Mục tiêu: Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi thuận lợi cho việc hiến tặng giác mạc của người dân tại
TP.HCM nhằm cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn giúp xác định chiến lược thích hợp vận động hiến tặng
giác mạc để tạo nguồn phục vụ cho Ngân hàng Mắt.
Kết quả: Hành vi quyết định chấp nhận hiến tặng giác mạc gặp ở nhóm người trong độ tuổi từ 18-34, là
học sinh, sinh viên, sống ở ngoại thành, độc thân, thu nhập bình quân tháng dưới 1 triệu đồng, có người nhà bị
mù do bệnh mắt. Tỷ lệ người có kiến thức tốt về việc hiến tặng giác mạc là 32,94%, có thái độ đồng tình là
63,24%, và có hành vi thuận lợi là 17,35%. Người có kiến thức tốt thường có thái độ thuận lợi cao gấp 1,6 lần và
có hành vi thuận lợi cao gấp 4,2 lần so với người không có kiến thức. Người có thái độ thuận lợi thường có hành
vi quyết định hiến tặng giác mạc cao gấp 2,1 lần so với người có thái độ không thuận lợi.
Kết luận: Cần tăng cường các hoạt động thông tin, giáo dục, tuyên truyền nhằm vận động nâng cao nhận
thức, kiến thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng đồng đối với việc hiến tặng giác mạc.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi quyết định hiến giác mạc của người dân Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Mắt 99
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI QUYẾT ĐỊNH
HIẾN GIÁC MẠC CỦA NGƯỜI DÂN TP HỒ CHÍ MINH
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Trịnh Quang Trí*, Trần Huy Hoàng**, Trần Thị Phương Thu***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi thuận lợi cho việc hiến tặng giác mạc của người dân tại
TP.HCM nhằm cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn giúp xác định chiến lược thích hợp vận động hiến tặng
giác mạc để tạo nguồn phục vụ cho Ngân hàng Mắt.
Kết quả: Hành vi quyết định chấp nhận hiến tặng giác mạc gặp ở nhóm người trong độ tuổi từ 18-34, là
học sinh, sinh viên, sống ở ngoại thành, độc thân, thu nhập bình quân tháng dưới 1 triệu đồng, có người nhà bị
mù do bệnh mắt. Tỷ lệ người có kiến thức tốt về việc hiến tặng giác mạc là 32,94%, có thái độ đồng tình là
63,24%, và có hành vi thuận lợi là 17,35%. Người có kiến thức tốt thường có thái độ thuận lợi cao gấp 1,6 lần và
có hành vi thuận lợi cao gấp 4,2 lần so với người không có kiến thức. Người có thái độ thuận lợi thường có hành
vi quyết định hiến tặng giác mạc cao gấp 2,1 lần so với người có thái độ không thuận lợi.
Kết luận: Cần tăng cường các hoạt động thông tin, giáo dục, tuyên truyền nhằm vận động nâng cao nhận
thức, kiến thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng đồng đối với việc hiến tặng giác mạc.
Từ khoá: hiến giác mạc, kiến thức, thái độ, hành vi.
ABSTRACT
RESEARCH ON KNOWLEDGE, ATTITUDE, AND POSITIVE BEHAVIORS FOR EYE DONATION
AT HO CHI MINH CITY
Trinh Quang Tri, Tran Huy Hoang, Tran Thi Phuong Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 99 - 105
Purpose: Research on knowledge, attitude and positive behaviors for eye donation is carried out in Ho Chi
Minh City in order to provide a scientific foundations and pratical applications to help defining a suitable
strategy to motivate eye donation behaviors to create the supply for the Eye Bank.
Results: According to our research, people who are in the age of 18 – 34, being pupils, students, living in
rural area, single, having income less than 1 million VND per month, and especially having blind relatives
normally have acceptance attitute towards eye donation. The ratio of people having good awareness about eye
donation is 32.94%, having sympathized attitude is 63.24%, positive behavior 17.35%. The people with good
awares also have positive behavior and positive behavior 1.6 times and 4.2 times higher than people with no
knowledge. People with positive attitude will have eye donation decision 2.1 times higher than people with
negative attitude.
Conclusion: It’s necessary to reinforce people awareness, knowledge, attitide and community’s accceptance
through public media, eduation and propaganda programs.
Keywords: corneal donation, knowledge, attitude, behavior.
