Đặt vấn đề: Trong số các thảo dược được dùng để trị bệnh đái tháo đường, mặc dù Vừng quả xoan (Careya arboreae) chưa được đưa vào nghiên cứu và sử dụng rộng rãi nhưng trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu cho thấy Vừng quả xoan có các tác dụng như: kháng khuẩn, chống oxy hóa, ức chế enzyme α-glucosidase. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tác động của cao chiết từ vỏ thân Vừng quả xoan trên bệnh đái tháo đường type 2 được đánh giá trên chuột nhắt được gây bệnh đái tháo đường. Phương tiện và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm có nhóm chứng ngẫu nhiên thực hiện tại Phòng thí nghiệm Y Dược Cổ Truyền - Khoa Y Học Cổ Truyền - ĐHY Dược TP. HCM. Tác động hạ đường huyết của cao chiết từ vỏ thân Vừng quả xoan được đánh giá trên chuột được gây đái tháo đường bằng alloxan. Kết quả: Cao Vừng quả xoan làm giảm nồng độ đường huyết của chuột sau 15 ngày dùng đường uống liều 2g/kg/ngày. Kết luận: Tác động hạ đường huyết của cao Vừng được xác định trên mô hình chuột nhắt được gây đái tháo đường.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác động hạ đường huyết của vỏ thân Vừng quả xoan (Careya arboreae roxb. lecythidaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 175
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA VỎ THÂN VỪNG QUẢ
XOAN (CAREYA ARBOREAE ROXB. LECYTHIDACEAE)
Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh, Đỗ Mộng Quỳnh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong số các thảo dược được dùng để trị bệnh đái tháo đường, mặc dù Vừng quả xoan (Careya
arboreae) chưa được đưa vào nghiên cứu và sử dụng rộng rãi nhưng trên thế giới đã có một số công trình nghiên
cứu cho thấy Vừng quả xoan có các tác dụng như: kháng khuẩn, chống oxy hóa, ức chế enzyme α-glucosidase.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tác động của cao chiết từ vỏ thân Vừng quả xoan trên bệnh đái tháo đường
type 2 được đánh giá trên chuột nhắt được gây bệnh đái tháo đường.
Phương tiện và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm có nhóm chứng ngẫu nhiên thực hiện tại Phòng
thí nghiệm Y Dược Cổ Truyền - Khoa Y Học Cổ Truyền - ĐHY Dược TP. HCM. Tác động hạ đường huyết của
cao chiết từ vỏ thân Vừng quả xoan được đánh giá trên chuột được gây đái tháo đường bằng alloxan.
Kết quả: Cao Vừng quả xoan làm giảm nồng độ đường huyết của chuột sau 15 ngày dùng đường uống liều
2g/kg/ngày.
Kết luận: Tác động hạ đường huyết của cao Vừng được xác định trên mô hình chuột nhắt được gây đái tháo
đường.
Từ khóa: Cây Vừng quả xoan, tác động hạ đường huyết.
ABSTRACT
STUDY ON THE EXPERIMENTAL HYPOGLYCEMIC EFFECT OF CAREYA ARBOREAE ROXB.
LECYTHIDACEAE
Nguyen Tran Chau Do Mai Anh, Do Mong Quynh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 175 - 179
Background: Although Careya Arboreae have not been widely used and studied but it has showed some
effects such as: antimicrobial, anti-oxidant, and anti α-glucosidase.
Objectives: In this study, the efficacy of Careya Arboreae extract in type 2 diabetes mellitus was evaluated
on diabetic mice induced by alloxan.
Materials and Methods: This experimental case study (randomized, controlled) was conducted in
Pharmacological Laboratory of Traditional Medicine Faculty - University of Medicine and Pharmacy in HCM
city. The hypoglycemic effect of Careya Arboreae was evaluated in diabetic mice induced by alloxan.
Results: The Careya Arboreae extracts reduced plasma glucose levels of all mice after 15 days of oral dose of
2g/kg per day.
Conclusions: The hypoglycemic effect of Careya Arboreae was determined in diabetic mice models.
Keywords: Careya Arboreae, hypoglycemic effect.
Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Tp. HCM ** Khoa Dược –Đại học Y dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh ĐT: 0977979257 email:maianhyhct@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 176
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có tác
động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự
thiếu hụt insulin. Do sự gia tăng quá độ của tỷ
lệ bệnh nhân đái tháo đường nên việc điều trị
bệnh và những biến chứng phức tạp của căn
bệnh này đòi hỏi chi phí khá cao. Trong số các
thảo dược được dùng để trị bệnh đái tháo
đường, mặc dù Vừng quả xoan chưa được đưa
vào nghiên cứu và sử dụng rộng rãi nhưng trên
thế giới đã có một số công trình nghiên cứu cho
thấy Vừng quả xoan có tác dụng điều trị các
bệnh: tiêu chảy, kháng khuẩn, kháng khối u,
chống oxy hoá, tác động ức chế enzyme α-
glucosidase (4,2). Vì vậy, đề tài này thực hiện với
mục tiêu thử tác dụng điều trị bệnh đái tháo
đường từ dịch chiết nước vỏ thân Vừng quả
xoan.
PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Nguyên liệu
Vỏ thân Vừng quả xoan (Careya arborea Roxb.
Lecythidaceae) được thu hái tại Iagrai Gia Lai,
xay thành bột thô. Độ ẩm trung bình của dược
liệu: 10,81%. Dịch chiết nước được cô cách thuỷ
thành dạng cao đặc. Độ ẩm của cao: 24,05%
Động vật thí nghiệm
Chuột được mua ở viện Pasteur, giống
Swiss abino, phái đực, khoẻ mạnh, cân nặng từ
22-27g (khoảng 4-6 tuần tuổi). Do viện Pasteur
Tp. HCM cung cấp, được nuôi ổn định từ 2- 4
ngày trước khi làm thí nghiệm.
Hoá chất thử nghiệm
Alloxan monohydrat (Sigma Aldrich)
NaCl 0,9%
Acarbose (Glucobay®)
Thiết bị
Que thử nước tiểu: 10 thông số HT-10A
Máy ly tâm: Sigma
Máy đo UV/Vis: HITACHI U-1900
Phương pháp nghiên cứu
Gây đái tháo đường thực nghiệm (5,1)
Chuột sau khi đã nuôi ổn định, trọng lượng
22-27g. Chọn những chuột khoẻ mạnh để gây
bệnh. Chuột được bỏ đói qua đêm. Sau đó tiến
hành cân để xác định trọng lượng, lấy máu xác
định glucose huyết lúc đói, tiêm tĩnh mạch đuôi
ngay sau đó dung dịch alloxan pha trong nước
muối sinh lý 2% liều 60mg/kg thể trọng (tính
theo alloxan monohydrat).
Thức ăn và nước uống được cho trở lại 30
phút sau khi tiêm. Sau 72 giờ ghi nhận lại đường
huyết lúc đói, đường niệu, để xác định tình
trạng đái tháo đường ở chuột.
Phương pháp định lượng glucose huyết (3)
Phần huyết tương sau khi ly tâm với tốc độ
3000 vòng/ 5 phút ở nhiệt độ 200C sẽ được sử
dụng để xác định glucose huyết bằng phương
pháp enzyme màu (phương pháp glucose
oxidase).
Phương pháp xác định đường niệu
Sử dụng phương pháp dùng que thử để
phát hiện nhanh và chính xác glucose, có trong
nước tiểu.
Phương pháp điều trị
Sau 72 giờ tiêm alloxan, chọn những con
chuột đủ điều kiện để đưa vào điều trị:
Đường huyết đói (sau 12 giờ nhịn đói)
250mg/dl và 400mg/dl
Đường niệu dương tính.
Cho chuột uống cao Lộc vừng với liều 2g/kg
và liều 2g cao/kg kết hợp acarbose 30mg/kg theo
dõi trong 15 ngày, cứ mỗi 5 ngày lấy máu thử
glucose huyết lúc đói (sau 8 giờ nhịn đói).
Phương pháp phân tích kết quả
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm
minitab 15. Các đồ thị được vẽ bằng phần mềm
sigma plot 10.0. Số liệu trước khi xử lý thống kê
sẽ được kiểm tra về phân phối đồng đều,
phương sai tương đương. Dùng T-test hay
Mann-Whitney để so sánh giữa các số liệu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 177
Thời gian (phút)
Đ
ư
ờ
n
g
hu
y
ết
(
m
g
/d
l)
Thời gian (Phút)
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Khảo sát invivo tác động ức chế α – glucosidase trên chuột bình thường của cao Lộc vừng
Khảo sát hiệu quả gây tăng đường huyết của saccharose
Hình 1: Sự thay đổi đường huyết giữa 2 nhóm chuột uống saccharose
Trên biểu đồ cho thấy: nhóm 1 đường huyết
tăng nhưng không cao bằng nhóm 2. Sử dụng
saccharose ở liều 4g/kg để làm nhóm chứng
trong quá trình khảo sát tác dụng ức chế α-
glucosidase của cao Lộc vừng. Mặt khác cho
thấy đường huyết của các nhóm đạt đỉnh tại
thời điểm 60 phút sau khi uống saccharose, sau
đó giảm dần cho đến khi kết thúc thực nghiệm.
