Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt vị cụ thể như thế nào luôn là những
điều mà các nhà châm cứu học rất muốn làm sáng tỏ. Theo lý luận của châm cứu học kinh điển, các huyệt châm
cứu đều có tác dụng tại chỗ và tác dụng theo đường kinh mà nó thuộc vào. Theo lý luận thần kinh sinh học,
huyệt có tác dụng đến cơ quan tương ứng với tiết đoạn thần kinh mà nó thuộc vào. Đề tài nghiên cứu này được
tiến hành nhằm góp phần làm sáng tỏ các lý thuyết trên thông qua khảo sát khả năng làm giảm nhịp tim của các
huyệt Thiên tuyền (kinh Tâm bào) và Tý nhu (kinh Đại trường).
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả.
Đối tượng nghiên cứu: 90 người bình thường, tuổi từ 18 – 30, gồm 53 nam, 37 nữ được gây nhịp nhanh
xoang sinh lý và phân vào 3 nhóm theo dõi: nhóm không châm, nhóm châm tả huyệt Thiên tuyền, nhóm châm tả
huyệt Tý nhu (mỗi nhóm 30 người). Nhịp tim được theo dõi trước, sau nghiệm pháp gắng sức 1, 2, 3, 4, 5 15
phút.
Kết Quả: So sánh nhịp mạch 3 nhóm trước và sau khi châm Thiên tuyền, Tý nhu cho thấy khác biệt không
có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy việc châm Thiên tuyền và Tý nhu không gây giảm nhịp nhanh xoang ở
người bình thường.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự thay đổi nhịp tim khi châm tả huyệt thiên tuyền và tý nhu trên nhịp xoang nhanh sau gắng sức ở người bình thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 96
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHỊP TIM KHI CHÂM TẢ
HUYỆT THIÊN TUYỀN VÀ TÝ NHU TRÊN NHỊP XOANG NHANH
SAU GẮNG SỨC Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
Trương Trung Hiếu*, Phan Quan Chí Hiếu*
TÓM TẮT
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt vị cụ thể như thế nào luôn là những
điều mà các nhà châm cứu học rất muốn làm sáng tỏ. Theo lý luận của châm cứu học kinh điển, các huyệt châm
cứu đều có tác dụng tại chỗ và tác dụng theo đường kinh mà nó thuộc vào. Theo lý luận thần kinh sinh học,
huyệt có tác dụng đến cơ quan tương ứng với tiết đoạn thần kinh mà nó thuộc vào. Đề tài nghiên cứu này được
tiến hành nhằm góp phần làm sáng tỏ các lý thuyết trên thông qua khảo sát khả năng làm giảm nhịp tim của các
huyệt Thiên tuyền (kinh Tâm bào) và Tý nhu (kinh Đại trường).
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả.
Đối tượng nghiên cứu: 90 người bình thường, tuổi từ 18 – 30, gồm 53 nam, 37 nữ được gây nhịp nhanh
xoang sinh lý và phân vào 3 nhóm theo dõi: nhóm không châm, nhóm châm tả huyệt Thiên tuyền, nhóm châm tả
huyệt Tý nhu (mỗi nhóm 30 người). Nhịp tim được theo dõi trước, sau nghiệm pháp gắng sức 1, 2, 3, 4, 515
phút.
Kết Quả: So sánh nhịp mạch 3 nhóm trước và sau khi châm Thiên tuyền, Tý nhu cho thấy khác biệt không
có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy việc châm Thiên tuyền và Tý nhu không gây giảm nhịp nhanh xoang ở
người bình thường.
Từ khóa: Tý nhu, Thiên tuyền, chậm nhịp nhanh xoang.
