Mục tiêu nghiên cứu: Cây Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae) đã được tìm thấy ở nhiều nước ở Đông Nam Á như: Malaysia, Mianma.và tác dụng vượt trội đã được công bố rộng rãi trên thế giới là khả năng tăng cường sức khoẻ tình dục cho nam giới. Việc nghiên cứu cây Bách bệnh tại Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược Việt Nam, về tác dụng hướng sinh dục nam đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội hiện đại với triển vọng ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức khoẻ và tăng cường chất lượng cuộc sống. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát tác dụng hướng sinh dục nam từ dịch chiết cồn của rễ Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) thu hái tại Đồng Nai trên chuột nhắt trắng. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nguyên liệu nghiên cứu: cao chiết cồn 45% được chiết ngấm kiệt theo tỉ lệ 1: 10 (dược liệu : dung môi) của rễ Bách bệnh lấy từ khu bảo tồn tự nhiên và di tích Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Súc vật nghiên cứu: Thực nghiệm trên chuột nhắt trắng bình thường và bị giảm năng sinh dục (cắt bỏ 2 tinh hoàn). Thể tích cho uống là 10 ml/kg thể trọng chuột. Thời gian dùng thuốc là 15 ngày. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam qua các chỉ tiêu: định lượng hàm lượng testosteron trong huyết tương, sự thay đổi trọng lượng của túi tinh - tuyến tiền liệt, sự tăng trọng lượng của cơ nâng hậu môn, khảo sát hàm lượng protein toàn phần trong huyết tương. Ngoài ra đánh giá thêm sự thay đổi thể trọng trước và sau khi dùng thuốc. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy trên cơ địa động vật giảm năng sinh dục cao rễ Bách bệnh đều thể hiện tác dụng làm tăng hàm lượng testosteron huyết, tăng trọng lượng của cơ quan sinh dục đực và tác dụng này thể hiện rõ trên động vật bình thường ở liều cao. Trên hai mô hình chuột bình thường và chuột bị gây giảm năng sinh dục, hàm lượng protein toàn phần trong huyết tương tăng và có khuynh hướng làm tăng trọng lượng cơ nâng hậu môn, nhưng không làm tăng thể trọng cơ thể.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác dụng hướng sinh dục nam từ dịch chiết cồn của rễ Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) trên chuột nhắt trắng (mus musculus), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 186
KHẢO SÁT TÁC DỤNG HƯỚNG SINH DỤC NAM TỪ DỊCH CHIẾT CỒN
CỦA RỄ BÁCH BỆNH (EURYCOMA LONGIFOLIA JACK)
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (MUS MUSCULUS)
Trần Mỹ Tiên*, Nguyễn Thanh Hồng Vân*, Trần Công Luận*, Nguyễn Thị Thu Hương*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Cây Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae) đã
được tìm thấy ở nhiều nước ở Đông Nam Á như: Malaysia, Mianma...và tác dụng vượt trội đã được công bố
rộng rãi trên thế giới là khả năng tăng cường sức khoẻ tình dục cho nam giới. Việc nghiên cứu cây Bách bệnh tại
Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược Việt Nam, về tác dụng hướng sinh dục nam đáp ứng nhu
cầu cần thiết của xã hội hiện đại với triển vọng ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức khoẻ và tăng
cường chất lượng cuộc sống. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát tác dụng hướng sinh dục nam từ
dịch chiết cồn của rễ Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) thu hái tại Đồng Nai trên chuột nhắt trắng.
