Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm chung của các bệnh nhân được điều trị nội trú tại Bệnh viện
Thống Nhất năm 2010 theo mô hình bệnh tật và tử vong của ICD 10.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả, cắt ngang. Chọn tất cả bệnh nhân điều trị nội trú
tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2010 có chẩn đoán bệnh bằng mã ICD 10.
Kết quả: Có 21.506 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú trên tổng số bệnh đến khám trong năm 2010 là
382.580, chiếm tỷ lệ 5,62 %. Về đặc điểm dịch tể học: bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ bệnh nam/nữ là 3/2. trên 60%
bệnh nhân là người cao tuổi > 60 tuổi. Về mô hình bệnh tật: Bệnh hệ tuần hoàn (nhóm IX) chiếm tỉ lệ cao nhất
(23,9%); bệnh hệ hô hấp (nhóm X) chiếm 14,6%; bệnh hệ tiêu hóa (nhóm XI) chiếm 14,4%. Các bệnh nhiễm
khuẩn và ký sinh trùng (nhóm I) chiếm 9,4%. Phổ biến nhất có bệnh tăng huyết áp vô căn (82,4%); đái tháo
đường (54,6%); đục thể thủy tinh người già chiếm 54,1%. Về tử vong: Tỉ lệ tử vong chung 0,67%. Khoa Hồi
sức cấp cứu có tỉ lệ tử vong cao nhất 28,79%. Bệnh hệ hô hấp, Bệnh hệ tuần hoàn, khối u, nội tiết là bệnh hàng
đầu gây tử vong.
Kết luận: Đặc thù cũng là thế mạnh của bệnh viện Thống Nhất là đa số điều trị bệnh cho người rất lớn tuổi
từ trên 60 tuổi. Mô hình bệnh tật và tử vong cũng có đặc thù riêng.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mô hình bệnh tật và tử vong tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 11
KHẢO SÁT MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2010
Võ Văn Tỵ*, Trần Mạnh Hùng*, Võ Thị Xuân Đài*, Lê Sỹ Sâm*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm chung của các bệnh nhân được điều trị nội trú tại Bệnh viện
Thống Nhất năm 2010 theo mô hình bệnh tật và tử vong của ICD 10.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả, cắt ngang. Chọn tất cả bệnh nhân điều trị nội trú
tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2010 có chẩn đoán bệnh bằng mã ICD 10.
Kết quả: Có 21.506 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú trên tổng số bệnh đến khám trong năm 2010 là
382.580, chiếm tỷ lệ 5,62 %. Về đặc điểm dịch tể học: bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ bệnh nam/nữ là 3/2. trên 60%
bệnh nhân là người cao tuổi > 60 tuổi. Về mô hình bệnh tật: Bệnh hệ tuần hoàn (nhóm IX) chiếm tỉ lệ cao nhất
(23,9%); bệnh hệ hô hấp (nhóm X) chiếm 14,6%; bệnh hệ tiêu hóa (nhóm XI) chiếm 14,4%. Các bệnh nhiễm
khuẩn và ký sinh trùng (nhóm I) chiếm 9,4%. Phổ biến nhất có bệnh tăng huyết áp vô căn (82,4%); đái tháo
đường (54,6%); đục thể thủy tinh người già chiếm 54,1%. Về tử vong: Tỉ lệ tử vong chung 0,67%. Khoa Hồi
sức cấp cứu có tỉ lệ tử vong cao nhất 28,79%. Bệnh hệ hô hấp, Bệnh hệ tuần hoàn, khối u, nội tiết là bệnh hàng
đầu gây tử vong.
Kết luận: Đặc thù cũng là thế mạnh của bệnh viện Thống Nhất là đa số điều trị bệnh cho người rất lớn tuổi
từ trên 60 tuổi. Mô hình bệnh tật và tử vong cũng có đặc thù riêng.