ABSTRACT
EFFECT ON SINUSAL TACHYCARDIA OF DISPERSING TIANQUAN (PC 2) OR BINAO (LI 14) IN
HEALTHY VOLUNTEERS WITH STRESS TEST
Truong Trung Hieu, Phan Quan Chi Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 96 – 100
Background and Aims: Biological effects of acupoints are among the most interested concerns of
acupuncturists. According to classical theory of acupuncture, each acupoint possesses local and distant (related
meridian) effects. Due to neurobiological theory, biological effect of the acupoint has a close relationship with its
correlative dermatome. This study was conducted for clarifying these concepts via testing the effects of Tianquan
(PC 2) or Binao (LI 14) in slowing down heart rate of healthy volunteers with stress test.
Study design and setting: Clinical trial study stade I. Ninety healthy volunteers, aged 18-30 (53 male, 37
female) with sinusal tachycardia after stress test were enrolled into 3 groups: dispersing Tianquan (PC 2),
dispersing Binao (LI 14), and control group (rest). The heart rate was monitored before and after stress test 1, 2, 3,
4, 5,... 15 minutes.
Results: There is no statistical significant difference in slowing down the heart rate between the 3 groups.
Khoa Y học cổ truyền - Đai hoc Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Trương Trung Hiếu. ĐT: 0913956888. Email: bstrunghieu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 97
Conclusion: Tianquan (PC 2), Binao (LI 14) has no effect on sinusal tachycardia after stress test. (p>0.05)
Keywords: Tianquan (PC 2), Binao (LI 14), sinusal tachycardia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tác dụng sinh học của huyệt vị cụ thể như
thế nào luôn là những điều mà các nhà châm
cứu học rất muốn làm sáng tỏ. Theo lý luận của
châm cứu học kinh điển, các huyệt châm cứu
đều có tác dụng tại chỗ và tác dụng theo đường
kinh mà nó thuộc vào. Theo lý luận thần kinh
sinh học, huyệt có tác dụng đến cơ quan tương
ứng với tiết đoạn thần kinh mà nó thuộc vào. Đề
tài nghiên cứu này được tiến hành nhằm góp
phần làm sáng tỏ các lý thuyết trên thông qua
khảo sát khả năng làm giảm nhịp tim của các
huyệt Thiên tuyền (kinh Tâm bào) và Tý nhu
(kinh Đại trường).
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tác dụng sinh học của huyệt châm
cứu trên người bình thường.
Mục tiêu chuyên biệt
Đánh giá ảnh hưởng của Thiên tuyền và Tý
nhu trên nhịp nhanh xoang người bình thường
Khảo sát tác dụng phụ của châm (nếu có).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản, mô tả hàng loạt ca
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu: 90 người bình thường
được chia làm 3 nhóm: nhóm không châm,
nhóm châm huyệt Thiên tuyền, nhóm châm Tý
nhu (mỗi nhóm 30 người).
Người khỏe mạnh được khám tổng quát và
đo điện tâm đồ để loại trừ các bệnh lý tim mạch.
Nhịp tim đạt được sau nghiệm pháp gắng
sức: trên 100 nhịp/ phút và dưới 140 nhịp/ phút.
Không phân biệt nam nữ
Tuổi từ 18- 30 tuổi
Đồng ý tham gia nghiên cứu
Không sử dụng chất kích thích trong 24h
Không đang mắc các bệnh cấp tính
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu
Người có triệu chứng vựng châm
Người thay đổi ý định, không tham gia
nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu
Người tham gia được yêu cầu nghỉ ngơi 20
phút sau đó chạy bộ trên máy tập 6 phút. Sau
khi chạy bộ, người tham gia được chia thành 3
nhóm:
Nhóm 1: Không châm, theo dõi sự thay đổi
nhịp tim bình thường.
Nhóm 2: Châm tả (Vê kim nhiều lần)
Thiên tuyền. Lưu kim 10 phút.
Nhóm 3: Châm tả Tý nhu. Lưu kim 10
phút.
Đo nhịp mạch trước khi chạy bộ, trước khi
châm, sau 1 phút, 2 phút, 3 phút15phút bằng
máy đo Omron.
