Mở đầu: Tại Việt Nam, tỷ lệ thiếu vitamin D ở độ tuổi từ 50 − 59 chiếm 51,4%. Phụ nữ ở thành thị có
nguy cơ loãng xương cao hơn ở nông thôn. Các yếu tố sinh hoạt, ăn uống, vận động của từng cá nhân cũng làm
gia tăng nguy cơ loãng xương cho phụ nữ sống ở các đô thị. Phụ nữ bận rộn thường có chế độ ăn uống thất
thường. Chế độ làm việc căng thẳng bận rộn khiến cơ thể kém hấp thu các chất, bao gồm canxi và vitamin D
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát kiến thức và thực hành về việc sử dụng vitamin D trong phòng
chống bệnh loãng xương ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh tại TpHCM.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, phỏng vấn trực tiếp những phụ nữ ở độ tuổi từ 40 − 55 đến
khám tại phòng khám phụ khoa bệnh viên Từ Dũ; được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2012.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ có kiến thức chung về vitamin D đạt 49,48%. Tỷ lệ phụ nữ có
thực hành đúng về việc sử dụng vitamin D đạt 35,68%. Có mối liên quan giữa kiến thức chung về vitamin D
với các đặc điểm dân số như: trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập kinh tế. Có mối liên quan giữa thực
hành chung về vitamin D với các đặc điểm dân số như: trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập kinh tế. Có
mối liên quan giữa thực hành chung với kiến thức chung về vitamin D.
Kết luận: Có mối liên quan giữa thực hành chung với kiến thức chung về vitamin D với các đặc điểm dân
số như: trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập kinh tế.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức thực hành về việc dùng vitamin D phòng loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 133
KHẢO SÁT KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ VIỆC DÙNG VITAMIN D
PHÒNG LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012
Nguyễn Hồ Phương Liên*, Nguyễn Thị Kim Liên**
TÓM TẮT
Mở đầu: Tại Việt Nam, tỷ lệ thiếu vitamin D ở độ tuổi từ 50 − 59 chiếm 51,4%. Phụ nữ ở thành thị có
nguy cơ loãng xương cao hơn ở nông thôn. Các yếu tố sinh hoạt, ăn uống, vận động của từng cá nhân cũng làm
gia tăng nguy cơ loãng xương cho phụ nữ sống ở các đô thị. Phụ nữ bận rộn thường có chế độ ăn uống thất
thường. Chế độ làm việc căng thẳng bận rộn khiến cơ thể kém hấp thu các chất, bao gồm canxi và vitamin D
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát kiến thức và thực hành về việc sử dụng vitamin D trong phòng
chống bệnh loãng xương ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh tại TpHCM.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, phỏng vấn trực tiếp những phụ nữ ở độ tuổi từ 40 − 55 đến
khám tại phòng khám phụ khoa bệnh viên Từ Dũ; được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2012.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ có kiến thức chung về vitamin D đạt 49,48%. Tỷ lệ phụ nữ có
thực hành đúng về việc sử dụng vitamin D đạt 35,68%. Có mối liên quan giữa kiến thức chung về vitamin D
với các đặc điểm dân số như: trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập kinh tế. Có mối liên quan giữa thực
hành chung về vitamin D với các đặc điểm dân số như: trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập kinh tế. Có
mối liên quan giữa thực hành chung với kiến thức chung về vitamin D.
Kết luận: Có mối liên quan giữa thực hành chung với kiến thức chung về vitamin D với các đặc điểm dân
số như: trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập kinh tế.
Từ khóa: loãng xương, tiền mãn kinh, vitamin D.
ABSTRACT
SURVEY KNOWLEDGE AND PRACTICE ABOUT USING VITAMINE D TO PREVENT
OSTEOPOROSIS OF PREMENOPAUSE WOMEN IN HO CHI MINH CITY 2012
Nguyen thi Kim Lien, Nguyen Ho Phuong Lien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 133 ‐ 139
Background: In Vietnam, vitamin D deficiency proportion in women, aged 50‐59 is 51.4%. Urban women
with high risk of osteoporosis than rural women. Living, dining, locomotor individual factors also increase the
risk of osteoporosis for urban women. Busy women have often unusual diet. Taut, busy working mode make
calcium and vitamin D malabsortion body.