Từ khóa: ICD 10
ABSTRACT
TO INVESTIGATE CLAY MODEL AND MORTALITY AT THE THONG NHAT HOSPITAL IN 2010
Vo Van Ty, Tran Manh Hung, Vo Thi Xuan Dai, Le Sy Sam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 11 - 17
Objective: to investigate the general characteristics of treatment hospitalization patients at Thong Nhat
Hospital in the year 2010 with ICD 10 (International Classification of Diseases 10).
Material and method: prospective, descriptive and cross-sectional. Inclusion total patients have been
treated for deseases at Thong Nhat Hospital.
Results: There are 21,506 treatment hospitalization patients to intern on total 382,580 patients (5.6%).
About epidemiology feature: rat men/women is 3/2. there are 60% patients over 60 years. The highest rates
circulatory system Disease (Group IX) seized (23.9%); Respiratory system Disease (Group X) make up 14.6%;
Digestive system Diseases (Group XI) make up 14.4 %. Most prevalently there is hypertension disease (82.4%);
Diabetes mellitus (54.6%); Polar cataract 54.1%. About mortality: total 0.67 %. At the ICU, there are rate
mortality 28.8%. The Respiratory, circulatory system Disease, tumor, endocrine had high mortality.
Conclusion: specificity and strong force of Thong Nhat Hospital are to treat for patients over 60 years.
Keywords: International Classification of Diseases 10
* Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. CKI. Võ Văn Tỵ ĐT: 0914139015 Email: bsvovanty@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 12
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một
cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe,
tình hình kinh tế-xã hội của quốc gia hay cộng
đồng đó. Việc xác định mô hình bệnh tật giúp
cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân một cách toàn diện, đầu tư
cho công tác phòng chống bệnh có chiều sâu và
trọng điểm, từng bước hạ thấp tối đa tần suất
mắc bệnh và tỉ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng
cao sức khỏe nhân dân.
Từ mô hình bệnh tật và tử vong người ta có
thể xác định được các bệnh tật phổ biến nhất,
các bệnh có tử vong nhiều nhất giúp cho định
hướng lâu dài về kế hoạch phòng chống bệnh
tật trong từng khu vực cụ thể. Xã hội ngày càng
phát triển mô hình bệnh tật cũng thay đổi.
Danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật và
các vấn đề liên quan đến sức khỏe lần thứ 10 là
sự tiếp nối và hoàn thiện hơn về cấu trúc, phân
nhóm và mã hóa các ICD trước đây. ICD-10
được Tổ chức y tế thế giới (WHO) triển khai xây
dựng từ tháng 9 năm 1983. Toàn bộ danh mục
được xếp thành 21 chương. ICD-10 cho phép mã
hóa khá chi tiết và đầy đủ các loại bệnh tật và
cho phép triển khai sâu tùy từng loại bệnh tật(1).
Một số bệnh viện cũng đã khảo sát mô hình
bệnh tật và tử vong của bệnh viện mình, tuy
nhiên mô hình bệnh tật của các bệnh viện
thường khác nhau do mang tính đặc thù riêng
cho từng bệnh viện theo chuyên khoa (BV Răng
Hàm Mặt, BV Phụ sản ) hoặc theo lớp tuổi
(BV Nhi Đồng I, ), bệnh viện Thống Nhất chủ
yếu chăm sóc sức khỏe cán bộ và đã mở rộng
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đề tài nghiên cứu
này nhằm mục đích “khảo sát mô hình bệnh tật
và tử vong của bệnh nhân điều trị nội trú tại
Bệnh viện Thống Nhất trong năm 2010”.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm chung của các bệnh nhân
được điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất
năm 2010.
Xác định 10 bệnh phổ biến theo ICD 10.
Xác định tỉ lệ và nguyên nhân tử vong.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả, cắt ngang
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Chọn tất cả bệnh nhân điều trị nội trú tại
Bệnh viện Thống Nhất từ 1/1/2010 đến
31/12/2010 có chẩn đoán bệnh chính bằng mã
ICD 10.
