Khảo sát sự hiểu biết các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của các bà mẹ có con đến khám Bệnh viện Nhi Đồng Nai năm 2009

Đánh giá khả năng kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân tại khoa khám bệnh, bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các bà mẹ có trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến ≤ 15 tuổi đến khám bệnh tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Nhi Đồng - Đồng Nai trong giờ hành chánh.Đề tài được tiến hành theo thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. 7 giờ đến 16 giờ mỗi ngày từ tháng 5/2009 đến 11/2009. Kết quả: Kiến thức đúng của các bà mẹ.Trẻ ói tất cả mọi thứ 24,1%; Trẻ không thể uống hoặc bú được 34%; Trẻ co giật 71,8%; Trẻ li bì hay khó đánh thức 34,8%.Thái độ đúng của các bà mẹ.Trẻ ói tất cả mọi thứ 52,5%; Trẻ không thể uống hoặc bú được 58,3%; Trẻ co giật 80,4%; Trẻ li bì hay khó đánh thức 56,2%. Hành vi đúng của các bà mẹ. Trẻ ói tất cả mọi thứ 66,3%; Trẻ không thể uống hoặc bú được 74,1%; Trẻ co giật 98,5%; Trẻ li bì hay khó đánh thức 78,9%. Kết luận: Tổ chức triển khai tốt các chương trình “chăm sóc sức khỏe ban đầu” tới các địa phương, nhất là những nơi vùng sâu vùng xa, dân tộc ít người đang sinh sống, các khu công nghiệp.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự hiểu biết các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của các bà mẹ có con đến khám Bệnh viện Nhi Đồng Nai năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 64 KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT CÁC DẤU HIỆU NGUY HIỂM TOÀN THÂN CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON ĐẾN KHÁM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG NAI – NĂM 2009 Trần Thanh Huỳnh* TÓM TẮT Đánh giá khả năng kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân tại khoa khám bệnh, bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các bà mẹ có trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến ≤ 15 tuổi đến khám bệnh tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Nhi Đồng - Đồng Nai trong giờ hành chánh.Đề tài được tiến hành theo thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. 7 giờ đến 16 giờ mỗi ngày từ tháng 5/2009 đến 11/2009. Kết quả: Kiến thức đúng của các bà mẹ.Trẻ ói tất cả mọi thứ 24,1%; Trẻ không thể uống hoặc bú được 34%; Trẻ co giật 71,8%; Trẻ li bì hay khó đánh thức 34,8%.Thái độ đúng của các bà mẹ.Trẻ ói tất cả mọi thứ 52,5%; Trẻ không thể uống hoặc bú được 58,3%; Trẻ co giật 80,4%; Trẻ li bì hay khó đánh thức 56,2%. Hành vi đúng của các bà mẹ. Trẻ ói tất cả mọi thứ 66,3%; Trẻ không thể uống hoặc bú được 74,1%; Trẻ co giật 98,5%; Trẻ li bì hay khó đánh thức 78,9%. Kết luận: Tổ chức triển khai tốt các chương trình “chăm sóc sức khỏe ban đầu” tới các địa phương, nhất là những nơi vùng sâu vùng xa, dân tộc ít người đang sinh sống, các khu công nghiệp. Từ khóa: dấu hiệu nguy hiểm, trẻ em. ABSTRACT THE MOTHERS’ KNOWNLEDGE OF DANGER THREATENS TO ALL OVER THEIR CHILDREN IN MEDICAL EXAMINATION AT DONG NAI CHILDREN’S HOSPITAL Tran Thanh Huynh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 64 - 69 An evaluation of the mothers’ knowledge, attitude and behaviour of the dangeriuos threatens to their children at paediatrics ward of Dong