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nguyên liệu nghiên cứu: cao chiết cồn 45% được chiết ngấm kiệt
theo tỉ lệ 1: 10 (dược liệu : dung môi) của rễ Bách bệnh lấy từ khu bảo tồn tự nhiên và di tích Vĩnh Cửu (Đồng
Nai). Súc vật nghiên cứu: Thực nghiệm trên chuột nhắt trắng bình thường và bị giảm năng sinh dục (cắt bỏ 2
tinh hoàn). Thể tích cho uống là 10 ml/kg thể trọng chuột. Thời gian dùng thuốc là 15 ngày. Phương pháp
nghiên cứu: nghiên cứu tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam qua các chỉ tiêu: định lượng hàm lượng
testosteron trong huyết tương, sự thay đổi trọng lượng của túi tinh - tuyến tiền liệt, sự tăng trọng lượng của cơ
nâng hậu môn, khảo sát hàm lượng protein toàn phần trong huyết tương. Ngoài ra đánh giá thêm sự thay đổi thể
trọng trước và sau khi dùng thuốc.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy trên cơ địa động vật giảm năng sinh dục cao rễ Bách bệnh đều thể
hiện tác dụng làm tăng hàm lượng testosteron huyết, tăng trọng lượng của cơ quan sinh dục đực và tác dụng
này thể hiện rõ trên động vật bình thường ở liều cao. Trên hai mô hình chuột bình thường và chuột bị gây giảm
năng sinh dục, hàm lượng protein toàn phần trong huyết tương tăng và có khuynh hướng làm tăng trọng lượng
cơ nâng hậu môn, nhưng không làm tăng thể trọng cơ thể.
Kết luận: Rễ cây Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) thể hiện tác dụng kiểu androgen trên chuột đực giảm
năng sinh dục và chuột đực bình thường, trong đó liều 125 mg/kg có tác dụng rõ nét hơn. Trọng lượng cơ thể
sau thử nghiệm ở lô thử không thay đổi so với lô chứng.
Từ khóa: Giảm năng sinh dục, androgen, testosteron, protein
ABSTRACT
STUDY ON THE ANDROGENIC EFFECT OF THE ALCOHOL EXTRACT OF EURYCOMA
LONGIFOLIA JACK ‘S ROOTS ON MICE
Tran My Tien, Nguyen Thanh Hong Van, Tran Cong Luan, Nguyen Thi Thu Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 186 – 191
Objectives: Eurycoma longifolia Jack was found in South East Asia countries such as: Malaysia. Myanma...
and was studied with the ability to increase sexual hormone for men. So, the research of these in Viet Nam is the
need of the modern society with the desire to protect heath and improve the quality of life. The aim of this study is
Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM – Viện Dược liệu
Tác giả liên lạc: DS. Trần Mỹ Tiên ĐT: 0903611626 E.mail: tranmytien96@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 187
to investigate the androgenic effects of Eurycoma longifolia Jack collected in Dong Nai.
Methods: The ethanol extract of Eurycoma’s roots was used. Experiment was performed in normal mice and
castrated mice. In addition, body weight was also recorded before and after 15 days of experiment.
An increase of the plasma testosteron levels and the weight of male sexual organs (testicle, seminal vesicle
and prostate gland) were used as indice of androgenic effects. On the orther hand, plasma protein concentration,
and the weight of levator ani were used as indice of protein anabolism.
Results: The results revealed that testosteron content, and the weight of male sexual organs increased at both
doses in the castrated mice. These indice were showed significantly at the high dose (125mg/kg) on the normal
mice. The quantitive of protein in castrated and normal groups increased and tendency increased the weight of
levator ani but did not changed the weight of body
Conclusion: Eurycoma’s roots extract increased testosteron levels, the weight of seminal vesicle and prostate
gland and levator ani, protein content in castrated mice at both of 2 doses. However, the extract did not affect at
the lower dose in normal mice. The weight of body did not changed after experiment compared to the respective
control.
