Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ nhạy cảm của các chủng nấm da ly trích từ vẩy da bệnh với
ketoconazol (KTZ)
Phương pháp nghiên cứu: Phân lập và định danh nấm da từ vẩy da bệnh, xác định MIC với KTZ bằng
phương pháp pha loãng theo NCCLS-M38A có biến đổi.
Kết quả: Từ 51 mẫu nấm da đã phân lập được 75 chủng nấm da, trong đó có 40% chủng nấm thuộc loài
Trichophyton rubrum. Các chủng nấm da phân lập có mức độ đáp ứng với KTZ ở các mức độ sau: 61% chủng
có MIC < 2 µg/ml, 28% chủng có MIC từ 2-8 µg/ml và 11% có MIC ≥ 16 µg/ml.
Kết luận: MIC trung bình với KTZ đã tăng so với các nghiên cứu trước đây, do đó, các chủng nấm da ly
trích từ bệnh nhân đang có xu hướng giảm đáp ứng với KTZ
3 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ đáp ứng của một số chủng nấm da ly trích từ bệnh nhân với Ketoconazol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 90
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM DA
LY TRÍCH TỪ BỆNH NHÂN VỚI KETOCONAZOL
Nguyễn Vũ Giang Bắc*, Nguyễn Thu Gương*, Nguyễn Đinh Nga*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ nhạy cảm của các chủng nấm da ly trích từ vẩy da bệnh với
ketoconazol (KTZ)
Phương pháp nghiên cứu: Phân lập và định danh nấm da từ vẩy da bệnh, xác định MIC với KTZ bằng
phương pháp pha loãng theo NCCLS-M38A có biến đổi.
Kết quả: Từ 51 mẫu nấm da đã phân lập được 75 chủng nấm da, trong đó có 40% chủng nấm thuộc loài
Trichophyton rubrum. Các chủng nấm da phân lập có mức độ đáp ứng với KTZ ở các mức độ sau: 61% chủng
có MIC < 2 µg/ml, 28% chủng có MIC từ 2-8 µg/ml và 11% có MIC ≥ 16 µg/ml.
Kết luận: MIC trung bình với KTZ đã tăng so với các nghiên cứu trước đây, do đó, các chủng nấm da ly
trích từ bệnh nhân đang có xu hướng giảm đáp ứng với KTZ
Từ khóa: nấm da, ketoconazole, MIC.
ABSTRACT
SURVEY ON SUSCEPTIBILITY TO KETOCONAZOLE OF DERMATOPHYTES ISOLATED FROM
PATIENTS
Nguyen Vu Giang Bac, Nguyen Thu Guong, Nguyen Dinh Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 90 - 92
Objective: Study the sensibility of dermatophytes isolated from patient’s skin to ketoconazole (KTZ)
Method: Determine MIC by the dilution method according to the guideline of NCCLS-M38A with
modification.
Result: we isolated 75 strains from 51 skin samples of patients, 40% of strains are Trichophyton rubrum.
Studying the susceptibility of KTZ against isolated strains show that 61% strains had MIC < 2 µg/ml, 20%
strains had MIC = 2-8 µg/ml and 11% strains had MIC ≥ 16 µg/ml.
Conclusion: Mean MIC of KTZ were up compared with previous research, therefore, the dermatophytes
strains from patients inclined to decrease susceptibility to KTZ.
Keywords: dermatophytes, MIC, ketoconazole.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nhiệt đới có khí hậu
nóng ẩm nên là môi trường thích hợp cho
nấm da phát triển. Đồng thời, người dân lao
động nghèo thường tiếp xúc nhiều với nước
lại phải sống và làm việc trong môi trường vệ
sinh kém nên rất dễ nhiễm các loại nấm da.
Hiện nay, thuốc điều trị chủ yếu với các loại
nấm da là nhóm 5-imidazol mà điển hình là
ketoconazole. Tuy nhiên, việc người bệnh tự ý
mua và sử dụng các chế phẩm dùng ngoài
chứa ketoconazole dẫn đến bệnh tái đi tái lại,
ngoài ra còn làm gia tăng khả năng đề kháng
thuốc của các chủng vi nấm1.