*Bộ Môn Mắt, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ** Bệnh viện Mắt TPHCM
*** Bộ môn Mắt ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS Trịnh Quang TríĐT: 0908297739 Email: tri.trinhquang@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 100
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý giác mạc là một nguyên nhân đáng
kể gây sụt giảm thị lực và mù lòa ở các nước
phát triển(6,8). APEDS (The Andhra Pradesh
Eye Disease Study) tổng kết ở bang Andhra
Pradesh, phía nam Ấn Độ, có tỉ lệ mù do giác
mạc là 0,13% trong tổng số 9% mù(2). Phương
pháp điều trị có hiệu quả nhất giúp phục hồi
thị lực là ghép giác mạc. Song nguồn cung cấp
giác mạc hiện đang rất khan hiếm. Việc thiếu
giác mạc ghép là một vấn đề rất đáng được
quan tâm. Để làm tăng lượng giác mạc thu
được, bước đầu tiên là cần nâng cao trình độ
dân trí trong việc hiến mắt.
Theo Hiệp hội Ngân hàng mắt Ấn Độ (Eye
Bank Association of India), số lượng giác mạc
hiến trung bình trong một năm là 22.000. Tuy
nhiên, một tỉ lệ lớn lượng giác mạc hiến không
thích hợp cho ghép giác mạc(3). Ở Việt Nam
hiện nay, ngân hàng mắt đã được thành lập ở
miền Bắc. Tại TP.HCM, hiện ngân hàng mắt
chưa đi vào hoạt động và nhu cầu cần ghép
giác mạc điều trị ở bệnh nhân là rất cao. Việc
thiếu giác mạc ghép là một vấn đề rất đáng
được quan tâm. Để làm tăng lượng giác mạc,
bước đầu tiên là cần nâng cao trình độ dân trí
trong việc hiến mắt(6).
Năm 2003, Krishnaiah S. đã nghiên cứu về
nhận thức và thiện chí hiến mắt ở tầng lớp
nông thôn miền Nam Ấn Độ nhằm đưa ra các
yếu tố ảnh hưởng đến việc hiến mắt(6). Ngoài
ra, Duggal M. đã thực hiện đề tài “Thái độ của
cộng đồng về việc hiến tặng mắt ở miền Tây Bắc
Ấn Độ”(4).
Là thành phố đông dân nhất Việt Nam, có
nhiều người bệnh về mắt, cho nên nhu cầu về
giác mạc để ghép điều trị cho bệnh nhân tại
TPHCM là rất lớn. Để ngân hàng Mắt tại đây
được thành lập và hoạt động hiệu quả, ngoài
yếu tố chuyên môn, kỹ thuật, công tác vận động
người hiến tặng giác mạc là rất cần thiết. Chính
vì thế, nghiên cứu này được tiến hành với mong
muốn sẽ cung cấp các cơ sở khoa học và thực
tiễn giúp xác định chiến lược thích hợp vận
động hiến tặng giác mạc để tạo nguồn phục vụ
cho ngân hàng Mắt với những mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của
người dân đối với việc hiến tặng giác mạc tại
TPHCM và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định này.
Mục tiêu chuyên biệt
- Mô tả các đặc điểm dân số nghiên cứu.
- Xác định tỷ lệ người có kiến thức tốt, thái
độ và hành vi thuận lợi cho việc hiến giác mạc.
- Phân tích mối liên quan giữa kiến thức, thái
độ, hành vi với nhau và với yếu tố ảnh hưởng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang
mô tả có phân tích, đề tài được thực hiện vào
thời điểm tháng 08/2010, đối tượng là người nhà
trên 18 tuổi của sinh viên y hệ chính quy tại
Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch cư trú
tại các quận, huyện ở TPHCM trên 6 tháng và
người nhà đó đồng ý trả lời bảng câu hỏi., cỡ
mẫu được tính theo công thức:
Z2(1-α/2)pq
n=----------------------------=
d2
= 1,962x0,28x0,72/0,052
= 309
Với p = 28% là tỷ lệ người có hiểu biết về hiến
tặng giác mạc.
Tiêu chuẩn loại trừ
Sinh viên không có người nhà hoặc có người
nhà trả lời không đầy đủ bảng câu hỏi.
Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu
Điều tra được thực hiện theo phương pháp
phỏng vấn bằng bảng câu hỏi tự điền nhằm tìm
hiểu kiến thức, thái độ và sự chấp nhận của các
tầng lớp dân cư đối với việc hiến tặng giác mạc.