Nai Children’s Hospital. Methods:All of mothers who took their children at from 01 month old to 15 years old to a medical examination at Dong Nai Children’s Hospital during office hours. This survey is worked out with the method of cross-sectional description study. Results: Mothers’ correct knowledge: Children vomit all like milk or foods covering 24.1%, can not drink or be breast-fed or bottle-fed 34%; Children fall in convulsive fit 71.8% and fall in sound sleep then hardly to be awakened 34.8%; Mothers’ correct attitude: Children vomit all like milk or foods getting result of 52.5%, can not drink or be breast-fed 58.3%, fall in convulsive fit 80.4% and fall in sound sleep then hardly to be awakened 56.2%. Mothers’ correct behaviour: Children vomit all like milk or foods obtaining 66.3%, can not drink or be breast- fed or bottle-fed 74.1%; Children fall in convulsive fit achieving 66.3%, fall in sound sleep 78.9%. Conclusions:“The Initial Health Care Program” should be carried out at localities; especially, at any remote region, ethnic minority areas and industrial parks. * Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai Tác giả liên lạc: ĐD Trần Thanh Huỳnh, ĐT: 0955 260 257, Email: trungnghialddn@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 65 Key words: danger threaten, children. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Trẻ em nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hằng năm trên thế giới có trên 10 triệu trẻ em chết trước 5 tuổi, 70% nguyên nhân tử vong là do phối hợp nhiều bệnh lý khác nhau như: viêm phổi, tiêu chảy, sởi, sốt rét và suy dinh dưỡng Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp nhiều gấp 10 lần so với các nước công nghiệp phát triển(2). Trong những năm gần đây, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng - Đồng Nai tiếp nhận bệnh nhi nặng mỗi năm mỗi nhiều hơn. Cụ thể bệnh nhân nặng vào khoa cấp cứu năm 2006 có 11.174 bệnh nhân, 2007 có 14.638 bệnh nhân, 2008 có 15.693 bệnh nhân, 2009 có 19.631 bệnh nhân; Và bệnh nhân tử vong ngoại viện năm 2006 có 31 bệnh nhân, 2007 có 34 bệnh nhân, 2008 có 48 bệnh nhân, 2009 có 36 bệnh nhân. Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, có nhiều khu công nghiệp với nhiều nhà máy, nên có rất nhiều lao động nhập cư từ nông thôn, từ các tỉnh khác. Đây là lực lượng lao động trong độ tuổi sinh sản nên kèm với họ là số đông trẻ em. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát sự hiểu biết các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của các bà mẹ có con đến khám Bệnh viện Nhi Đồng - Đồng Nai.”. Mục tiêu chung Khảo sát sự hiểu biết các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của các bà mẹ có con đến khám Bệnh viện Nhi Đồng - Đồng Nai. Mục tiêu cụ thể Xác định tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ, hành vi đúng về dấu hiệu nguy hiểm toàn thân. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn mẫu Tất cả các bà mẹ có trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến ≤ 15 tuổi đến khám bệnh tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Nhi Đồng - Đồng Nai trong giờ hành chánh. Tiêu chí loại trừ Bà mẹ đã được phỏng vấn rồi Bà mẹ rối loạn tâm thần Bà mẹ bệnh tật: câm điếc bẩm sinh. Không có bà mẹ đi kèm Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Đề tài được tiến hành theo thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang Cỡ mẫu Đề tài nghiên cứu được tính theo công thức: n = Z2. P(1-P) e2 Ta có: n = 1.962 x 0.5 (1 - 0.5) 0.052 = 384 Để kết quả điều tra được mở rộng, chúng tôi chọn cỡ mẫu (10 huyện và 1 thành phố) đơn vị. n = 384 x 11 # 4.200 đối tượng. Chúng tôi chọn đủ 4.200 đối tượng Chọn mẫu Các đối tượng được chọn vào mẫu khảo sát theo phương pháp chọn ngẫu nhiên: cha mẹ trẻ đến đăng ký khám bệnh theo số thứ tự 5, 10, 15, 20, trong thời gian nghiên cứu, thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ, được đưa vào nhóm nghiên cứu. Đánh giá các yếu tố Địa chỉ Nghề nghiệp Trình độ học vấn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 66 Kiến thức, thái độ, hành vi về dấu hiệu nguy hiểm toàn thân (Trẻ ói tất cả mọi thứ; trẻ không thể uống hoặc bú được; trẻ co giật; trẻ li bì hay khó đánh thức). Xử lý số liệu Số liệu thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 for windows. Định nghĩa biến số Kiến thức: những điều hiểu biết, có nhiều kiến thức cuộc sống, không ngừng nâng cao kiến thức cho mình. Thái độ: mặt biểu hiện bề ngoài ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì, thông qua nét mặt cử chỉ, lời nói chỉ, hành động. Hành vi: cách ứng xử được biểu hiện bằng cử chỉ, hành động cụ thể. Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân theo IMCI (Integrated Management of Childhood Illness). Trẻ không uống hoặc bú được: khi trẻ không thể mút hoặc nuốt được khi cho uống hoặc bú mẹ. Trẻ nôn tất cả mọi thứ: khi trẻ không thể giữ lại bất cứ thứ gì đã ăn hoặc uống. Trẻ co giật: tay chân trẻ co cứng, trẻ có thể mất ý thức hoặc không đáp ứng với tiếng động. Trẻ li bì khó đánh thức: trẻ không thức hoặc không tỉnh táo, ngủ gà gật không quan tâm đến những gì xảy ra chung quanh. Ý thức: sự cảm nhận và nhận biết sự vật khách quan được phản ảnh vào bộ óc con người Đáp ứng: đem lại đúng các yếu tố, đòi hỏi Ngũ gà gật: ngũ ở tư thế ngồi hoặc đứng, lơ mơ, lúc gật bên nầy, lúc gật bên kia, thỉnh thoảng tỉnh dậy. Kiến thức đúng: Khi trẻ có một trong các biểu hiện như sau: trẻ không uống hoặc bú được, hoặc trẻ nôn tất cả mọi thứ, hoặc trẻ co giật, hoặc trẻ li bì khó đánh thức thì được gọi là TRẺ CÓ DẤU HIỆU NGUY HIỂM TOÀN THÂN, cha mẹ trẻ phải hiểu rằng cháu đang bị bệnh nặng thậm chí rất nặng. Thái độ đúng: Khi trẻ có dấu hiệu nguy hiểm, cha mẹ trẻ phải hiểu rằng trẻ đang cần được đưa đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, không được để ở nhà hoặc để theo dõi thêm vì chỉ các cơ sở y tế đó mới có các thầy thuốc chuyên môn, am hiểu về các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân cùng với các thiết bị, thuốc men cần thiết để kịp thời khám chữa bệnh cho cháu. Hành vi đúng: Đối với trẻ có dấu hiệu nguy hiểm, cha mẹ trẻ phải hiểu rằng hành động đúng đắn nhất lúc này là phải đưa ngay trẻ đến khám bệnh kịp thời tại các cơ sở y tế. Tuyệt đối không được chần chờ chậm trể, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị cho cháu. KẾT QUẢ Phân bố theo địa phương (n = 4.200) Bảng 1: Phân bố theo địa phương Địa phương n Tỷ lệ % H. Thống Nhất 315 7,5% H. Trảng Bom 590 14,0% H. Xuân Lộc 125 3,0% H. Cẩm Mỹ 60 1,4% H. Long Thành 365 8,7% H. Nhơn