Khảo sát nồng độ BNP huyết tương ở các bệnh nhân suy tim tại Bệnh viên Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Cơ sở nghiên cứu: Định lượng nồng độ BNP đang được nghiên cứu và ứng dụng vào việc chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng bệnh nhân suy tim trong và ngoài nước nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại thành phố Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ BNP huyết tương ở người bình thường và người suy tim và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ BNP huyết tương với các mức độ suy tim theo NYHA. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích 111 bệnh nhân suy tim mạn và 42 người khỏe mạnh tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 11/2009 đến tháng 1/2011. Kết quả: BNP trung bình ở người không suy tim là 79,28 ± 83,6 pg/ ml. BNP ở bệnh nhân suy tim có giá trị trung bình là 2199 ± 2083 pg/ ml. Giá trị tối ưu BNP dùng để chẩn đoán bệnh nhân suy tim hay không là BNP = 205 pg/ml. BNP huyết tương có liên quan nghịch với mức độ suy tim theo phân loại NYHA. Kết luận: Xét nghiệm định lượng nồng độ BNP hỗ trợ thiết thực khách quan và chính xác trong chẩn đoán sớm và đánh giá mức độ nặng của suy tim mạn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát nồng độ BNP huyết tương ở các bệnh nhân suy tim tại Bệnh viên Đa khoa Trung ương Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Lão Khoa 94 KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ BNP HUYẾT TƯƠNG Ở CÁC BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIÊN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ Phạm Thanh Phong*, Võ Thị Thùy An**, Nguyễn Thị Hồng Huế*** TÓM TẮT Cơ sở nghiên cứu: Định lượng nồng độ BNP đang được nghiên cứu và ứng dụng vào việc chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng bệnh nhân suy tim trong và ngoài nước nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại thành phố Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ BNP huyết tương ở người bình thường và người suy tim và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ BNP huyết tương với các mức độ suy tim theo NYHA. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích 111 bệnh nhân suy tim mạn và 42 người khỏe mạnh tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 11/2009 đến tháng 1/2011. Kết quả: BNP trung bình ở người không suy tim là 79,28 ± 83,6 pg/ ml. BNP ở bệnh nhân suy tim có giá trị trung bình là 2199 ± 2083 pg/ ml. Giá trị tối ưu BNP dùng để chẩn đoán bệnh nhân suy tim hay không là BNP = 205 pg/ml. BNP huyết tương có liên quan nghịch với mức độ suy tim theo phân loại NYHA. Kết luận: Xét nghiệm định lượng nồng độ BNP hỗ trợ thiết thực khách quan và chính xác trong chẩn đoán sớm và đánh giá mức độ nặng của suy tim mạn. ABSTRACT PLASMA BNP CONCENTRATION MESUREMENT IN HEART FAILURE PATIENTS AT CANTHO CENTRAL GENERAL HOSPITAL Pham Thanh Phong, Vo Thi Thuy An, Nguyen Thi Hong Hue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 94 - 100 Background: Plasma BNP concentration mesurement has been studied and applied into diagnosing, observing and prognosticating heart failure patients around the world and the country; however, there is no one taken place in Can Tho city. Objectives: To identify the plasma BNP concentration in a normal person as well as in a chronic heart failure patient and to investigate the relationship between plasma BNP concentration with NYHA classification’s