Phiếu điều tra được gửi tới từng hộ gia đình
sinh viên y hệ chính quy trường Đại học Y khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Mắt 101
Phạm Ngọc Thạch và được một thành viên 18
tuổi hoặc hơn trả lời.
Phương tiện nghiên cứu
Bảng câu hỏi soạn sẵn, được thiết lập như
sau:
- Phần khảo sát đặc điểm dân số nhằm phân
tích mối quan hệ giữa các yếu tố này với kiến
thức, thái độ, hành vi về hiến tặng giác mạc.
- Phần khảo sát về kiến thức bao gồm 8 câu
hỏi. Nếu trả lời đúng cho 1 điểm, sai hoặc không
biết cho 0 điểm. Sau đó, cộng tất cả điểm của 8
câu hỏi lại. Người có kiến thức tốt là người trả
lời đúng ít nhất 50% số câu hỏi về kiến thức hiến
tặng giác mạc. Những câu hỏi về kiến thức được
biên soạn dựa theo nghiên cứu của tác giả
Dhaliwal U. (2002)(4), và nghiên cứu được thực
hiện vào năm 2006(9).
- Phần khảo sát thái độ gồm 4 câu hỏi
nhằm tìm hiểu sự đồng tình. Các câu hỏi này
được soạn dựa theo nghiên cứu thực hiện vào
năm 2006(9). Một câu trả lời “đồng tình” được
cho +1 điểm, một câu trả lời “không đồng
tình” được cho -1 điểm, cho 0 điểm những câu
trả lời “không có ý kiến”. Người có thái độ
thuận lợi ủng hộ việc hiến tặng giác mạc là
người có tổng số điểm trả lời các câu hỏi khảo
sát về thái độ trên trung bình (ở nghiên cứu
này là trên điểm 0).
- Phần khảo sát về hành vi bao gồm 1 câu
hỏi nhằm tìm hiểu sự quyết định chấp nhận
hiến tặng giác mạc. Một người có hành vi thuận
lợi hiến tặng giác mạc là người trả lời chấp nhận
ký giấy hiến tặng giác mạc trong phiếu trả lời
phỏng vấn. Câu hỏi về hành vi được biên soạn
dựa theo nghiên cứu của Krishnaiah S(6).
Phân tích số liệu
Các thông số được nhập liệu và xử lý
thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for
Windows để mô tả và phân tích. Dùng phép
kiểm Chi bình phương và bảng 2x2 để đánh
giá mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ, hành
vi với nhau và với các yếu tố liên quan. Tính
OR từng phân nhóm so với tổng tất cả những
phân nhóm còn lại để đánh giá mức độ liên
quan của từng yếu tố phân tích với kiến thức,
thái độ và hành vi quyết định hiến tặng giác
mạc trong trường hợp phép kiểm Chi bình
phương xác định giữa các yếu tố này có sự liên
quan.
KẾT QUẢ
Khảo sát phiếu trả lời phỏng vấn của 340
người từ 18 tuổi trở lên cư ngụ tại TPHCM
Tuổi trung bình là 38 tuổi, trung vị là 41,5; tỷ
lệ nam: nữ = 1:1,2; nghề nghiệp công chức, viên
chức chiếm đa số với tỷ lệ 35,88%; cư trú ở 24
quận huyện theo tỷ lệ khá tương đồng với tỷ lệ
phân bố dân cư theo quận huyện ở TP.HCM,
người độc thân chiếm 45,88%, không con
50,59%, người theo tính ngưỡng thờ cúng ông bà
chiếm 45,29%, dân tộc Kinh chiếm đa số với tỷ lệ
91,75%, trình độ học vấn trên tú tài chiếm
41,47%, tỷ lệ người có thu nhập bình quân tháng
từ 1 triệu đến 3 triệu chiếm 30,59%, người có tiền
căn bệnh lý mãn tính chiếm 15,89%, và tỷ lệ
người có tiền căn gia đình mắc bệnh mãn tính là
26,77%, tỷ lệ người có thân nhân bị mù là 5,88%.
Tỷ lệ người có kiến thức tốt về việc hiến
tặng giác mạc là 32,94%. Tỷ lệ người có thái độ
thuận lợi là 63,24%. Tỷ lệ người có hành vi
thuận lợi là 17,35%.
