Mục đích: Khảo sát mối liên quan giải phẫu của sự khí hóa mấu giường trước (MGT) và dây thần kinh thị
(TKT) bằng phân tích hình ảnh CTscan. Qua đó chúng tôi nêu tính ứng dụng trong phẫu thuật vùng sàn sọ
trước.
Đối tượng và phương pháp: Với những tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ, chúng tôi có 80 người trưởng
thành chụp CT scan đầu tại bệnh viện Chợ Rẫy đưa vào khảo sát. Với phần mềm phân tích các yếu tố liên quan
về giải phẫu của động mạch cảnh trong và xoang bướm được khảo sát và phân tích trên các mặt phẳng 3D.
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự khí hóa MGT xảy ra 18,5% cho các bên với 22,5% các
MGT bên phải và 20% cho bên trái. Sự khí hóa MGT có sự liên quan sự tạo lồi vào phía trong thành bên XB của
ống thần kinh thị (OTKT) và TKT với 58,7 % các bên phải trái (n=160) trên mức ½ đường kính TKT hoặc lồi
hẳn vào xoang. Đặc biệt TKT chạy trong xoang bướm và xoang sàng chiếm tỉ lệ 27,5%.
Kết luận: Mối liên hệ giải phẫu giữa sự khí hóa MGT và TKT là một trong những biến đổi đặc thù giải
phẫu của xoang bướm cạnh mũi. Khảo sát và đánh giá trước mổ vùng MGT và các xoang sàn sọ trước bằng CT
scan giúp phẫu thuật viên chủ động thao tác và tránh những biến chứng trong phẫu thuật.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát liên quan giải phẫu khí hóa mấu giường trước và thần kinh thị ứng dụng trong phẫu thuật sàn sọ trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 143
KHẢO SÁT LIÊN QUAN GIẢI PHẪU KHÍ HÓA
MẤU GIƯỜNG TRƯỚC VÀ THẦN KINH THỊ
ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT SÀN SỌ TRƯỚC
Huỳnh Lê Phương*
TÓM TẮT
Mục đích: Khảo sát mối liên quan giải phẫu của sự khí hóa mấu giường trước (MGT) và dây thần kinh thị
(TKT) bằng phân tích hình ảnh CTscan. Qua đó chúng tôi nêu tính ứng dụng trong phẫu thuật vùng sàn sọ
trước.
Đối tượng và phương pháp: Với những tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ, chúng tôi có 80 người trưởng
thành chụp CT scan đầu tại bệnh viện Chợ Rẫy đưa vào khảo sát. Với phần mềm phân tích các yếu tố liên quan
về giải phẫu của động mạch cảnh trong và xoang bướm được khảo sát và phân tích trên các mặt phẳng 3D.
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự khí hóa MGT xảy ra 18,5% cho các bên với 22,5% các
MGT bên phải và 20% cho bên trái. Sự khí hóa MGT có sự liên quan sự tạo lồi vào phía trong thành bên XB của
ống thần kinh thị (OTKT) và TKT với 58,7 % các bên phải trái (n=160) trên mức ½ đường kính TKT hoặc lồi
hẳn vào xoang. Đặc biệt TKT chạy trong xoang bướm và xoang sàng chiếm tỉ lệ 27,5%.
Kết luận: Mối liên hệ giải phẫu giữa sự khí hóa MGT và TKT là một trong những biến đổi đặc thù giải
phẫu của xoang bướm cạnh mũi. Khảo sát và đánh giá trước mổ vùng MGT và các xoang sàn sọ trước bằng CT
scan giúp phẫu thuật viên chủ động thao tác và tránh những biến chứng trong phẫu thuật.
Từ khóa: Mấu giường trước; Thần kinh thị; Sự khí hóa; Xoang bướm
ABSTRACT
RELATIONSHIP OF SURGICAL ANATOMY IN PNEUMATIZATIONOF THE ANTERIOR CLINOID
PROCESS AND OPTIC NERVE – APPLICATIONS IN ANTERIOR SKULLBASE SURGERY
Huynh Le Phuong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 143 ‐ 149
Purpose: We sought to investigate the surgical anatomical relation of the pneumatization of anterior clinoid
process and optic nerve. Through that we delineate the surgical applications in anterior skullbase surgery.
Methods: CT scan imaging studies obtained in 80 healthy adults who have no sellar and sphenoid sinus
lesions were reviewed. The anatomical measurements were made on various dimensions using the multiplanar
reconstruction technique that were analyzed.