Theo dõi các tai biến khi châm.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm: SPSS
11.5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc trưng của mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu theo tuổi
Nhóm châm
Tổng
cộng Không
châm
Tý nhu Thiên tuyền
Nhóm tuổi
19-21 12 9 8 29
22-24 15 17 20 52
24-30 3 4 2 9
Tổng cộng 30 30 30 90
Chi – Square test = 0,68 > 0,05 (Khác biệt về
tuổi giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê).
Bảng 2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo giới tính.
Nhóm châm
Tổng
cộng
Không
châm
Tý
nhu
Thiên
tuyền
Giới tính
Nam 18 16 19 53
Nữ 12 14 11 37
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 98
Tổng cộng 30 30 30 90
Chi – Square test = 0,725 > 0,05 (Khác biệt về
giới giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê).
Bảng 3. Đặc điểm về phân độ BMI của nhóm nghiên
cứu
Nhóm châm
Tổng cộng Không
châm
Tý nhu
Thiên
tuyền
Phân độ
BMI
Gầy 7 3 6 16
Bình thường 21 21 23 65
Thừa cân 2 6 1 9
Tổng cộng 30 30 30 90
Chi – Square test = 0,17 > 0,05 (Khác biệt về
phân độ BMI giữa các nhóm không có ý nghĩa
thống kê).
Đặc điểm về huyết áp của nhóm nghiên
cứu
Bảng 4. Đặc điểm huyết áp tâm thu.
Nhóm châm
Tổng cộng
Không
châm
Tý nhu
Thiên
tuyền
Phân độ
huyết áp
90-119 22 25 23 70
120-139 8 5 7 20
Tổng
cộng
30 30 30 90
Chi – Square test = 0,638 > 0,05 (Khác biệt
không có ý nghĩa thống kê).
Bảng 5. Đặc điểm huyết áp tâm trương
Nhóm châm
Tổng
cộng Không
châm
Tý
nhu
Thiên
tuyền
Phân độ
huyết áp
<60 0 2 0 2
60-79 20 22 25 67
80-89 7 6 5 18
>90 3 0 0 3
Tổng
cộng
30 30 30 90
Chi – Square test = 0,092 > 0,05 (Khác biệt
không có ý nghĩa thống kê).
Bảng 6. Thay đổi của mạch ở nhóm không châm
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
t P
Mạch trước chạy 76,67 9,04
Mạch sau chạy 30” 122,60 13,23 -18,27 0,01
Mạch sau 1’ 105,60 11,90 -12,23 0,01
Mạch sau 2’ 94,97 9,27 -9,31 0,01
Mạch sau 3’ 91,27 12,72 -5,39 0,01
Mạch sau 4’ 89,83 11,57 -5,50 0,01
Mạch sau 5’ 88,27 11,16 -5,40 0,01
Mạch sau 6’ 87,33 12,67 -4,48 0,01
Mạch sau 7’ 87,10 11,24 -5,17 0,01
Mạch sau 8’ 85,27 12,04 -3,72 0,01
Mạch sau 9’ 83,17 10,73 -3,31 0,01
Mạch sau 10’ 82,80 9,65 -3,41 0,01
Mạch sau 11' 80,73 8,06 -3,20 0,01
Mạch sau 12' 79,13 7,62 -2,73 0,01
Mạch sau 13' 77,40 7,50 -0,90 0,38
Mạch sau 14' 76,80 7,77 -0,30 0,76
Mạch sau 15' 76,57 7,89 0,21 0,83
Nhận xét: Mạch trở về bình thường sau 14
phút (P = 0,76> 0,05).
