Khảo sát tác dụng kháng viêm và điều hòa lipid máu của bài thuốc Ama Công

Đặt vấn đề: Các nghiên cứu về bài thuốc Ama Công cho thấy nó có tác dụng tăng lực, làm tăng hàm lượng testosteron trên mô hình thử nghiệm in- vivo. Mục tiêu: Khảo sát tác dụng kháng viêm và hạ lipid máu của cao khô Ama Công trên chuột nhắt trắng. Phương pháp: Áp dụng phương pháp ngâm rượu và sấy phun sương để chiết xuất cao khô Ama Công. Tác động kháng viêm cao khô được xác định bằng phương pháp gây viêm trên chuột bằng dung dịch carrageenin 1% của Winter và cộng sự. Tác động hạ lipid máu được xác định bằng mô hình gây tăng lipid huyết kéo dài trên chuột bằng tyloxapol (Triton - WR1339). Kết quả: Trên mô hình sử dụng carrageenin, cao khô Ama Công liều uống 0,187 g/kg; 0,375 g/kg và 0,750 g/kg không thể hiện hoạt tính kháng viêm; liều uống 1,875 g/kg thể hiện hoạt tính kháng viêm trong pha cấp (24 - 48 giờ). Trên những chuột gây tăng lipid máu kéo dài (6 tuần) bằng tyloxapol với liều tiêm tĩnh mạch đuôi 600 mg/kg thể trọng chuột, cao khô Ama Công liều uống 0,375 g/kg; 0,750 g/kg và 1,875 g/kg không có tác dụng giảm cholesterol và triglycerid máu. Tuy nhiên, trên những chuột bình thường, liều uống 0,375 g/kg; 0,750 g/kg và 1,875 g/kg sử dụng trong 4 tuần không làm ảnh hưởng đến nồng cholesterol và triglycerid máu. Kết luận: Kết quả trên cho thấy, cao khô Ama Công ở liều cao (1,875 g/kg) có thể hiện hoạt tính kháng viêm và liều này phù hợp với liều sử dụng theo kinh nghiệm dân gian. Việc sử dụng bài thuốc Ama Công không làm ảnh hưởng đến nồng độ lipid máu trên cơ địa bình thường.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tác dụng kháng viêm và điều hòa lipid máu của bài thuốc Ama Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 585 KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM VÀ ĐIỀU HÒA LIPID MÁU CỦA BÀI THUỐC AMA CÔNG Phù Nguyên Vũ *, Trần Mạnh Hùng*, Nguyễn Minh Đức* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Các nghiên cứu về bài thuốc Ama Công cho thấy nó có tác dụng tăng lực, làm tăng hàm lượng testosteron trên mô hình thử nghiệm in- vivo. Mục tiêu: Khảo sát tác dụng kháng viêm và hạ lipid máu của cao khô Ama Công trên chuột nhắt trắng. Phương pháp: Áp dụng phương pháp ngâm rượu và sấy phun sương để chiết xuất cao khô Ama Công. Tác động kháng viêm cao khô được xác định bằng phương pháp gây viêm trên chuột bằng dung dịch carrageenin 1% của Winter và cộng sự. Tác động hạ lipid máu được xác định bằng mô hình gây tăng lipid huyết kéo dài trên chuột bằng tyloxapol (Triton - WR1339). Kết quả: Trên mô hình sử dụng carrageenin, cao khô Ama Công liều uống 0,187 g/kg; 0,375 g/kg và 0,750 g/kg không thể hiện hoạt tính kháng viêm; liều uống 1,875 g/kg thể hiện hoạt tính kháng viêm trong pha cấp (24 - 48 giờ). Trên những chuột gây tăng lipid máu kéo dài (6 tuần) bằng tyloxapol với liều tiêm tĩnh mạch đuôi 600 mg/kg thể trọng chuột, cao khô Ama Công liều uống 0,375 g/kg; 0,750 g/kg và 1,875 g/kg không có tác dụng giảm cholesterol