Đặt vấn đề: Bệnh tim mạch chiếm 1/3 nguyên nhân tử vong trên thế giới và đang góp phần gia tăng gánh
nặng bệnh tật trên thế giới. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch và ngày càng trở thành vấn
đề sức khoẻ toàn cầu do tỷ lệ ngày càng gia tăng của nó. Các yếu tố nguy cơ của lối sống như lười vận động, ăn
không hợp lí với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá. là những nguyên nhân dẫn đến sự gia
tăng gánh nặng này. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến khoảng 1,5 tỷ người trên toàn thế giới. Việc tuân thủ điều
trị phù hợp của bệnh nhân tăng huyết áp sẽ giúp huyết áp được kiểm soát và giảm tối đa nguy cơ tim mạch.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp và mối liên hệ giữa sự tuân thủ dùng
thuốc và kiểm soát huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú.
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện với 350 bệnh nhân tăng huyết áp.
Phỏng vấn với bộ câu hỏi soạn sẵn gồm 18 câu. Huyết áp được ghi nhận sau 3 lần tái khám. Khảo sát mối liên hệ
giữa sự tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát huyết áp bằng phép kiểm chi bình phương.
Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp là 69,4%. Tỉ lệ bệnh nhân có chế độ ăn
mặn cần điều điều chỉnh là 51,7%; Tỉ lệ có vòng bụng đạt yêu cầu là 36,9%; 22,6% bệnh nhân cần hạn chế rượu
bia; 17,4% bệnh nhân cần bỏ thuốc lá; Tăng cường hoạt động thể lực chiếm tỉ lệ 60%. Tỉ lệ kiểm soát huyết áp
của bệnh nhân tăng huyết áp là 46%. Có mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp với các yếu tố: tuổi và có bệnh
Đái tháo đường, Suy thận kèm theo (p<0,05). Có mối liên quan giữa sự tuân thủ dùng thuốc với các yếu tố: tuổi,
thời gian điều trị tăng huyết áp và có bệnh đái tháo đường kèm theo (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa
tuân thủ dùng thuốc với kiểm soát huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp (p>0,05).
Kết luận: Bệnh nhân ≥ 60 tuổi, kèm bệnh đái tháo đường hay suy thận kiểm soát huyết áp thấp hơn.Bệnh
nhân ≥ 60 tuổi, thời gian điều trị trên 5 năm và kèm bệnh đái tháo đường có tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa sự tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 96
KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC
VÀ KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh*, Nguyễn Thị Mỹ Duyên*, Lý Huy Khanh*, Nguyễn Thị Tươi*, Hồ Thị Thanh Vân*,
Trương Thị Thu Hà*, Phạm Thị Ngọc Lụa*, Huỳnh Thị Lệ Thu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh tim mạch chiếm 1/3 nguyên nhân tử vong trên thế giới và đang góp phần gia tăng gánh
nặng bệnh tật trên thế giới. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch và ngày càng trở thành vấn
đề sức khoẻ toàn cầu do tỷ lệ ngày càng gia tăng của nó. Các yếu tố nguy cơ của lối sống như lười vận động, ăn
không hợp lí với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá... là những nguyên nhân dẫn đến sự gia
tăng gánh nặng này. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến khoảng 1,5 tỷ người trên toàn thế giới. Việc tuân thủ điều
trị phù hợp của bệnh nhân tăng huyết áp sẽ giúp huyết áp được kiểm soát và giảm tối đa nguy cơ tim mạch.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp và mối liên hệ giữa sự tuân thủ dùng
thuốc và kiểm soát huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú.
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện với 350 bệnh nhân tăng huyết áp.
Phỏng vấn với bộ câu hỏi soạn sẵn gồm 18 câu. Huyết áp được ghi nhận sau 3 lần tái khám. Khảo sát mối liên hệ
giữa sự tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát huyết áp bằng phép kiểm chi bình phương.
Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp là 69,4%. Tỉ lệ bệnh nhân có chế độ ăn
mặn cần điều điều chỉnh là 51,7%; Tỉ lệ có vòng bụng đạt yêu cầu là 36,9%; 22,6% bệnh nhân cần hạn chế rượu
bia; 17,4% bệnh nhân cần bỏ thuốc lá; Tăng cường hoạt động thể lực chiếm tỉ lệ 60%. Tỉ lệ kiểm soát huyết áp
của bệnh nhân tăng huyết áp là 46%. Có mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp với các yếu tố: tuổi và có bệnh
Đái tháo đường, Suy thận kèm theo (p<0,05). Có mối liên quan giữa sự tuân thủ dùng thuốc với các yếu tố: tuổi,
thời gian điều trị tăng huyết áp và có bệnh đái tháo đường kèm theo (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa
tuân thủ dùng thuốc với kiểm soát huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp (p>0,05).
Kết luận: Bệnh nhân ≥ 60 tuổi, kèm bệnh đái tháo đường hay suy thận kiểm soát huyết áp thấp hơn.Bệnh
nhân ≥ 60 tuổi, thời gian điều trị trên 5 năm và kèm bệnh đái tháo đường có tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn.
Từ khóa: Tuân thủ dùng thuốc, yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp.
ABSTRACT
ASSESSING THE RELATIONSHIP BETWEEN MEDICATION COMPLIANCE
AND CONTROLLED BLOOD PRESSURE IN OUTPATIENTS DIAGNOSED
WITH HYPERTENSION
Nguyen Thi My Hanh *, Nguyen Thi My Duyen, Ly Huy Khanh, Nguyen Thi Tuoi, Ho Thi Thanh Van,
Truong Thi Thu Ha, Pham Thi Ngoc Lua, Huynh Thi Le Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 96 - 102
Background: One‐third of global deaths is attributed to cardiovascular disease and is a leading and
increasing contributor to the global disease burden. Hypertension is already a highly prevalent risk factor for
* Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương
Tác giả liên lạc: Ths.ĐD Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ĐT: 0908467805 Email: cnddhanh@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 97
cardiovascular disease. It is becoming an increasingly common health problem worldwide because of increasing
longevity and prevalence of contributing factors. Many unhealthy lifestyle habits can raise risk factors for
hypertension including: Lack of physical activity, eating too much sodium, smoking, etc. Hypertension affects
about 1.5 billion persons worldwide. Compliance to appropriate medical therapy for hypertension can result in
controlled blood pressure and reduction in adverse outcomes.
Objective: To determine the rate of risk factors for hypertension and the relationship between medication
compliance and controlled blood pressure in outpatients diagnosed with hypertension.
Method: A cross‐sectional, descriptive study was conducted with 350 hypertensive patients. The researcher
used a questionnaire with total of 18 questions. Three blood pressure measures were taken after patients being
maintained their medication. Determine the relationship between these variables by the Chi squared test.
Results: The rate of patients with medication compliance was 69.4%; the rate of patients with eating too
much sodium was 51.7%; the rate of not high‐risk waist circumference was 36.9%; 22.6% patients need to limit
their alcohol consumption; 17.4% patients should stop smoking; the rate of patients with regular, moderate‐to‐
vigorous physical activity was 60%. 46% patients with controlled hypertensives. There were significant
differences between controlled blood pressure with age and patients have diabetes or kidney failure disease
(p<0,05). Age, treatment time and patients have diabetes was significant relationship of medication compliance
(p<0.05). Between medication compliance and controlled hypertensives showed no significant relationship
(p>0.05).
Conclusion: Patients who were ≥ 60 years of age and who has diabetes or kidney failure disease showed
worse controlled hypertensives. Patients who were ≥ 60 years of age, who has taken blood pressure‐lowering
medication for over 5 years and who has diabetes reported high medication compliance.
Keywords: Medication compliance, risk factors of hypertension, controlled blood pressure.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch chiếm 1/3 nguyên nhân tử
vong trên thế giới và đang góp phần gia tăng
gánh nặng bệnh tật trên thế giới. Tăng huyết áp
là yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch và
ngày càng trở thành vấn đề sức khoẻ toàn cầu
do tỷ lệ ngày càng gia tăng của nó. Các yếu tố
nguy cơ của lối sống như lười vận động, ăn
không hợp lí với chế độ ăn quá nhiều chất béo,
ăn mặn, hút thuốc lá... là những nguyên nhân
dẫn đến sự gia tăng gánh nặng này(16).