Objectives: The study survey knowledge and practice about using vitamin D to prevent osteoporosis in pre‐
menopausal women who come to Tu Du hospital in Ho Chi Minh city.
Method: Cross‐sectional study, direct interviews with women, aged 40‐55 coming to Tu Du hospital for
examinations from May to July of 2012.
Results: The survey reveals that the percentage of women having sufficient knowledge in using vitamin D
is 49.48%, and the percentage of having appropriate applications is 35.68%. There is a significant relationship
* Bộ môn Xét Nghiệm ‐ Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. ** Khoa Xét nghiệm – BV. Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: CN Nguyễn Hồ Phương Liên‐ ĐT: 0903144575‐ Email : phuonglien20051977@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 134
between the knowledge and applications in using vitamin D and the demographic characteristics such as
educational level, occupation and economic status.
Conclusion: There is an association between general knowledge and general practice about vitamin D with
demographic characteristics such as education, occupation and income economy.
Key words: osteoporosis, premenopause, vitamin D.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh hiện tại ở thành phố Hồ Chí
Minh, tỷ lệ thiếu vitamin D ở độ tuổi từ 50 − 59
chiếm 51,4%(6). Theo ước tính của các chuyên gia,
khoảng 40 − 50% dân số trên thế giới thiếu
vitamin D(4). Hiện nay cùng với việc gia tăng tốc
độ đô thị hóa đến chóng mặt, tỷ lệ loãng xương
ngày càng cao ở các đô thị. Phụ nữ ở thành thị
có nguy cơ loãng xương cao hơn ở nông thôn(6).
Các yếu tố sinh hoạt, ăn uống, vận động của
từng cá nhân cũng làm gia tăng nguy cơ loãng
xương cho phụ nữ sống ở các đô thị(2). Phụ nữ
bận rộn thường có chế độ ăn uống thất thường.
Phơi nắng là một yếu tố vô cùng quan trọng để
cơ thể có thể tự tổng hợp ra vitanin D cần thiết
cho hấp thu canxi vào xương. Chế độ làm việc
căng thẳng bận rộn khiến cơ thể kém hấp thu
các chất, bao gồm canxi và vitamin D(6). Thành
phố Hồ Chí Minh là đô thị phát triển với dân số
đông và lối sống tấp nập nhất của Việt Nam.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
thiếu hụt vitamin D như đã đề cập ở trên(6). Bệnh
viên Từ Dũ là một trong sáu bệnh viện phụ sản
lớn nhất cả nước(5). Mỗi tháng, bệnh viện tiếp
nhận hơn 300 bệnh nhân ở lứa tuổi mãn kinh(4).
Nghiên cứu này nhằm khảo sát kiến thức và
thực hành về việc sử dụng vitamin D trong
phòng chống bệnh loãng xương của phụ nữ tuổi
mãn kinh đến khám tại phòng khám phụ khoa
bệnh viện Từ Dũ.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Dân số mục tiêu
Dân số mục tiêu của nghiên cứu là những
phụ nữ ở độ tuổi 40‐55 đến khám tại phòng
khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ‐TpHCM.
Cỡ mẫu
2
2
2/1 )1(
d
PPZn −= −α
Với: Z0,975: trị số từ phân phối chuẩn.
α: xác suất sai lầm loại 1.
d: sai số cho phép.
P: tỷ lệ mong muốn.
Z0,975=1,96; α=0,05; d=0,05; P=0,5
Vậy: n = 384,16.
Như vậy, cỡ mẫu cần tiến hành nghiên cứu
là 384 người.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí chọn vào
Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hiện đang sống
tại TP.HCM đến khám tại phòng khám phụ
khoa bệnh viện Từ Dũ vào tháng 5, năm 2012.
Tiêu chí loại ra
Không đồng ý tham gia phỏng vấn.
Người không có khả năng trả lời phỏng vấn.
Người trả lời không hoàn chỉnh bộ câu hỏi.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện: điều tra viên trực tại
phòng khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ và
phỏng vấn tất cả đối tượng thỏa tiêu chí chọn
mẫu cho đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng.