Khoa Dược, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Vũ Giang Bắc ĐT: 093 404 1225 Email:giangbacnguyenvu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 91
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
58 mẫu da từ bệnh nhân đến khám tại Bệnh
viện Da Liễu từ tháng 03/2009 đến tháng 06/2009
Chất kháng nấm: ketoconazole chất chuẩn đối
chiếu, hàm lượng 99,63%.
Môi trường thử nghiệm: Sabouraud dextrose
agar (Merck).
Phương pháp nghiên cứu
Định danh nấm da
Vẩy da lấy từ bệnh nhân được nhuộm bằng
lactophenol coton blue và quan sát trực tiếp
dưới kính hiển vi quang học (x40), phải thấy sợi
nấm hoặc bào tử đốt trong tế bào vẩy da.
Sau đó, vẩy da được cấy trên thạch
Sabouraud có kháng sinh, ủ ở nhiệt độ phòng từ
10-20 ngày. Chọn những khóm mang đặc điểm
của nấm da, nhuộm với lactophenol coton blue
và quan sát ở kính hiển vi. Những khóm nấm
cho đặc điểm vi học của nấm da (đặc điểm của
sợi nấm, bào tử đính lớn, bào tử đính nhỏ) được
thuần khiết và định danh tiếp theo.
Nấm da được định danh bằng các phương
pháp sau:
Cấy ba điểm trên thạch sabouraud, ủ ở nhiệt
độ phòng, sau 7 ngày thì quan sát tốc độ phát
triển và mô tả đặc điểm khóm nấm
Khảo sát khả năng và tốc độ phát triển của
nấm da ở 370C
Phản ứng xuyên tóc: khảo sát khả năng
xuyên tóc của vi nấm khi cho vi nấm tiếp xúc
với tóc trong 14 ngày
Phản ứng urea: vi nấm được cấy trên thạch
urea có bổ sung 4% glucose. Sau 7 ngày thì quan
sát sự đổi màu của môi trường. Nếu môi trường
chuyển sang màu hồng tím thì phản ứng urea
dương tính, nếu môi trường màu cam thì phản
ứng urea âm tính.
Xác định mức độ nhạy cảm của nấm da với
ketoconazole2
Xác định nồng độ tối thiểu ức chế sự phát
triển của vi nấm (MIC) bằng phương pháp
pha loãng theo hướng dẫn của NCCLS-M38A
trên môi trường sabouraud lỏng. Kết quả
được xác định bằng mắt thường sau 7 ngày ủ
ở nhiệt độ phòng.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả định danh nấm da
Từ 58 mẫu vẩy da, 51 mẫu có sợi nấm và/
hoặc bào tử đốt trong tế bào vẩy da. Từ 51 mẫu
này đã phân lập được 75 chủng nấm da. Qua các
bước định danh, bước đầu đã xác định được
một số chủng như sau:
Tất cả các chủng nấm da ly trích được đều
thuộc chi Trichophyton. Trichophyton rubrum
chiếm số lượng lớn trong nhóm (40%), kết quả
này phù hợp với các nghiên cứu dịch tễ đã công
bố trước đó2, 3. Có 19/51 mẫu da bị nhiễm từ 2
chủng nấm trở lên. Điều này cho thấy có sự
nhiễm phối hợp trong một số trường hợp gây
khó khăn cho công tác điều trị. Một số lớn
chủng nấm chưa xác định được loài do chưa đủ
điều kiện nghiên cứu về đặc điểm lý hóa của
chúng.