Khảo sát hiệu quả ức chế α-glucosidase của
acarbose
Chuột được uống acarbose với liều
50mg/kg, 30mg/kg và 10mg/kg ngay trước khi
uống saccharose.
Hình 2: Sự thay đổi đường huyết của các nhóm
Acarbose liều 30mg/kg làm giảm có ý nghĩa
đỉnh đường huyết tại thời điểm 60 phút (p<0,01)
so với nhóm bệnh lý nên chúng tôi chọn
acarbose ở liều này để làm nhóm đối chiếu.
Khảo sát hiệu quả ức chế α-glucosidase của
cao Lộc Vừng
Việc khảo sát hiệu quả ức chế α-glucosidase
của cao Lộc vừng được tiến hành trên các nhóm
chuột uống cao Lộc vừng ở những liều khác
nhau.
Đ
ư
ờ
n
g
h
u
yế
t
(m
g
/d
l)
(m
g
/d
l)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 178
Hình 3: Sự tăng đường huyết ở thời điểm 60 phút sau khi uống saccharose của các nhóm chuột.
(): p< 0,01 so với nhóm chứng.
Cho thấy cao Lộc vừng có tác dụng ức chế
α-glucosidase ở liều 2g/kg, và có hiệu quả tương
đương với acarbose 30mg/kg. Do đó, chúng tôi
quyết định khảo sát tác dụng của cao Lộc vừng
trên chuột tiểu đường ở liều này.
Kết quả thăm dò liều alloxan monohydrat
gây tình trạng ĐTĐ trên chuột
Thăm dò tác động gây ĐTĐ thực nghiệm
trên chuột nhắt của alloxan monohydrat ở liều
60mg/kg thể trọng với thời gian nhịn đói 24 giờ
và 12 giờ. Sau 72 giờ lấy máu xác định tình trạng
bệnh của chuột và chọn chuột thỏa điều kiện.
Kết quả: nhóm chuột nhịn đói 24 giờ có tình
trạng bệnh tăng cao, tỷ lệ chết nhiều, chỉ có 20%
chuột có tình trạng bệnh thỏa điều kiện. Ở
nhóm chuột nhịn đói 12 giờ có 60% chuột có
tình trạng bệnh thỏa điều kiện, chuột ăn nhiều,
uống nhiều, tiểu nhiều và lông bết dính. chúng
tôi quyết định liều alloxan thích hợp là 60 mg/kg
thể trọng với thời gian nhịn đói 12 giờ.
Tác động của các thuốc thử trên chuột ĐTĐ
theo dõi trong 15 ngày
Bảng 1: Glucose huyết trung bình các nhóm
chuột qua các thời điểm:
Nhóm n Ngày 1 Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15
Trắng
(Nước cất)
8
98,02
3,52
91,78
4,26
102,95
4,02
95,32
3,51
Chứng
(Bệnh lý)
9
345,41
15,9
352,45
23,3
336,65
30,1
318,46
14,14
Acarbose
30mg/kg
9
340,57
20,5
262,29
9,98
212,23
9,09
201,36
7,07
Cao 2g/kg 10
346,36
16,9
293,65
6,73
282,12
4,97
240,47
12,2
Acarbose +
Cao
9
342,11
13,4
253,50
13,4
184,92
10,2
177,88
7,96
Hình 4: Glucose huyết trung bình các nhóm chuột qua các thời điểm
Đ
ư
ờ
ng
h
u
yế
t
(m
g/
dl
)
1 5 10 15
Ngày
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 179
C
ân
n
n
g
Kết quả sơ bộ cho thấy tại thời điểm ban
đầu, glucose huyết các nhóm chuột ĐTĐ khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và
khác với lô trắng không gây bệnh.
