Khảo sát mức độ giảm đau lưng của kỹ thuật kéo nắn cột sống thắt lưng bằng tay trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Đặt vấn đề: Đau lưng là dấu hiệu phổ biến của đau vùng thắt lưng, nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ giảm đau vùng thắt lưng bằng kỹ thuật kéo nắn cột sống thắt lưng bằng tay trên những bệnh nhân đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tại bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: 68 bệnh nhân đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng trong đó chiếm 78% ở độ tuổi từ 40- 60 tuổi. 84% đau từ trên 3 tháng đến 2 năm. Đánh giá về mức độ giảm đau sau kéo nắn 1 tuần giảm được 47%, sau 2 tuần là 59% đến tuần thứ 3 là 75% và sau 1 tháng đã giảm đến 95%. Đánh giá về các triệu chứng lâm sàng và các triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh như nghiệm pháp Lasegue, điểm đau Valleix, cũng đã cải thiện rất rõ sau 4 tuần điều trị. Kết luận: Kỹ thuật kéo nắn cột sống thắt lưng bằng tay điều trị bệnh lý đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng là hiệu quả, kinh tế, giúp trả lại sức khỏe tốt cho người bệnh trong độ tuổi lao động.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mức độ giảm đau lưng của kỹ thuật kéo nắn cột sống thắt lưng bằng tay trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 221 KHẢO SÁT MỨC ĐỘ GIẢM ĐAU LƯNG CỦA KỸ THUẬT KÉO NẮN CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG TAY TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG Nguyễn Thị Lam*, Lê Sỹ Sâm* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đau lưng là dấu hiệu phổ biến của đau vùng thắt lưng, nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ giảm đau vùng thắt lưng bằng kỹ thuật kéo nắn cột sống thắt lưng bằng tay trên những bệnh nhân đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tại bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: 68 bệnh nhân đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng trong đó chiếm 78% ở độ tuổi từ 40- 60 tuổi. 84% đau từ trên 3 tháng đến 2 năm. Đánh giá về mức độ giảm đau sau kéo nắn 1 tuần giảm được 47%, sau 2 tuần là 59% đến tuần thứ 3 là 75% và sau 1 tháng đã giảm đến 95%. Đánh giá về các triệu chứng lâm sàng và các triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh như nghiệm pháp Lasegue, điểm đau Valleix, cũng đã cải thiện rất rõ sau 4 tuần điều trị. Kết luận: Kỹ thuật kéo nắn cột sống thắt lưng bằng tay điều trị bệnh lý đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng là hiệu quả, kinh tế, giúp trả lại sức khỏe tốt cho người bệnh trong độ tuổi lao động. Từ khóa: cột sống thắt lưng, hội chứng rễ thần kinh. ABSTRACT SURVEY BY THE DIRECTOR OF ENGINEERING BACK PAIN REPAIR OF THE LUMBAR SPINE IN PATIENTS MANUAL DEGENERATION OF THE LUMBAR SPINE Nguyen Thi Lam, Le Sy Sam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 221 - 225 Background: Back pain is a common symptom of lower back pain, the most common cause is degeneration of the lumbar spine. Study objectives: The survey extent of lower back pain in Engineering Repair lumbar spine by hand on back pain patients with degenerative lumbar spine hospital uniform. Method: prospective study, descrptive and cross-section. Results: 68 patients with low back pain due to lumbar spinal degeneration which occupies 78% aged 40 to 60 years. 