Phân tích mối liên quan giữa kiến thức,
thái độ, hành vi với nhau và với các yếu tố
ảnh hưởng
- Kiến thức về việc hiến tặng giác mạc tốt
hơn ở người trong độ tuổi từ 18 đến 24
(OR=1,952), độc thân (OR=1,866), không con
(OR=1,651), có trình độ học vấn tú tài
(OR=1,938), thu nhập bình quân tháng dưới 1
triệu đồng (OR=2,031). Kiến thức thấp hơn ở
người có trình độ học vấn dưới tú tài (OR=0,429),
thu nhập bình quân tháng trên 5 triệu đồng
(OR=0,377).
- Thái độ thuận lợi ủng hộ việc hiến tặng
giác mạc gặp ở người có trình độ trên tú tài
(OR=1,687), thu nhập bình quân tháng từ 3 triệu
đến 5 triệu đồng (OR=1,805). Thái độ không thuận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 102
lợi đối với việc hiến tặng giác mạc gặp ở người
có trình độ dưới tú tài (OR=0,358).
- Hành vi quyết định chấp nhận hiến tặng
giác mạc gặp ở nhóm người trong độ tuổi từ 18
đến 24 (OR=1,937) và độ tuổi từ 25 đến 34
(OR=2,117), là học sinh, sinh viên (OR=3,339), sống
ở ngoại thành (OR=3,362), độc thân (OR=3,996),
thu nhập bình quân tháng dưới 1 triệu đồng
(OR=2,695), có người nhà bị mù do bệnh mắt
(OR=3,516). Hành vi không chấp nhận hiến tặng
giác mạc gặp ở người làm nghề công chức, viên
chức (OR=0,498), thu nhập bình quân tháng trên
5 triệu đồng (OR=0,327).
Người có kiến thức tốt về việc hiến tặng giác
mạc thường có thái độ thuận lợi ủng hộ quyết
định hiến tặng giác mạc cao gấp 1,6 lần so với
người không có kiến thức tốt.
Người có kiến thức tốt về việc hiến tặng giác
mạc thường có hành vi thuận lợi quyết định
hiến tặng giác mạc cao gấp 4,2 lần so với người
không có kiến thức.
Người có thái độ thuận lợi ủng hộ việc hiến
tặng giác mạc thường có hành vi quyết định
hiến tặng giác mạc cao gấp 2,1 lần so với người
có thái độ không thuận lợi.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu này có tính đại diện khá tốt
cho người dân TPHCM về mặt dân số học và
thành phần kinh tế xã hội.
Tỷ lệ người có kiến thức tốt, thái độ và
hành vi thuận lợi cho việc hiến tặng giác
mạc tại TP.HCM
Kiến thức về việc hiến tặng giác mạc:
Tỷ lệ người có kiến thức tốt về việc hiến tặng
giác mạc trong nghiên cứu này là 32,94%. Kết
quả này cao hơn so với nghiên cứu khác có điều
kiện nghiên cứu tương tự, tỷ lệ người có kiến
thức tốt về việc hiến tặng giác mạc là 11,5%
(Sannapaneri Krishnaiah (2003)(6)).
Điều này có lẽ là do nghiên cứu được tiến
hành ở TPHCM, nơi có đầy đủ điều kiện để tiếp
cận với công nghệ, thông tin, truyền thông.
Người dân ở thành phố này có trình độ, có điều
kiện kinh tế, mức sống cao nên việc cập nhật
kiến thức về y học nói chung và về việc hiến
tặng giác mạc nói riêng được nhiều hơn là điều
dễ hiểu.
Thái độ thuận lợi ủng hộ việc hiến giác mạc
Tỷ lệ người có thái độ thuận lợi việc hiến
giác mạc là 63,24%. Trong đó, tỷ lệ người cho
rằng mục đích của việc hiến giác mạc là chữa
bệnh cứu người chiếm 73,82%. Trong khi đó, tỷ
lệ này là 70,1% trong nghiên cứu năm 2006(9). Tỷ
lệ người cho rằng việc hiến tặng giác mạc là việc
làm phù hợp với đạo lý mang ý nghĩa thể hiện
tinh thần hy sinh vì người khác chiếm 73,82% so
với 78,2% của một nghiên cứu trước đây ở nước
ta(9). Tỷ lệ người đồng tình với chủ trương vận
động người dân hiến giác mạc và đồng tình để
người thân, bạn bè hoặc bản thân hiến tặng giác
mạc lần lượt là 44,12% và 19,41% (so với 71,5%
và 9,8% trong nghiên cứu trước đó(9).
