 bệnh nhân bị xóa bể đáy thì có 4 bệnh nhân tử vong (17,4%), trong khi đó ở nhóm không phẫu thuật có 23 bệnh nhân thì tử vong cả 23 bệnh nhân (100%). Điều này cho thấy vai trò to lớn của phẫu thuật trong điều trị đối với bệnh nhân bị phù não nặng có xóa bể đáy. Tỷ lệ cho kết quả điều trị tốt ở nhóm xóa bể đáy chỉ có 37%; nhóm không xóa là 94,4%. Như vậy, có một sự khác biệt quá rõ ràng của tình trạng xóa bể đáy với nhóm còn lại trong kết quả điều trị và tiên lượng bệnh, phù hợp với nhận xét của một số tác giả đó là xóa bể đáy, đường giữa đè đẩy là hình ảnh gián tiếp của tăng áp lực trong sọ và có tỷ lệ tử vong cao (4). Thương tổn phối hợp Kết quả điều trị tốt ở nhóm có thương tổn phối hợp là 67,2%; nhóm không có thương tổn phối hợp là 95,6%. Như vậy, cũng như các yếu tố đã nêu trên, thương tổn phối hợp cũng là yếu tố quan trọng làm hạn chế sự phục hồi sau chấn thương. Rối loạn Natri Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 230 Tỷ lệ điều trị tốt ở nhóm giảm Natri là 85,4%; nhóm có Natri bình thường là 90,2%; nhóm có Natri tăng chỉ có 45%. Natri tăng là yếu tố dự báo kết quả điều trị xấu của bệnh. Các yếu tố lâm sàng và tỷ lệ tử vong Các rối loạn về dấu thần kinh thực vật cho tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là các rối loạn về mạch và huyết áp. Kết quả ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ tử vong ở nhóm có mạch thay đổi ( 90 lần/phút) có tỷ lệ tử vong là 35%, trong khi đó nhóm có mạch bình thường chỉ có tỷ lệ là 5,1%; tỷ lệ tử vong ở nhóm có huyết áp thay đổi (≤ 90 hoặc ≥ 160mmHg) là 37,5%; nhóm huyết áp bình thường là 7,4%. Kết quả ở bảng 5 cho thấy bệnh nhân chấn thương sọ não nặng (GCS ≤ 8 điểm) có tỷ lệ tử vong rất cao so với nhóm còn lại (36,4% so với 1,6%). Tình trạng bệnh nhân chưa được cấp cứu và bệnh nhân có dấu thần kinh khu trú cũng cho tỷ lệ tử vong cao tương tự. Như vậy, các biểu hiện rối loạn về lâm sàng đều là các dấu hiệu dự báo sự gia tăng của tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân chấn thương sọ não có máu tụ trong não. Các dấu hiệu cận lâm sàng và tỷ lệ tử vong Kết quả nghiên cứu ở bảng 6 cho thấy sự di lệch đường giữa, thể tích máu tụ tăng và tình trạng xóa bể đáy cũng làm tăng đáng kể tình trạng tử vong. Đặc biệt là về tình trạng xóa bể đáy. Về kết quả xét nghiệm Natri máu, nhóm bệnh nhân có tăng Natri máu tỷ lệ tử vong lên đến 50%, có sự khác biệt rõ rệt với các nhóm còn lại. KẾT LUẬN Máu tụ trong não do chấn thương sọ não gặp nhiều ở nam giới (75%), độ tuổi hay gặp là ≤ 60 (86%), trong các ngành nghề hay xảy ra tai nạn thì nông dân là đối tượng hay gặp nhất (36,1%), bệnh gặp nhiều ở nông thôn và tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu. Một số tai nạn có liên quan đến việc sử dụng bia rượu. Kết quả điều trị khi ra viện ở nhóm phẫu thuật là: tử vong 7%; sống thực vật 1,8%; phục hồi kém 14%; phục hồi khá 75,4%; phục hồi tốt 1,8%. Kết quả điều trị chung phục hồi tốt 51,4%; phục hồi khá 34,5%; phục hồi kém 4,5%; đời sống thực vật 0,6%; tử vong 9%. Kết quả tái khám sau 3 tháng là: tử vong 0%; đời sống thực vật 0,4%; phục hồi kém 0,7%; phục hồi khá 19,3%; phục hồi tốt 79,6%. Các yếu tố tiên lượng cần được chú ý đó là tuổi, tình trạng cấp cứu trước khi vào viện đối với bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, các rối loạn về mạch và huyết áp, dấu thần kinh khu trú, tri giác, thương tổn phối hợp, thể tích khối máu tụ lớn, di lệch đường giữa nhiều, Natri máu tăng cao và đặc biệt là tình trạng xóa bể đáy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gentleman D (1992). Causes and Effects of Systemic Complications among Severely Head Injured Patients Transferred to a Neurosurgical Unit. Int Surg, 77: 297-302. 2. Hoàng Văn Tín (2006). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chấn thương sọ não nặng tại B
Tài liệu liên quan