Results: All of anterior clinoid process in this radiological study had shown that 18.5% of all have been
pneumatized, with 22.5% và 20% for right side and left side, respectively. There was the relationship in
pneumatization between the anterior clinoid process and the optic nerve. The prevalence of the optic canal
protrusion in this study was 58.7% of all sides. Specially, the optic nerve couring through the sphenoid and
ethmoidal sinuses was 27.5%.
Conclusion: This study highlights the variants of surgical anatomy in the pneumatization of the anterior
clinoid process with relationship to the optic nerve. Therefore, to avoid the surgical complication, the axial and
coronal CT sections should always be obtained prior to any surgery in the paraclinoid and sphenoid sinus area.
* Khoa Ngoại thần kinh ‐ Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS. BS Huỳnh Lê Phương ĐT: 0909225188 Email: phuongsds@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 144
Keywords: Anterior clinoid process; Optic nerve; Pneumatization; Sphenoid sinus.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự khí hóa của xương vùng sàn sọ dẫn tới
những biến đổi giải phẫu là hiện tượng thường
gặp. Đặc biệt, xoang bướm và những cấu trúc
xương kề cận có thể thể hiện nhiều mức độ khí
hóa khác nhau. Mấu giường trước (MGT) kề cận
với dây thần kinh thị (TKT), nhóm xoang cạnh
mũi đặc biệt xoang bướm được xem như là vị trí
giải phẫu chịu nhiều khí hóa. Một khi sự khí hóa
này xảy ra quá mức, những biến đổi giải phẫu
này cần được ghi nhận như những tỉ lệ thường
gặp cũng như những nét cần lưu ý trong ứng
dụng phẫu thuật(1,5,6,14).
Trong thực tế phẫu thuật, việc lấy đi cấu trúc
MGT đã được nhấn mạnh như bước cần có
trong các đường mổ để đến đích phẫu thuật.
Tuy nhiên, thao tác lấy bỏ MGT không thể
không có nguy cơ biến chứng ngoại khoa. Thêm
nữa, trong phẫu thuật nội soi qua mũi xoang
bướm hay qua xoang bướm hố yên, các biến
chứng tổn thương TKT cũng thường gặp. Trong
y văn thế giới đã có nhiều nghiên cứu đưa ra
những nhận định về tính đa dạng biến đổi cấu
trúc giải phẫu, mối liên quan giải phẫu của MGT
với những cấu trúc giải phẫu xung quanh như
hành lang phẫu thuật nhằm giúp ứng dụng thực
hành trong phẫu thuật vùng cạnh yên, xoang
bướm‐hố yên. Ngoài ra, cũng đã có những báo
cáo cảnh báo về những tai biến có thể tránh do
chính những biến đổi giải phẫu bởi sự khí hóa
vùng xoang bướm sàn sọ trước gây ra trong
phẫu thuật(1,5,9,12,14).
Tại Việt Nam, dưới góc độ ngoại thần kinh
chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung đặc
điểm biến đổi giải phẫu do sự khí hóa của MGT
và TKT. Nhận thấy lợi ích của việc nắm vững
kiến thức về hình thái giải phẫu đa dạng của
MGT trong mối liên hệ với TKT trong sự khi hóa
từ xoang bướm sẽ hữu ích trong việc đánh giá
trước khi thực hiện phẫu thuật vùng cạnh yên
hay qua xoang bướm hố yên cũng như có thể
góp phần tránh những biến chứng phẫu thuật,
chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về giải phẫu
ảnh hưởng khí hóa của MGT bằng phân tích
hình ảnh CT scan. Trong báo cáo này chúng tôi
trình bày kết quả khảo sát về biến đổi giải phẫu
do khí hóa của MGT và mối liên quan với TKT
và qua đó đánh giá tính hữu hiệu và ứng dụng
của CT scan trong chẩn đoán trước mổ.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được thu thập từ nhóm
mẫu là những người đến chụp CT scan vùng
đầu mặt:
Bao gồm 80 người có yêu cầu đến chụp CT
scan đầu với lý do nhức đầu không rõ nguyên
nhân, chọn ngẫu nhiên trong khoảng tháng
9/2010 đến 10/2010 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân nam nữ, tuổi từ 18 trở lên.
Bệnh nhân được chụp CT scan đầu khảo sát
cả vùng mũi xoang.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng đầu
mặt.
Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật vùng mũi
xoang và đầu mặt.
Bệnh nhân được phát hiện bệnh lý vùng đầu
mặt, xoang qua hình ảnh CT scan.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Phương tiện nghiên cứu
Các hình ảnh CT scan vùng đầu ghi được từ
máy CT scan đa lát cắt. Thông số kỹ thuật xác
lập trên máy CT để đạt hình ảnh tối ưu: Eff.maS:
180; KV: 120; Collimation: 40 × 0.6; Slice: 0.9mm,
Re.increment: 0.4 mm; Kernel: H70h Very sharp;
Window: (Osteo.) C: 400; W: 2.000. Hình ảnh
được dựng lại MPR cho 3 mặt phẳng: mặt
phẳng trục (Axial); mặt phẳng trán (Coronal) và
mặt phẳng dọc (Sagittal).
Biến số nghiên cứu
Dịch tể học: tuổi giới.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 145
Đánh giá mối liên hệ giữa thần kinh thị và
mấu giường trước:
Khảo sát sự khí hóa mấu giường trước.
Khảo sát độ lồi của thần kinh thị liên quan
với sự khí hóa mấu giường trước.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Data về hình ảnh được lưu lại vào đĩa DVD
và sau đó trên máy tính hình ảnh CT được phân
tích bằng phần mềm eFilm Workstation 2.1.0.
(MERGE Healthcare Co. 2005).
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Với mẫu nghiên cứu, chúng tôi có hình ảnh
CT scan vùng MGT cạnh yên từ 80 cá thể trong
mẫu, được xem như 160 vùng MGT (phải và
trái).
Phân bố theo tuổi
Mẫu nghiên cứu trên CT scan ngẫu nhiên cắt
ngang của 80 đối tượng.
Bảng1: Phân bố theo nhóm tuổi
Tuổi 18-20 21-30 31-40 41-50 51-60 61-70 71-8081-90 TS
Số BN 7 13 17 21 16 1 4 1 80
Tỉ lệ % 8,3 16,6 21,6 25 20 1,6 5 1,6 100
Nhận xét: Tuổi nhỏ nhất là 18, tuổi lớn nhất
là 88. Tuổi trung bình (mean) là 42, 4. Tuổi trung
vị (median) là 42.
Phân bố mẫu theo giới
Bảng 2: Phân bố theo giới
Giới Nam Nữ TS
Số BN 27 53 80
Tỉ lệ % 33,3 66,6 100
Nhận xét: trong mẫu nghiên cứu, kết quả nữ
giới chiếm tỉ lệ 2:1 so với nam giới. Chúng tôi
dùng phép kiểm định thống kê để kiểm chứng
các biến, không ảnh hưởng bởi tỉ lệ trên.
Liên quan giải phẫu động mạch cảnh
trong và xoang bướm
Khí hóa mấu giường trước
Bảng 3: Khí hóa mấu giường trước (MGT) theo phải
và trái
Khí hóa không hoàn toàn
Khí hóa hoàn
toàn
MGT phải 6 (7,5%) 10 (12,5%) 16/80 (20,0%)
MGT trái 8 (10%) 10 (12,5%) 18/80 (22,5%)
∑ /160 14/160 (8,75%) 20/160 (12,5%)
34/160
(21,25%)
Nhận xét: bằng phép kiểm thống kê (Signed
ranks Wilcoxon, P<0,05), cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa bên phải trái trong sự
xuất hiện khí hóa mấu giường trước.
Bảng 3: Khí hóa mấu giường trước (MGT) đồng thời
hai bên
Khí hóa không
hoàn toàn
Khí hóa hoàn
toàn
∑
MGT cả hai
bên
8/80 (10,%) 7/80 (8,75%) 15/80
(18,5%)
Nhận xét: 18,5% được ghi nhận những
trường hợp có đồng thời khí hóa MGT cả hai
bên.