và triglycerid máu. Tuy nhiên, trên những chuột bình thường, liều uống 0,375 g/kg; 0,750 g/kg và 1,875 g/kg sử dụng trong 4 tuần không làm ảnh hưởng đến nồng cholesterol và triglycerid máu. Kết luận: Kết quả trên cho thấy, cao khô Ama Công ở liều cao (1,875 g/kg) có thể hiện hoạt tính kháng viêm và liều này phù hợp với liều sử dụng theo kinh nghiệm dân gian. Việc sử dụng bài thuốc Ama Công không làm ảnh hưởng đến nồng độ lipid máu trên cơ địa bình thường. Từ khóa: bài thuốc Ama Công, hoạt tính kháng viêm, hạ lipid máu. ABSTRACT EVALUATION OF ANTI-INF LAMMATORY ACTIVITY AND REGULATION OF SERUM LIPID LEVEL OF AMA KONG’ S REMEDY Phu Nguyen Vu, Tran Manh Hung, Nguyen Minh Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 585 - 592 Background: Some of pharmacological effects of Ama Kong’ remedy on increasing endurance swimming capacity of mice, growth of accessory sexual organs and plasma testosterone level in mice have been demonstrated. Objectives: In present study, we examined in vivo effects of Ama Kong’ remedy on anti-inflammatory activity and hypocholesterolemic effect in mice. Methods: Mazeration and spray drying applied for extraction of extract powder. Carrageenin-induced paw edema model was used for estimation of its anti-inflammatory activity. Hypocholesterolemic effect was evaluated by model of tyloxapol (Triton WR 1339) - induced hyperlipidemic mice. Results: The study results in dicated that Ama Kong extract at 0.187 g/kg; 0.375 g/kg and 0.750 g/kg did not exhibit potent anti-inflammatory activity against carrageenan-induced hind paw edema model in mice, whereas, at higher dose (1.875 g/kg), it significantly decreased the carrageenin-induced rat pawedema perimeter *Khoa Dược – Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: GS. TS. Nguyễn Minh Đức ĐT: 0908989865 Email: ducng@hcm.vn.vnn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 586 in acute phase (24 - 48 hrs). Administering Ama Kong extract powder at doses 0.375 g/kg; 0.750 g/kg and 1.875 g/kg together with continuous tyloxapol (600mg/kg) injection to hypercholesterolemic rats for 6 weeks did not decrease serum cholesterol, triglyceride levels. However, on nomal mice, serum cholesterol and triglyceride level were not affected by different doses above of Ama Kong extract powder for 4 weeks. Conclusions: Results of the present study confirmed Ama Kong extract powder at high dose (1.875 g/kg) have anti-inflammatory activity and this dose is suitable to folk using experience. Using of Ama Kong’s remedy do not affect on serum cholesterole and triglyceride level. Keywords: Ama Kong’s remedy, anti-inflammatory activity, hypocholesterolemic ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định như là tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì và đặc biệt là rối loạn mỡ trong máu. Ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân cao lipid máu ngày càng tăng nhanh. Bên cạnh đó, viêm là một triệu chứng rất thường gặp với chi phí điều trị đứng hàng thứ 3. Mối quan hệ giữa viêm và bệnh tim mạch cũng đã được các tác giả đề cập. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ như gây loét dạ dày, loãng xương... Trước tình hình đó, các thuốc từ dược thảo ngày càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trên thế giới. Theo xu hướng ấy, những cây thuốc lâu nay được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian được chú ý nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học để sử dụng trong y học hiện đại một cách khoa học, an toàn và hiệu quả. Từ nhiều năm nay, tại Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk, bài thuốc “T’ Klơng - M’Lêng của già làng Ama Công được sử dụng rộng rãi. Bài thuốc được cho là có hiệu quả tăng cường sinh lực cho nam giới, trị nhức mỏi, tê thấp, hỗ trợ điều trị bệnh gout. Nhu cầu sử dụng bài thuốc của cụ Ama Công là rất lớn. Những năm gần đây, các nghiên cứu về bài thuốc Ama Công cho thấy thuốc có tác dụng chống oxi hóa, tăng lực, làm tăng hàm lượng testosteron trên mô hình thử nghiệm in- vivo(5). Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát tác dụng kháng viêm của bài thuốc Ama Công bằng phương pháp gây viêm trên chuột bằng dung dịch carrageenin 1% của Winter và cộng sự; và khảo sát tác dụng điều hòa lipid máu dựa vào mô hình gây tăng lipid huyết kéo dài trên chuột bằng tyloxapol (Triton - WR1339)(2). NGUYÊN LIỆU-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thú vật thử nghiệm Chuột nhắt trắng đực, chủng Swiss albino, trưởng thành (5 tuần tuổi), trọng lượng trung bình 20 ± 2 g, khỏe mạnh, do Viện Vaccin và Sinh phẩm Nha Trang cung cấp. Chuột được nuôi ổn định ít nhất 3 ngày trước khi đưa vào nghiên cứu. Trong suốt quá trình thử nghiệm, chuột được tiếp cận tự do với nước uống và thực phẩm viên, được cung cấp bởi viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, với thành phần là bột gạo, đậu nành, bắp và vitamin bổ sung. Trước khi tiến hành thử nghiệm, chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô. Mỗi lô khoảng 10 - 15 chuột. Nguyên liệu Các dược liệu trong bài thuốc Ama Công đã phơi sấy khô, được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô mát, có so sánh đối chiếu phù hợp với các mẫu lưu dược liệu ở những đề tài nghiên cứu trước đây tại Ban nghiên cứu Khoa học - Thư viện, Khoa Dược, ĐHYD TPHCM. Phương pháp Phương pháp chiết xuất Các dược liệu được làm nhỏ tới kích thước thích hợp, được phối hợp với nhau theo tỉ lệ nhất định, rồi đem ngâm trong cồn thực phẩm (45%), trong 1 tháng, sau đó gạn lọc thu dịch Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 587 chiết. Dịch chiết này được làm bay hơi dung môi bằng cách cô quay với áp suất giảm, thu được dịch chiết đậm đặc, sau đó phun sấy bằng máy sấy phun sương để thu cao khô. Thử nghiệm tác dụng kháng viêm Theo mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin (Bộ môn Dược lí, ĐH Y Dược TPHCM)(6). Chuột được gây phù bàn chân trái bằng carrageenin 1%. Trước và sau 3 giờ gây phù, chân chuột được