Key words: Castrated mice, testosteron, protein
ĐẶT VẤN ĐỀ
Yếu sinh lý hay chứng bất lực được phát
hiện ngày càng nhiều nhất là ở những quốc gia
có nền công nghiệp hiện đại khi cường độ lao
động cũng như sinh hoạt xã hội đòi hỏi ở mức
độ cao. Cây Bách bệnh (Bá bệnh, Bá bịnh,
Tongkat Ali, Eurycoma longifolia Jack) thuộc họ
Thanh thất (Simaroubaceae) là cây gỗ nhỏ, phân
bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Cây
này từ lâu đã được biết đến như là Nhân sâm
Malaysia (với tên là Tongkat Ali) cũng như tại
nhiều nước Đông Nam Á như Indonesia,
Brunei, Thái lan, Campuchia, Lào(4) Cây được
sử dụng lâu đời trong các cộng đồng địa
phương để chữa nhiều bệnh khác nhau như ăn
uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy,
sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu, đau lưng,
mỏi gối, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ghẻ, lở
ngứa, và với tác dụng giúp nam giới tăng cường
chức năng sinh lý và sức khoẻ tình dục, bổ sung
năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt
mỏi, tăng cường miễn dịch và phòng chống lão
hoá (2, 3).
Việc nghiên cứu cây Bách bệnh tại Việt Nam
là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược
Việt Nam, về tác dụng tăng cường hướng sinh
dục nam đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội
hiện đại với triển vọng ứng dụng cây thuốc quý
này góp phần bảo vệ sức khoẻ và tăng cường
chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là tìm được giải
pháp hiệu quả lâu dài giúp nam giới tăng cường
sức khỏe sinh lý. Xuất phát từ thực tế đó cũng
như tiếp theo các đề tài đã nghiên cứu về tác
dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam ở một số loại
thảo mộc đã nghiên cứu, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tác dụng hướng
sinh dục nam từ dịch chiết cồn của rễ Bách bệnh
(Eurycoma longifolia Jack) trên chuột nhắt trắng
(Mus musculus)” với mục tiêu nghiên cứu là
đánh giá tác dụng hướng sinh dục nam của cao
cồn 45% của rễ Bách bệnh trên hai mô hình
chuột bình thường và chuột bị gây giảm năng
sinh dục.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu nghiên cứu
Rễ Bách bệnh (Rễ BB) lấy từ khu bảo tồn tự
nhiên và di tích Vĩnh Cửu (Đồng Nai) vào tháng
9 năm 2009, được thu hái, phơi sấy đến khô và
xay nhỏ. Mẫu được định danh tại Bộ môn Tài
nguyên Dược liệu, Trung tâm Sâm và Dược liệu
Tp. HCM.
Cao cồn thu được bằng cách chiết ngấm kiệt
bột nguyên liệu với cồn 45 % theo tỷ lệ 1: 10
(dược liệu: dung môi). Viên Andriol Testoscaps
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 188
chứa 40 mg testosteron undecanoat (Organon
Co.) được dùng làm thuốc đối chiếu.
Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng đực (chủng Swiss albino,
trọng lượng trung bình 22 ± 2 g) được cung cấp
bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang
và được nuôi ít nhất một tuần trước thử nghiệm.
Chuột được nuôi đầy đủ bằng thực phẩm viên,
giá, đậu, rau xà lách, nước uống. Thể tích cho
uống là 10 ml/kg thể trọng chuột. Thời gian
dùng thuốc là 15 ngày.
Phương pháp nghiên cứu (3)
Những thuốc có tác dụng kiểu nội tiết tố
sinh dục nam (tác dụng androgen) được xem là
liệu pháp thay thế trong các điều kiện sự sản
sinh các androgen nội sinh dưới mức sinh lý
bình thường. Trong liệu pháp này, cần có cả
hoạt tính androgen và hoạt tính đồng hóa. Chỉ
tiêu để xác định hoạt tính androgen là định
lượng hàm lượng testosteron trong huyết tương,
sự thay đổi trọng lượng của túi tinh - tuyến tiền
liệt, và chỉ tiêu để xác định hoạt tính đồng hóa là
khảo sát sự tăng trọng lượng của cơ nâng hậu
môn, khảo sát hàm lượng protein toàn phần
trong huyết tương. Ngoài ra đánh giá thêm sự
thay đổi thể trọng trước và sau khi dùng
thuốc.Việc nghiên cứu hoạt tính androgen được
xác định trên 2 cơ địa: động vật bình thường và
động vật bị giảm năng sinh dục.
