Khảo sát mối liên hệ rối loạn lipid huyết với một số yếu tố nguy cơ tim mạch

Mở đầu: Rối loạn lipid huyết vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau nên việc phát hiện sớm rối loạn lipid huyết là rất quan trọng và cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát mối liên hệ rối loạn lipid huyết với một số yếu tố nguy cơ tim mạch. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện 87 - Quân chủng Hải quân, từ tháng 9/2011 đến tháng 01/2012 (n= 527). Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 527 đối tượng có tuổi từ 20 đến 84 gồm 321 nam (chiếm 60,9%), 206 nữ (chiếm 39,1%). Tỷ lệ tăng vòng bụng ở nhóm nghiên cứu là 27,83%. Tỷ lệ rối loạn lipid huyết là66,60%. Tăng cholesterol toàn phần (CT) chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,08%; tiếp đến là tăng triglycerid (TG) (40,61%); tăng LDL-C (30,02%) và giảm HDL-C (12,14%). Các yếu tố nguy cơ tim mạch gồm rối loạn lipid huyết có tỷ lệ cao nhất 66,60%, tiếp theo là đái tháo đường (30,74%); tăng huyết áp (26,56%); béo phì (17,26%) và hút thuốc lá (16,31%) (chỉ gặp ở nam giới). Tỷ lệ rối loạn lipid huyết ở các đối tượng hút thuốc lá và đái tháo đường cao hơn các đối tượng không hút thốc lá và không bị đái tháo đường (xấp xỉ 10%) (p < 0,05). Kết luận: Rối loạn lipid huyết ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì, hút thuốc lá và đái tháo đường cao hơn các đối tượng không hút thốc lá và không bị đái tháo đường.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối liên hệ rối loạn lipid huyết với một số yếu tố nguy cơ tim mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 1 KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ RỐI LOẠN LIPID HUYẾT VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Lê Xuân Trường*, Bùi Thị Hồng Châu*, Lâm Thùy Như*, Hà Thị Hương Giang** TÓM TẮT Mở đầu: Rối loạn lipid huyết vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau nên việc phát hiện sớm rối loạn lipid huyết là rất quan trọng và cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát mối liên hệ rối loạn lipid huyết với một số yếu tố nguy cơ tim mạch. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện 87 - Quân chủng Hải quân, từ tháng 9/2011 đến tháng 01/2012 (n= 527). Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 527 đối tượng có tuổi từ 20 đến 84 gồm 321 nam (chiếm 60,9%), 206 nữ (chiếm 39,1%). Tỷ lệ tăng vòng bụng ở nhóm nghiên cứu là 27,83%. Tỷ lệ rối loạn lipid huyết là 66,60%. Tăng cholesterol toàn phần (CT) chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,08%; tiếp đến là tăng triglycerid (TG) (40,61%); tăng LDL-C (30,02%) và giảm HDL-C (12,14%). Các yếu tố nguy cơ tim mạch gồm rối loạn lipid huyết có tỷ lệ cao nhất 66,60%, tiếp theo là đái tháo đường (30,74%); tăng huyết áp (26,56%); béo phì (17,26%) và hút thuốc lá (16,31%) (chỉ gặp ở nam giới). Tỷ lệ rối loạn lipid huyết ở các đối tượng hút thuốc lá và đái tháo đường cao hơn các đối tượng không hút thốc lá và không bị đái tháo đường (xấp xỉ 10%) (p < 0,05). Kết luận: Rối loạn lipid huyết ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì, hút thuốc lá và đái tháo đường cao hơn các đối tượng không hút thốc lá và không bị đái tháo đường. Từ khóa: Rối loạn lipid huyết, yếu tố nguy cơ tim mạch. ABSTRACT THE RELATION OF PLASMA LIPID PROFILE WITH CARDIOVASCULAR RISK FACTORS Le Xuan Truong, Bui Thi Hong Chau, Lam Thuy Nhu, Ha Thi Huong Giang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 1 - 6 