Theo các nhà nghiên cứu, năm 2000 tần suất
lưu hành toàn cầu của tăng huyết áp trong dân
số những người trưởng thành là 25%, tương ứng
với khoảng 972 triệu người tăng huyết áp trên
toàn thế giới. Ước tính đến năm 2025 tần suất
lưu hành toàn cầu của tăng huyết áp ở những
người trưởng thành sẽ là 29%, tức là sẽ có
khoảng 1,56 tỉ người bệnh tăng huyết áp trên
toàn thế giới(5). Mặc dù y giới đã có nhiều cố
gắng để cải thiện điều trị tăng huyết áp, tỉ lệ
kiểm soát huyết áp trên thực tế vẫn chưa cao.
Ngay tại Hoa Kỳ, các con số thống kê gần đây
cho thấy tỉ lệ kiểm soát huyết áp (< 140/90 mm
Hg) tuy có tăng nhưng cũng không vượt quá
70%. Tại Việt Nam, thống kê năm 2007 có tới
gần 70% không biết bị tăng huyết áp, trong số
bệnh nhân biết bị tăng huyết áp chỉ có 11,5%
được điều trị và chỉ có khoảng 19% được kiểm
soát huyết áp đạt yêu cầu(16). Tăng huyết áp là
bệnh mãn tính, không tuân thủ chế độ dùng
thuốc là một trong các nguyên nhân quan trọng
gây ra huyết áp khó kiểm soát(7).
Tại khoa Khám Bệnh Bệnh viện Cấp cứu
Trưng Vương năm 2012 có khoảng 70.000 lượt
bệnh nhân khám bệnh được điều trị dùng thuốc
với chẩn đoán tăng huyết áp. Đề tài thực hiện
khảo sát về sự tuân thủ dùng thuốc cũng như
mức độ kiểm soát huyết áp của bệnh nhân tăng
huyết áp đang điều trị.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc, kiểm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 98
soát huyết áp và một số yếu tố nguy cơ của
bệnh tăng huyết áp.
Xác định mối liên quan giữa tuân thủ dùng
thuốc với kiểm soát huyết áp.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại
khoa Khám bệnh, Bệnh viện Cấp cứu Trưng
Vương TP Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian
từ tháng 1/2013 đến tháng 06/2013.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân đã điều trị ngoại trú bệnh Tăng
huyết áp tối thiểu 3 đợt và 30 ngày tại khoa
Khám bệnh Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.
Có khả năng hiểu và trả lời câu hỏi phỏng
vấn.
Đồng ý tham gia phỏng vấn sau khi đã được
giải thích mục đích nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đang điều trị bệnh cấp tính có
ảnh hưởng đến huyết áp
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cách chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Các biến số cần thu thập
Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn có 18 câu.
Gồm 4 phần: Thông tin cá nhân gồm 5 câu;
Khảo sát lối sống có 5 câu; Thang đo sự tuân thủ
dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp gồm 8
biến số, sử dụng công cụ thang đo sự tuân thủ
dùng thuốc của tác giả Morisky(13). Ghi nhận 3
lần kết quả huyết áp sau khi tái khám.
Phân tích số liệu
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Khảo sát mối liên hệ giữa các biến số bằng phép
kiểm chi bình phương và OR với khoảng tin cậy
95%, α = 0,05. Kiểm định được xem là có ý nghĩa
thống kê với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm cá nhân của bệnh nhân tăng
huyết áp
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thực
hiện khảo sát 350 bệnh nhân tăng huyết áp. Về
đặc điểm cá nhân, nhóm trên 60 tuổi chiếm tỉ
lệ cao nhất (48,3%). Số lượng bệnh nhân có độ
tuổi trên 50 là đa số (84,9%). Số liệu này phù
hợp với số liệu báo cáo của khoa Khám Bệnh
Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương năm 2012.