levels. Methods: Analysed cross – sectional study of 111 chronic heart failure patients and 42 normal participants at Can Tho Central General hospital from 11/2009 to 1/2011. Results: Mean BNP of normal people is 79.28 ± 83.6 pg/ml and mean BNP of heart failure patients is 2199 ± 2083 pg/ ml. The optimal BNP value to make a heart failure diagnosis is BNP = 205 pg/ ml. BNP has inverse association with heart failure levels by NYHA classification. Conclusion: BNP mesurement supports practically, objectiely and exactly in early diagnosticating and valuing levels of chronic heart failure. * Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ Tác giả liên lạc: BS Phạm Thanh Phong ĐT: 0918161546 Email: phongpham1969@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 95 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là vấn đề lớn của nhân loại vì số người suy tim ngày càng tăng, trong đó những bệnh nhân (BN) có biểu hiện suy tim lâm sàng với phân suất tống máu thất trái (EF) bình thường ngày càng tăng(9). Chi phí dành cho điều trị suy tim cũng rất lớn và tiên lượng của suy tim lúc nào cũng xấu nếu nguyên nhân căn bản không thể điều trị được. Một nửa số BN suy tim sẽ chết trong vòng 4 năm và hơn 50% BN suy tim nặng sẽ chết trong vòng 1 năm. Dù vậy, việc chẩn đoán suy tim không phải lúc nào cũng dễ dàng do đó, trong thực hành lâm sàng cần phải có một xét nghiệm có độ nhạy cao giúp chẩn đoán sớm, nhanh và chính xác suy tim để có được chiến lược điều trị phù hợp là rất quan trọng nhằm giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị. Mặt khác nếu chẩn đoán nhầm lẫn suy tim với các bệnh lý khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây nguy hiểm đe doạ tính mạng của bệnh nhân suy tim. Xét nghiệm B type Natriuretic peptide (BNP) huyết tương đã được tổ chức quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ công nhận là xét nghiệm đầu tiên có vai trò như thế. Mục tiêu nghiên cứu Tại thành phố Cần Thơ chưa có một công trình nghiên cứu nào về vai trò của B type Natriuretic peptide huyết tương ở bệnh nhân suy tim. Xuất phát từ thực trạng đó, chúng tôi tiến hành đề tài "Khảo sát nồng độ BNP huyết tương ở các bệnh nhân suy tim tại Bệnh Viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ” với các mục tiêu như sau: 1. Khảo sát nồng độ BNP huyết tương ở người bình thường và người suy tim. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ BNP huyết tương với các mức độ suy tim. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu BN suy tim nhập vào khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 11/2009 đến 1/2011 chia thành 2 nhóm: (1) Nhóm suy tim: BN có các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng thoả mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim của Hội tim mạch Châu Âu. (2) Nhóm chứng: người bình thường cùng tuổi và giới với bệnh nhân trong nhóm suy tim, không mắc các bệnh lý nội khoa khác gây phóng thích BNP. Tiêu chuẩn loại trừ nghiên cứu BN suy tim có kèm theo ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau bị loại khỏi nghiên cứu: suy thận (khi Creatinin > 130 µmol/ L), xơ gan, hội chứng vành cấp, chấn thương tim hoặc chèn ép tim cấp, cường Aldosterone nguyên phát, hội chứng Cushing, cường giáp, tâm phế mạn, nhồi máu phổi, xuất huyết não. Phương pháp Mô tả cắt ngang có phân tích. Mẫu nghiên cứu Gồm 111 BN suy tim và 42 người không suy tim ở nhóm chứng, chọn mẫu thuận