Khí hóa ống thần kinh thị / Thần kinh thị
Bảng 4: Mối liên quan vị trí dây thần kinh thị với
xoang bướm và xoang sàng
Lồi vào
XB <1/2
D dây
TK
Lồi vào
XB >1/2
D dây
TK
Lồi gần
hoàn
toàn
Không
thấy lồi
dây TK
Lồi vào
xoang
sàng
TK II
phải
26
(32,5%)
26
(32,5%) 8 (10%) 6 (7,5%)
14
(17,5%)
80
(100%)
TK II
trái
30
(37,5%) 24 (30%) 8 (10%) 4 (5%)
14
(17,5%)
80
(100%)
∑/80 56 (35%) 50 (31,2%)
16
(10,4%)
10
(6,2%)
28
(17,1%)
160
(100%)
Nhận xét: Qua bảng 4, nghiên cứu cho thấy tỉ
lệ tế bào sàng sau (Onodi) khí hóa lan rộng ra sau
trên chiếm 17,1% dẫn tới dây thần kinh thị lồi
chạy trong xoang sàng. Trong khi đó, tỉ lệ dây
thần kinh lồi hẳn chạy trong xoang bướm chiếm
10,4%. Khí hóa MGT phải
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 146
Hình 1.A: Hình CT scan, thiết diện trán (coronal) của một đối tượng trong nghiên cứu, minh họa sự khí hóa
mấu giường trước do sự phát triển tế bào sàng sau gây ra tình trạng dây thần kinh thị chạy trong XB. Hình 1.B:
Hình CT scan, thiết diện phẳng ngang (axial) của một đối tượng trong nghiên cứu khác, minh họa sự khí hóa
mấu giường trước và dây thần kinh thị chạy tự do trong XB và XS. Hai gối trước của động mạch cảnh trong
đoạn xoang hang cũng được nhìn thấy.
BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi
Dân số trong mẫu nghiên cứu lấy từ tuổi
trưởng thành từ 18 tuổi đến 88, lứa tuổi, vùng
xoang cạnh mũi và sàn sọ đã phát triển đầy đủ.
Do đó, mẫu nghiên cứu không bị ảnh hưởng bởi
yếu tố tuổi. Đã có tác giả cho rằng yếu tố tuổi có
ảnh hưởng đến sự khí hóa của xoang cạnh
mũi(9), chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề
này sau với một mẫu dân số đông hơn.
Giới
Nghiên cứu của chúng tôi theo thiết kế mô tả
cắt ngang, và mẫu dân số được lấy theo tiêu chí
đưa ra (phần phương pháp và đối tượng) ngẫu
nhiên không lựa chọn trong một thời điểm ngẫu
nhiên. Dù vậy, qua thống kê theo biến giới tính
cho thấy tỉ lệ Nam và Nữ: ½:1. Tuy nhiên, với
phép kiểm thống kê (Mann‐Whitney U) chúng
tôi vẫn có thể phân tích và tìm hiểu có hay
không có sự khác nhau giữa giới tính trong các
biến nghiên cứu (phần sau). Tỉ lệ dân số nữ lớn
hơn dân số nam cũng có thể lý giải bởi nữ giới
quan tâm đến bệnh tật nhiều hơn nam (chụp
hình kiểm tra sớm khi có triệu chứng bất
thường; triệu chứng nhức đầu cũng là yếu tố
tâm lý thường gặp ở phụ nữ nên CT scan đầu
cũng được chỉ định theo yêu cầu nhiều). Ngoài
ra, nam giới là thành phần lao động chính nên ít
có thời gian hơn.
Đặc điểm khí hóa MGT qua phân tích
hình ảnh CT scan
Do về mặt cấu trúc giải phẫu, MGT là một
đầu xương hướng vào cực trong của bờ sau cánh
bé xương bướm. Chung quanh MGT được bao
quanh bởi những cấu trúc giải phẫu quan trọng
như: động mạch cảnh trong (ĐMCT), ống thần
kinh thị (OTKT): ngăn cách với MGT phía ngoài
sau bởi vách ngăn thị (optic strut), dây thần kinh
thị (TKT), xoang bướm/xoang sàng, nên việc
nắm vững chi tiết giải phẫu liên quan MGT và
đặc biệt những biến đổi khí hóa thường gặp của
MGT là cần thiết. Những đánh giá giải phẫu này
có thể được nhận dạng trước mổ bởi tận dụng
phương tiện chẩn đoán hình ảnh học CT scan
nhằm đạt hiệu quả điều trị cũng như tránh
những biến chứng đáng tiếc trong mổ. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi đề cập tới sự khí hóa
mấu giường trước là tâm điểm.