Background: Plasma lipid profile is considered both a cause and a consequence of various pathological states. As a result, early detection of plasma lipid profile plays very important and necessary role. Objective: To define the relation of plasma lipid profile with cardiovascular risk factors. Methods: Prospective cross-sectional observational study. This study has been performed in hospital 87 - Navy from September 2011 to January 2012 (n=527). Results: There were 527 patients with age ranging from 20 to 84, including 321 males (60.9%) and 206 females (39.1%). In the study group, increasing waist was 27.83%. Plasma lipid profile was 66.60%. The total cholesterol had a high rate is 54.08%; followed by triglyceride (40.61%); increased LDL-C (30.02%) and lower HDL-C (12.14%). Among cardiovascular risk factors, plasma lipid profile had the highest rate 66.60%, followed by diabetes (30.74%); hypertension (26.56%); obesity (17, 26%) and smoking (16.31%) (only found in men). The rate of plasma lipid profile in patients smoking and diabetes was higher than patients no smoking and not diabetes (approximately 10%) (p <0.05). Conclusion: Plasma lipid profile in patients with cardiovascular risk factors such as obesity, smoking and diabetes was higher than those no smoking and not diabetes. * Bộ môn Hoá Sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM, ** Bệnh viện 87 – Quân Chủng Hải Quân Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Xuân Trường ĐT: 01269872057 Email: lxtruong57@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 2 Keywords: Plasma lipid profile, cardiovascular risk factors MỞ ĐẦU Rối loạn lipid huyết là một yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh và đây là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa của bệnh động mạch vành. Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn lipid huyết như: ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều cholesterol, béo phì, uống quá nhiều rượu... hoặc là rối loạn thứ phát của các bệnh lý (đái tháo đường, hội chứng thận hư). Kinh tế ngày càng phát triển, sự hiện đại hóa trong cuộc sống với đầy đủ những tiện nghi đã làm cho con người trở nên ít vận động. Mức sống được cải thiện làm thay đổi hẳn cơ cấu bữa ăn cả về số lượng và chất lượng. Đó là những lý do gây tăng tỷ lệ thừa cân và rối loạn lipid huyết cũng như gia tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, xương khớp ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện 87, từ tháng 9/2011 đến tháng 01/2012. Cỡ mẫu Theo công thức:     2 1 / 2 2 Z P 1 P n d    Với n: Cỡ mẫu. Z: Trị số từ phân phối chuẩn. α: Xác xuất sai lầm loại I, chọn α = 0,05 nên Z = 1,96. p: Tỷ lệ rối loạn lipid máu (p = 60%) d: Sai số cho phép, chọn d = 0,05 n ≥ 369 bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Các trường hợp trong mẫu nghiên cứu được thu thập đầy đủ các chỉ số: huyết áp, cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng mông và xét nghiệm về glucose huyết và lipid huyết gồm cholesterol, triglycerid, HDL - cholesterol, LDL - cholesterol. Xét nghiệm được thực hiện tại khoa xét nghiệm Bệnh viện 87 - Quân chủng Hải quân, sử dụng hoá chất của hãng Roche và tiến hành trên máy sinh hoá tự động Hitachi 902 của Nhật Bản. Các xét nghiệm luôn đảm bảo theo đúng nguyên tắc về kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào các yếu tố sau: tuổi, giới, rối loạn lipid huyết, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì. Chẩn đoán