Phương pháp nghiên cứu
(1) Sử dụng hồ sơ bệnh án, các báo cáo
thống kê bệnh viện tại bộ phận lưu trữ. (2) Phân
nhóm và xếp loại bệnh tật theo 21 nhóm bệnh
của ICD-10. (3) Kết quả xếp thành các bảng biểu
về mô hình bệnh tật và tử vong
Thu thập và xử lý số liệu
Thống kê theo các phần mềm thông dụng
hiện nay.
KẾT QUẢ
Tổng số bệnh nhân đến khám trong năm
2010 là 382.580. Trong đó bệnh nhân nhập viện
điều trị nội trú là 21.506 (5,62 %).
Các đặc điểm dịch tễ học
Bảng 1: Các đặc điểm dịch tễ học
Tần số Tỉ lệ %
Giới
Nam 12.660 58,9
Nữ 8.846 41,1
Tuổi
< 30 2.836 13,2
31 - 60 5.620 26,1
61 - 80 9.358 43,5
> 81 3.692 17,2
Nơi cư ngụ
TP Hồ Chí Minh 16.963 78,9
Các tỉnh khác 4.543 21,1
Nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ (nam 58,9 %, nữ
41,1 %).
Tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ cao nhất 60,7%.
Bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh nhập
viện điều trị nhiều hơn ở các tỉnh khác.
Bệnh nhân điều trị nội trú theo khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 13
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân điều trị nội trú giảm dần
theo khoa
Khoa điều trị Tần số Tỉ lệ %
Nội B1 2.849 13,2
Nội B2 2.290 10,6
Ngoại TQ 2.261 10,5
Nội A3 1.698 7,9
Nội B3 1.680 7,8
TH-UB 1.502 7,0
TMH-Mắt 1.316 6,1
CTCH 1.287 6,0
Tim mạch 1.194 5,6
Nội A2 1.029 4,8
Thần kinh 902 4,2
Nội A1 863 4,0
PT-GMHS 699 3,3
TMCC-CT 695 3,2
Nội thận 502 2,3
YHCT 432 2,0
Cấp cứu 175 0,8
HSTC-CĐ 132 0,6
Tổng cộng 21.506 100,0
Các khoa có bệnh nhân điều trị nội trú nhiều
nhất: Nội B1, Nội B2, Ngoại TQ, Nội B3, Nội A3,
TH-UB, Tim mạch.
Bệnh nhân điều trị nội trú theo tháng
Bảng 3: Phân bố bệnh nhân điều trị nội trú theo
tháng
Tháng Tần số Tỉ lệ %
1 1.673 7,78
2 1.267 5,89
3 1.987 9,24
4 1.770 8,23
5 2.003 9,31
6 1.873 8,71
7 2.018 9,39
8 2.004 9,32
9 2.027 9,43
10 1.881 8,75
11 1.818 8,45
12 1.184 5,51
Tổng cộng 21.506 100,00
Số lượng BN vào viện trong quý III cao
nhất (28,7%).