Gây mô hình động vật bị giảm năng sinh dục
Chuột nhắt đực được gây mê bằng ether,
dụng cụ giải phẫu được sát trùng bằng cồn. Cắt
một đường dài khoảng 0,5 cm ở giữa bìu và kéo
2 tinh hoàn ra ngoài, dùng chỉ cột phần trên của
tinh hoàn và cắt bỏ tinh hoàn. Khâu vết mổ bằng
chỉ, sát trùng vết mổ bằng dung dịch cồn iod
(Povidine). Chuột đã cắt tinh hoàn được để nghỉ
2 tuần trước khi làm thử nghiệm.
Khảo sát tác dụng của mẫu cao chiết
Mỗi mẫu cao chiết được thực hiện ở 2 liều,
trên 2 đối tượng là chuột nhắt trắng đực bình
thường và chuột nhắt trắng đực bị giảm năng
sinh dục theo mô hình bố trí thí nghiệm như
sau:
Chuột được chia thành các lô sau: mỗi lô từ
10 – 15 con.
Lô chứng: Uống nước cất.
Lô thử 1: Uống cao liều 62,5 mg/kg.
Lô thử 2: Uống cao liều 125 mg/kg
Lô chứng đối chiếu: Uống dầu olive.
Lô đối chiếu: Uống Testocaps liều 2 mg/kg.
Các lô được cho uống với thể tích cho uống
là 10 ml/kg thể trọng chuột. Thời gian cho uống
là 15 ngày, uống vào buổi sáng trước khi cho ăn.
Sau 15 ngày, xác định các chỉ tiêu sau:
Nồng độ testosteron trong huyết tương
được xác định bằng phương pháp ELISA
(theo quy trình của bộ kit được cung cấp bởi
hãng Human, Đức).
Trọng lượng tinh hoàn, túi tinh - tuyến tiền
liệt (mg%: mg/100g thể trọng chuột).
Trọng lượng cơ nâng hậu môn (mg%:
mg/100g thể trọng chuột).
mg% = (trọng lượng thực của cơ quan /
trọng lượng cơ thể) x 100
(Trọng lượng thực của các cơ quan khác biệt
nhiều đối với những cá thể có thể trọng tăng
hoặc giảm trong cùng một lô và giữa các lô thử
nghiệm. Để tránh sai số khi so sánh thống kê,
đơn vị mg% được chọn để tính trọng lượng
tương đối cơ quan trên 100g trọng lượng cơ thể)
Nồng độ protein toàn phần trong huyết
tương được xác định bằng phương pháp Biuret
(theo quy trình của bộ kit được cung cấp bởi
hãng Human, Đức)
Sự thay đổi trọng lượng cơ thể trước và sau
khi dùng thuốc thử nghiệm.
Đánh giá kết quả
Các số liệu được biểu thị bằng chỉ số trung
bình M ± SEM (Standard Error of the Mean – sai
số chuẩn của giá trị trung bình) và xử lý thống
kê dựa vào phép kiểm t-Student với độ tin cậy
95% (P < 0,05) so với lô chứng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 189
0
0.4
0.8
1.2
1.6
2
2.4
2.8
3.2
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
nồng độ (ng/ml)
Đ
ộ
h
ấ
p
t
h
u
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Xây dựng đường chuẩn testosteron ở những
nồng độ khác nhau
Bảng 1: Độ hấp thu theo nồng độ chuẩn testosteron
Nồng độ (ng/ml) 0 0,2 0,5 1,0 2,0 6,0 16,0
Độ hấp thu 3,042 2,698 2,448 2,094 1,623 0,893 0,435
Hình 1: Đồ thị biểu diễn độ hấp thu theo nồng độ
Nhận xét: nồng độ testosteron càng tăng thì
độ hấp thu càng giảm, dựa vào đường chuẩn ta
có thể xác định được nồng độ testosteron trong
các mẫu thử nghiên cứu.