Sự khí hóa mấu giường trước
Mấu giường trước được xem nằm thành bên
ở góc trước trên và ngoài của xoang bướm và
ngay sau ngoài tế bào sàng sau. MGT bị khí hóa
khi có sự chi phối của sự khí hóa quá mức của
một hoặc cả hai cấu trúc giải phẫu trên: Xoang
bướm và tế bào sàng sau(2,5,7).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận
MGT bị khí hóa chiếm 20% cho các MGT bên
TKT phải TKT trái
TKT trái TKT phải
Khí hóa
MGT trái
Khí hóa
MGT phải
B A
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 147
phải (n=80), 22,5% bên trái tương tự và 21,5%
cho trường hợp tính chung cả hai bên (n=160).
Bằng phép kiểm thông kê, chúng tôi không thấy
có sự khác biệt giữa bên phải và trái trong sự khí
hóa MGT (Bảng 3). Tương tự, chúng tôi cũng ghi
nhận sự khí hóa MGT đồng thời cả hai bên trên
một cá thể chiếm 18,5% (n=80). Vì có những
trường hợp chỉ khí hóa MGT bên phải hay
ngược lại bên trái nhưng không có đồng thời cả
hai bên trên cùng một người, cũng như một bên
khí hóa hoàn toàn và đối bên chỉ khí khóa không
hoàn toàn, và tỉ lệ cho từng bên có ý nghĩa trong
thực tế lâm sàng hơn nên chúng tôi không cộng
dồn các tỉ lệ trên như một số báo cáo trong y văn
cũng như đi phân tích sự khác biệt(4,14).
Tuy nhiên, theo phân chia mức độ khi hóa
của MGT của tác giả Mikami(11) chúng tôi đơn
giản cách gọi như: khí hóa không hoàn toàn
(chỉ khí hóa vách ngăn thị ((optic strut)) hay
chân trước ((anterior root)) của MGT) và khí
hóa hoàn toàn (tức khí hóa cả hai vách ngăn
thị và chân trước MGT). Sự khí hóa không
hoàn toàn của chỉ vách ngăn thị hay khí hóa
hoàn toàn sẽ có ý nghĩa trong phẫu thuật mà
chúng tôi sẽ bàn luận trong phần dưới. Chúng
tôi ghi nhận có 12,5% MGT khí hóa hoàn toàn
trong tổng số hai cạnh (n=160) và 8,75% các
trường hợp MGT khí hóa không hoàn toàn.
Dù mẫu dân số nghiên cứu khác nhau về địa
lý, nhưng kết quả của chúng tôi ghi nhận có sự
hiện diện khí hóa của MGT khoảng 20% tính
chung. Kết quả này không khác với những báo
cáo trong y văn thế giới mà nhiều nghiên cứu đã
cho thấy tỉ lệ khí hóa thay đổi từ 4 đến
29,3%(4,6,7,13,14).
Lồi ống thần kinh / dây thần kinh thị
Về mặt giải phẫu, TKT trong OTKT nằm sát
ngay trước trong với MGT. Sự khí hóa quá mức
của xoang bướm hay/và tế bào sàng sau, lan
rộng tới MGT sẽ gây lồi OTKT vào thành xoang
bướm/xoang sàng. Khi sự khí hóa MGT xảy ra
hoàn toàn, OTKT hầu như nằm hẳn trong xoang
bướm hoặc có thể trong xoang sàng(2,3,9,11,12).
Có nhiều nghiên cứu của y văn thế giới báo
cáo về sự khí hóa của xoang bướm hay/và xoang
sàng lên hiện tượng lồi hay nằm trong xoang
của OTKT / TKT. Một biên độ kết quả rất khác
nhau giữa các nghiên cứu ghi nhận về hiện
tượng biến đổi giải phẫu này với tỉ lệ từ 8 đến
98% các mẫu nghiên cứu cho tất cả các dạng lồi
của OTKT. Sự giải thích sự khác nhau được cho
rằng các mẫu nghiên cứu khác nhau về địa lý, cỡ
mẫu, phương pháp nghiên cứu (phẫu tích xác,
CT scan đa lát cắt khác nhau hoặc với những
khoảng cách lát cắt khác nhau). Trong nghiên
cứu này, chúng tôi phân chia sự lồi của OTKT
vào xoang thành 5 loại với kết quả tỉ lệ ghi nhận
từng loại như ở bảng 4. Tổng của tỉ lệ OTKT lồi
>1/2 đường kính dây thần kinh và tỉ lệ OTKT lồi
hẳn cho kết quả 58,7% các trường hợp cả phải và
trái (n=160).