Thu thập số liệu
Phương pháp thu thập dữ kiện
Phỏng vấn trực tiếp những phụ nữ ở độ tuổi
từ 40 − 55 đến khám tại phòng khám phụ khoa
bệnh viên Từ Dũ.
Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn đã được
soạn sẵn.
Phân tích số liệu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 135
Nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1.
Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 10.0.
Thống kê mô tả: phân bố tần số và tỷ lệ phần
trăm của các biến số. Thống kê phân tích: sử
dụng phép kiểm chi bình phương để xác định
mối liên quan giữa kiến thức và thực hành với
trình độ văn hóa, kinh tế gia đình, nghề nghiệp
và tiến hành lượng hóa mối liên quan bằng tỷ số
tỷ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy 95%.
Liệt kê và định nghĩa biến số
Nghề nghiệp
Là biến danh định, gồm 4 giá trị:
‐ Công nhân viên chức.
‐ Buôn bán.
‐ Nội trợ.
‐ Khác: khi đối tượng cung cấp nguồn khác
các nguồn trên.
Trình độ văn hóa
Là biến danh định, gồm 5 giá trị:
‐ Không biết chữ: khi đối tượng không thể
đọc và không thể viết được.
‐ Cấp 1: khi đối tượng học từ lớp 1 đến lớp 5.
‐ Cấp 2: khi đối tượng học từ lớp 6 đến lớp 9.
‐ Cấp 3: khi đối tượng học từ lớp 10 đến lớp
12.
‐ Trên cấp 3: khi đối tượng đã học xong
chương trình phổ thông và có một văn bằng
hành nghề do các trung tâm dạy nghề hoặc
trường trung học, cao đẳng hay đại học cấp.
Thu nhập kinh tế
Là biến nhị giá, gồm 2 giá trị:
‐ Nghèo: đối tượng có thu nhập dưới 1 triệu
đồng/người/tháng(9).
‐ Không nghèo: đối tượng có thu nhập trên 1
triệu đồng/người/tháng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn với
384 phụ nữ ở độ tuổi từ 40 − 55. Trong đó, nghề
nghiệp chủ yếu của các đối tượng là nội trợ
(41,67%), kế đến là buôn bán (29,69%), công
nhân viên chức (21,35%) và các nghề khác
(7,29%).
Về trình độ học vấn: đối tượng có trình độ
từ cấp 2 trở lên chiếm đa số. Tỷ lệ phụ nữ có
trình độ học vấn cấp 3 trở lên có thực hành
đúng về sử dụng vit D cao gấp 5.65 lần so với
những phụ nữ có trình độ học vấn và không
biết chữ. Trong đó, trình độ cấp 1 là 21,09%,
cấp 2 là 33,59%, cấp 3 là 26,3% và 17,71% là
trên cấp 3. Tỷ lệ mù chữ thấp 1,3%.
Về thu nhập kinh tế: đối tượng nằm trong
diện không nghèo chiếm đa số (82,55%), diện
nghèo chỉ có 17,45%. (Nghèo: đối tượng có thu
nhập dưới 1 triệu đồng/người/tháng. Không
nghèo: đối tượng có thu nhập trên 1 triệu
đồng/người/tháng).
Kiến thức về vitamin D và việc phòng
chống loãng xương
Phần lớn các đối tượng được khảo sát cho
rằng tuổi tác là nguyên nhân dẫn đến bệnh
loãng xương (54,43%), 204 (53,13%) đối tượng
nhận biết thiếu hụt canxi và 88 (22,92%) đối
tượng nhận biết thiếu hụt vitamin D là nguyên
nhân mắc bệnh loãng xương. Về phòng chống
bệnh loãng xương: 184 (47,92%) đối tượng
phòng chống loãng cương bằng cách uống sữa,
170 (44,27%) đối tượng tập thể dục và 47
(12,24%) đối tượng uống thuốc bổ sung
vitamin D.