rối loạn lipid huyết theo Hội Tim mạch Việt Nam, có rối loạn chuyển hóa lipid khi có ít nhất một trong các chỉ số sau(4,5,8): cholesterol toàn phần (CT) ≥ 5,2 mmol/l; triglycerid (TG) ≥ 2,3 mmol/l; LDL - cholesterol (LDL – C) ≥ 3,4 mmol/l; HDL - cholesterol (HDL – C) ≤ 0,9 mmol/l. Tiêu chuẩn xác định thể trạng dựa vào BMI(12). Xác định có tăng BMI khi chỉ số khối cơ thể ≥ 23. Tăng vòng bụng khi số đo vòng bụng ≥ 90 cm ở nam; ≥ 80 cm ở nữ. Tăng vòng bụng/vòng mông (VB/VM) khi giá trị chỉ số VB/VM ≥ 0,9 ở nam; ≥ 0,85 ở nữ. Chẩn đoán béo phì theo WHO, phân loại béo phì theo tình trạng phân bố mỡ trên cơ thể dành cho người trưởng thành Châu Á(13, 14). Phân loại tăng huyết áp theo Hội tim mạch học Việt Nam(5). KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi có 527 đối tượng có tuổi từ 20 đến 84 gồm 321 nam (chiếm 60,9%), 206 nữ (chiếm 39,1%). Bảng 1: Tuổi và các chỉ số nhân trắc. Thông số Nam (n= 321) Nữ (n= 206) p Tuổi trung bình (năm) 53 ± 12 57 ± 12 < 0,05 Chiều cao trung bình (cm) 165 ± 5 155 ± 5 < 0,05 Cân nặng trung bình (kg) 63 ± 8 53 ± 7 < 0,05 BMI Trung bình (kg/m 2 ) Tăng, n (%) 23,14 ± 2,49 170 (52,96%) 22,04 ± 2,57 73 (35,44%) < 0,05 VB Trung bình (cm) 79,56 ± 7,76 74,16 ± 7,02 < 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 3 Thông số Nam (n= 321) Nữ (n= 206) p Tăng, n (%) 27 (8,41%) 40 (19,42%) VM trung bình (cm) 90,47 ± 6,01 86,52 ± 6,04 < 0,05 VB/VM Trung bình Tăng, n (%) 0,88 ± 0,05 114 (35,51%) 0,86 ± 0,05 134(65,05%) < 0,05 Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI rất khác nhau giữa các vùng trên thế giới. Nếu như ở các nước Âu-Mỹ, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có chỉ số BMI ≥ 30 rất cao, thì ngược lại ở các nước khu vực Đông Nam châu Á, đặc biệt là các nước Asean chỉ số này rất thấp nếu áp dụng cùng mức tiêu chuẩn(12). Trong nghiên cứu này áp dụng tiêu chuẩn của WHO dành cho người trưởng thành châu Á và kết quả bảng 1 cho thấy chỉ số khối cơ thể của nam cao hơn nữ (23,14 ± 2,49 so với 22,04 ± 2,57). Tỷ lệ tăng cân giữa nam và nữ có sự khác biệt (nam: 52,69%; nữ: 35,44%). Số đo vòng bụng là một tiêu chí bắt buộc để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa và chỉ số vòng bụng/vòng mông là một tiêu chí để chẩn đoán béo phì trung tâm (béo bụng). Bảng 1 cũng cho thấy tỷ lệ tăng vòng bụng ở nhóm nghiên cứu là 27,83%. Nam có số đo trung bình vòng bụng và chỉ số vòng bụng trên vòng mông cao hơn nữ, nhưng nữ có tỷ lệ tăng vòng bụng cao hơn nam (19,42% so với 8,41%). Béo bụng là tính đến lượng mỡ dư thừa tập trung ở dưới da bụng và trong ổ bụng. Tình hình béo bụng do ít vận động thể lực đang ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy béo vùng bụng hay còn gọi là béo trung tâm có giá trị hơn BMI trong đánh giá vữa xơ động mạch. Người ta thấy lượng mỡ trong bụng khác nhau ở 2 người có cùng BMI và các biến chứng tim mạch tăng lên ở người có vòng bụng lớn hơn(2). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Thủy(7) cho thấy có sự tương quan thuận giữa vòng bụng/vòng mông với huyết áp, TG và LDL – cholesterol tương quan nghịch với HDL - cholesterol. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 1 cũng cho thấy có 248/527 = 47,06% bệnh nhân béo bụng (tỷ lệ vòng bụng trên vòng mông > 0,9 ở nam, > 0,85 ở nữ). Bảng 2: Kết quả xét nghiệm máu của nhóm nghiên cứu. Các chỉ số (mmol/l) Chung (n = 527) Nam (n = 321) Nữ (n = 206) CT 5,39 ± 1,04 5,34 ± 1,07 5,47 ± 0,99 TG 2,25 ± 1,20 2,33 ± 1,29 2,13 ± 1,04 LDL-Cl 2,83 ± 1,12 2,78 ± 1,13 2,91 ± 1,09 HDL-Cl 1,54 ± 0,43 1,52 ± 0,44 1,57 ± 0,41 Glucose 5,61 ± 1,75 5,69 ± 1,90 5,34 ± 1,14 Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy giá trị trung bình nồng độ của các chỉ số lipid huyết ở mức cao có CT (5,39 ± 1,04 mmol/l). Ở mức bình thường có TG (2,25 ± 1,2 mmol/l); LDL-C (2,83 ± 1,12 mmol/l) và HDL-C (1,54 ± 0,43 mmol/l). Giá trị trung bình nồng độ của xét nghiệm glucose huyết là 5,61 ± 1,75 mmol/l. Nồng độ glucose huyết 5,6 mmol/l là giới hạn dưới của một trong bốn tiêu chí kết hợp với béo phì dạng nam để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế năm 2006. Vì vậy, trong thực hành lâm sàng cần điều chỉnh đường huyết ngay ở giới hạn này. Tình trạng rối loạn lipid huyết ở nhóm nghiên cứu Bảng 3: Tỷ lệ các mức nồng độ lipid huyết. Chỉ số lipid (mmol/l) Chung (n=527) Nam (n=321) Nữ (n=206) CT Bình thường: < 5,2 242 (45,92) 158 (49,22) 84 (40,77) Cao giới hạn: 5,2 - 6,1 159 (30,17) 85 (26,47) 74 (35,92) Cao: ≥ 6,2 126 (23,9) 78 (24,29) 48 (23,3) TG Bình thường: < 1,7 192 (36,43) 115 (35,82) 77 (37,37) Cao giới hạn: 1,7 - 2,2 123 (23,33) 64 (19,93) 59 (28,64) Cao: 2,3 - 5,6 203 (38,51) 113 (35,2) 90 (43,68) Rất cao: ≥ 5,7 9 (1,7) 9 (2,8) 0 LDL-C Tối ưu: < 2,6 225 (42,69) 146 (45,48) 79 (37,93) Gần tối ưu: 2,6 - 3,3 128 (24,29) 73 (22,74) 55 (26,7) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 4 Chỉ số lipid (mmol/l) Chung (n=527) Nam (n=321) Nữ (n=206) Cao giới hạn: 3,4 - 4 86 (16,33) 46 (14,33) 40 (19,42) Cao: 4,1- 4,7 68 (12,9) 46 (14,33) 28 (13,59) Rất cao: ≥ 4,8 20 (3,79) 10 (3,11) 10 (4,85) HDL-C Thấp: < 1 64 (12,14) 43 (13,39) 21 (10,19) Cao: ≥ 1,5 342 (64,98) 198 (61,68) 144 (69,9) Bảng 4: Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid huyết. Chung (N = 527) Nam (n = 321) Nữ (n = 206) Tăng CT 285 (54,08) 163 (50,78) 122 (59,22) Tăng TG 214 (40,61) 142(26,94) 72 (34,95*) Tăng LDL-C 174 (30,02) 102 (31,77) 720 (34,95) Giảm HDL-C 64 (12,14) 43 (13,39) 21 (10,19) *:p < 0,05 so sánh nam và nữ. Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến cáo đánh giá mức độ rối loạn lipid huyết theo nồng độ các chỉ số lipid huyết. Theo đó, nồng độ HDL- C được phân ra làm 2 mức là thấp và cao; nồng độ CT chia ra 3 mức là bình thường, cao giới hạn và cao; nồng độ TG có 4 mức là bình thường, cao giới hạn, cao và rất cao; nồng độ LDL-C được phân thành 5 mức là tối ưu, gần tối ưu, cao giới hạn, cao và rất cao. Cách phân chia này có lẽ là dựa vào vai trò của các chỉ số lipid huyết đối với bệnh vữa xơ động mạch, mà đặc biệt là nồng độ LDL-C, từ đó có các biện pháp điều trị thích hợp. Kết quả ở Bảng 3 cho thấy nồng độ CT ở mức bình thường (<5,2mmol/l) là 45,92%; nồng độ TG ở mức bình thường (<1,7mmol/l) là 36,43%; nồng độ LDL-C tối ưu là 42,69% và nồng độ HDL-C ở mức cao là 64,98%. Nồng độ TG ở mức từ cao giới hạn trở lên chiếm tỷ lệ đáng kể (63,54%), nồng độ LDL-C ở mức gần tối ưu trở lên là 57,31%, nồng độ CT ở mức từ cao giới hạn trở lên chiếm 54,08% và nồng độ HDL-C ở mức thấp là 12,4%. Điều này cho thấy việc theo dõi nồng độ lipid huyết một cách chặt chẽ là hết sức cần thiết, đồng thời phải có ngay các biện pháp nhằm kiểm soát lipid huyết tốt hơn. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4 cho thấy tỷ lệ rối loạn các chỉ số lipid huyết trong toàn nhóm bao gồm tăng CT là 54,08%; tăng TG là 40,61%; tăng LDL-C là 30,02% và giảm HDL-C là 12,14%. Có sự khác biệt giữa nam và nữ ở tăng TG. Mối liên hệ giữa rối loạn lipid huyết (RLLP) với một số yếu tố nguy cơ tim mạch Bảng 5: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở nhóm nghiên cứu. Thông số Chung (N = 527) Nam (n = 321) Nữ (n = 206) RLLP huyết 351 (66,60) 212 (66,04) 139 (67,47) Hút thuốc lá 86 (16,31) 86 (26,79) 0 Béo phì 91 (17,26) 67 (20,87) 24 (11,65) THA 140 (26,56) 90 (28,03) 50 (24,27) ĐTĐ 162 (30,74) 97 (30,21) 65 (31,55) *: P < 0,05 so sánh nam và nữ. Rối loạn lipid huyết chiếm tỷ lệ cao nhất 66,60%, tiếp đến là ĐTĐ 30,74%; THA là 26,56%; béo phì là 17,26% và hút thuốc lá là 16,31%. Có sự khác biệt giữa nam và nữ. Bảng 6: Hút thuốc lá, ĐTĐ và RLLP huyết. Yếu tố nguy cơ Bình thường RLLP huyết p Hút thuốc lá Không (n=441) 165 (37,42%) 276 (62,58%) < 0,05 Có (n=86) 21 (24,42%) 65 (75,58%) Đái tháo đường Không (n=365) 135 (36,99%) 230 (63,01%) < 0,05 Có (n=162) 41 (25,31%) 121 (74,69%) Rối loạn lipid huyết ở các đối tượng hút thuốc lá và đái tháo đường cao hơn các đối tượng không hút thốc lá và không bị đái tháo đường (khoảng 10%). Vấn đề các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành nói chung đã được nghiên cứu rất rõ và được chứng minh là các yếu tố nguy cơ động mạch vành có liên quan đến việc tăng khả năng mắc bệnh động mạch vành và việc can thiệp các yếu tố nguy cơ này làm giảm tỷ lệ mắc và tiến triển của bệnh động mạch vành. Có những yếu tố nguy cơ có thể tác động được, có những yếu tố nguy cơ không thể tác động được. Tuy vậy, rất cần sự hiểu biết và thái độ tốt với các yếu tố nguy cơ (kể cả không tác động được) để chúng ta có thể chủ động ngăn ngừa các biến cố tim mạch(4). Kết quả nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 5 ở bảng 7 cho thấy tần suất và phân bố các yếu tố nguy cơ tim mạch theo giới, so sánh với một số nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tính(9) thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 175 và của tác giả Lê Thị Bích Thuận(6) thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế. Bảng 7: So sánh tỷ lệ các yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch với một số nghiên cứu. YTNC Nghiên cứu này Nguyễn Minh Tính Lê Thị Bích Thuận RLLP huyết 66,60% 52,6% 46% Hút thuốc lá 16,31% 39,1% 31% Béo phì 17,26% 45,3% 16% THA 26,56% 35,5% 39,1% ĐTĐ 30,74% 24,5% 17,7% Tất cả các bằng chứng nghiên cứu đều cho thấy hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ mới mắc và tử vong do các bệnh tim mạch. Tổng kết năm 1990 qua 10 nghiên cứu thuần tập theo dõi 20 triệu lượt người-năm, cho thấy nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người hút thuốc lá cao hơn rõ rệt so với người không hút thuốc, nguy cơ tương đối tử vong do bệnh mạch vành cao gấp 1,7 lần. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ thêm 1,5 lần(5). Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh tim mạch. Tác hại của thuốc lá đối với thành mạch và góp phần tạo nên vữa xơ động mạch đã được chứng minh trên thực nghiệm và trên lâm sàng. Thuốc lá làm giảm nồng độ HDL-C, tăng nồng độ TG và LDL- C trong máu. Thuốc lá làm tăng nồng độ oxyt cacbon trong máu dẫn đến giảm khả năng cung cấp oxy cho tổ chức và làm tổn thương tế bào nội mạc. Chất nicotin trong thuốc lá gây co mạch làm tăng huyết áp và thiếu máu cơ tim(1,11,3). Trong 527 đối tượng nghiên cứu có 86 người hút thuốc lá, chiếm 16,31%; không gặp một phụ nữ nào hút thuốc lá. Thiết nghĩ chiều hướng này là kết quả của nhận thức tốt về tác hại của thuốc lá đồng thời cũng phản ánh sự nỗ lực để bỏ được thói quen hút thuốc của mỗi cá nhân. Hiện nay đái tháo đường được coi là một yếu tố nguy cơ tương đương bệnh động mạch vành (yếu tố nguy cơ tương đương với mắc bệnh mạch vành bao gồm bệnh lý xơ vữa động mạch ngoài động mạch vành và đái tháo đường)(4). Bệnh nhân đái tháo đường vốn dễ bị rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh nhân đái tháo đường týp 1 cũng tăng khả năng bị bệnh mạch vành dù lipoprotein huyết có vẻ bình thường(10). Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường gặp 30,74% chung cho cả nhóm, tỷ lệ ở nam nữ gần tương đương. Kết quả này nói lên sự cần thiết phải kiểm soát đường huyết tốt hơn nữa để ngăn ngừa các biến chứng nhất là biến chứng tim mạch. KẾT LUẬN Rối loạn lipid huyết ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ tim mạch như béo phì, hút thuốc lá và đái tháo đường cao hơn các đối tượng không hút thốc lá và không bị đái tháo đường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barbieri SS, Weksler BB (2007), “Tobacco smoke cooperates with interleukin-1beta to alter beta-catenin trafficking in vascular endothelium resulting in increased permeability and induction of cyclooxygenase-2 expression in vitro and in vivo”. FASEB J, 21(8); pp. 1831- 43. 2. Després J. P (2006), “Abdominal obesity and cardiometabolic dieases”. Eur. Heart. Journal, Vol 8 (S B); pp. B1 - B33. 3. Grundy SM et al (2004), “Implications of Recent Clinical Trials for the National Cholestrol Education Program Adult Treatment Panel III Guidelines”. Circulation; 110; pp. 227-239. 4. Hội Tim mạch học Việt Nam (2006), “Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá giai đoạn 2006 – 2010”. tr. 365 - 87. 5. Hội Tim mạch học Việt Nam (2008), “Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá”. tr. 1 - 2; 235 - 45; 476 - 97. 6. Lê Thị Bích Thuận (2005), “Nghiên cứu sự biến đổi Protein phản ứng C (CPR) trong bệnh mạch vành”. Luận án Tiến sỹ Y khoa, Đại học Y khoa Huế. 7. Nguyễn Kim Thuỷ, Đào Thu Giang (2007), “Tìm hiểu mối liên quan giữa béo phì với tăng huyết áp và rối loạn lipid máu”. Tạp chí Y - Dược học lâm sàng 108, 2, 1/2007, tr. 23 - 26. 8. Nguyễn Lân Việt (2007), “Thực hành bệnh tim mạch”. Nhà xuất bản Y học, tr. 124 - 134. 9. Nguyễn Minh Tính (2006), “Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Protein phản ứng – C ở những người có yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch”. Luận văn Bác sỹ CKII, Học viện Quân y. 10. Nguyễn Thy Khuê (2007), “Rối loạn chuyển hóa lipid, hội chứng chuyển hóa”. Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học, tr. 457 - 502. 11. Phạm Mạnh Hùng (2005), “Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 40, tr. 100 - 7. 12. Tạ Văn Bình (2001), “Bệnh béo phì - Nguy cơ và thái độ của chúng ta”. Tạp chí Y học thực hành, 12/2001, tr. 16 - 24. 13. Tạ Văn Bình (2007), “Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 6 đường tăng glucose máu”. Nhà xuất bản Y học, tr. 667 - 723. 14. WHO expert consultation (2004), “Appropriate body - mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies”. Lacet, 363; pp.157 - 63. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 7 NGHIÊN CỨU ĐỘ DÀY ÁO TRONG - ÁO GIỮA Ở ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG TRONG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Ở NGƯỜI NAM GIỚI HÀN QUỐC Trần Thị Thanh Loan*, Hye-Jin Park**; Ho-Dirk Kim*** TÓM TẮT Mở đầu: Độ dày áo trong – áo giữa (AT - AG) được xem như phép đo thay thế của xơ vữa động mạch
Tài liệu liên quan