Cơ cấu bệnh tật xếp theo 21 nhóm bệnh
Bảng 4: Phân bố cơ cấu bệnh tật theo 21 nhóm bệnh
Nhóm Tên nhóm bệnh Tần số Tỉ lệ %
I Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật 4.219 9,4
II Khối u 3.151 7,1
III
Bệnh máu, cơ quan tạo máu và
một số rối loạn liên quan cơ chế
miễn dịch
157 0,4
IV Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá 1.278 2,9
V Rối loạn tâm thần và hành vi 137 0,3
VI Bệnh hệ thần kinh 663 1,5
VII Bệnh mắt và phần phụ 1.280 2,9
VIII Bệnh tai và xương chũm 1.353 3,0
IX Bệnh hệ tuần hoàn 10.710 23,9
X Bệnh hệ hô hấp 6.530 14,6
XI Bệnh hệ tiêu hoá 6.433 14,4
XII Bệnh da và mô dưới da 330 0,7
XIII Bệnh cơ-xương và mô liên kết 2.273 5,1
XIV Bệnh hệ tiết niệu-sinh dục 2.676 5,9
XV Chửa, đẻ và sau đẻ 72 0,2
XVII Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm sắc thể 17 0,03
XVIII
Triệu chứng, dấu hiệu và những
phát hiện lâm sàng và cận lâm
sàng bất thường, không phân loại
ở nơi khác
492 1,1
XIX
Chấn thương, ngộ độc và một số
hậu quả khác do nguyên nhân bên
ngoài
2.749 6,2
XX Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong 190 0,4
XXI
Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
sức khoẻ và việc tiếp xúc với cơ
quan y tế
1 0,002
44.711 100,00
Tỉ lệ người bệnh được nhập viện điều trị nội
trú là 5,62%. Năm 2010, bệnh hệ tuần hoàn
chiếm tỉ lệ cao nhất 23,95 %, bệnh hệ hô hấp
14,60 %, bệnh hệ tiêu hoá 14,38 %, bệnh nhiễm
khuẩn và ký sinh vật chiếm 9,43 %.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 14
Bệnh phổ biến nhất trong từng nhóm bệnh
Bảng 5: Phân bố bệnh phổ biến nhất trong từng nhóm bệnh
Nhóm Mã bệnh Bệnh phổ biến nhất Tần số Tỷ lệ %
1 B34 Nhiễm virus ở vị trí không xác định 527 23,85
2 D17 Bướu mỡ 238 27,93
3 D50 Thiếu máu do thiếu sắt 51 45,13
4 E11 Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin 11.342 54,59
5 F48 Rối loạn thần kinh khác 101 43,91
6 G20 Sa sút tâm thần trong bệnh Parkinson 980 29,98
7 H25 Đục thủy tinh thể người già 9.782 54,10
8 H81 Rối loạn chức năng tiền đình 4.240 75,84
9 I10 Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát) 63.910 82,39
10 J02 Viêm họng cấp 6.819 29,37
11 K29 Viêm dạ dày và tá tràng 5.614 32,73
12 L20 Viêm da cơ địa dị ứng 1.218 39,93
13 M15 Thoái hoá đa khớp 5.430 37,16
14 N40 Tăng sản tuyến tiền liệt 3.045 38,55
15 O26 Săn sóc bà mẹ vì những điều kiện khác chủ yếu liên quan đến thai nghén 3.044 90,97
16 P28 Các bệnh lý hô hấp khác có nguồn gốc trong giai đoạn chu sinh 1 100,00
17 Q91 Hội chứng Edwards và hội chứng Patau 22 91,67
18 R51 Đau đầu 475 31,25
19 S80 Tổn thương nông tại cẳng chân 823 36,76
20 W57 Bị côn trùng không có nọc và các loài tiết túc không có nọc độc cắn hay đốt 3 42,86
21 Z48 Chăm sóc theo dõi phẫu thuật khác 1 100,00
Nhận xét: Các bệnh phổ biến nhất trong
từng chương bệnh gồm có tăng huyết áp 63.910
(82,39%), bệnh đái tháo đường không phụ thuộc
insulin 11.342 (54,59%), đục thủy tinh thể người
già 9.782 (54,10%).
Bệnh nhân tử vong
Số bệnh nhân nội trú 21.506, trong đó có 144
bệnh nhân tử vong chiếm tỉ lệ 0,67%. Tỉ lệ tử
vong chung toàn viện năm 2010 là 0,67%. Khoa
Hồi sức tích cực chống độc có số bệnh nhân tử
vong cao nhất 38 (28,79%).