Như vậy tuổi của bệnh nhân tăng huyết áp
trong nhóm nghiên cứu đa số là trên 50 tuổi,
điều này phù hợp với khuyến cáo về chẩn
đoán và điều trị tăng huyết áp ở ngưởi lớn của
hội Tim mạch Việt Nam là nguy cơ bệnh tim
mạch ở các đối tượng trên 55 tuổi(7).
Số lượng bệnh nhân nữ (56%) nhiều hơn
bệnh nhân nam (44%), tỉ lệ nữ/nam là 1,27. Kết
quả này phù hợp với số liệu báo cáo của khoa
Khám Bệnh Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương
năm 2012 và một số nghiên cứu khác của Việt
Nam(2,5,7,11).
Nhóm bệnh nhân có trình độ Phổ thông
trung học trở lên chiếm đa số có tỉ lệ 58,9% có
khả năng có thể tiếp thu những hướng dẫn, tư
vấn về điều trị bệnh.
Những bệnh nhân có thời gian điều trị tăng
huyết áp từ 3 năm trở lên có tỉ lệ chiếm 79,1%.
Số lượng bệnh nhân chấp nhận điều trị thời gian
dài chiếm tỉ lệ cao trong những bệnh nhân tái
khám liên tục 3 lần.
Tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh kèm
Đái tháo đường chiếm tỉ lệ 26,9% cao hơn so
với nghiên cứu tương tự thực hiện năm
2009(11). Số lượng bệnh nhân tăng huyết áp gặp
ở người đái tháo đường nhiều gấp đôi so với
người không bị đái tháo đường(7). Tỉ lệ bệnh
nhân tăng huyết áp có bệnh kèm suy thận
chiếm 7,7%. Tăng huyết áp là yếu tố quyết
định quan trọng sự suy giảm tốc độ lọc cầu
thận theo tuổi và điều này trở nên ý nghĩa và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 99
quan trọng ở bệnh nhân suy thận(7). Đích huyết
áp tối ưu hạ thấp hơn ở có bệnh đái tháo
đường hoặc bệnh thận mạn kèm theo sẽ giảm
biến cố tim mạch nhiều hơn.
Bảng 1 Đặc điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu
(n=350)
Đặc điểm cá nhân Tần suất Tỉ lệ
Tuổi
18 - 39 11 3,1%
40 - 49 42 12%
50 - 59 128 36,6%
≥ 60 169 48,3%
Giới tính
Nam 154 44%
Nữ 196 56%
Trình độ học
vấn
≤ Tiểu học 53 15,1%
Trung học CS 91 26%
Phổ thông TH 140 40%
Đại học 66 18,9%
Thời gian điều
trị tăng huyết
áp
< 1 năm 26 7,4%
1 – 2 năm 47 13,4%
3 – 4 năm 82 23,4%
≥ 5 năm 195 55,7%
Bệnh kèm theo
Đái tháo đường 94 26,9%
Suy thận 27 7,7
Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc, kiểm soát huyết
áp và một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng
huyết áp
Có đến 51,7% bệnh nhân có chế độ ăn mặn.
Ăn mặn là 1 yếu tố góp phần làm tăng huyết áp.
Ăn giảm muối sẽ góp phần giảm huyết áp và
làm tăng tác dụng hạ áp của thuốc(7). Như vậy tỉ
lệ người bệnh có chế độ ăn mặn còn cao cần phải
có nhiều biện pháp để hạ thấp tỉ lệ bệnh nhân có
chế độ ăn mặn. Trong khi đó còn đến 63,1% tổng
số bệnh nhân có vòng bụng không đạt yêu cầu.