Gây mô hình động vật bị giảm năng sinh dục
Bảng 2:. Nồng độ testosteron ở chuột bình thường và
chuột cắt 2 tinh hoàn sau 1, 2, 3, 4 tuần.
Lô chuột thử nghiệm
n = 10
Nồng độ
testosteron
(ng/ml)
Tỉ lệ % so với
chứng bình
thường
Bình thường 0,482 ± 0,035 -
Cắt 2 tinh
hoàn
Sau 1 tuần 0,367 ± 0,036* 23,86
Sau 2 tuần 0,246 ± 0,013* 48,96
Sau 3 tuần 0,133 ± 0,014* 72,41
Sau 4 tuần 0,102 ± 0,006* 78,84
Ghi chú: = giảm
Nồng độ testosteron ở các lô chuột bị cắt hai
tinh hoàn sau 1, 2, 3 và 4 tuần đều thấp hơn ở lô
chuột bình thường đạt ý nghĩa thống kê với độ
tin cậy 95% và thời điểm được chọn thích hợp
để khảo sát tác dụng là 2 tuần sau khi chuột bị
cắt 2 tinh hoàn. Khi đó, nồng độ testosteron đo
được giảm gần như phân nửa so với giới hạn
bình thường (48,96 %), nhưng chưa giảm tới tối
thiểu.
Khảo sát nồng độ testosteron ở chuột bình
thường và chuột gây giảm năng sinh dục
Bảng 3: Nồng độ testosteron ở chuột bình thường và
chuột gây giảm năng sinh dục
Lô
n = 10
Liều
(mg/kg)
Nồng độ
testosteron ở
chuột bình
thường (ng/ml)
Nồng độ
testosteron ở
chuột giảm năng
sinh dục (ng/ml)
Chứng - 0,485 ± 0,048 0,219 ± 0,042#
Rễ BB 62,5 0,520 ± 0,035 0,409 ± 0,018*
Rễ BB 125 0,677 ± 0,067* 0,630 ± 0,025*
Dầu olive - 0,567 ± 0,028 0,226 ± 0,019
Testocaps 2 1,575 ± 0,145* 1,008 ± 0,042*
* P < 0,05 so với lô bình thường; * P < 0,05 so với lô
chứng tương ứng
Nhận xét
Ở chuột bình thường: Ở liều 125 mg/kg
nồng độ testosteron tăng so với lô chứng đạt ý
nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
Ở chuột gây giảm năng sinh dục: Nồng độ
testosteron tăng so với chứng ở 2 liều thử
nghiệm là 62,5 mg/kg và 125 mg/kg đạt ý nghĩa
thống kê ở độ tin cậy 95%.
Khảo sát tác dụng của rễ Bách bệnh lên các cơ
quan sinh dục
Túi tinh- Tuyến tiền liệt
Bảng 4: Trọng lượng túi tinh - tuyến tiền liệt ở chuột
bình thường và chuột giảm năng sinh dục sau 15
ngày thí nghiệm.
Lô Thuốc uống n
Túi tinh- Tuyến
tiền liệt ở
chuột bình
thường
(g/100g)
Túi tinh- Tuyến
tiền liệt ở
chuột giảm
năng sinh dục
(g/100g)
1 Chứng 10 0,185 ± 0,018 0,042 ± 0,003#
2
Rễ BB 62,5
mg/kg
10 0,214 ± 0,015 0,055 ± 0,005
3
Rễ BB 125
mg/kg
10 0,327 ± 0,022* 0,072 ± 0,005*
4 Dầu olive 10 0,251 ± 0,024 0,042 ± 0,005
5
Testocaps
2mg/kg
10 0,370± 0,027* 0,150 ± 0,021*
Nhận xét
Trọng lượng túi tinh- tuyến tiền liệt tăng đạt
ý nghĩa thống kê so với lô chứng ở liều
125mg/kg trên chuột bình thường và chuột giảm
năng sinh dục.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 190
Tinh hoàn
Bảng 5: Trọng lượng tinh hoàn sau 15 ngày thí
nghiệm.
