Khảo sát mối tương quan giữa bề dày võng mạc trung tâm trên OCT với thị lực trong bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch

Mục tiêu: Xác định sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm (VMTT) bằng OCT trong bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD), từ đó đánh giá mối tương quan với mức độ giảm thị lực. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, phân tích có theo dõi dọc, thực hiện tại Bệnh viện Mắt TP.HCM từ 6/2009 đến 8/2010, gồm 84 bệnh nhân với 84 mắt được chẩn đoán bệnh HVMTTTD, được thăm khám lâm sàng, đánh giá thị lực, chụp OCT xác định độ dày võng mạc trung tâm tại từng thời điểm trước điều trị, sau điều trị một tháng và ba tháng. Kết quả: Tuổi trung bình 38,05±6,12 năm, nam/nữ=5/1. Thị lực logMAR trung bình trước điều trị là 0,59, sau một tháng là 0,28, sau ba tháng là 0,10 (p<0,0001). Độ dày trung bình của võng mạc trung tâm trước điều trị 519,08µm, sau một tháng 309,36µm, sau 3 tháng 194,43µm (p<0,0001). Sau 3 tháng thị lực hồi phục cao chiếm 83%. Có mối tương quan thuận giữa thị lực với độ dày võng mạc trung tâm trước điều trị r=0,914 (p<0,0001); và sau điều trị r=0,802 (p<0,0001). Kết luận: Thay đổi của thị lực trong bệnh HVMTTTD liên quan với độ dày VMTT, tồn tại mối tương quan thuận giữa thị lực với độ dày VMTT.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối tương quan giữa bề dày võng mạc trung tâm trên OCT với thị lực trong bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Mắt 69 KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA BỀ DÀY VÕNG MẠC TRUNG TÂM TRÊN OCT VỚI THỊ LỰC TRONGBỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH Phạm Minh Khoa*, Võ Quang Minh** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm (VMTT) bằng OCT trong bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD), từ đó đánh giá mối tương quan với mức độ giảm thị lực. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, phân tích có theo dõi dọc, thực hiện tại Bệnh viện Mắt TP.HCM từ 6/2009 đến 8/2010, gồm 84 bệnh nhân với 84 mắt được chẩn đoán bệnh HVMTTTD, được thăm khám lâm sàng, đánh giá thị lực, chụp OCT xác định độ dày võng mạc trung tâm tại từng thời điểm trước điều trị, sau điều trị một tháng và ba tháng. Kết quả: Tuổi trung bình 38,05±6,12 năm, nam/nữ=5/1. Thị lực logMAR trung bình trước điều trị là 0,59, sau một tháng là 0,28, sau ba tháng là 0,10 (p<0,0001). Độ dày trung bình của võng mạc trung tâm trước điều trị 519,08µm, sau một tháng 309,36µm, sau 3 tháng 194,43µm (p<0,0001). Sau 3 tháng thị lực hồi phục cao chiếm 83%. Có mối tương quan thuận giữa thị lực với độ dày võng mạc trung tâm trước điều trị r=0,914 (p<0,0001); và sau điều trị r=0,802 (p<0,0001). Kết luận: Thay đổi của thị lực trong bệnh HVMTTTD liên quan với độ dày VMTT, tồn tại mối tương quan thuận giữa thị lực với độ dày VMTT. Từ khóa: hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, hoàng điểm, võng mạc trung tâm, chụp cắt lớp quang học. ABTRACT ASSESSMENT OF THE CORRELATION BETWEEN CENTRAL THICKNESS OF RETINA BY OPTICAL COHERENCE TOMOGRAPHY AND VISUAL ACUITY IN CENTRAL SEROUS CHORIORETINOPATHY Pham Minh Khoa, Vo Quang Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 69 - 73 Objective: To determine the changes of central retinal thickness by optical coherence tomography in central serous chorioretinopathy in detecting the relation with visual acuity loss. Methods: Prospective, descriptive, analytical study. The study is performed from June 2009 to August 2010. There were 84 central serous chorioretinopathy patients involved in the study. All patients underwent visual acuity measurement, completely clinical evaluations and central retinal thickness with OCT scanning before treatment, repeated OCT scanning after one month and three month later. Results: Mean age was 38.05±6.12 years. Male/female ratio was 5/1. Average visual acuity LogMAR before treatment was 0.59; average visual outcome after one month treatment was 0.28; and was 0.10 after three month treatment (p<0,0001). Before treament, average central retinal thickness was 519.08µm. After one and three month of treatment, average central retinal thickness was 309.36µm and 194.43µm. Good visual acuity outcome after three month was 83 percent. There was strong positive correlation between visual acuity and central retinal thickness before treatment with Pearson correlation r=0.914 (p<0.0001), and after treatment with Pearson * Khoa Mắt, Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất, Đồng Nai, ** Bộ Môn Mắt, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Phạm Minh Khoa ĐT: 0979136115 Email: phamminhkhoa_81nk@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 70 correlation r=0.802 (p<0.0001). Conclusion: Existing strong positive correlation of the changes in visual acuity that was related to central retinal thickness in central serous chorioretinopathy patients. Keywords: central retinal thickness, central serous chorioretinopathy, fovea, optical coherence tomography .ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD) là một trong những bệnh thường gặp hàng đầu trong những tổn thương nguyên phát của võng mạc trung tâm. Bệnh gây ra tổn hại chức năng thị giác có hồi phục, tuy nhiên cũng có những trường hợp mức độ hồi phục kém hoặc không hồi phục. Những năm gần đây, OCT (Optical Coherence Tomography) đã được sử dụng để đánh giá những biến đổi ở võng mạc trong giai đoạn cấp và mạn tính của HVMTTTD. OCT không chỉ cho chất lượng hình ảnh có độ phân giải cao của võng mạc tại hoàng điểm, mà còn cho biết những thay đổi hình thái học của võng mạc trung tâm trong HVMTTTD, qua đó xác định được nguyên nhân chính gây giảm hoặc mất thị lực. Trên thế giới và Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu khảo sát về HVMTTTD, tuy nhiên vẫn chưa có một báo cáo nào xem xét liên quan giữa thị lực với những thay đổi về độ dày của võng mạc trung tâm. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài mang tên "Khảo sát mối tương quan giữa bề dầy võng mạc trung tâm trên OCT với thị lực trong bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch". ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, phân tích có theo dõi dọc Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân đến khám tại phòng khám Đáy mắt, bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010, được chẩn đoán HVMTTTD. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định là bệnh HVMTTTD dựa vào khám lâm sàng, OCT và CMVMHQ, sau khi được giải thích: - Tình nguyện tham gia nghiên cứu. - Có khả năng theo dõi tái khám, có địa chỉ cư trú ổn định. Chẩn đoán xác định HVMTTTD dựa vào những tiêu chí sau: - Giảm thị lực (đo bằng bảng đo thị lực Snellen). - Ám điểm trung tâm. - Nhìn hình biến dạng (đo bằng bảng Amsler). - Biến đổi sắc giác. - Bong võng mạc cảm thụ có thể kèm theo bong BMST. Tiến hành nghiên cứu Có 84 mắt của 84 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào phân tích. Tại mỗi thời điểm, trước điều trị, 1 tháng, 3 tháng, bệnh nhân được đo thị lực bằng bảng thị lực Snellen (thị lực tối đa sau chỉnh kính), sau đó hoán đổi sang lo- ga-rít thị lực thập phân (LogMAR). Thăm khám lâm sàng trên sinh hiển vi với kính Volk 90D, đo độ dày võng mạc trung tâm trên Stratus OCT III, cắt ngang qua trung tâm hoàng điểm. Đo độ cao khoang thanh dịch, xác định vị trí bong thanh dịch cao nhất tại võng mạc trung tâm, đánh giá tình trạng biểu mô sắc tố (BMST). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Mắt 71 Hình 1: Hình ảnh bong võng mạc trung tâm thanh dịch trên OCT. Hình 2: Hình ảnh võng mạc cảm thụ tái dính sau khi dịch dưới võng mạc thoái lui. Phân tích số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS for window phiên bản 11.5. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm dịch tễ Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 38,05±6,125 năm, nhỏ nhất là 25 tuổi và lớn nhất là 54 tuổi. Tỷ lệ nam:Nữ tương đương 5:1. Nhóm tuổi gặp phổ biến là từ 35 tới 40 tuổi, chiếm tỷ lệ 38,1% trong nghiên cứu, khác biệt về tỷ lệ giữa các nhóm tuổi, giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p=0,001), và tương đương với nghiên cứu của Võ Quang Minh (2007)(5). Đặc điểm bệnh lý chung của HVMTTTD Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng tới khi bệnh nhân tới khám là 4,1±8,53 tháng, thấp nhất là 0,1 tháng và cao nhất là 62 tháng. Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi nghiên cứu dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ 69,05%, thời gian kéo dài của bệnh trước nghiên cứu trên 6 tháng chiếm tỷ lệ 30,95%. Tỷ lệ mắc bệnh lần đầu chiếm 77,40%, tỷ lệ tái phát 1 lần chiếm 20,20%, tỷ lệ tái phát từ hai lần trở đi chiếm 2,4%. Tỷ lệ mắc bệnh ở hai mắt là như nhau. Phù hợp với nghiên cứu của Võ Quang Minh (2007)(5), tác giả Anna S. Kitzmann(2), và theo y văn thế giới tỷ lệ tái phát trong khoảng từ 30% tới 50%. Đặc điểm lâm sàng và OCT Thị lực Thị lực LogMAR trung bình trước điều trị là 0,59±0,36; sau một tháng là 0,28±0,23; sau ba tháng là 0,10±0,16 (T-test, p<0,0001). Mức độ hồi phục thị lực trung bình trong nghiên cứu tốt hơn so với lúc ban đầu từ 2/10 tới 3/10, phù hợp với nghiên cứu của Võ Quang Minh (2007)(5). Độ dày võng mạc trung tâm Độ dày trung bình võng mạc trung tâm trước điều trị là 519,08±177,85; sau một tháng là 309,36±151,58; sau ba tháng là 194,43±83,998 (p<0,0001). Khi xem xét độ dầy VMTT, chúng tôi nhận thấy tất cả các trường bong thanh dịch bao gồm vị trí trung tâm hoàng điểm. Tuy nhiên, có 47 bệnh nhân (56%) có vị trí bong thanh dịch cao nhất nằm tại trung tâm hoàng điểm, 37 bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 72 nhân (44%) có vị trí bong cao nhất nằm cạnh trung tâm, 14,3% trường có bong BMST kèm theo. Khác với các nghiên cứu của các tác giả như Tomohiro Iida (2000), Felice Cardillo Piccolino (2005)(3), Minoru Furuta (2009) cùng nhiều tác giả khác, chỉ xác định độ dầy của lớp võng mạc cảm thụ bị bong. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định độ dầy VMTT bao gồm lớp BMTK bị bong, cùng với độ dầy của lớp dịch dưới võng mạc cảm thụ. Tương quan giữa độ dày võng mạc trung tâm với thị lực Sự thay đổi độ dày của võng mạc trung tâm trong HVMTTTD, kéo theo sự thay đổi về thị lực. Điều này được giải thích: do khi lớp võng mạc cảm thụ bị bong khỏi lớp BMST và lớp mao mạch của hắc mạc, làm cho lớp tế bào cảm thụ quang bị tách khỏi nguồn nuôi dưỡng và oxygen. Quá trình diễn ra nhanh chóng và không làm thay đổi hình thái của lớp tế bào quang học, sau khi võng mạc tái dính thì thị lực sẽ hồi phục. Ngược lại, quá trình diễn biến kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới tổn thương không hồi phục của võng mạc trung tâm và suy giảm thị lực không hồi phục. Độ dày tại trung tâm hoàng điểm và độ dày lớn nhất của võng mạc trung tâm, độ cao của khoang dịch vùng bong ảnh hưởng lớn tới thị lực. Tuy vậy, còn những nguyên nhân khác có liên quan với thị lực: thời gian bị bệnh, vị trí của tổn thương, tình trạng BMST. Kết quả cho thấy tương tự với các tác giả Minoru Furuta (2008), Felice Cardillo Piccolino (2005)(3). do day trung tam hoang diem truoc dieu tri(micromet) 120010008006004002000 th i l uc tr uo c di eu tr i(L og M AR ) 2.5 2.0 1.5 1.0 .5 0.0 do day trung tam hoang diem 1 thang(micromet) 10008006004002000 th i l uc s au 1 th an g( Lo gM AR ) 1.2 1.0 .8 .6 .4 .2 0.0 -.2 Biểu đồ 1: Phải, đường hồi quy tương quan giữa thị lực với độ dày trung tâm hoàng điểm trước điều trị; Trái, đường hồi quy tương quan giữa thị lực với độ dày trung tâm hoàng điểm sau 1 tháng điều trị do day trung tam hoang diem 3 thang(micromet) 800700600500400300200100 th i l uc s au 3 th an g( Lo gM AR ) 1.2 1.0 .8 .6 .4 .2 0.0 -.2 Biểu đồ 2: Đường hồi quy tương quan giữa thị lực với độ dày trung tâm hoàng điểm sau điều trị 3 tháng. KẾT LUẬN OCT xác định sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm. Bong võng mạc trung tâm thanh dịch làm giảm thị lực, tuy nhiên sự thay đổi của thị lực tùy thuộc vào mức độ bong thanh dịch, sự thay đổi hình thái của võng mạc cảm thụ. Có sự tương quan chặt giữa thị lực với độ dày võng mạc trung tâm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Mắt 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abraham C (2006). “Idiopathic central serous chorioretinopathy”. Kerala Journal of Ophthalmology; XVIII(4): 285 – 296. 2. Kitzmann AS. (2008). “The incidence of central serous chorioretinopathy in Olmsted County, Minnesota, 1980 – 2002”. Oppthalmology; 115: 169 – 173. 3. Piccolono FC (2005). “The foveal photoreceptor layer and visual acuity loss in central serous chorioretinopathy”. Am. J. Ophthlmol., 139: 87 – 99. 4. Võ Quang Minh (2000). “Nghiên cứu ứng dụng chụp mạch huỳnh quang võng mạc để chẩn đoán xác định bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch”. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 5. Võ Quang Minh (2007). “Đánh giá hiệu quả của laser quang đông trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch”. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 6. Wang M (2008). “Central serous chorioretinopathy”. Acta Ophthalmologica; 86: 126 – 145. 7. Wong R., Chopdar A., Brown M. (2004). “Five to fifteen years follow-up of resolved idiopathic central serous chorioretinopathy”. Eye; 18: 265 – 268.
Tài liệu liên quan