Bảng 7. Thay đổi của mạch ở nhóm châm Tý nhu
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
t P
Mạch trước chạy 76,40 7,12
Mạch sau chạy
30”
122,43 16,15 -15,05 0,01
Mạch sau 1’ 105,30 11,91 -11,92 0,01
Mạch sau 2’ 96,20 11,49 -8,57 0,01
Mạch sau 3’ 93,53 13,13 -6,56 0,01
Mạch sau 4’ 92,07 12,07 -6,91 0,01
Mạch sau 5’ 90,80 13,32 -5,57 0,01
Mạch sau 6’ 90,87 12,29 -6,24 0,01
Mạch sau 7’ 89,60 10,78 -6,05 0,01
Mạch sau 8’ 89,13 12,00 -5,41 0,01
Mạch sau 9’ 87,00 10,34 -4,96 0,01
Mạch sau 10’ 85,80 9,16 -4,72 0,01
Mạch sau 11' 82,53 7,26 -4,34 0,01
Mạch sau 12' 81,00 7,23 -3,95 0,01
Mạch sau 13' 78,57 6,52 -2,29 0,01
Mạch sau 14' 77,13 6,38 -1,87 0,07
Mạch sau 15' 76,63 6,99 -0,92 0,36
Nhận xét: Mạch trở về bình thường sau 14
phút (P = 0,07>0,05).
Bảng 8. Thay đổi của mạch ở nhóm châm Thiên
tuyền.
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
t P
Mạch trước chạy 79,87 10,02
Mạch sau chạy
30”
119,27 11,79 -17,24 0,00
Mạch sau 1’ 103,30 12,21 -10,04 0,00
Mạch sau 2’ 94,93 11,79 -7,36 0,00
Mạch sau 3’ 93,60 10,74 -6,92 0,00
Mạch sau 4’ 90,67 9,65 -5,82 0,00
Mạch sau 5’ 90,20 10,36 -5,18 0,00
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 99
Mạch sau 6’ 89,27 8,44 -5,02 0,00
Mạch sau 7’ 88,87 8,15 -4,39 0,00
Mạch sau 8’ 87,07 8,00 -3,55 0,00
Mạch sau 9’ 86,13 7,56 -3,05 0,00
Mạch sau 10’ 86,07 6,74 -2,98 0,01
Mạch sau 11' 85,00 7,08 -2,88 0,01
Mạch sau 12' 84,20 6,69 -2,67 0,01
Mạch sau 13' 83,47 6,47 -2,23 0,03
Mạch sau 14' 81,67 7,32 -1,19 0,24
Mạch sau 15' 80,73 7,67 -0,57 0,58
Nhận xét: Mạch trở về bình thường sau 14
phút (P = 0,24>0,05).
Bảng 9: So sánh ảnh hưởng của châm Tý nhu và
Thiên tuyền đối với nhịp mạch.
Không
châm
Tý nhu Thiên tuyền
Mạch trước chạy 76,67 76,40 79,87
Mạch sau chạy 30” 122,60 122,43 119,27
Mạch sau 1’ 105,60 105,30 103,30
Mạch sau 2’ 94,97 96,20 94,93
Mạch sau 3’ 91,27 93,53 93,60
Mạch sau 4’ 89,83 92,07 90,67
Mạch sau 5’ 88,27 90,80 90,20
Mạch sau 6’ 87,33 90,87 89,27
Mạch sau 7’ 87,10 89,60 88,87
Mạch sau 8’ 85,27 89,13 87,07
Mạch sau 9’ 83,17 87,00 86,13
Mạch sau 10’ 82,80 85,80 86,07
Mạch sau 11’ 80,73 82,53 85,00
Mạch sau 12’ 79,13 81,00 84,20
Mạch sau 13’ 77,40 78,57 83,47
Mạch sau 14’ 76,80 77,13 81,67
Mạch sau 15’ 76,57 76,63 80,73
Anova
F=0,20
P=0,82> 0,05
Nhận xét: Số nhịp mạch trung bình tại các
lần ghi nhận khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (P=0,82> 0,05).
BÀN LUẬN
Về đặc trưng của mẫu
Kết quả so sánh cho thấy có sự phân bố
đồng nhất về tuổi, giới tính, phân độ BMI,
huyết áp giữa các nhóm nghiên cứu. Điều này
giúp giảm thiểu sự sai lệch kết quả trong quá
trình nghiên cứu.