Lô Thuốc uống n
Trọng lượng tinh hoàn
(g/100g thể trọng chuột)
1 Chứng bình thường 10 0,522± 0,038
2 Rễ BB 62,5 mg/kg 10 0,412 ± 0,018*
3 Rễ BB 125 mg/kg 10 0,438 ± 0,017*
4 Dầu olive 10 0,487 ± 0,026
5 Testocaps 2 mg/kg 10 0,486 ± 0,025*
Nhận xét
Trọng lượng tinh hoàn giữa các lô chuột thử
nghiệm giảm so với lô chứng, đạt ý nghĩa thống
kê ở độ tin cậy 95%.
Khảo sát trọng lượng cơ nâng hậu môn trên
chuột bình thường và chuột giảm năng sinh
dục
Bảng 6: Trọng lượng cơ nâng hậu môn trên chuột
bình thường và chuột giảm năng sinh dục sau 15
ngày thí nghiệm
Lô Thuốc uống n
Cơ nâng hậu
môn ở chuột
bình thường
(g/100g)
Cơ nâng hậu
môn ở chuột
giảm năng sinh
dục (g/100g)
1 Chứng 10 0,358 ± 0,029 0,216 ± 0,012#
2
Rễ BB 62,5
mg/kg
10 0,354 ± 0,022 0,220 ± 0,010
3
Rễ BB 125
mg/kg
10 0,412 ± 0,037 0,240 ± 0,011
4 Dầu olive 10 0,365 ± 0,028 0,218 ± 0,020
5
Testoscap
2mg/kg
10 0,489 ± 0,028 0,574 ± 0,056*
Nhận xét
Ở 2 liều thử nghiệm 62,5 mg/kg và
125mg/kg, trọng lượng cơ nâng hậu môn có
khuynh hướng tăng so với lô chứng nhưng
chưa đạt ý nghĩa thống kê trên cả 2 mô hình:
chuột bình thường và chuột giảm năng sinh
dục.
Định lượng protein toàn phần trong huyết
tương
Bảng 7: Nồng độ protein toàn phần trong huyết
tương trên chuột bình thường và chuột giảm năng
sinh dục sau 15 ngày cho uống thuốc
Lô
n= 10
Liều
(mg/kg)
Nồng độ protein
toàn phần ở
chuột bình
Nồng độ protein
toàn phần ở
chuột giảm năng
thường (ng/dl) sinh dục (ng/dl)
Chứng - 5,21 ± 0,2 4,17 ± 0,15
Rễ BB 62,5 5,89 ± 0,07* 5,24 ± 0,08*
Rễ BB 125 6,13 ± 0,09* 5,68 ± 0,06*
Dầu olive - 5,35 ± 0,09 3,62 ± 0,09
Testocaps 2 5,42 ± 0,16 5,45 ± 0,10*
Nhận xét
Nồng độ protein toàn phần trong huyết
tương đều tăng ở các liều thử nghiệm trên chuột
bình thường và chuột giảm năng sinh dục.