đo độ phù bằng máy Plethysmosmeter, chuột có độ phù >50% được chọn chia lô thí nghiệm. Các đợt thử nghiệm luôn có lô trắng (uống nước cất), lô chứng (uống indomethacin liều 3 mg/kg), các lô thử (uống dung dịch cao khô Ama Công liều 0,750 g/kg và 1,875 g/kg). Theo dõi và so sánh độ sưng phù chân chuột của các lô thử nghiệm và lô chứng trong 6 ngày. Thử nghiệm tác dụng hạ lipid máu Theo mô hình gây tăng lipid huyết kéo dài trên chuột nhắt trắng bằng tyloxapol của Mai Phương Mai và cộng sự (Bộ môn Dược lí, ĐH Y Dược TPHCM)(1,4). Trước khi tiến hành thử nghiệm, vào sáng thứ hai, chuột được lấy máu đuôi để định lượng nồng độ cholesterol và triglycerid máu (C0). Chuột được gây tăng lipid máu bằng cách tiêm tĩnh mạch đuôi dung dịch tyloxapol 600 mg/kg trong hai tuần đầu vào các sáng thứ ba, thứ năm và thứ bảy hàng tuần (cách nhau 48 giờ). Lấy máu đuôi chuột vào buổi sáng thứ hai ở tuần thứ nhất và tuần thứ hai đem đi định lượng để xác định nồng độ cholesterol và triglycerid máu. Từ tuần thứ 3, chuột được phân ngẫu nhiên thành 5 lô. Tất cả các lô được tiếp tục tiêm dung dịch tyloxapol 600 mg/kg, cũng vào các sáng thứ ba, thứ năm và thứ bảy, để duy trì tình trạng cao lipid máu. Tùy từng lô mà đồng thời được điều trị, hoặc bằng dung dịch simvastatin (PO), hoặc bằng dung dịch cao khô Ama Công (PO) với hàm lượng khác nhau (0,375 g/kg,750 g/kg và 1,875 g/kg), hoặc được uống nước cất vào buổi tối (20h30 - 21h30) của tất cả các ngày trong tuần, trong vòng 4 tuần. Trước khi lấy máu đem định lượng, chuột được bỏ đói qua đêm (12 giờ), trong khi vẫn cho uống nước đầy đủ. Máu chuột thí nghiệm được lấy ở tĩnh mạch đuôi, khoảng 0,2ml, cho vào ống eppendorf, sau đó ly tâm với vận tốc 3000 vòng/phút trong 10 phút, ở 20oC. Tách lấy huyết thanh và đem định lượng cholesterol và triglycerid máu bằng phương pháp enzym màu theo quy trình từ bộ kit của hãng cung cấp. Phân tích thống kê và đánh giá kết quả Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tính giá trị trung bình. Các số liệu ở đây được biểu thị bằng chỉ số trung bình m ± S.E.M. (Standard Error of the Mean - sai số chuẩn của giá trị trung bình) và xử lý thống kê dựa vào phép kiểm t-Student và One-Way ANOVA với độ tin cậy 95% (P < 0,05) so với lô chứng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 588 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thử nghiệm tác dụng kháng viêm 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 Thời gian thử nghiệm (ngày) M ức đ ộ sư ng p hù (% ) Chứng Indo 3 A 0,750 A 1,875 Hình 1: Mức độ sưng phù của chân chuột ở lô A 0,750 và lô A 1,875 so với lô chứng và lô Indo 3 (Chứng: n = 13; Indo 3: n = 9; A 0,750: n = 11; A 1,875: n = 12) Bảng 1. Mức độ sưng phù của chân chuột ở lô A 0,750 và lô A 1,875 so với lô chứng và lô Indo 3 Mức độ sưng phù của chân chuột (%) tính theo ngày m ± S.E.M. Lô n 1 2 3 4 5 6 Chứng 13 79,96 ± 3,31 81,82 ± 5,74 64,77 ± 5,47 53,04 ± 4,74 39,68 ± 3,01 19,65 ± 5,67 Indo 3 9 86,56 ± 7,83 61,41 ± 6,36 (*) 50,6 ± 3,95 