84% investment in the 3 months to 2 years. Assess the level of pain reduction after 1 week repair is reduced 47%, after 2 weeks was 59% after 3 weeks was 75% and then 4 weeks dropped to 95%. Assessment of clinical symptoms and symptoms of nerve root syndrome (Lasegue-test,Valleix point) were also improved clearly visible after 4 weeks of treatment. Conclusion: Repair Engineering lumbar spine with manual treatment of lower back pain due to lumbar spinal degeneration is efficient, economic and good health the patients. Keywords: lumbar spine. * Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Lam ĐT: 0908007607 Email: bsnguyenthilam@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 222 ĐẶT VẤN ĐỀ Đau lưng, cụ thể và chính xác là đau vùng thắt lưng, là triệu chứng lâm sàng phổ biến của bệnh lý vùng thắt lưng. Nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng. Đối với người cao tuổi đau lưng là mối quan tâm lớn nhất. Đau lưng làm mọi sinh hoạt bị hạn chế, nặng hơn có thể nằm tại chỗ và mọi sinh hoạt phải phụ thuộc vào người khác. Cơn đau kéo dài âm ỉ khó chịu, làm cho người bệnh hoang mang sau một thời gian đã đi điều trị với nhiều biện pháp chưa đạt được hiệu quả cao. Người bệnh cao tuổi ai cũng sợ bị “va chạm dao kéo, can thiệp bằng máy móc”, Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng (VLTL-PHCN) đã giúp phần nào xóa bỏ tâm lý của người bệnh. Riêng số lượng bệnh nhân đau lưng điều trị tại khoa VLTL-PHCN của bệnh viện Thống Nhất chiếm 1/3 số bệnh nhân đang điều trị ở đây. Hầu hết bệnh nhân không chỉ đơn thuần mắc một bệnh mà còn kèm theo cả nhiều bệnh khác như: tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, Vì vậy đòi hỏi phải có phương pháp điều trị chọn lọc sao cho bệnh nhân an tâm và phối hợp điều trị tốt. Phương pháp xoa bóp kéo nắn cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) điều trị cho bệnh nhân có kết quả rất khả quan. Hiện nay ở Việt Nam, vật lý trị liệu phục hồi chức năng ngày càng được quan tâm hơn. Bệnh nhân đau lưng đã được phục hồi vận động tốt hơn, giúp họ được tái nhập với xã hội sớm hơn. Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát mức độ giảm đau vùng lưng với phương pháp kéo nắn, xoa bóp CSTL bằng tay ở những bệnh nhân đau lưng do THCSTL. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 01/7/2011 đến ngày 30/10/2011. Tiêu chuẩn chọn bệnh Những bệnh nhân THCSTL có đau vùng lưng và đang nằm điều trị tại khoa VLTL- PHCN. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có chống chỉ định với phương pháp kéo nắn, xoa bóp, bao gồm: Khối U cột sống, nhiễm trùng cột sống, đang dùng thuốc chống đông, mới được mổ kết hợp xương. Chẩn đoán nguyên chân đau 68 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu đã được thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân đau thắt lưng, dựa vào: Cận lâm sàng như: Chụp XQ CSTL, chụp CT scan CSTL, chụp MRI. Lâm sàng như: Các triệu chứng của hội chứng CSTL và hội chứng rễ thần kinh/THCSTL. Qui trình thực hiện kỹ thuật kéo nắn, xoa bóp Áp dụng kỹ thuật kéo nắn theo nguyên lý vận động học và nguyên tắc sinh cơ học trong kéo nắn trị liệu. Chỉ áp dụng kéo nắn trị liệu vào thời kỳ đàn hồi và tạo hình gồm 3 thao tác: kéo, nắn, di chuyển. (ba thời kỳ bao gồm: thời kỳ đàn hồi - thời kỳ tạo hình - thời kỳ gây thương tổn thương). Mô tả kỹ thuật kéo với 3 mức độ K1, K2, K3 tùy thuộc vào 4 yếu tố là thời gian, hướng tác động, biên độ và lực tác động. Kỹ thuật nắn theo 5 mức độ N1, N2, N3, N4, N5 với 4 yếu tố như trên. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 223 Đánh giá kết quả So sánh mức độ giảm đau trước và sau khi sử dụng kỹ thuật kéo nắn, xoa bóp được 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và 4 tuần, bao gồm: Thang điểm đánh giá mức độ đau do hội chứng cột sống thắt lưng là đau từ mức độ nhẹ: 1 – 3điểm; đau mức độ trung bình: 4 – 6điểm; đau mức độ nặng: 7 – 9điểm; đau rất nặng: 10điểm. Thang điểm đánh giá mức độ đau do hội chứng rễ thần kinh là. Thu thập, sử lý số liệu thống kê bằng phần mềm excel 2003 và SPSS 16.