Trạch 44 1,0% H. Tân Phú 38 0,9% H. Định Quán 96 2,3% H. Vỉnh Cửu 269 6,4% H. Long Khánh 73 1,7% TP. Biên Hòa 2.12 51,5% Tỉnh khác 63 1,5% Tổng cộng 4.20 100% Nhận xét: đa số dân cư tại TP. Biên Hòa 2.162/4.200 chiếm tỷ lệ (51,5%) Nghề nghiệp của các bà mẹ (n = 4.200) Bảng 2: Nghề nghiệp của các bà mẹ Nghề nghiệp của các bà mẹ n Tỷ lệ % Nội trợ 1066 25,4% Công nhân 2587 61,6% Công chức 206 4,9% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 67 Nghề nghiệp của các bà mẹ n Tỷ lệ % Làm nông / làm rẫy 178 4,2% Nghề khác 163 3,9% Tổng cộng 4200 100% Nhận xét: Bà mẹ là công nhân 2.587/4.200 chiếm tỷ lệ (61,6%) Trình độ học vấn của các bà mẹ (n = 4.200) 15 826 1990 1221 148 Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III Đại học Biểu đồ 1: Trình độ học vấn của các bà mẹ Nhận xét: TĐHV của bà mẹ: mù chữ (0,4%); cấp I (19,6%); cấp II (47,4%) Kiến thức đúng về dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của các bà mẹ (n = 4.200). Bảng 3: Kiến thức đúng về dấu hiệu nguy hiểm toàn thân Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân n Tỷ lệ % Trẻ ói tất cả mọi thứ 1009 24,1% Trẻ không thể uống hoặc bú được 1430 34 % Trẻ co giật 3018 71,8% Kiến thức Trẻ li bì hay khó đánh thức 1461 34,8% Nhận xét: Kiến thức đúng (trẻ ói tất cả mọi thứ 24,1%, trẻ không thể uống hoặc bú được 34%, trẻ co giật 71,8%, trẻ li bì hay khó đánh thức 34,8%). Thái độ đúng về dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của các bà mẹ (n = 4.200). Bảng 3.4. Thái độ đúng về dấu hiệu nguy hiểm toàn thân Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân n Tỷ lệ % Trẻ ói tất cả mọi thứ 2203 52,5% Trẻ không thể uống hoặc bú được 2451 58,3 % Trẻ co giật 3377 80,4% Thái độ Trẻ li bì hay khó đánh thức 2360 56,2% Nhận xét: Thái độ đúng (trẻ ói tất cả mọi thứ 52,5%, không thể uống hoặc bú được 58,3%, trẻ co giật 80,4%, li bì hay khó đánh thức 56,2 %). Hành vi đúng về dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của các bà mẹ (n = 4.200) Bảng 5: Hành vi đúng về dấu hiệu nguy hiểm toàn thân Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân n Tỷ lệ % Trẻ ói tất cả mọi thứ 2785 66,3% Trẻ không thể uống hoặc bú được 3112 74,1% Trẻ co giật 4139 98,5% Hành vi Trẻ li bì hay khó đánh thức 3315 78,9% Nhận xét: Hành vi đúng (ói tất cả mọi thứ 66,3%, không thể uống hoặc bú được 74,1%, trẻ co giật 98,5%, trẻ li bì hay khó đánh thức 78,9%). BÀN LUẬN Tình hình phân bố theo địa phương Thành phố Biên Hòa đã chiếm tỷ lệ rất cao 51,5 nghiên cứu 4.200 mẫu, kế đến là các huyện lân cận chung quanh thành phố Biên Hòa như: huyện Trảng Bom 14%, huyện Long Thành chiếm tỷ lệ 8,7%, huyện Thống Nhất chiếm tỷ lệ 7,5%, huyện Vĩnh Cửu chiếm tỷ lệ 6,4%... Ở những nơi vùng sâu vùng xa, nhất là vùng các dân tộc ít người đang sinh sống như ở các xã như Tà Lài của huyện Tân Phú, có nhiều trường hợp trẻ đến cơ sở y tế chậm trễ một phần do đường sá xa xôi, giao thông cách trở bất tiện, nhưng phần lớn do ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không biết được đâu là những dấu hiệu nặng báo động đưa cháu bé kịp thời đến cơ sở y tế. Nghề nghiệp và trình độ học vấn của các bà mẹ Kết quả ghi nhận được nghề nghiệp các bà mẹ: nội trợ 25,4%; công nhân 61,6%; công chức 4,9%; làm nông / làm rẫy 4,2% và nghề khác 3,9%. Đồng