Kết quả điều tra có tỷ lệ người bày tỏ thái độ
ủng hộ việc hiến tặng giác mạc cao như vậy
củng cố niềm tin trong việc vận động nguồn giác
mạc trong tương lai.
Hành vi thuận lợi hiến giác mạc
Tỷ lệ người có hành vi thuận lợi, quyết định
đồng ý ký giấy hiến tặng giác mạc trong nghiên
cứu của chúng tôi là 17,35%. Trong khi, tỷ lệ này
là 9,26% trong nghiên cứu của Sannapaneri
Krishnaiah (2003)(6).
Như vậy, nghiên cứu ở TPHCM này có tỷ lệ
cao gần gấp đôi so với nghiên cứu ở Ấn Độ. Nếu
lấy tỷ lệ 17,35% nhân cho số dân thực tế tại
TPHCM sẽ ra được số người tình nguyện hiến
giác mạc rất ấn tượng. Đây là cơ sở để tin tưởng
cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mắt
nếu được thành lập tại TPHCM.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Mắt 103
Phân tích mối liên quan giữa kiến thức,
thái độ, hành vi với nhau và các yếu tố ảnh
hưởng
Tuổi
Người thuộc nhóm tuổi từ 18-24 và tuổi từ 25
đến 34 có sự quyết định hiến giác mạc cao hơn
người trong độ tuổi từ 45 đến 54. Điều này có lẽ
do tuổi trẻ có nhiều điều kiện tiếp cận với kiến
thức mới, chịu ảnh hưởng bởi trào lưu nhiều
hơn, có trình độ văn hóa cao hơn, thường có lý
tưởng sống mạnh mẽ hơn nên dễ có xu hướng
dễ chấp nhận hy sinh vì người khác hơn. Hơn
nữa, những người trong độ tuổi từ 45 đến 54 là
những người đang mang trọng trách gánh vác
gia đình nên họ cũng quan ngại, cân nhắc nhiều
hơn mỗi khi đưa ra những quyết định hệ trọng.
Giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có
mối liên quan giữa giới tính với kiến thức về
việc hiến tặng, với thái độ thuận lợi ủng hộ
việc hiến tặng và với hành vi quyết định hiến
tặng giác mạc. Trong khi, nghiên cứu của
Sannapaneri Krishnaiah (2003)(6), của. Duggal
M. (2003)(4) chỉ ra rằng có mối liên quan giữa
giới tính với thái độ ủng hộ việc hiến tặng giác
mạc.
Sự khác nhau này có lẽ do ở Việt Nam, sự
phân biệt giới tính không còn mạnh mẽ, nam nữ
đều được đến trường, đều có điều kiện tiếp cận
với thông tin như nhau. Điều này làm cho thái
độ và hành vi của nam giới và nữ giới cũng như
nhau đối với việc hiến tặng mắt.
Nghề nghiệp
Phân tích theo từng nhóm nghề nghiệp, học
sinh, sinh viên có xu hướng chấp nhận quyết
định hiến tặng cao gấp 3,339 lần so với những
nghề khác và công chức, viên chức hay người làm
việc văn phòng nói chung ít chấp nhận hiến tặng
giác mạc hơn những nghề còn lại. Cả hai tầng
lớp này điều là trí thức. Vì thế, có lẽ hành động
chấp nhận hiến tặng giác mạc hay không có liên
quan với tầng lớp trí thức. Tuy nhiên, việc các
học sinh, sinh viên dễ dàng chấp nhận hiến mắt
hơn những công chức, viên chức có lẽ do hiệu quả
của việc giáo dục, tuyên truyền, cập nhật thông
tin ngày nay tốt hơn nên càng ngày ý thức của
tầng lớp trí thức trẻ hướng về cộng đồng càng
cao.
Nơi cư trú
Việc người cư trú ở ngoại thành trong mẫu
nghiên cứu của chúng tôi có hành vi quyết định
hiến tặng giác mạc cao gấp 3,362 lần so với nội
thành có lẽ là do ngẫu nhiên vì mẫu nhỏ. Thế
nhưng, cũng như đã phân tích các yếu tố liên
quan khác, hành vi chấp nhận hiến giác mạc
xuất hiện ở những người có thu nhập thấp và
những người này có xu hướng sống ở ngoại
thành. Vì thế, những người sống ở ngoại thành
cũng là yếu tố liên quan không thể loại bỏ được.
