Ứng dụng máy phân tích huyết học tự động Sysmex 4000i trong xét nghiệm tế bào các dịch cơ thể

Đặt vấn đề: Xét nghiệm khảo sát tế bào trong các loại dịch cơ thể là một công cụ giúp cho các Bác sĩ lâm sàng định bệnh được ứng dụng từ rất lâu. Phương pháp cổ điển (nhuộm lam và đọc bằng kính hiển vi) là xét nghiệm thường quy ở phòng xét nghiệm huyết học, thời gian thực hiện chậm (15- 30 phút), kết quả đọc phụ thuộc chủ quan của người đọc kết quả, vì vậy đôi khi không đáp ứng công tác điều trị. Hiện nay, với máy phân tích huyết học tự động (máy Sysmex 4000i) có chức năng phân tích tế bào trong dịch cơ thể, cho kết quả nhanh (khoảng 2 phút), hoàn toàn khách quan, giúp việc chẩn đoán và điều trị tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá độ tin cậy và hiệu quả của phương pháp đếm tế bào trong các loại dịch cơ thể bằng máy phân tích huyết học để có thể triển khai thực hiện thường quy, giúp các Bác sĩ lâm sàng có kết quả nhanh và khách quan hơn. Mục tiêu: So sánh 2 kết quả phân tích dịch bằng phương pháp cổ điển và phương pháp chạy máy Sysmex 4000i. Phương pháp: Có 120 mẫu dịch lấy từ 120 bệnh nhân, mỗi mẫu máu được đếm bằng phương pháp cổ điển và phương pháp Máy 4000i, tuân thủ nghiêm ngặc quy trình xét nghiệm và kết quả được sử lý bằng phương pháp BlandAltman. Kết quả: Hệ số tin cậy của kết quả đếm hồng cầu là 0,97 và số lượng biến thiên của 2 đo lường là 12% (KTC95%). Hệ số tin cậy của kết quả đo Bạch Cầu là 0,988 và biến thiên là 12,5%. Hệ số tin cậy đo bạch cầu đơn nhân là 0,81, dao động khoảng 11%. Và hệ số tin cậy của kết quả đo bạch cầu đa nhân là 0,80, dao dao động trong khảng 12%. Dịch màng bụng 32 mẫu chiếm tỉ lệ 27%, Dịch màng phổi 17 mẫu chiếm tỉ lệ 14%, Dịch màng tim 1 mẫu chiếm tỉ lệ 1%, Dịch não tủy 53 mẫu chiếm tỉ lệ 44%, Sau phúc mạc 1 mẫu chiếm tỉ lệ 1%, Dịch thẩm phân 16 mẫu chiếm tỉ lệ 13%. Kết luận: Dùng phương pháp đọc số lượng tế bào trong một số loại dịch bằng máy Sysmex 4000i, thuận lợi hơn phương pháp Cổ điển trong chẩn đoán và điều trị bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng máy phân tích huyết học tự động Sysmex 4000i trong xét nghiệm tế bào các dịch cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 26 ỨNG DỤNG MÁY PHÂN TÍCH HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG SYSMEX 4000i TRONG XÉT NGHIỆM TẾ BÀO CÁC DỊCH CƠ THỂ Nguyễn Trường Sơn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Xét nghiệm khảo sát tế bào trong các loại dịch cơ thể là một công cụ giúp cho các Bác sĩ lâm sàng định bệnh được ứng dụng từ rất lâu. Phương pháp cổ điển (nhuộm lam và đọc bằng kính hiển vi) là xét nghiệm thường quy ở phòng xét nghiệm huyết học, thời gian thực hiện chậm (15- 30 phút), kết quả đọc phụ thuộc chủ quan của người đọc kết quả, vì vậy đôi khi không đáp ứng công tác điều trị. Hiện nay, với máy phân tích huyết học tự động (máy Sysmex 4000i) có chức năng phân tích tế bào trong dịch cơ thể, cho kết quả nhanh (khoảng 2 phút), hoàn toàn khách quan, giúp việc chẩn đoán và điều trị tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá độ tin cậy và hiệu quả của phương pháp đếm tế bào trong các loại dịch cơ thể bằng máy phân tích huyết học để có thể triển khai thực hiện thường quy, giúp các Bác sĩ lâm sàng có kết quả nhanh và khách quan hơn. Mục tiêu: So sánh 2 kết quả phân tích dịch bằng phương pháp cổ điển và phương pháp chạy máy Sysmex 4000i. Phương pháp: Có 120 mẫu dịch lấy từ 120 bệnh nhân, mỗi mẫu máu được đếm bằng