Tuy nhiên, một thực tại là tỉ lệ OTKT lồi hay
nằm trong xoang bướm/xoang sàng có liên quan
với sự khí hóa MGT(4,14). Có thể xem một khi có
sự hiện diện khí hóa MGT, đây sẽ là một dấu
hiệu quan trọng để xem như có thể kèm theo sự
lồi/nằm trong của OTKT trên thành xoang
bướm/xoang sàng. Điều này có thể hiểu qua hai
cơ chế khả dĩ sau: 1/ sự khí hóa quá mức của tế
bào nền xoang bướm sang bên khiến OTKT bị
bộc lộ trên thành bên đầu tiên để kế tiếp khí hóa
MGT. 2/ sự khí hóa của MGT có thể độc lập phát
triển quá mức gây nên OTKT bị bộc lộ trong
xoang bướm. Giả thiết đầu được cũng cố bởi
nhiều nghiên cứu khi tỉ lệ OTKT lộ trong xoang
nhiều hơn tỉ lệ MGT bị khí hóa(2,4). Kết quả của
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
nhận định này.
Ý nghĩa lâm sàng
Lấy bỏ MGT ngày nay đã trở thành một
bước cần có trong nhiều đường mổ để tiếp
cận/bộc lộ vùng đích đến như vùng cạnh mấu
giường, bộc lộ/di chuyển TKT, tạo phẫu trường
rộng trong các trường hợp túi phình quanh gốc
động mạch mắt, u màng não cạnh mấu giường,
u tuyến yên to, các sang thương phần trên của
động mạch thân nền. Tuy nhiên, một trong
những biến chứng của thao tác lấy bỏ MGT là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 148
nguy cơ xâm phạm vào xoang bướm/xoang
sàng. Nguy cơ biến chứng này tăng cao một khi
MGT bị khí hóa và trường mổ lạc vào XB không
được xử trí làm kín dẫn đến biến chứng rò dịch
não tủy vào xoang. Chúng tôi không đề cập vấn
đề xử trí biến chứng rò trong báo cáo này. Khí
hóa MGT có thể được ghi nhận bởi sự đánh giá
trước mổ bằng khảo sát MGT trên hình ảnh CT
scan. Việc đánh giá trước mổ để ghi nhận sự khí
hóa MGT từ xoang bướm hay xoang sàng có ý
nghĩa tìm kiếm lổ rò trong việc phẫu thuật xử trí
biến chứng rò dịch não tủy sau mổ như là biến
chứng của lấy MGT. Sự hiện diện khí hóa MGT
không đồng nghĩa chống chỉ định lấy MGT mà
rằng đó là dấu hiệu nhắc nhở phẫu thuật viên
cẩn thận trong thao tác, giữ lại nguyên vẹn niêm
mạc xoang đẩy vào xoang hoặc làm kín xoang
sau phẫu thuật(7,11).
Trong phẫu thuật qua mũi nội soi xoang
bướm/qua xoang bướm hố yên, một đánh giá
trước mổ bằng khảo sát CT scan là cần thiết để
ghi nhận có hay không sự khí hóa quá mức sang
bên của xoang bướm hay tế bào sàng sau, MGT
bị khí hóa hay không? Điều này được xác định
đồng nghĩa với thành bên xoang sẽ mỏng và tỉ lệ
thường gặp của TKT và cả động mạch cảnh
trong lồi vào xoang. Đặc biệt khi OTKT chạy tự
do trong xoang, thành xương của OTKT thường
mỏng hay tách xương (dehiscence) dẫn tới chấn
thương TKT trong thao tác mổ. Mặc dù, phương
pháp nội soi qua mũi để vào xoang bướm hay
qua xoang bướm vào hố yên là phương pháp ít
xâm lấn nhưng trường mổ thường hẹp và khi
phẫu thuật viên không lưu tâm yếu tố biến đổi
giải phẫu trên sẽ dễ có nguy cơ biến chứng tổn
thương TKT(5,8,12).
Hình ảnh xoang bướm trên CT scan
Sự phát triển và cải tiến kỹ thuật trong CT
scan đã trải qua nhiều thế hệ máy, từ những CT
scan 4 lát cắt, độ phân giải thấp đến những thế
hệ máy đa lát cắt gần đây với những lát cắt
nhuyễn cùng những phần mềm xử lý nâng cấp
đã cho khả năng tái tạo 3 thiết diện giúp tạo
những hình ảnh chi tiết thực về giải phẫu. Thật
vậy, với thiết diện mặt p