tiện, thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin Tất cả người tham gia được hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng theo một mẫu bệnh án nghiên cứu, làm xét nghiệm điện tâm đồ, Xquang ngực thẳng, siêu âm tim, xét nghiệm sinh hoá máu, xét nghiệm BNP. Xử lý và phân tích số liệu -Xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0 và Medcal 8.0. So sánh khác biệt có ý nghĩa khi p ≤ 0,05. - Vẽ đường cong ROC và tìm diện tích dưới đường cong ROC của nồng độ BNP. - Xác định điểm cắt BNP từ đó tìm độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính, giá trị dự báo dương tính của xét nghiệm BNP ở các điểm cắt BNP khác nhau. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Lão Khoa 96 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu Thu thập được 111 BN suy tim và 42 người không suy tim (nhóm chứng) có tuổi trung bình (69 ± 13,5 so với 62,7± 18,7) và tỉ lệ phân bố theo giới nữ/ nam = 28/ 14 so với 60/ 51 tương đồng nhau (p > 0,05). Đặc điểm của nhóm suy tim Bảng 1: Đặc điểm chung nhóm suy tim Đặc điểm Phân loại Số lượng (%) Tuổi < 40 3 (2,7%) 40 - 59 24 (21,6%) ≥ 60 84 (75,7%) Suy tim theo NYHA I 13 (11,7%) II 32 (28,8%) III 44 (39,7%) IV 22 (19,8%) Nguyên nhân suy tim Bệnh động mạch vành 56 (50,4%) Bệnh tăng huyết áp 25 (22,5%) Bệnh van tim 17 (15,3%) Bệnh cơ tim 5 (4,6%) Bệnh tim bẩm sinh 2 (1,8%) Nhóm nguyên nhân khác 6 (5,4%) Chức năng tâm thu thất trái < 30% 29 (26%) 30 – 44 % 46 (42%) 45 – 50% 36 (32%) Tổng cộng 111 (100%) Bảng 2: Nồng độ BNP trung bình của bệnh nhân ở nhóm suy tim Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max Trung vị BNP(pg/ml) 2199,0 2083,27 100 13 700 1868 Bảng 3: Nồng độ BNP trung bình của bệnh nhân ở nhóm suy tim So sánh BNP(pg/ml) Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Trung vị p Nam 2154,0 2243,45 128,0 13700,0 2154,0 0,8 Nữ 2237,0 1955,26 100,0 10110,0 2136,0 NYHA I 456,4 228,90 158,0 957,0 466,0 < 0,0 01 NYHA II 1030,0 950,47 100.0 3796.0 810,0 NYHA III 2200 1201,18 142 4891 1201,1 8 NYHA IV 4926 2581,68 2636 13700 4160 EF < 30% 3691 2843,84 142 13700 3103 EF 30 – 44% 2192,0 1509,43 135,0 5710,0 2300,0 So sánh BNP(pg/ml) Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Trung vị p EF 45 – 50% 1004,0 962,64 100,0 3700,0 581,5 < 40 tuổi 4348 447,1 3811 4772 4392 0,9 6 40 – 59 tuổi 1687,0 1688,68 100 7140 1687 > 60 tuổi 2268,0 2170,05 128 13700 2268 Bảng 4: Tương quan giữa BNP và EF Sự tương quan giữa nồng độ BNP và EF ở bệnh nhân suy tim (n = 111) r (95%CI) P EF -0,454 (-0,59; -0,29) < 0,001 Nhận xét: Có mối tương quan nghịch biến giữa nồng độ BNP huyết tương và phân suất tống máu thất trái có ý nghĩa thống kê với r = - 0,454 và p < 0,001. BNP trung bình cuả nhóm chứng Bảng 5: BNP ở nhóm chứng (n = 42) Nồng độ BNP (pg/ ml) Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max Trung vị BNP(pg/ ml) 79,28 83,67 10,00 360,00 42,10 Bảng 6: Đặc điểm về nồng độ BNP huyết tương ở nhóm chứng So sánh BNP(pg/ ml) Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Trung vị p Nam 105,60 114,1 13,50 360,0 47,45 0,2 4 Nữ 66,10 61,78 10,00 285,0 41,15 < 40 tuổi 23,38± 8,21 0,0 13 40 – 59 tuổi 59,56 ± 91,74 > 60 tuổi 101,60 ± 81,58 Bảng 7: So sánh nồng độ BNP giữa nhóm suy tim và nhóm chứng Suy tim Nhóm chứng p BNP (pg/ mL) 2199 ± 2083,27 79,28 ± 83,67 < 0,001 Giá trị chẩn đoán suy tim của nồng độ BNP huyết tương Bảng 9: Các các điểm cắt tối ưu theo các chọn lựa khác nhau BNP (pg/ml) sens (95%CI) spec (95%CI) PPV (95%CI) NPV(95%CI ) 128 0,99 (0,95- 1) 0,76 (0,61- 0,87) 0,92 (0,43- 1) 0,97 (0,85- 0,99) 135 0,98 (0,94 - 1) 0,81 (0,67- 0,90) 0,93 (0,43 - 1) 0,94 (0,82 - 0,98) 158 0,95 (0,90 - 0,88 (0,75 - 0,96 (0,43- 0,88 (0,75- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 97 BNP (pg/ml) sens (95%CI) spec (95%CI) PPV (95%CI) NPV(95%CI ) 0,98) 0,95) 0,98) 0,95) 205 0,92 (0,85- 0,96) 0,90(0,78- 0,96) 0,96 (0,43- 0,96) 0,81(0,67 - 0,90) 229 0,90 (0,83- 0,94) 0,90 (0,78 - 0,96) 0,96 (0,43 - 0,94) 0,78 (0,64- 0,87) Điểm cắt BNP = 205 pg/ ml được chọn để chẩn đoán suy tim có độ nhạy 92%, độ đặc hiệu 90%, giá trị dự báo dương tính là 96%, giá trị dự báo âm tính là 81%. Biểu đồ 1: Diện tích dưới đường cong ROC của BNP BN suy tim lúc nhập viện BÀN LUẬN Đặc điểm nhóm suy tim Trong nhóm suy tim, nguyên nhân gây suy tim nhiều nhất là do bệnh động mạch vành (50,4%) và tăng huyết áp (22,5%), bệnh van tim chiếm (15,3%). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Vũ Hoàng Vũ và nghiên cứu đa trung tâm tại Hoa Kỳ năm 2002 xác nhận lần lượt 40% và 19% suy tim là do bệnh mạch vành và tăng huyết áp(14). Tuy nhiên có sự khác biệt với đặc điểm suy tim của những thập niên trước trong nghiên cứu của Cao Huy Thông, của Nguyễn Thị Loan (năm 1989 -1990) nguyên nhân hàng đầu gây suy tim là do bệnh lý van tim (10). Trong nghiên cứu này, nhóm bệnh nhân suy tim nặng tỉ lệ còn cao, NYHA III chiếm 39,7%, NYHA IV là 19,8%, EF giảm chiếm 32,5% và giảm nặng chiếm đến 26,1%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên của Nguyễn Thị Loan(10), nghiên cứu đa trung tâm của Wieczorek ở Hoa Kỳ(14). Suy tim nặng gặp nhiều vì đối tượng là BN nội viện, chỉ nhập viện khi có bệnh lý kèm theo, suy tim tiến triển hoặc bệnh nặng từ các tuyến y tế địa phương chuyển đến. Nồng độ BNP huyết tương ở nhóm bệnh nhân suy tim Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về BNP huyết tương giữa các nhóm tuổi và giữa hai giới của BN suy tim tương tự kết quả của Maisel AS và Clerico A(2,7). Phan Thanh Nhung, Clerico A(2), xác định tuổi liên quan thuận đến BNP huyết tương dù cơ chế chưa rõ, các tác giả cho rằng việc tăng BNP có thể liên quan đến việc suy giảm độ lọc cầu thận ở người lớn tuổi. BNP trung bình (tb) BN suy tim nhập viện là 2199 ± 2083 pg/ ml, (min = 100 pg/ ml và max = 13700 pg/ ml). Phan Thanh Nhung cho kết quả tương tự (BNP tb nhập viện là 2028,06 ± 1681,74 pg/ ml). Nghiên cứu này ghi nhận tất cả các BN được chẩn đoán suy tim đều có BNP ≥ 100 pg/ ml cho phép suy luận BNP của BN suy tim Việt Nam không có khác biệt với BNP của BN suy tim ở các nước khác. So với các nghiên cứu của Ngô Thị Diệu Minh BNPtb BN suy tim lúc nhập viện là 1940 pg/ ml, Dao Q. có kết quả là 700 ±116 pg/ml(4) hay của tác giả Maisel là 675 ± 450 pg/ ml(6) thì BNPtb lúc nhập viện trong nghiên cứu của chúng tôi là 2199 pg/ ml cao hơn hẳndo tỉ lệ BN suy tim nặng cao chiếm xấp xỉ 60% Kết quả nghiên cứu khẳng định mức độ suy tim theo NYHA càng nặng thì BNP huyết tương càng cao rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Các nghiên cứu khác trong nước của Cao Huy Thông, Phan Thanh Nhung, Ngô Thị Diệu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Lão Khoa 98 Minh, cùng với một số nghiên cứu quốc tế của Maisel(6) Wieczorek SJ(14), Dao Q(4), cùng cho kết luận thông nhất về mối liên quan giữa BNP huyết tương và mức độ nặng của suy tim theo NYHA. BNP tăng ở những BN suy tim và tương quan thuận với áp lực đổ đầy thất