Bệnh nhân tử vong theo từng khoa
Bảng 6: Phân bố bệnh tử vong theo từng khoa với tỷ
lệ giảm dần
Khoa Tử vong Số BN nội trú Tỉ lệ %
HSTC-CĐ 38 132 28,8
Nội B3 16 168 9,5
Cấp cứu 13 175 7,4
Khoa Tử vong Số BN nội trú Tỉ lệ %
Nội A1 14 863 1,6
TMCC-CT 11 695 1,6
Thần kinh 8 902 0,9
Nội A2 9 1.029 0,9
TH-UB 8 1.502 0,5
Nội B1 13 2.849 0,5
Nội B2 1 229 0,4
PT-GMHS 3 699 0,4
Nội thận 2 502 0,4
Tim mạch 4 1.194 0,3
Nội A3 2 1.698 0,1
CTCH 1 1.287 0,1
Ngoại TQ 1 2.261 0,0
TMH-Mắt 1.316 0,0
YHCT 432 0,0
Nhận xét: Các khoa có tỉ lệ bệnh nhân tử
vong nhiều nhất: HSTC-CĐ, Cấp cứu, Nội A1,
TMCC-CT.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 15
Bệnh nhân tử vong theo nhóm bệnh
Bảng 7: Bệnh tử vong theo nhóm bệnh với tỷ lệ giảm dần so với tần số mắc bệnh
Mắc bệnh Tử vong Nhóm Tên nhóm bệnh
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỉ lệ %
X Bệnh hệ hô hấp 653 14,6 36 25,0
II Khối u 3.151 7,1 28 19,4
IX Bệnh hệ tuần hoàn 1.071 23,9 26 18,1
I Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật 4.219 9,4 12 8,3
IV Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá 1.278 2,9 12 8,3
XI Bệnh hệ tiêu hoá 6.433 14,4 7 4,9
XIV Bệnh hệ tiết niệu-sinh dục 2.676 5,9 7 4,9
XIX Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài 2.749 6,2 5 3,5
III Bệnh máu, cơ quan tạo máu và một số rối loạn liên quan cơ chế miễn dịch 157 0,4 4 2,8
XVIII Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng, cận lâm sàng khác, không phân loại ở nơi khác (R11-R49, R50-R53, R55-R99) 492 1,1 4 2,8
VI Bệnh hệ thần kinh 663 1,5 3 2,1
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Tổng số bệnh nhân đến khám trong năm
2010 là 382.580. Trong đó bệnh nhân nhập viện
điều trị nội trú là 21.506 (5,62 %).
Bệnh nhân nam 58,86% cao hơn nữ 41,14%,
tỷ lệ nam/nữ là 3/2
Bệnh nhân ở nhóm tuổi từ 61 – 80 tuổi chiếm
tỉ lệ cao nhất (43,5%), bệnh nhân trên 60 tuổi
chiếm 60,7%. Đây là đặc thù của bệnh viện
Thống Nhất, bệnh viện có nhiệm vụ bảo vệ sức
khỏe cán bộ. Với nhiệm vụ đó, trường Đại Học
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở
của bộ môn Lão khoa tại bệnh viện để nghiên
cứu phát triển và ứng dụng tốt nhất cho người
bệnh lớn tuổi.
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, những
người có độ tuổi từ 60 trở lên được xác định là
người cao tuổi (NCT). Năm 2002, có gần 400
triệu người từ 60 tuổi trở lên sống ở các nước
đang phát triển và hơn một nửa số người cao
tuổi của thế giới hiện sống ở Châu Á. Hiện nay,
số người cao tuổi trên thế giới là khoảng 580
triệu người và đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng
2 tỉ người cao tuổi. Tốc độ dân số già tăng lên
nhanh chóng là do tuổi thọ trung bình tăng,
giảm tỉ lệ sinh cũng như giảm tỉ lệ tử vong. Xu
hướng già hoá dân số kéo theo đó là vấn đề
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho một số lượng
đông đảo người cao tuổi trong cộng đồng đang
là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại
trong thế kỷ 21(4). Tương lai của mỗi quốc gia và
toàn nhân loại đang gắn liền với sức khoẻ của
những người cao tuổi.