Nai là tỉnh có rất nhiều khu công nghiệp và nhiều nhà máy đang hoạt động (hiện có 29 khu công nghiệp đang hoạt động với hơn 335.000 công nhân đang lao động trong hơn 700 nhà máy). Trong lực lượng lao động đó có rất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 68 nhiều các ông bố bà mẹ trong độ tuổi sinh sản đang làm việc, với kết quả chúng tôi thấy cha mẹ là công nhân 61,6%. TĐHV của các bà mẹ cho ta thấy hiện nay các bậc cha mẹ không biết chữ chiếm tỷ lệ 0,4%, cấp I chiếm tỷ lệ 19,7%, cấp II chiếm tỷ lệ 47,4%, như vậy các bà mẹ mù chữ, cấp I và cấp II chiếm tổng tỷ lệ 67,5% một tỷ lệ khá cao so với tổng số các bà mẹ được phỏng vấn. Một vấn đề hiển nhiên cần thiết là các bà mẹ cũng cần có TĐHV tương đối để khi có các cuộc tuyên truyền về CSSKBĐ trên các phương tiện thông tin hoặc qua các sách báo. Song do khách quan, tỷ lệ các bà mẹ có TĐHV còn thấp chiếm tỷ lệ rất lớn (mù chữ, cấp I và cấp II là 67,5%). Kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân Với kết quả của chúng tôi, do sự nhận thức còn tương đối thấp của các bậc cha mẹ về tình trạng bệnh của trẻ như: trẻ ói tất cả mọi thứ đúng 24,1%; trẻ không thể uống hoặc bú được đúng 34%; trẻ li bì hay khó đánh thức đúng 34,8% hoặc sự chủ quan của gia đình, ảnh hưởng rất quan trọng trong việc phát hiện bệnh ở trẻ và có khi làm trẻ nặng thêm. Kiến thức nói chung và kiến thức về trẻ có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của bậc cha mẹ rất cần thiết trong việc phát hiện bệnh ở trẻ, cũng như việc theo dõi và chăm sóc ban đầu là hết sức quan trọng. Thái độ của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân Các dấu hiệu bệnh nặng theo IMCI với thái độ đúng của các bà mẹ hoặc người thân trong gia đình rất quan trọng trong việc xử lý tại nhà cũng như đem trẻ đến sớm các cơ sở y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ đúng của bà mẹ đạt tương đối như: trẻ ói tất cả mọi thứ 52,5%; trẻ không thể uống hoặc bú được 58,3% và trẻ li bì khó đánh thức 56,2%. Khi trẻ trẻ có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, thái độ đúng của cha mẹ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị cho trẻ cũng như chăm sóc trẻ khi bị bệnh. Hành vi của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân Hành vi đúng của các bà mẹ: về trẻ ói tất cả mọi thứ 66,3%; trẻ không thể uống hoặc bú được 74,1%; trẻ li bì hay khó đánh thức 78,9%, nhưng hiện nay một số các bậc cha mẹ rất chủ quan cho là bệnh đơn giản, trẻ bệnh tự đi mua thuốc cho trẻ uống đến khi trẻ nặng đem đến bệnh viện thường quá trễ có khi bệnh nhân đã tử vong. Điều cần thiết nhất là mỗi phụ huynh nên trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh để từ đó có cách chăm sóc và điều trị đúng hướng. KẾT LUẬN Kiến thức đúng của các bà mẹ Trẻ ói tất cả mọi thứ 24,1%; Trẻ không thể uống hoặc bú được 34%; Trẻ co giật 71,8%; Trẻ li bì hay khó đánh thức 34,8%. Thái độ đúng của các bà mẹ Trẻ ói tất cả mọi thứ 52,5%; Trẻ không thể uống hoặc bú được 58,3%; Trẻ co giật 80,4%; Trẻ li bì hay khó đánh thức 56,2%. Hành vi đúng của các bà mẹ Trẻ ói tất cả mọi thứ 66,3%; Trẻ không thể uống hoặc bú được 74,1%; Trẻ co giật 98,5%; Trẻ li bì hay khó đánh thức 78,9%. KIẾN NGHỊ Đối với cộng đồng Cần có sự phối hợp giửa ngành Y tế với các ngành khác nhất là 2 