32,12 ± 4,31 (**) 17,27 ± 4,94 (***) 7,57 ± 2,26 A 0,750 11 87,52 ± 6,84 80,08 ± 7,79 64,38 ± 4,88 47,93 ± 7,07 40,90± 5,30 21,48 ± 4,48 A 1,875 12 80,39 ± 5,11 57,53 ± 3,88 (**) 53,66 ± 3,81 45,39 ± 4,49 33,82 ± 4,34 15,44 ± 3,21 Chú thích: Ngày 1: ngày đầu tiên, ở thời điểm 3 giờ sau khi gây viêm; Indo 3: Indomethacin liều 3 mg/kg/ngày; A 0,750: cao khô Ama Công liều 0,750 g/kg/ngày; A 1,875: cao khô Ama Công liều 1,875 g/kg/ngày; (*): so với lô chứng trong cùng 1 ngày; (*): p < 0,05; (**): p < 0,01; (***): p < 0,001. Kết quả cho thấy ở lô A 0,750, mức độ giảm sưng phù chân chuột gần như tương đương với lô chứng. Trong khi đó, ở lô A 1,875, mức độ giảm sưng phù thể hiện khá tương đương với lô Indo 3 trong các ngày 2, 3. Tuy nhiên, mức độ giảm chỉ đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng ở ngày thứ 2, những ngày sau đó, sự khác biệt không đạt ý nghĩa thống kê. Như vậy, có thể kết luận cao Ama Công với liều 0,750 g/kg không thể hiện hoạt tính kháng viêm; liều 1,875 g/kg có thể có hoạt tính kháng viêm ở pha cấp trên mô hình sử dụng carrageenin. Để kết luận có tính thuyết phục hơn, cần tăng mẫu quan sát (số chuột ở mỗi lô thử nghiệm), đồng thời tăng liều cao Ama Công cao hơn 1,875 g/kg. (**) (***) (**) (*) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 589 Thử nghiệm tác dụng hạ lipid máu Tác dụng của cao Ama Công trên nồng độ cholesterol ở chuột gây tăng lipid máu: Bảng 2. Nồng độ cholesterol ở các lô chuột được gây tăng lipid máu qua 6 tuần thử nghiệm Nồng độ cholesterol (mg%) tính theo tuần m ± S.E.M. Lô n C0 C2 C3 C4 C5 C6 Chứng 6 127,64 ± 13,22 467,67 ± 38,19 (***a) 360,11 ± 8,69 (***a) 467,20 ± 29,13 (***a) 381,50 ± 11,85 (***a) 391,90 ± 28,65 (***a) Sim 40 6 138,95 ± 10,81 372,42 ± 33,10 (***a) 446,52 ± 46,05 (***a) 384,82 ± 31,43 (***a) 298,90 ± 49,17 (**a) 309,94 ± 53,20 (*a) A 0,375 6 81,60 ± 6,63 337,44 ± 33,11 (***a) 337,76 ± 31,04 (***a) 519,94 ± 23,81 (***a) 392,22 ± 24,08 (***a) 514,07 ± 55,63 (***b) A 0,750 6 133,86 ± 19,35 383,09 ± 39,33 (***a) 314,06 ± 36,30 (**a) 493,61 ± 26,16 (***a) 385,02 ± 15,97 (***a) 396,87 ± 27,36 A 1,875 6 121,21 ± 4,63 379,49 ± 35,44 (***a) 351,68 ± 55,42 (**a) 573,14 ± 29,31 (***a) 415,35 ± 21,69 (***a) 373,85 ± 22,69 Chú thích: (a): so sánh giữa Cx và C0 (x = 2, 3, 4, 5, 6); (b): so sánh giữa C6 và C2; (*): p < 0,05; (**): p < 0,01; (***): p < 0,001; C0: nồng độ trước khi tiêm tyloxapol; C2: nồng độ sau khi tiêm tyloxapol 2 tuần (48 giờ sau mũi thứ 6); C3: nồng độ sau khi tiêm tyloxapol 3 tuần (48 giờ sau mũi thứ 9); C4: nồng độ sau khi tiêm tyloxapol 4 tuần (48 giờ sau mũi thứ 12); C5: nồng độ sau khi tiêm tyloxapol 5 tuần (48 giờ sau mũi thứ 15); C6: nồng độ sau khi tiêm tyloxapol 6 tuần (48 giờ sau mũi thứ 18). 