Thừa mỡ trong cơ thể góp phần làm tăng huyết
áp(7). Như vậy tỉ lệ người bệnh có vòng bụng
không đạt yêu cầu của bệnh nhân tăng huyết áp
còn rất thấp cần phải có nhiều biện pháp để
nâng cao tỉ lệ bệnh nhân đạt yêu cầu khi vòng
bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ giúp
người bệnh kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ
biến chứng bệnh tim mạch(1). Có 22,6% bệnh
nhân cần hạn chế rượu bia. Uống rượu bia nhiều
làm tăng nguy cơ đột quỵ và giảm tác dụng của
1 số thuốc hạ áp. Uống rượu bia lượng nhỏ đến
mức giới hạn có tác dụng chống bệnh mạch
vành(7,21). Số lượng bệnh nhân còn hút thuốc lá
chiếm tỉ lệ 17,4%. Bỏ hút thuốc lá là biện pháp
mạnh mẽ nhất để đề phòng các bệnh tim mạch
và ngoài tim mạch những người bỏ hút thuốc lá
trước tuổi trung niên có tuổi thọ không khác với
những người cả đời không hút thuốc. Thuốc lá
làm giảm tác dụng của 1 số thuốc điều trị bệnh
tăng huyết áp(7,21). 40% số lượng bệnh nhân cần
tăng cường hoạt động thể lực. Tập thể dục có tác
dụng tốt nhất là ở người có lối sống tĩnh tại.
Hình thức thể dục nào cũng được nhưng cách
tập tích cực có hiệu quả phòng bệnh hơn. Tác
dụng bảo vệ mất khi ngừng tập thể dục(7). Mức
độ tập luyện phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh
tật của bệnh nhân. Tăng cường hoạt động thể
lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận
động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30‐60
phút mỗi ngày(1). Hiệu quả chống tăng huyết áp
mang lại từ điều chỉnh lối sống hữu hiệu thay
đổi tùy theo sự tuân thủ của bệnh nhân với liệu
pháp. Khi tuân thủ tối ưu, huyết áp tối thiểu
giảm>10 mmHg. Biện pháp điều chỉnh lối sống
được đề nghị cho tất cả bệnh nhân tăng huyết
áp, vì trên các nghiên cứu quần thể dài hạn, quy
mô lớn cho thấy ngay huyết áp giảm ít cũng làm
giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, bất
chấp mức huyết áp thế nào, tất cả các cá nhân
cần phải lựa chọn điều chỉnh lối sống phù hợp
cho mình. Hơn nữa, không giống như liệu pháp
dùng thuốc có thể gây tác dụng ngoài ý muốn
và giảm chất lượng sống trong một số bệnh
nhân, liệu pháp không dùng thuốc không gây
các ảnh hưởng có hại mà còn giúp cảm thấy
khỏe hơn cho bệnh nhân và ít tốn kém(1,7).
Tỉ lệ kiểm soát huyết áp là 46% cao hơn so
với nghiên cứu thực hiện tại Braxin chỉ có
34%(15) và của tác giả Zeller thực hiện tại Anh tỉ
lệ kiểm soát huyết áp của bệnh nhân tăng
huyết áp là 32%(22). Tỉ lệ kiểm soát huyết áp
thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả
Krousel‐Wood thực hiện tại Mỹ có tỉ lệ
66,3%(10). Trong khi đó tại Việt Nam, theo số
liệu điều tra tại các tỉnh phía Bắc năm 2001‐
2002, tỉ lệ bệnh nhân có huyết áp được kiểm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 100
soát/số người được điều trị ở nhóm tuổi ≥ 65 là
9,5%(5). Phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lý
Huy Khanh ở dân số chung, tỉ lệ đạt huyết áp
mục tiêu là 40,4%(11). Theo JNC 7 của Hoa Kỳ,
một trong những nguyên nhân chính khiến
cho tỉ lệ kiểm soát được huyết áp trên thực tế
còn chưa cao là sự trì trệ lâm sàng (clinical
inertia) của thầy thuốc, tức là thầy thuốc
không chịu thay đổi điều trị dù biết huyết áp
bệnh nhân chưa được kiểm soát(5). Mặc dù y
giới đã có nhiều cố gắng để cải thiện điều trị
tăng huyết áp, tỉ lệ kiểm soát huyết áp trên
thực tế vẫn chưa cao. Ngay tại Hoa Kỳ, các con
số thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ kiểm soát
huyết áp (<140/90 mm Hg) tuy có tăng nhưng
cũng không vượt quá 70%(5). Kiểm soát huyết
áp là yếu tố rất quan trọng nhất trong điều trị
tăng huyết áp. Do vậy khi huyết áp chưa đạt
mục tiêu và kiểm soát được thì vẫn là yếu tố
nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng của bệnh
là rất lớn. Ở Việt Nam, do thói quen và quan
niệm của người dân chỉ đi khám bệnh khi thấy
trong người khó chịu, khi đã bị biến chứng của
bệnh. Trong khi đó bệnh tăng huyết áp là bệnh
mạn tính, diễn biến thầm lặng, ít triệu chứng
lâm sàng, nên số ít người bị tăng huyết áp đi
khám bệnh vì thấy người khó chịu, nhiều bệnh
nhân khi bị các tai biến của bệnh mới biết bị
bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp không
được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn
thương nặng các cơ quan đích và gây các biến
chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi
máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ,
suy tim, suy thận thậm chí dẫn đến tử
vong(1).
Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc là 69,4% cao hơn
với các khảo sát về sự tuân thủ điều trị bệnh
tăng huyết áp thực hiện tại thành phố Hồ Chí
Minh năm 2005 cho thấy tỉ lệ nhỏ hơn 50%(2).
Phù hợp với nghiên cứu thực hiện tại
Washington (Mỹ) của tác giả Gatti(3). Cao hơn tỉ
lệ tuân thủ dùng thuốc thực hiện tại khoa Khám
bệnh năm 2011 chỉ có 49,5%. Theo Bùi Nguyễn
Kiểm thì chỉ có một nửa số bệnh nhân tăng
huyết áp tuân thủ điều trị. Lý do thất bại bao
gồm không phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp,
sự tuân thủ không hoàn toàn của bệnh nhân,
thiếu sự hướng dẫn của thầy thuốc và thiếu
những liệu pháp đầy đủ để kiểm soát huyết áp.
Theo tài liệu khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) về sự tuân thủ điều trị của bệnh
tăng huyết áp thì tỉ lệ tuân thủ dao động từ 50
đến 70%(21). Theo nghiên cứu dạng phân tích
tổng hợp của Jing Jin và cộng sự thì ở những
bệnh nhân tăng huyết áp, sự kém tuân thủ điều
trị là lý do quan trọng nhất của việc không kiểm
soát được huyết áp dẫn đến gia tăng nguy cơ
của đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy thận(8).
Bảng 2 Kết quả về kiểm soát huyết áp và sự tuân thủ
dùng thuốc
Nội dung Tần suất Tỉ lệ
Kiểm soát
huyết áp
Kiểm soát huyết áp 161 46%
Chưa kiểm soát huyết áp 189 54%
Tuân thủ
dùng thuốc
Tuân thủ dùng thuốc 243 69,4%
Chưa tuân thủ 107 30,6%
Mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp với
tuân thủ dùng thuốc và đặc điểm cá nhân
của bệnh nhân tăng huyết áp
Nhóm bệnh nhân có độ tuổi ≥ 60 có tỉ lệ
kiểm soát huyết áp thấp hơn các nhóm có độ
tuổi còn lại. Sự khác biệt này mang ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Phù hợp với số liệu điều tra
tại các tỉnh phía Bắc năm 2001‐2002, tỉ lệ bệnh
nhân có huyết áp được kiểm soát/số người được
điều trị ở nhóm tuổi ≥ 65 rất thấp chỉ có 9,5%(5).
Không phù hợp với nghiên cứu của Stockwell
cho rằng không không có sự liên hệ giữa yếu tố
tuổi với kiểm soát huyết áp, ông cho rằng chỉ có
sự liên hệ giữa yếu tố giới với kiểm soát huyết
áp. Những bệnh nhân nữ có tỉ lệ kiểm soát
huyết áp cao hơn bệnh nhân nam(19). Nghiên cứu
của Morgado không tìm thấy sự liên hệ giữa
kiểm soát huyết áp với yếu tố tuổi cũng như giới
tính(12). Những bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh
kèm là đái tháo đường, suy thận tỉ lệ kiểm soát
huyết áp thấp hơn không có bệnh kèm. Sự khác
biệt này mang ý nghĩa thống kê (p<0,05). Không
phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lý Huy
Khanh cho rằng không có ý nghĩa về sự liên
quan giữa đạt huyết áp mục tiêu ở những bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của S