ngành Giáo dục và Văn hoá trong việc truyền bá kiến thức y tế. Cần có sự hổ trợ của các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân) và các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh truyền hình vì đây là các phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến kiến thức y tế cho cộng đồng. Đưa các chương trình y tế cơ bản, chăm sóc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 69 sức khoẻ ban đầu vào các nơi như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học. Ngành Y tế kết hợp với tổ chức Công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu đến tận các nhà máy, xí nghiệp nơi có các công nhân trong độ tuổi sinh sản đang làm việc. Thành lập đường dây nóng về kiến thức y tế cơ bản và chăm sóc sức khỏe ban đầu đồng thời dùng nhiều phương tiện, nhiều biện pháp để phổ biến càng rộng rãi càng tốt số điện thoại của đường dây này tới cộng đồng. Đối với mạng lưới y tế: Ngành Y tế cần thường xuyên có các chương trình tuyên truyền giáo dục y tế cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh truyền hình, mạng truyền thanh phường xã) bằng các phóng sự, hình ảnh, các bài viết; bằng các bài nói, các buổi toạ đàm, các buổi giải đáp thắc mắc của cán bộ y tế về các chương trình hướng dẫn cách chăm sóc trẻ như: cách cặp nhiệt độ cho trẻ và cách xử lý tại nhà khi trẻ sốt cao, cách cho uống bù nước khi trẻ bị tiêu chảy.. Thông qua các buổi họp hội đồng người bệnh, thông qua những lần BS tư vấn trực tiếp về kiến thức y tế cho các bà mẹ lúc trẻ đang nằm viện hoặc lúc đang khám bệnh cho trẻ Thông qua các tranh cổ động, bảng hướng dẫn, bài viếtđược treo tại các khoa phòng, khu khám bệnh., thông qua các phim tài liệu hướng dẫn chăm sóc trẻ được chiếu tại khu khám bệnh và các khoa phòng Thông qua những bài viết nhỏ dễ hiểu dễ nhớ về cách phát hiện bệnh và cách chăm sóc khi trẻ bệnh được in trong sổ khám bệnh của bệnh nhân. Đây cũng là một kênh tuyên truyền giáo dục về kiến thức y tế rất hiệu quả bởi vì sau khi xuất viện, chính các bà mẹ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc phổ biến những kiến thức tiếp thu được từ các y bác sỹ, các cán bộ y tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế Việt Nam – WHO – UNICEF (2003), “Tài liệu hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em” năm 2003. 2. Bộ Y tế, “XỬ TRÍ LỒNG GHÉP các bệnh thường gặp ở trẻ em ” (2003), Nhà xuất bản Y học - Nhi khoa IV “Chăm sóc sức khoẻ ban đầu”, tr. 99 -105 3. Bùi Bỉnh Bảo Sơn (2009), “ Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi đối với bệnh co giật ” Y Học Việt Nam số 02 năm 2009, tr. 157-166. 4. Hồ Viết Hiếu (2009) “Sự hiểu biết của các bà mẹ về 4 dấu hiệu bệnh năng theo IMCI tại xã Hương Hồ “ Y Học Việt Nam số 02 năm 2009, tr. 211- 220. 5. Lê Minh Khôi (2008) “Khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn cần biết một số dấu hiệu bệnh nặng, ngay lúc này việc cần làm là đưa đến bệnh viện”, Đại học Đà Nẵng 19/12/2008 (Internet). 6. Nguyễn Thị Hương, Đặng Thị Hồng Khánh (2010) “ Đánh giá kiến thức, thái độ chăm sóc bệnh nhân co giật do sốt cao của thân nhân” Khoa cấp cứu và Khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi Trung Ương, Hội nghi khoa học Điều dưỡng Nhi toàn quốc lần VI, tháng 3 năm 2010, tr.162-166.
Tài liệu liên quan