Bảng 2: Tỉ lệ glucose niệu âm tính (%) qua các thời
điểm:
Nhóm n Ngày 1 Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15
Chứng (BL) 9 0 0 9,2 16,4
Acarbose
30mg/kg
9 0 22 36,4 42,7
Cao LV
2g/kg
10 0 14,2 21,1 29,7
Acarbose +
Cao LV
9 0 28,4 41,7 52,8
Sau 5 ngày theo dõi, glucose huyết các nhóm
chuột ở các lô bệnh có/không điều trị đi vào ổn
định và khác có ý nghĩa thống kê so với lô trắng.
Hiệu quả điều trị của nhóm chuột uống cao vẫn
chưa thể hiện rõ và glucose huyết vẫn còn duy
trì ở mức cao. Tuy nhiên ở nhóm chuột uống
acarbose và nhóm kết hợp acarbose/cao đã thể
hiện hiệu quả điều trị, glucose huyết giảm và
khác có ý nghĩa thống kê so với lô chứng
(p<0,01).
Sau 10 ngày theo dõi, tình trạng bệnh ở
nhóm chứng và uống cao vẫn ổn định, nồng độ
glucose huyết vẫn duy trì ở mức cao
(>250mg/dl). Trong khi đó nồng độ glucose
huyết ở nhóm chuột uống acarbose và kết hợp
acarbose/cao tiếp tục giảm, khác có ý nghĩa với
glucose huyết nhóm chứng. Đặc biệt với nhóm
chuột được điều trị kết hợp acarbose và cao,
glucose huyết giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn
chọn bệnh (< 190mg/dl).
Sau 15 ngày theo dõi, ở nhóm chuột uống
cao Lộc vừng hay cao Lộc vừng kết hợp
acarbose đã thể hiện hiệu quả điều trị, glucose
huyết giảm khác có ý nghĩa thống kê so với lô
chứng (p<0,01), và hiệu quả điều trị tương
đương với nhóm chuột được uống acarbose
30mg/kg. (p<0,05).
Kết quả theo dõi cân nặng
Bảng 3: Trọng lượng (g) các nhóm chuột qua từng thời điểm:
Nhóm n Ngày 1 Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15
Trắng 8 25,5 ± 71,13 25,7±10,99 26,57±0,53 27,3± 0,68
Chứng 9 24,14±0,34 24,14±0,63 23,43±0,57 23,14±0,51
Acarbose 30mg/kg 9 24±0,463 24,38±0,46 25,13±0,3 25,63±0,38
Cao 2g/kg 10 24,22±0,6 24±0,5 25±0,7 24,78±0,7
Acarbose/ cao 9 25,33±0,71 25,5±0,56 26±0,82 25,67±0,33
Trong suốt quá trình thử nghiệm cân nặng
của các nhóm chuột được điều trị khác nhau
không có ý nghĩa thống kê. Nhóm chuột ĐTĐ
uống nước cất, trọng lượng bắt đầu giảm từ khi
gây bệnh, và khác có ý nghĩa thống kê so với lô
trắng uống nước cất từ ngày thứ 10 (p< 0,05).
KẾT LUẬN
Dịch chiết nước từ vỏ thân Lộc vừng (Careya
arborea Roxb.) ở liều 2g/kg có tác dụng làm giảm
đường huyết trên chuột, và khi cao thuốc được
điều trị kết hợp cùng acarbose khác sẽ đạt hiệu
quả tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hidy PH (1945), “Structural repuirements for diabetogenic
action in alloxan and related compounds”, Department of
Biochemistry, College of Medicine, Baylor University, Houston, pp.
307-311.
2. Kumar RS, Sivakumar T, Sundaram RS, Sivakumar P, Nethaji R,
Gupta M, Mazumdar UK (2006),“Antimicrobial and
Antioxidant Activities of Careya arborea Roxb. Stem Bark”,
Iranian Journal of Pharmacology & Therapeutics, 103, pp. 12-23.
3. Nguyễn Quang Nam, Nguyễn Thị Xuân Hương, Mai Phương
Mai, Võ Phùng Nguyên (2009), “Tác động hạ đường huyết của
chế phẩm từ cao đậu bắp trên chuột nhắt gây tiểu đường bằng
alloxan”, Tạp chí Y học Tp. HCM, 13 (1), tr. 302 – 306.
4. Rahman M.T., Khan O.F., Saha S., Alimuzzaman M. (2003),
“Antidiarrhoeal activity of the bark extract of Careya arboreae
Roxb”, Fitoterapia, 74, pp.116- 118.
5. Srinivasan K. & Ramarao P. (2007), “Animal models in type 2
diabetes reseach: An overview”, Indian J Med Res 125, pp. 451-
472.