Bảng 1. Kiến thức về nguồn cung cấp vitamin D
(n = 384)
Phần lớn (64,06%) đối tượng có kiến thức về
nguồn cung cấp vitamin D. Về thực phẩm cung
cấp vitamin D, có 151 (39,32%) đối tượng có kiến
thức đúng. Trong đó, 83 (21,61%) đối tượng biết
được vitamin D có ở dầu cá, 126 (32,81%) nhận
biết vitamin D có ở cá biển , 58 (15,1%) đối tượng
Nguồn cung cấp vitamin D Tần số Tỷ lệ (%)
Thực phẩm 177 46,09
Thuốc 164 42,71
Ánh nắng mặt trời 165 42,97
Nước ngọt 7 1,82
Không biết 130 33,85
Có kiến thức 246 64,06
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 136
nhận biết vitamin D có ở gan động vật, 90
(23,44%) đối tượng cho rằng vitamin D có ở lòng
đỏ trứng và 184 (47,92%) đối tượng nhận biết
vitamin D có ở sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy
nhiên, có đến 146 (38,02%) đối tượng không biết
về nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D.
Bảng 2. Kiến thức về vai trò của vitamin D (n = 384)
Vai trò của vitamin D Tần số Tỷ lệ (%)
Tăng cường hấp thu canxi 96 25
Tăng mật độ xương 84 21,88
Duy trì xương chắc khỏe 197 51,3
Không biết 145 37,76
Có kiến thức 239 62,24
Đối tượng có kiến thức đúng về vai trò của
vitamin D khi trả lời đúng 4/6 câu hỏi chiếm
62,24%. Trong đó, 197 (51,3%) đối tượng biết
được vitamin D có vai trò duy trì xương chắc
khỏe, 96 (25%) nhận biết vitamin D giúp tăng
cường hấp thu canxi và 84 (21,88%) đối tượng
nhận biết vitamin D làm tăng mật độ xương.
Tuy nhiên, có 145 (37,76%) đối tượng không biết
vai trò của vitamin D đối với cơ thể.
Có 180 (46,88%) đối tượng có kiến thức về
các yếu tố làm cản trở cơ thể hấp thu vitamin D.
Trong đó 94 (24,48%) đối tượng nhận biết là che
chắn khi ra ngoài nắng, 88 (22,92%) nhận biết
mắc các bệnh về thận là yếu tố cản trở hấp thu
vitamin D,và 77 (20,05%) đối tượng cho rằng béo
phì là yếu tố làm cản trở. Tuy nhiên, phần lớn
đối tượng không biết các yếu tố làm cản trở hấp
thu vitamin D, chiếm 53,13%.
Thực hành phòng chống loãng xương
Đối tượng có thực hành đúng (khi trả lời
đúng 4/6 câu hỏi thực hành) về việc tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời không cao (28,39%). Có đến
275 (72,61%) đối tượng có thực hành sai về tiếp
xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Có 156 (40,63%) đối tượng có thực hành
đúng về uống sữa là trong một tuần qua tính
đến thời điểm khảo sát, số lần uống là 5 – 7 lần
trong một tuần và mỗi lần uống là một ly
(200ml).
Bảng 3. Thực hành về việc cung cấp vitamin D
(n = 384)
Cung cấp vitamin D Tần số Tỷ lệ (%)
Ăn thức ăn chứa vitamin D 180 46,88
Uống thuốc bổ sung vitamin D 56 14,58
Tắm nắng vào buổi sáng 77 20,05
Khác 1 0,26
Không có 169 44,01
Thực hành đúng 214 55,73
Về việc sử dụng kem chống nắng khi ra
ngoài nắng: có đến 88,02% đối tượng có thực
hành đúng là không sử dụng kem chống nắng
khi ra ngoài nắng. Tuy nhiên, về việc che chắn
khi ra ngoài nắng thì chỉ có 21,09% đối tượng
thực hành đúng là không che chắn.
Có 63,28% đối tượng thực hành đúng khi có
dấu hiệu đau nhức xương, 55,73% đối tượng có
thực hành đúng về cung cấp vitamin D cho cơ
thể, 40,63% đối tượng có thực hành đúng về
uống sữa và chỉ 28,39% đối tượng có thực hành
đúng về tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Mối liên quan giữa kiến thức về vitamin D
với các đặc điểm dân số
Có mối liên quan giữa kiến thức với đặc
điểm dân số: trình độ học vấn, nghề nghiệp và
thu nhập kinh tế. Tỷ lệ phụ nữ có trình độ học
vấn từ cấp 3 trở lên có kiến thức về vitamin D
cao gấp 4,89 lần so với tỷ lệ phụ nữ có trình độ
học vấn cấp 1 và không biết chữ. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05; PR = 4,89 và
KTC 95% = 3,07 − 7,77). Không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về kiến thức giữa tỷ lệ phụ nữ
có trình độ cấp 2 với tỷ lệ phụ nữ có trình độ cấp
1 và không biết chữ (p > 0,05).