trái, do đó với BN suy tim càng nặng tương ứng theo NYHA càng cao thì BNP được tiết ra càng nhiều. BNP đã bổ sung hoặc gia tăng khả năng đánh giá của suy tim về chức năng tim, tình trạng lâm sàng và kết cục. BNP được tiết ra từ tế bào cơ tim và nhiều nhất là từ tâm thất. BNP tương quan thuận với kích thước, thể tích và khối cơ thất trái(3). Phân tích kết quả nghiên cứu xác định mối tương quan nghịch giữa sự giảm phân suất tống máu thất trái với sự gia tăng BNP trong máu với r = - 0,454, p < 0,001 tương tự kết quả từ các nghiên cứu của Cao Huy Thông(6), Ngô Thị Diệu Minh, Phan Thanh Nhung, Clarico A(2), và của Wieczorek SJ.(14). Nồng độ BNP huyết tương ở nhóm chứng BNP tb của nhóm chứng là 79,28 ± 83,66 pg/ ml cao hơn kết quả trong nhóm chứng từ nghiên cứu của Vũ Hoàng Vũ 63 ± 83 pg/ ml và khác kết quả từ một số nghiên cứu khác như của Dao Q. là 38±4 pg/ ml(4), của Harrison là 63 ± 16 pg/ ml(5), của Clerico A. là 17,8 ± 10,9 pg/ ml(2) do khác biệt về độ tuổi trung bình. Ở nhóm chứng, nữ giới có BNP tb là 66 pg/ ml thấp hơn ở nam là 105 pg/ ml (p > 0,05). Nghiên cứu của Wang TJ., Larson MG., Redfield MM trên người khỏe mạnh cho thấy BNP ở nữ cao hơn so với ở nam(13). BNPtb của người không suy tim trên 60 tuổi cao hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với BNP tb của người dưới 60 tuổi. Wang TJ. cho rằng BNP tăng dần theo tuổi có thể phản ánh tần suất cao của người cao tuổi có bệnh tim dưới lâm sàng. Tuy nhiên, giả định này không giải thích được sự khác biệt nhiều BNP ở các nhóm tuổi người khỏe mạnh(13) và chưa xác định được cơ chế xác định nào dẫn đến sự gia tăng đó. BNP tb của BN suy tim là 2199 ± 2083 pg/ ml cao hơn rất có ý nghĩa so với BNP là 79,28 ± 83,66 pg/ ml của nhóm chứng (p < 0,001). Phan Thị Nhung, Vũ Hoàng Vũ, đều có một kết luận BNP huyết tương ở nhóm BN suy tim cao hơn nhiều có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm không suy tim. Giá trị chẩn đoán của BNP Wang C.S(12) đã phân tích giá trị BNP trong chẩn đoán suy tim trên 11 nghiên cứu và đưa ra 5 điểm cắt nhị phân khác nhau để thành lập kết quả xét nghiệm BNP dương tính khoảng từ 50 – 250 pg/ ml. BNP > 250 pg/ ml giúp chẩn đoán đúng suy tim lên 2 – 4,5 lần. Nếu BNP < 100 pg/ ml có thể loại trừ khả năng BN bị suy tim(1). Nghiên cứu của Maisel chỉ ra BNP tăng một cách đáng kể trong suy tim trong khi không có rối loạn chức năng thất trái có BNP tb là 110 pg/ ml. Perez J.L(11) phân tích tổng hợp 55 nghiên cứu về giá trị và mức độ chính xác của xét nghiệm định lượng BNP trong chẩn đoán suy tim kết luận: BNP là xét nghiệm có giá trị tốt chẩn đoán suy tim từ 80 – 300 pg/ ml và BNP thấp thì có ý nghĩa thuyết phục loại trừ chẩn đoán suy tim. Điểm cắt BNP = 100 pg/ ml (năm 2008 hội tim mạch Châu Âu đã khuyến cáo sử dụng chẩn đoán suy tim trên lâm sàng) với độ nhạy là 90%, độ đặc hiệu là 76%. Chúng tôi dùng phần mềm Medcal 8.0 để tính ROC và chọn điểm cắt sao cho giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất và xác định tại điểm cắt BNP = 205 pg/ ml ghi nhận được kết Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Lão Khoa 99 quả tối ưu với độ nhạy là 92% và độ đặc hiệu là 90%, các giá trị tương ứng là giá trị dự báo dương tính là 96% và giá trị dự báo âm tính là 81%. Tương tự, Vũ Hoàng Vũ xác định giá trị BNP = 170 pg/ ml với độ nhạy 87% và độ đặc hiệu là 93%. Theo Dao Q.