0 100 200 300 400 500 600 0 2 3 4 5 6 Thời gian thử nghiệm (tuần) [C ] m g% Chứng Sim 40 A 0,375 Hình 2. Nồng độ cholesterol ở lô A 0,375 so với lô chứng và lô đối chiếu (n = 6 cho tất cả các lô) 0 100 200 300 400 500 600 0 2 3 4 5 6 Thời gian thử nghiệm (tuần) [C ] m g% Chứng Sim 40 A 0,750 Hình 3. Nồng độ cholesterol ở lô A 0,750 so với lô chứng và lô đối chiếu (n = 6 cho tất cả các lô) 0 100 200 300 400 500 600 700 0 2 3 4 5 6 Thời gian thử nghiệm (tuần) [C ] m g% Chứng Sim 40 A 1,875 Hình 4. Nồng độ cholesterol ở lô A 1,875 so với lô chứng và lô đối chiếu (n = 6 cho tất cả các lô) Khi sử dụng tyloxapol, nồng độ cholesterol tăng rất cao chỉ sau 1 tuần gây bệnh và tiếp tục duy trì ở mức độ cao từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6. Ở lô sử dụng simvastatin 40 mg/kg, nồng độ cholesterol giảm dần từ 446,52 ± 46,05 mg% (tuần thứ 3) đến còn 309,94 ± 53,20 mg% (ở tuần thứ 6). Tuy nhiên, do số lượng chuột thí nghiệm còn ít (6 chuột) nên chúng tôi chưa thu được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa lô chứng và lô điều trị bằng simvastatin từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6. Ở lô sử dụng cao Ama Công liều 0,375 g/kg, tác dụng của thuốc trên nồng độ cholesterol hầu như không thay đổi so với lô chứng. Điều này Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 590 chứng tỏ cao Ama Công ở liều lượng này không có tác dụng làm giảm cholesterol. Tương tự, cao Ama Công ở liều 0,75 g/kg cũng không có tác động làm giảm cholesterol. Khi cao Ama Công được tăng liều lên đến 1,875 g/kg, nồng độ cholesterol cũng vẫn không thay đổi, mặc dù liều này khá cao so với liều bình thường sử dụng ở người Tác dụng của cao Ama Công trên nồng độ triglycerid ở chuột gây tăng lipid máu: Bảng 3. Nồng độ triglycerid ở các lô chuột được gây tăng lipid máu qua 6 tuần thử nghiệm Nồng độ triglycerid (mg%) tính theo tuần m ± S.E.M. Lô n C0 C2 C3 C4 C5 C6 Chứng 6 180,19 ± 20,78 941,04 ± 166,60 (**a) 574,00 ± 44,98 (***a) 896,08 ± 73,33 (***a) 837,24 ± 90,56 (***a) 681,90 ± 87,45 (***a) Sim 40 6 172,31 ± 22,04 801,40 ± 152,10 (*a) 747,77 ± 103,42 (**a) 665,84 ± 78,87 (***a) 500,35 ± 122,76 (*a) 595,83 ± 166,39 (*a) A 0,375 6 125,42 ± 23,47 476,07 ± 69,26 (***a) 699,34 ± 85,24 (***a) 779,55 ± 99,95 (***a) 814,45 ± 36,17 (***a) 925,14 ± 48,44 (***b) A 0,750 6 154,08 ± 18,35 808,26 ± 157,85 (**a) 664,83 ± 44,12 (***a) 977,59 ± 60,12 (***a) 911,49 ± 71,98 (***a) 925,17 ± 176,53 A 1,875 6 134,75 ± 10,41 805,60 ± 84,60 (***a) 699,35 ± 48,66 (***a) 894,54 ± 57,22 (***a) 885,88 ± 50,95 (***a) 789,51 ± 72,31 0 200 400 600 800 1000 1200 0 2 3 4 5 6 Thời gian thử nghiệm (tuần) [C ] m g% Chứng Sim 40 A 0,375 Hình 5. Nồng độ triglycerid ở lô A 0,375 so với lô chứng và lô đối chiếu (n = 6 tất cá các lô) 0 200 400 600 800 1000 1200 0 2 3 4 5 6 Thời gian thử nghiệm (tuần) [C ] m g% Chứng Sim 40 A 0,750 Hình 6. Nồng độ triglycerid ở lô A 0,750 so với lô chứng và lô đối chiếu(n = 6 tất cá các lô) 0 200 400 600 800 1000 1200 0 2 3 4 5 6 Thời gian thử nghiệm (tuần) [C ] m g% Chứng Sim 40 A 1,875 Hình 7. Nồng độ triglycerid ở lô A 1,875 so với lô chứng và lô đối chiếu(n = 6 tất cá các lô) Tương tự, khi sử dụng tyloxapol, nồng độ triglycerid cũng tăng rất cao chỉ sau 1 tuần gây