Tỷ lệ phụ nữ có nghề nghiệp là buôn bán
có kiến thức về vitamin D bằng 0,5 lần so với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 137
tỷ lệ phụ nữ có nghề nghiệp là công nhân viên
chức. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <
0,05 và KTC 95% = 0,40 − 0,63). Tỷ lệ phụ nữ có
nghề nghiệp là nội trợ có kiến thức về vitamin
D bằng 0,49 lần so với tỷ lệ phụ nữ có nghề
nghiệp là công nhân viên chức. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05 và KTC 95%
= 0,40 − 0,60). Tỷ lệ phụ nữ làm nghề khác có
kiến thức về vitamin D bằng 0,3 lần so với tỷ lệ
phụ nữ có nghề nghiệp là công nhân viên
chức. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,05 và KTC 95% = 0,16 − 0,57).
Bảng 4. Mối liên quan giữa kiến thức về vitamin D
với đặc điểm dân số (n = 384)
Đặc điểm dân
số
Kiến thức về
vitamin D P PR KTC 95%
Có Không
Trình độ học vấn <
0,001
Mù chữ và cấp
1
15
(17,44%)
71
(82,56%)
1
Cấp 2 31
(24,03%)
98
(75,97%)
0,26 1,38 0,79 −
2,39
Cấp 3 trở lên 144
(85,21%)
25
(14,79%)
4,89 3,07 −
7,77
Nghề nghiệp
<
0,001
Công nhân
viên chức
69
(84,15%)
13
(15,85%)
1
Buôn bán 48
(42,11%)
66
(57,89%)
0,50 0,40 −
0,63
Nội trợ 66
(41,25%)
94
(58,75%)
0,49 0,40 −
0,60
Khác 7 (25%) 21 (75%) 0,30 0,16 −
0,57
Thu nhập kinh tế
<
0,001 0,32
0,19 −
0,54
Nghèo 12 (17,91) 55 (82,09)
Không nghèo 178
(56,15)
139
(43,85)
PR: Prevalence Ratio (Tỷ số tỷ lệ hiện mắc)
Những phụ nữ có thu nhập kinh tế trên 1
triệu đồng/tháng có kiến thức về vitamin D cao
gấp 0,32 lần so với những phụ nữ có thu nhập
kinh tế dưới 1 triệu đồng/tháng. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05; PR = 0,32 và
KTC 95% = 0,19 − 0,54).
Có mối liên quan giữa thực hành về sử dụng
vitamin D với kiến thức về vitamin D. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; PR =
6,34 và KTC 95% = 4,08 − 9,86. Những phụ nữ có
kiến thức về vitamin D có thực hành đúng cao
gấp 6,34 lần so với những phụ nữ không có kiến
thức về vitamin D.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức chung về vitamin
D không cao 49,48%. Có đến 64,06% đối tượng
biết được nguồn cung cấp vitamin D. Trong đó,
42,97% biết được ánh nắng mặt trời cung cấp
vitamin D nhưng có đến 33,85% đối tượng
không biết vitamin D có ở đâu. Kết quả này so
với nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan(3) là 37%
nghĩ rằng vitamin D đến từ mặt trời và 17%
không biết về nguồn cung cấp vitamin D. Sự
khác biệt này có thể do cỡ mẫu và đối tượng
nghiên cứu khác nhau.
Có đến 62,24% đối tượng biết được vai trò
của vitamin D đối với cơ thể. Tuy nhiên, chỉ có
13,02% đối tượng biết được hàm lượng vitamin
D cần thiết cho cơ thể mỗi ngày để phòng chống
được bệnh loãng xương. Vì chế phẩm uống có
chứa vitamin D đơn thuần có sẵn trên thị
trường, tuy nhiên giá khá cao do vậy người dân
không quan tâm nhiều đến vấn đề bổ sung
vitamin D bằng đường uống(1) Điều này cho
thấy sản phẩm bổ sung vitamin D vẫn còn chưa
phổ biến đến người dân.