Biểu đồ 1. Sự phân bố của các chủng nấm da
Mức độ nhạy cảm của nấm da với
ketoconazol
Bảng 1. Mức độ nhạy của các chủng nấm da với
KTZ
Số lượng chủng nấm bị ức chế bởi KTZ ở các giá trị MIC
(µg/ml)
0,06 0,125 0,25 0,5 1 2 4 8 16 32
2 10 10 14 10 8 11 2 7 1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 92
Khoảng MIC (µg/ml) trong nghiên cứu này: 0,06 – 32
Khoảng MIC theo G. S de Hoog – 2000
3
: 0,06 – 2
Kết quả khảo sát cho thấy đã có 11% số
chủng có khuynh hướng giảm đáp ứng với
ketoconazol (MIC từ 16-32 µg/ml). Khoảng 28%
chủng nấm cho MIC ở mức 2-8 µg/ml, Chỉ có
khoảng 61% chủng nấm còn nhạy với KTZ. Khi
so sánh với nghiên cứu của G.S de Hoog năm
20003 thì khoảng MIC của các chủng nấm da
khảo sát dịch chuyển về vùng cao hơn với MIC
cao nhất trong nghiên cứu của G.S. de Hoog và
cs khoảng 16 lần.
Bảng 2. Mức độ nhạy cảm theo loài với KTZ
Chủng nấm Số chủng nấm đáp ứng với KTZ
trong khoảng MIC(µg/ml)
<2 2-8 16-32
T. rubrum 21 8 1
T. tonsurans 4 1 0
T. verrucosum 3 1 0
T. interdigitale 0 1 4
T.simii 1 0 0
Trichophyton sp. 17 10 3
Tổng cộng 46 21 8
Ngoài ra mức độ nhạy với KTZ của từng
loài nấm da cũng khác nhau: T. interdigitale có
khuynh hướng giảm đáp ứng với KTZ với 4/5
chủng có MIC từ 16-32 µg/ml. So với nghiên cứu
của Hoog thì MIC của T. interdigitale đã tăng 16-
32 lần. Cùng với xu hướng đó, T. verrucosum có
MIC với KTZ ở mức cao với 3/4 chủng có MIC
khoảng 1-8 µg/ml. Trong khi đó, với các chủng
nấm da còn lại thì có sự phân bố đều giữa nhóm
có MIC cao và nhóm nhạy với KTZ. Trong các
chủng nấm chưa định danh được loài, chúng tôi
cũng nhận thấy được sự xuất hiện của những
chủng có nguy cơ giảm đáp ứng với KTZ dù chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ (3/30 chủng).
Đối với Trichophyton rubrum, đã có một số
chúng cho MIC từ ngưỡng cao của giới hạn
nhạy (8 µg/ml) đến kém đáp ứng (16 µg/ml).
KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát cho thấy, có thể có sự
nhiễm nấm phối hợp trên vết thương nhiễm
nấm da của bệnh nhân.
Phần lớn chủng nấm khảo sát vẫn còn nhạy
với KTZ nhưng đã xuất hiện xu hướng giảm
đáp ứng với KTZ với khoảng MIC trên 8 µg/ml.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Araújo CR, Miranda KC, Fernandes Orionalda de Fatima
Lisboa, Soares Ailton José & Silva Maria do Rosário
Rodrigues (2009). In vitro susceptibility testing of
dermatophytes isolated in goiania, brazil, against five
antifungal agents by broth microdilution method. Rev. Inst.
Med. trop., 51: 9-12
2. Barros Maria Elisabet da Silva, Daniel de Assis Santos and
Junia Soares Hamdan (2007). Evaluation of susceptibility of
Trichophyton mentagrophytes and Trichophyton rubrum
clinical isolates to antifungal drugs using a modified CLSI
microdilution method (M38A). Journal of Medical
Microbiology, 56: 514-518
3. Hoog GS, Guarro J and Gené J (2000). Atlas of Clinical
Fungi, 2nd ed, vol. 1. Centraalbureau voor
Schimmelcultures, Utrecht, The Netherlands.
4. Yazdanparast SA and Richard CB (2006). Arthroconidia
production in Trichophyton rubrum and a new ex vivo model
of onychomycosis. Journal of Medical Microbiology, 55:
1577-1581.