bệnh và tiếp tục duy trì ở mức độ cao từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6. Ở lô sử dụng simvastatin 40 mg/kg, nồng độ triglycerid giảm dần từ 801,40 ± 152,10 mg% (tuần thứ 2) đến còn 595,83 ± 166,39 mg% (ở tuần thứ 6). Tuy nhiên, chúng tôi cũng chưa thu được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa lô chứng và lô điều trị bằng simvastatin từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6. Ở lô sử dụng cao Ama Công liều 0,375 g/kg, nồng độ triglycerid tăng dần theo thời gian điều trị với trị số ở thời điểm tuần thứ 2 (bắt đầu dùng thuốc) là 476,07 ± 69,26 mg% cho đến tuần thứ 6 là 925,14 ± 48,44 mg%, tăng cao so với lô Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 591 chứng. Điều này chứng tỏ cao Ama Công ở liều lượng này không có tác dụng làm giảm triglycerid ở chuột gây bệnh, mà còn có thể làm tăng loại lipid này. Tương tự, cao Ama Công ở liều 0,75 g/kg và liều 1,875 g/kg, cũng thể hiện kiểu tác động như trên. Tác dụng của cao Ama Công trên nồng độ cholesterol và triglycerid máu ở chuột bình thường: Bảng 4. Nồng độ cholesterol ở các lô chuột không được gây bệnh qua 4 tuần thử nghiệm Nồng độ cholesterol (mg%) tính theo ngày m ± S.E.M. Lô n C0 C1 C2 C3 C4 A 0,375 6 107,91 ± 7,70 89,74 ± 7,69 71,47 ± 3,95 99,92 ± 6,91 80,61 ± 4,60 A 0,750 9 99,05 ± 4,27 101,05 ± 7,41 87,83 ± 5,54 100,13 ± 7,70 99,77 ± 8,08 A 1,875 7 101,59 ± 7,29 94,93 ± 6,33 88,59 ± 9,36 129,91 ± 9,51 115,74 ± 9,71 0 20 40 60 80 100 120 140 160 0 1 2 3 4 Thời gian thử nghiệm (tuần) [C ] m g% A 0,375 A 0,750 A 1,875 Hình 8. Nồng độ cholesterol ở các lô chuột không được gây bệnh qua 4 tuần thử nghiệm (A 0,375: n = 6; A 0,750: n = 9; A 1,875: n = 7) 0 50 100 150 200 0 1 2 3 4 Thời gian thử nghiệm (tuần) [C ] m g% A 0,375 A 0,750 A 1,875 Hình 9. Nồng độ triglycerid ở các lô chuột không được gây bệnh qua 4 tuần thử nghiệm (A 0,375: n = 6; A 0,750: n = 9; A 1,875: n = 7) Bảng 5. Nồng độ triglycerid ở các lô chuột không được gây bệnh qua 4 tuần thử nghiệm Nồng độ triglycerid (mg%) tính theo ngày m ± S.E.M. Lô n C0 C1 C2 C3 C4 A 0,375 6 139,78 ± 9,73 109,64 ± 12,39 126,02 ± 9,46 149,07 ± 23,57 145,07 ± 19,72 A 0,750 9 144,99 ± 10,01 131,98 ± 14,08 162,76 ± 12,75 152,60 ± 19,55 141,37 ± 22,01 A 1,875 7 139,48 ± 12,32 87,86 ± 6,73 121,55 ±18,98 137,95 ± 16,52 152,52 ± 33,61 Nhận xét: Với thời gian uống cao thuốc trong 4 tuần liên tục ở các liều 0,375 g/kg, 0,75 g/kg và 1,875 g/kg, chúng tôi nhận thấy: ở chuột bình thường, việc sử dụng cao thuốc Ama Công hầu như không ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol và triglycerid. Điều này có thể do hoạt tính sinh học của các nhóm saponin, phytosterol có trong thành phần của dược liệu gây những ảnh hưởng khác nhau trên những chuột đã bị rối loạn lipid máu và trên những chuột bình thường. KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN Ở nghiên cứu này, liều cao khô Ama Công được sử dụng trong các thử nghiệm dược lý dựa trên kinh nghiệm từ
Tài liệu liên quan