Về kết quả nghiên cứu
Về biện pháp tạo nhịp nhanh xoang bằng
vận động gắng sức: Kết quả cho thấy 100%
(90/90) đối tượng tham gia nghiên cứu đều có
nhịp nhanh xoang (nhịp mạch đều, lớn hơn 100
lần/ phút và dưới 140 nhịp/ phút (1, 4) phù hợp
yêu cầu nghiên cứu.
Về ảnh hưởng của châm các huyệt Thiên
tuyền và Tý nhu đối với nhịp nhanh xoang ở
người bình thường.
Trong cả 3 nhóm, nhịp mạch đều trở về bình
thường ở phút 14. So sánh giữa 3 nhóm cho thấy
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Huyệt Tý nhu nằm trên kinh Đại trường,
tác dụng của huyệt theo tài liệu không có ảnh
hưởng đến hệ thống Tâm. Bên cạnh đó,da
vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần
kinh C6(2, 3), tác giả không tìm thấy tài liệu nào
cho thấy tác động đến vùng tiết đoạn thần
kinh C6 có ảnh hưởng đến tim mạch. Điều
này phù hợp với việc châm Tý nhu không làm
ảnh hưởng đến nhịp tim.
Huyệt Thiên tuyền nằm trên tiết đoạn thần
kinh D2 (2, 3), là vùng tiết đoạn thần kinh có khả
năng có ảnh hưởng đến nhịp tim. Đồng thời
huyệt Thiên tuyền cũng nằm trên đường kinh
Tâm bào. Theo lý luận của YHCT, tác động đến
đường kinh này có ảnh hưởng đến Tâm. Tuy
nhiên, trong quá trình nghiên cứu cho thấy
châm Thiên tuyền không làm ảnh hưởng đến
nhịp tim. Điều này có thể do Thiên tuyền không
thuộc vào nhóm huyệt quan trọng của đường
kinh như nguyên, lạc, tĩnh, huỳnh, du, kinh,
hợp huyệt của kinh Tâm bào nên không có ảnh
hưởng trên nhịp tim nhanh. Đây là điều rất thú
vị, vì phù hợp với kinh nghiệm của những nhà
châm cứu: đó là các huyệt từ khuỷu tay (hoặc
gối) đến ngọn chi thường có tác dụng mạnh (tác
dụng ở xa, tác dụng theo đường kinh). Và lý
thuyết của châm cứu cũng cho thấy hầu hết các
huyệt nguyên, lạc, tĩnh, huỳnh, du, kinh, hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 100
đều nằm ở vị trí này(5). Để có thể có kết luận chắc
chắn về huyệt Thiên tuyền dù nằm trên đường
kinh Tâm bào nhưng không có tác dụng theo
đường kinh rất cần có thêm những nghiên cứu
về các chức năng khác của Tâm bào như ảnh
hương trên giấc ngủ, trên hoạt động trí óc (thần
minh).
Trong quá trình nghiên cứu không ghi nhận
trường hợp tai biến nào khi châm Tý nhu và
Thiên tuyền.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cho thấy việc châm Thiên
tuyền và Tý nhu không gây giảm nhịp nhanh
xoang ở người bình thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn sinh lý học, ĐHYD.TP.HCM (2005), Sinh lý học y khoa,
NXB Y học, tr.147-155.
2. Frank H Netter (1999), Atlas giải phẫu người, NXB Y học, tr. 150.
3. Lê Quí Ngưu (2002), Học châm cứu bằng hình ảnh, NXB. Thuận
Hóa, tr. 33, 133.
4. Nguyễn Huy Dung (2004), Tim mạch học- Bài giảng hệ nội khoa,
NXB Y học, tr. 143-148.
5. Phan Quan Chí Hiếu (2002), Châm cứu học tập 2, NXB Y học, tr.
105-106.