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm dịch tễ nhóm nghiên cứu Bảng 1: Tuổi và giới tính nhóm nghiên cứu Tuổi Giới 40 - 49 50 - 59 60 - 69 > 75 T/cộng Nam 20 10 10 2 42 Nữ 18 5 2 1 26 Số BN 38 15 12 3 68 Tỷ lệ 56% 22% 18% 4% 100% Bảng 2: Thời gian phát bệnh đau vùng lưng. Thời gian đau Số BN Tỷ lệ % < 3 tháng 6 8,8% 3 – 12 tháng 25 36,7% 13 – 24 tháng 32 47% > 24 tháng 5 7,5% Tổng cộng 68 100% Bảng 3: Kết quả đánh giá mức độ giảm đau Số BN sau điều trị Mức độ đau Trước điều trị 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 18 10 8 4 0 Nhẹ 1 – 3 đ % 56 44 22 0 8 4 3 2 0 Tr/bình 4 – 6 đ % 50 38 25 0 40 30 15 10 2 Nặng 7 – 9 đ % 75 38 25 5 2 2 2 1 1 Rất nặng 10 đ % 100 100 50 50 68 36 28 17 3 T/cộng 100 52,9 41,2 25 4,4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Truoc ĐT 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 10 đ 7 - 9 đ 4 - 6 đ 1 - 3 đ Kết quả cho thấy: Trước điều trị có 2 bệnh nhân đau mức tối đa (điểm 10) sau 4 tuần điều trị còn 1 người, đây là bệnh nhân chấn thương cột sống có dấu hiệu chèn ép tủy, sau thời gian điều trị 4 tuần chỉ giảm đau 50% và giảm tê cũng rất chậm. 40 bệnh nhân đau mức độ nặng (7 – 9đ) sau điều trị số bệnh nhân còn đau giảm dần chỉ còn hai bệnh nhân do điều trị không liên tục. Có 8 bệnh nhân đau mức độ trung bình (3 – 6đ) hoàn toàn đỡ đau sau 4 tuần sử dụng kỹ thuật kéo nắn, xoa bóp. 18 bệnh nhân đau mức độ nhẹ (<3đ) hoàn toàn đáp ứng điều trị. Nhìn chung, sau 1 tuần điều trị mức độ giảm đau của bệnh nhân giảm dần còn 52,9%, sau 2 tuần giảm còn 41,2%, sau 3 tuần còn 25%, và tuần thứ 4 còn dưới 5%. Bảng 4: Đánh giá các triệu chứng lâm sàng Sau điều trị Triệu chứng Trước điều trị 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 38 22 20 14 2 Mất đường cong SL % 57,9 52,6 36,8 5,3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 224 Sau điều trị Triệu chứng Trước điều trị 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 68 65 48 27 0 Co cứng cơ cạnh sống % 95,6 70,6 39,7 68 42 35 23 0 Điểm đau cạnh sống % 61,8 51,5 33,8 60 50 32 25 0 Dấu ấn chuông % 83,3 53,3 41,7 Các triệu chứng thực thể trên lâm sàng tại cột sống như mất đường cong sinh lý, co cứng cơ, điểm đau cột sống, đau cạnh sống và dấu ấn chuông đã được cải thiện rõ rệt từ tuần thứ 3 sau điều trị. Bảng 5: Đánh giá các triệu chứng trong hội chứng rễ thần kinh Sau điều trị Triệu chứng Trước điều trị 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần 60 58 52 40 0 N/pháp Lasegue % 96,67 86,67 66,67 60 50 32 10 0 Điểm đau Valleix % 83,33 53,33 16,67 32 30 28 20 3 Rối loạn cảm giác % 93,75 87,5 62,5 9,375 16 15 10 5 0 Rối loạn vận động % 93,75 62,5 31,25 Dấu hiệu chèn ép rễ cải thiện rõ từ tuần thứ 3 và giảm nhanh từ tuần thứ 4. Rối loạn cảm giác tê bì hay kiến bò 1 hoặc 2 chân, giảm dần từ tuần thứ 2 và giảm nhanh vào tuần thứ 4. Có 3 bệnh nhân không giảm tê gặp trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trung tâm bao gồm thoái hóa và trượt đốt sống. Rối loạn vận động do tư thế giảm đau đáp ứng từ tuần thứ 3 – 4 còn khoảng 30% là chưa hết đau. Rối loạn vận động cần hỗ trợ không có trong lô điều trị. Như vậy sau mỗi tuần điều trị các dấu hiệu ép rễ cũng được thể hiện rõ rệt so với trước điều trị. BÀN LUẬN Về giới tính: các tác giả cho rằng bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ. Theo thống kê tại khoa VLTL - PHCN Bệnh viện Thống Nhất nam chiếm 61,8%, nữ chiếm 38,2%. Về tuổi: cũng như các tác giả khác, chủ yếu là trong lứa tuổi lao động, nghiên cứu của chúng tôi gặp 78% ở lứa tuổi từ 40 đến 59 tuổi, trong đó 56%từ 40 đến 49 tuổi. Tại Bệnh viện Bạch Mai thống kê trên đề tài nghiên cứu kéo nắn cột sống năm 2003 là 48,4% ở lứa tuổi 40 đến 49. Theo Davis, ở lứa tuổi lao động bị đau lưng chiếm 90,4%(1). Như vậy hầu hết đau lưng thường mắc ở lứa tuổi lao động là phù hợp. Về thời gian mắc bệnh: bệnh nhân tới khoa VLTL – PHCN bệnh viện Thống Nhất gặp nhiều nhất sau 1 năm đến 2 năm chiếm 47%. Số bệnh nhân mắc bệnh dưới 3 tháng chiếm 