Việt Nam là một nước đang phát triển,
mặc dù hiện tại cấu trúc dân số vẫn thuộc loại
trẻ, song số người cao tuổi đang có xu hướng
tăng nhanh. Tỉ lệ NCT năm 1989 là 7,2% và
năm 2003 là 8,65%. Theo dự báo, Việt Nam sẽ
chính thức trở thành quốc gia có dân số già
vào năm 2014. NCT Việt Nam là lớp người đã
có những đóng góp to lớn trong suốt chiều
dài lịch sử của đất nước và có bề dày kinh
nghiệm, chiều sâu trí tuệ(5). Chăm sóc đời
sống vật chất tinh thần và chăm sóc sức khoẻ
cho NCT là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn
xã hội. Do các đặc điểm về sinh lý, người cao
tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh và có nhiều
vấn đề sức khoẻ hơn so với các lứa tuổi khác.
Bệnh nhân cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí
Minh chiếm tỉ lệ (78,9%) cao hơn các tỉnh khác
đến nhập viện (21,1%). Thật sự thì bệnh nhân
các tỉnh chủ yếu cũng là cán bộ cấp cao của các
tỉnh vào viện điều trị.
Các khoa có bệnh nhân điều trị nội trú cao là
khoa Nội B1 có 2.849 bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao
nhất 13,2%, sau đó là khoa Nội B2 có 2.290 bệnh
nhân (10,6%), khoa Ngoại Tổng quát có 2.261
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 16
bệnh nhân (10,51%), khoa Nội B3, Nội A3 cũng
chiếm tỷ lệ trên 7%. Trong những năm gần đây
bệnh viện đã mở rộng điều trị cho người dân, vì
vậy các khoa Nội điều trị cho người dân cũng
tăng thu dung điều trị như Nội B1, B2, B3 và
Khoa Ngoại Tổng quát. Bệnh viện đang ngày
càng khẳng định vị thế của mình không những
bảo vệ sức khỏe cán bộ mà còn giúp chăm sóc
sức khỏe nhân dân.
Mô hình bệnh tật (theo ICD-10)
Về nhóm bệnh
Trong bảng 4 cho thấy bệnh chiếm tỉ lệ cao
nhất là bệnh hệ tuần hoàn (nhóm IX) chiếm
23,9%; bệnh hệ hô hấp (nhóm X) chiếm 14,6%;
tiếp đến là bệnh hệ tiêu hóa (nhóm XI) chiếm
14,4%. Các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng
(nhóm I) chiếm 9,4%.
Điều này không những phù hợp với đặc
điểm bệnh tật của cả nước và là đặc trưng bệnh
tật của những nước đang phát triển, mà còn là
điểm riêng của bệnh viện Thống Nhất với mũi
nhọn điều trị ở các khoa tiên tiến như khoa Tim
mạch Cấp cứu – Can thiệp, Phẫu thuật Lồng
ngực, Phẫu thuật Tim v.v
Về bệnh phổ biến nhất trong từng nhóm bệnh
Bảng 5 cho thấy bệnh tăng huyết áp vô
căn chiếm tỉ lệ cao nhất (82,4%); tiếp theo là
đái tháo đường chiếm tỉ lệ 54,6%; đục thể
thủy tinh người già chiếm 54,1%. Do đó cần
quan tâm đến chẩn đoán và điều trị đúng mức
cho những bệnh lý này.
Về tử vong
Bệnh nhân tử vong theo từng khoa
Bảng 6 là phân bố bệnh tử vong theo từng
khoa. Tử vong cao nhất là khoa Hồi sức tích cực
chống độc và khoa Cấp cứu vì đó là nơi chủ yếu
điều trị bệnh thập tử nhất sinh nên tử vong cũng
tập trung ở đó nhiều hơn.
Bảng 7 là tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong
trong năm 2010 của bệnh viện Thống Nhất. Tử
vong cao theo thứ tự giảm dần là bệnh hô hấp,
bệnh ung thư, bệnh hệ tuần hoàn, bệnh nội tiết
chuyển hóa và bệnh nhiễm ký sinh trùng.