(4) hai giá trị tương ứng này là 98% và 92% hoặc tương tự 98% và 91% theo Morrison. Tương ứng với BNP = 205 pg/ ml vùng dưới ROC = 0,97 gần như kết quả của Sanz M.P. 0,975, theo McCullough P.A. là 0,9 đều lớn hơn 0,85 đã khẳng định được BNP có giá trị cao trong chẩn đoán suy tim(8) cho thấy xét nghiệm BNP chứng tỏ sự chính xác và tin cậy trong chẩn đoán suy tim. Tính thống nhất của kết quả các nghiên cứu trên khẳng định giá trị chẩn đoán cao của xét nghiệm BNP. Xét nghiệm BNP cũng có giá trị dự báo âm tính cao 81%và dụ báo dương tính 96% giúp chẩn đoán loại trừ tốt cho BN không suy tim hoặc gợi ý các xét nghiệm thăm dò chuyên biệt về tim mạch để chẩn đoán chính xác và toàn diện hơn đối với các BN suy tim. Với giá trị dự báo cao, BNP là chất chỉ điểm sinh học rất có giá trị trong đánh giá sự suy giảm chức năng thất trái. Tuy nhiên không dùng đơn độc xét nghiệm BNP để xác định chẩn đoán hay loại trừ bệnh lý suy tim theo Wright(15). KẾT LUẬN Nghiên cứu "Khảo sát nồng độ BNP huyết tương ở các bệnh nhân suy tim tại Bệnh Viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ” rút ra một số kết luận như sau: Nồng độ BNP Nồng độ BNP trung bình ở người không suy tim là 79,28 ± 83,6 pg/ ml. Nồng độ BNP ở bệnh nhân suy tim có giá trị trung bình là 2199 ± 2083 pg/ ml. Giá trị tối ưu của nồng độ BNP dùng để chẩn đoán bệnh nhân suy tim hay không là BNP = 205 pg/ ml. Khi đó các giá trị tương ứng như sau: - Độ nhạy 92% - Độ đặc hiệu 90% - Giá trị dự báo dương tính 96% - Giá trị dự báo âm tính 81% - Vùng dưới ROC là 0,97 Mối liên quan giữa nồng độ BNP huyết tương với các mức độ suy tim - Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, nồng độ BNP huyết tương có liên quan với mức độ suy tim theo phân loại NYHA. Cụ thể: - Nồng độ BNP huyết tương trung bình của bệnh nhân suy tim NYHA I là: 456 ± 228 pg/ ml - Nồng độ BNP huyết tương trung bình của bệnh nhân suy tim NYHA II là: 1030 ± 950 pg/ ml - Nồng độ BNP huyết tương trung bình của bệnh nhân suy tim NYHA III là: 2200 ± 1201 pg/ml. - Nồng độ BNP huyết tương trung bình của bệnh nhân suy tim NYHA IV là: 4926 ± 2581 pg/ml. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Braunwald E. (2008), "Biomarkers in Heart Failure", N Engl J Med, 358, pp. 2148-2159. 2. Clerico A. and Emdin M. (2004), "Diagnostic Accuracy and Prognostic Relevance of the Measurement of Cardiac Natriuretic Peptides: A Review", Clinical Chemistry, 50(1), pp. 33-50. 3. Costello-Boerrigter LC., Boerrigter G., Redfield MM., et al. (2006), "Amino-Terminal Pro-B-Type Natriuretic Peptide and B- Type Natriuretic Peptide in the General Community Determinants and Detection of Left Ventricular Dysfunction", Journal of the American College of Cardiology, 47(2), pp. 345– 353. 4. Dao Q., Krishnaswamy P., et al. (2001), "Utility of B type natriuretic peptide in the diagnosis of congestive heart failure in urgent case setting", J Am Coll Cardiol, 37, pp. 379-385. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Lão Khoa 100 5. Harrison A, Morrison LK, et al. (2002), "B-Type Natriuretic Peptide Predicts Future Cardiac Events in Patients Presenting to the Emergency Department With Dyspnea", Ann Emerg Med., 39, pp. 131-138. 6. Maisel A., Krishnaswamy P., et al. (2002), "Rapid measurement of B-type natriuretic peptide in the emergency diagnosis of heart failure", N Engl J Med, 347, pp. 161-167. 7. Maisel AS., Clopton P., et al. (2004), "Impact of age, race, and sex on the ability of B-type natriuretic peptide to aid in the emergency diagnosis of heart fai
Tài liệu liên quan