8,8%. Số bệnh nhân tới muộn nhất sau 36 tháng chiếm 7,3%, thời gian mắc đau lưng lâu cũng ảnh hưởng một phần đến hiệu quả điều trị. Về biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân đau lúc khởi phát hầu hết là đau thắt lưng có tính chất đau âm ỉ, đau lan xuống mông và xuống 1 chi theo đường đi của dây thần kinh chiếm 59%. Vận động theo tư thế chống đau chiếm 23,5%. Các biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân khi vào viện chủ yếu là sự kết hợp cả 2 hội chứng, hội chứng cột sống thắt lưng và hội chứng rễ. Đánh giá kết quả điều trị Đánh giá kết quả giảm đau: Theo Nguyễn Xuân Nghiên, sau kéo nắn số bệnh nhân giảm đau chiếm tỉ lệ cao 73,8%. Tác giả Deliza (2000) đã kéo nắn cho 120 bệnh nhân thì 110 bệnh nhân hết hoặc giảm đau, chiếm 91,7%. Trong nghiên cứu của chúng tôi sau 4 tuần thì chỉ còn 95,6% số bệnh nhân giảm đau và chuyển từ mức độ đau nhiều đến đau ít hơn Mức độ đau cải thiện dần theo thời gian điều trị, điều này cũng phù hợp với các tác giả trên. Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rốn loạn vận động: Trước điều trị 68 bệnh nhân có 16 bệnh nhân rối loạn vận động với tư thế chống đau không có bệnh nhân liệt hoàn toàn. Sau 4 tuần điều trị bằng kỹ thuật kéo nắn này thì số bệnh nhân có tư thế chống đau giảm đi rất nhiều. Điều này cũng phù hợp với sự tiến bộ giảm đau trong nghiên cứu của các tác giả khác. Đánh giá sự cải thiện triệu chứng thực thể Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 225 tại cột sống: Trước điều trị kéo nắn, khám thấy hầu hết bệnh nhân đều có các triệu chứng tại cột sống như: mất đường cong sinh lý, co cứng cơ cạnh sống, điểm đau cột sống, dấu hiệu bấm chuông. nhưng sau mỗi tuần điều trị các triệu trứng được cải thiện đáng kể. Sau 4 tuần còn rất ít bệnh nhân co cứng cơ cạnh sống, bệnh nhân còn mất đường cong sinh lý. Các triệu chứng thực thể tại cột sống được cải thiện rõ rệt từ tuần thứ 3 sau điều trị. Đánh giá sự cải thiện dấu hiệu ép rễ: Dấu hiệu đánh giá sự chèn ép rễ trên lâm sàng là điểm đau Lasegue và Valleix cũng có thay đổi đáng kể. Sau 4 tuần áp dụng kỹ thuật kéo nắn cột sống bằng tay đã không còn bệnh nhân nào đau các điểm này nữa. Đánh giá sự cải thiện tâm lý: Ngoài nhiệm vụ điều trị bệnh, thử thách lớn nhất của các bác sỹ là cải thiện tâm lý của bệnh nhân. Vì thế việc đánh giá sau điều trị cũng rất quan trọng. Theo Nguyễn Xuân Nghiên tiến bộ tâm lý của những bệnh nhân điều trị bằng kỹ thuật kéo nắn đạt kết quả tốt 76,1% so với kéo CSTL bằng máy tại khoa VLTL – PHCN. Trước điều trị 100% bệnh nhân có tâm trạng lo lắng, sau điều trị hầu hết các bệnh nhân có sự cải thiện tốt về tâm lý. Trong nghiên cứu này không gặp tai biến xảy ra trong và sau quá trình thực hiện kỹ thuật kéo nắn này. Tóm lại: Qua kỹ thuật kéo nắn điều trị bệnh lý đau vùng thắt lưng có kết quả rất khả quan, là một phương pháp không dùng thuốc nhưng lại hiệu quả, an toàn trên mọi lứa tuổi đặc biệt là các bệnh nhân người lớn tuổi đã có tâm lý cải thiện tốt trong quá trình điều trị. KẾT LUẬN Kỹ thuật kéo nắn cột sống thắt lưng bằng tay điều trị bệnh lý đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng là hiệu quả, kinh tế trả lại sức khỏe tốt cho người bệnh trong độ tuổi lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Davis RA (1994) A long term outcome analysis of 984 surgically treated herniated lumbar disc, orthopedic clinics of North America. Vol 2. No 2. pp415-421. 2. Dương Xuân Đạm (2000) Điều trị đau lưng bằng kéo dãn cột sống. Cục Quân Y. 3. Hồ Hữu Lương (2001) Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. NXB Y học Hà Nội. 4. Ngô Thanh Hồi (1995) Nghiên cứu giá trị các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược Học Viện Quân Y. 5. Vũ Quang Bính (2001) Phòng và chữa bệnh đau lưng” NXB Y học Hà nội.
Tài liệu liên quan