So sánh với bảng 8 là Số liệu thống kê của
Bộ Y tế năm 1997, tỉ lệ mắc và tử vong của 10
nhóm bệnh theo phân loại ICD-10, thì bệnh hô
hấp tử vong hàng thứ tư, bệnh tiêu hóa hàng
thứ 6 và bệnh ung thư hàng thứ 7. Sỡ dĩ có
những khác biệt là do đặc thù của điều trị của
bệnh viện Thống Nhất như đã nhận xét.
Bảng 8. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong theo tổng số bệnh
điều trị năm 1997 của Bộ Y tế
Tỉ lệ /tổng số
Bệnh
Mắc Tử vong
Tai nạn. chấn thương. ngộ độc 8,7 24,2
Cơ xương tổ chức liên kết 6,4 23
Nhiễm khuẩn và ký sinh vật 21,9 16,8
Bệnh hô hấp 17,9 12,5
Bệnh lý chu sinh 0,5 6,8
Bệnh tiêu hóa 12,9 6
Khối u 0,8 2,3
Triệu chứng khó xác định 3,4 1,6
Bệnh lý chửa. đẻ 3,1 1,6
Bệnh tiết niệu. sinh dục 5,7 1,4
Bệnh hệ thần kinh 2,6 1,2
Nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa 3,8 1,1
Máu và cơ quan tạo máu 0,5 1,1
Dị dạng bẩm sinh 0,1 0,6
Da và tổ chức dưới da 2,5 0,4
Tâm thần 1,2 0,2
Bệnh tuần hoàn 2,9 0,1
Bệnh mắt 4,3 0
Tai mũi họng 1,5 0
KẾT LUẬN
Đặc thù cũng là thế mạnh của bệnh viện
Thống Nhất là đa số điều trị bệnh cho người rất
lớn tuổi từ trên 60 tuổi. Mô hình bệnh tật và tử
vong cũng mang đặc thù riêng của bệnh viện
Thống Nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (1997). Hướng dẫn sử dụng bảng phân loại bệnh tật
quốc tế lần thứ 10, Hà Nội – 1997.
2. Bộ Y tế (2000). Nghị quyết của Chính phủ về định hướng chiến
lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời
gian 1996-2000 và chính sách quốc gia về thuốc của Việt
Nam.NQ số 37/CP. 30/6/1996.
3. Cao Khả Anh (2000). Nhận xét mô hình bệnh tật tại BV Ninh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 17
Hoà-Khánh Hòa từ 1997-1999-Luận văn tốt nghiệp BS CK1
công cộng-ĐH Y Huế.
4. Đinh Đức Tiến (1996). Sức khỏe trước thềm thế kỷ 21- Tạp chí
TTYD số 4, tr 15-18.
5. Đỗ Nguyên Phương (1997). Định hướng chiến lược công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ nay đến năm 2000 và
2020-Quản lý Bệnh viện-NXB Y học, 1997, tr 6 - 18.
6. Hồ Việt Mỹ (2001). Tình hình bệnh tật và tử vong tại BVĐK tỉnh
Bình Định từ 1996-2000-Luận văn tốt nghiệp BS CK1 công cộng-
ĐH Y Huế.
7. Lê Ngọc Trọng (1999). Những nhiệm vụ cấp bách của công tác
khám chữa bệnh "Quản lý bệnh viện huyện", tr 19-21.
8. Nguyễn Đình Hối, Trương Đình Kiệt (2000). Nghiên cứu phân
tích tình hình sức khỏe bệnh tật của Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, tạp chí y học TP.HCM số 1, tập 4, 2000, tr 8-22.
9. Trần Quốc Túy (1999). Công tác phòng chống sốt rét sau 30 năm
thực hiện di chúc Bác Hồ, tạp chí TTYD số 10, 1999, tr 2-5.
10. Trần Thu Thuỷ (1997). Mô hình tổ chức quản lý Bệnh viện-
Quản lý bệnh viện- NXB Y học.