Sự thay đổi trọng lượng cơ thể sau 15 ngày
dùng thuốc
Bảng 8: Trọng lượng cơ thể chuột trước và sau 15
ngày dùng thuốc
Lô
Chuột bị giảm năng
sinh dục
Chuột bình thường
P trước
(g)
P sau (g)
P trước
(g)
P sau (g)
Chứng 27,5 ± 0,8 33,1 ± 0,6 26,3 ± 0,7 33,0 ± 0,4
Dầu olive 23,1 ± 0,2 30,3± 0,8 23,0 ± 0,3 30,0 ± 0,6
Testocap
2 mg/kg
28,5 ± 0,8 34,9 ± 1,2 28,5 ± 0,5 34,6 ± 0,4
Rễ BB
liều 62,5
mg/kg
30,5 ± 0,8 33,6 ± 0,8 26,6 ± 0,4 33,8 ± 0,6
Rễ BB
liều 125
mg/kg
30,7 ± 0,7 34,3 ± 1,0
28,5 ±
0,543
34,8 ± 0,7
BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
Nồng độ testosteron trên chuột giảm năng
sinh dục đều tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng và tương đương với hàm lượng
testosteron trên chuột bình thường. Ở liều cao
125 mg/kg hàm lượng testosteron trên chuột
giảm năng sinh dục cũng tăng ngang với giá trị
trên chuột bình thường chứng tỏ cao rễ Bách
Bệnh có tác dụng rất khả quan trên cơ địa bị
giàm năng sinh dục giúp cơ thể phục hồi tốt
lượng testosteron nội sinh đang bị thiếu hụt.
Theo một nghiên cứu ở Malaysia, các thành
phần eurycomanon, eurycomalacton và
eurycomanol có trong rễ Bách bệnh được cho là
những thành phần có tác dụng tăng cường sinh
dục nam và làm tăng nồng độ testosteron trong
máu lên nhiều lần(1). Ngoài ra, trọng lượng các
cơ quan sinh dục như túi tinh- tuyến tiền liệt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 191
cũng có khuynh hướng tăng so với lô chứng và
đạt ý nghĩa thống kê ở liều cao 125 mg/kg cho
thấy rằng sự hiện diện của testosteron làm tăng
trọng lượng của các cơ quan này. Đặc biệt là
trọng lượng của tinh hoàn ở súc vật bình
thường giảm ở các liều thử nghiệm. Nguyên
nhân có thể do liều thử nghiệm cao sẽ gây ra cơ
chế feed-back.
Về tác dụng đồng hóa của thuốc thử
nghiệm, hàm lượng protein tăng ở các liều thử
nghiệm và có khuynh hướng làm gia tăng trọng
lượng cơ nâng hậu môn cho thấy thuốc thử
nghiệm vừa có tác dụng hướng sinh dục vừa có
tác dụng đồng hóa.
So sánh với tác dụng androgen của những
mẫu Bách Bệnh thu hái ở Tây nguyên(3), cao
chiết cổn 45% của rễ Bách Bệnh thu hái ở Đồng
Nai cũng có những tác dụng tương đồng. Sự
phân bố rộng rãi của Bách Bệnh ở nước ta ở
từng vùng miền khác nhau nhưng với tác dụng
androgen thể hiện rõ nét thì nguồn dược liệu
dồi dào trong nước có thể đáp ứng nhu cầu về
thuốc hướng sinh dục nam góp phần kéo dài
tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống trong
nhịp sống hiện đại ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ang H. H., Cheang H. S. (2001), Effects of Eurycoma longifolia
Jack on levator ani muscle in both uncastrated and testosteron -
stimulated castrated intact male rats, Arch. Pharm. Res, 24 (5),
pp. 437 - 440.
2. Dương Thị Ly Hương, Vi Thị Hoài Phương, Lê Thị Hoa,
Nguyễn Trần Giáng Hương (2011), Hoạt tính Androgen của
các giống Bá Bệnh ở Việt Nam, Tạp chí Dược Liệu, 16(4), tr.
217-221.
3. Trần Mỹ Tiên, Hồ Việt Anh, Lê Minh Triết, Nguyễn Thị Thu
Hương, Trần Công Luận (2008), Ứng dụng kỹ thuật Elisa định
lượng testosteron trong nghiên cứu tác dụng kiểu nội tiết tố
sinh dục nam của cây Gai chống (Tribulus terrestris L. -
Zygophylaceae), Tạp chí Y học Tp. HCM, tr. 148 - 151.
4. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, tr.1139.