Tình trạng hôn nhân và số con hiện có
Ở nghiên cứu của này, người độc thân có
kiến thức về việc hiến tặng cao gấp 1,866 lần và
có hành vi quyết định hiến tặng giác mạc cao
gấp 3,996 lần so với người đã kết hôn. Điều này
có thể giải thích là do người độc thân còn trẻ nên
việc tiếp cận thông tin, học hỏi thuận lợi hơn.
Người không con có kiến thức về việc hiến
tặng giác mạc cao gấp 1,651 lần và có hành vi
quyết định hiến tặng giác mạc cao gấp 3,506 lần
so với người có con. Điều này cho thấy người
chưa vướng bận gì con cái thì có nhiều thời gian
hơn để học hỏi, cập nhật kiến thức, đặc biệt là họ
có kiến thức về hiến tặng giác mạc nhiều hơn
những người bận rộn khi có con.
Mặt khác, những người không con hầu như
là người độc thân, còn trẻ, là những người
không vướng bận trách nhiệm với gia đình. Cho
nên, họ có thể quyết định mà không cần phải
cân nhắc xin ý kiến người khác.
Trình độ học vấn
Người có trình độ học vấn dưới tú tài có kiến
thức về việc hiến tặng giác mạc chỉ bằng 0,429
lần và thái độ ủng hộ việc này chỉ bằng 0,358 lần
so với người có trình độ cao hơn. Người có trình
độ tú tài có kiến thức về hiến tặng giác mạc cao
gấp 1,938 lần và có thái độ ủng hộ việc này cao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 104
gấp 1,687 lần so với người khác. Điều này tương
tự như nghiên cứu của Duggal M. (2003)(4) và
Sannapaneri Krishnaiah (2003)(6): một người có
trình độ học vấn càng cao thì kiến thức về việc
hiến tặng giác mạc, thái độ ủng hộ việc hiến giác
mạc và khả năng người đó quyết định hiến tặng
giác mạc càng cao.
Thu nhập bình quân tháng
Nghiên cứu này cho thấy người có thu nhập
bình quân tháng dưới một triệu đồng có kiến thức
về hiến tặng giác mạc cao gấp 2,031 lần và có
hành vi quyết định hiến giác mạc cao gấp 2,695
lần người có thu nhập cao hơn. Những người có
thu nhập bình quân tháng trên năm triệu đồng có
kiến thức về hiến tặng giác mạc chỉ bằng 0,377
lần và khả năng chấp nhận hiến giác mạc chỉ
bằng 0,327 lần người khác.
Tỷ lệ này có sự khác biệt với nghiên cứu của
Sannapaneri Krishnaiah (2003)(6): người có thu
nhập càng cao thì kiến thức và khả năng quyết
định hiến tặng giác mạc càng cao. Sự khác biệt
này có lẽ xuất phát từ lý do người có thu nhập
cao trong mẫu nghiên cứu tại TPHCM lại chính
là những người độ tuổi từ 45-54 và là công chức,
viên chức, nhóm có kiến thức, thái độ, hành vi
kém thuận lợi hơn những nhóm khác và người
có thu nhập dưới 1 triệu chủ yếu là học sinh, sinh
viên, những người sống nhờ trợ cấp của gia
đình, nhưng lại là tầng lớp trí thức tương lai nên
việc họ hiểu biết về việc hiến tặng giác mạc
nhiều hơn những người khác là điều hợp lý. Có
lẽ chính vì có kiến thức tốt nên dẫn đến dễ có
hành vi thuận lợi cho việc hiến tặng mắt.
Phân tích mối liên quan giữa kiến thức,
thái độ với hành vi quyết định hiến tặng
giác mạc của người dân tại TP.HCM
Người có kiến thức về việc hiến tặng giác
mạc thường có thái độ thuận lợi ủng hộ quyết
định hiến tặng giác mạc cao gấp 1,619 lần so với
người không có kiến thức. Thật vậy, khi có kiến
thức người ta sẽ hiểu rõ lợi hại của việc mình
làm, cũng như vai trò đóng góp, ý nghĩa và mục
đích của việc hiến tặng.
Bên cạnh đó, người có kiến thức về việc hiến
tặng giác mạc thường có hành vi quyết định
hiến tặng giác mạc ca