Tỷ lệ phụ nữ có thực hành đúng về việc sử
dụng vitamin D là không cao 35,68%. Phần lớn
(55,73%) đối tượng có thực hành đúng về cung
cấp vitamin D cho cơ thể. Trong đó, thực hành
về bổ sung thực phẩm có chứa vitamin D và tắm
nắng vào buổi sáng là phổ biến nhất, rất ít
(14,58%) đối tượng trả lời là có dùng thuốc bổ
sung vitamin D. Điều này càng chứng tỏ là sản
phẩm bổ sung vitamin D còn hạn chế đối với
người dân như đã đề cập ở phần kiến thức
chung về vitamin D, mà ở độ tuổi này phụ nữ
rất cần phải uống bổ sung vitamin D để có đủ
lượng vitamin D cho cơ thể, không chỉ dựa vào
thức ăn đơn thuần(8). Đến 63,28% đối tượng trả
lời là sẽ đến bệnh viện kiểm tra khi có dấu hiệu
đau nhức xương, đây là dấu hiệu rõ của bệnh
loãng xương. Về tình trạng tiếp xúc với ánh
nắng mặt trời: ánh nắng mặt trời là nguồn cung
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 138
cấp vitamin D chủ yếu cho người lớn và trẻ em,
tắm nắng vùng mặt, tay và bàn tay từ 5 − 15
phút, 4 – 6 lần 1 tuần tạo được 1.000 IU vitamin
D.
Theo kết quả nghiên cứu: trong 1 tuần qua,
tính từ thời điểm khảo sát, có 88,02% đối tượng
thực hành đúng là không sử dụng kem chống
nắng khi ra ngoài trời nắng vào buổi sáng từ 6
giờ đến 10 giờ nhưng chỉ có 21,09% trả lời là
không che chắn khi ra ngoài trời nắng vào cùng
thời điểm. Đồng thời chỉ 28,39% đối tượng có
thực hành đúng là có tiếp xúc với ánh nắng mặt
trời mà không sử dụng biện pháp che chắn
trong khoảng từ 3 − 7 ngày, từ 6 giờ đến 10 giờ
và mỗi ngày tiếp xúc từ 5 − 15 phút. Vì đối
tượng khảo sát là phụ nữ nên đa số họ giữ gìn
nhan sắc bằng cách tránh nắng khi ra ngoài
nắng, phần đông họ che chắn như đeo khẩu
trang, mặc áo khoác hay mang vớ chân, găng
tay. Tuy nhiên, chỉ có 11,98% đối tượng có sử
dụng kem chống nắng khi ra ngoài nắng, điều
này có thể giải thích do thành phố khí hậu nóng
bức, da thường bị đổ mồ hôi, nhờn và rít vì thế
nên họ ngại thoa sản phẩm chống nắng lên da.
Và đối tượng là phụ nữ trung niên nên họ ít
cũng có thói quen sử dụng sản phẩm này.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên
quan giữa kiến thức chung về vitamin D với
trình độ học vấn của đối tượng (p < 0,05), kiến
thức của phụ nữ về vitamin D có khuynh hướng
tăng theo trình độ học vấn. Phụ nữ có trình độ
học vấn từ cấp 3 trở lên có kiến thức cao gấp 4,89
lần so với những phụ nữ có trình độ cấp 1 và
không biết chữ. Điều này cho thấy người có
trình độ học vấn cao thường có khuynh hướng
tìm hiểu những kiến thức mới, đặc biệt là kiến
thức có lợi cho sức khỏe hơn.
Tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn cấp 3 trở
lên có thực hành đúng về sử dụng vitamin D cao
gấp 5,65 lần so với những phụ nữ có trình độ
học vấn cấp 1 và không biết chữ. Đồng thời
những phụ nữ có nghề nghiệp là công nhân viên
chức có khuynh hướng là có thực hành đúng
cao hơn so với những nghề khác. Điều này
chứng tỏ tri thức và nghề nghiệp có ảnh hưởng
đến thực hành của các đối tượng.
Với p < 0,05 và PR = 6,34 cho thấy giữa kiến
thức