phương pháp cổ điển và phương pháp Máy 4000i, tuân thủ nghiêm ngặc quy trình xét nghiệm và kết quả được sử lý bằng phương pháp BlandAltman. Kết quả: Hệ số tin cậy của kết quả đếm hồng cầu là 0,97 và số lượng biến thiên của 2 đo lường là 12% (KTC95%). Hệ số tin cậy của kết quả đo Bạch Cầu là 0,988 và biến thiên là 12,5%. Hệ số tin cậy đo bạch cầu đơn nhân là 0,81, dao động khoảng 11%. Và hệ số tin cậy của kết quả đo bạch cầu đa nhân là 0,80, dao dao động trong khảng 12%. Dịch màng bụng 32 mẫu chiếm tỉ lệ 27%, Dịch màng phổi 17 mẫu chiếm tỉ lệ 14%, Dịch màng tim 1 mẫu chiếm tỉ lệ 1%, Dịch não tủy 53 mẫu chiếm tỉ lệ 44%, Sau phúc mạc 1 mẫu chiếm tỉ lệ 1%, Dịch thẩm phân 16 mẫu chiếm tỉ lệ 13%. Kết luận: Dùng phương pháp đọc số lượng tế bào trong một số loại dịch bằng máy Sysmex 4000i, thuận lợi hơn phương pháp Cổ điển trong chẩn đoán và điều trị bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ khóa: Hệ số tin cậy R, bạch cầu, hồng cầu, đơn nhân, đa nhân, máy 4000i. ABSTRACT APPLICATIONS OF AUTOMATED HEMATOLOGY ANALYZER SYSMEX 4000i IN CELL TESTS OF BODY FLUIDS Nguyen Truong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 26 - 33 Background: Cells survey test in various body fluids was used as a tool for clinicians to define disease for a long time. Classical method (stain body fluid smear and read by microscope) is a common test in laboratory but it takes about 15-30 minute. And the result depend on sudjective thinking of hematology technician. So sometime it don’t help in treatment. Today, automated hematology machine (Sysmex 4000i) can analyse of body fluid with faster result (approximate 2 minute) and completely objective. So the diagnostic and treatment are better. Thus, we study to value the reliability and effect of this method to use commonly. The clinician’ll receive the result more quickly and objective. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 27 Objectives: Comparison of two analytical results by means of classical translationand methods run the Sysmex 4000i. Methods: There are 120 samples taken from 120 patients with epidemic, each blood sample were counted by means of classical methods and machines 4000i. Strict compliance testing process and amazing results are handled by methods BlandAltman. Results: The reliability coefficient of red blood count results is 0.97 and the amount of variability of 2 measurements was 12% (CI 95%). Coefficient of reliability of measurement results is 0.988 and the White Bridge of variation was 12.5%. Reliability coefficient of mononuclear leukocytes was measured 0.81, fluctuating around 11%. And the coefficient of reliability of measurement results is multi-WBC 0.80, range 12% variation in the resistance. Translation 32 peritoneal samples accounted for 27% rate, 17 pleural fluid samples accounted for 14% rate, a sample service pericardium proportion of 1%, 53 CSF samples accounted for 44% rate, after accounting for sample 1 peritoneal 1% rate, dialysis services accounted for 16 sample rate of 13%. Conclusion: Using a method to read the number of cells in certain types of machine translation using Sysmex 4000i convenient than classical methods in the diagnosis and treatment of patients at Cho Ray Hospital. Key words: Reliability coefficient (R), white blood cells, red blood cells, single-multi-kernel, machines 4000i. ĐẶT VẤN ĐỀ Xét nghiệm khảo sát tế bào trong các loại dịch cơ thể là một công cụ giúp cho các Bác sĩ lâm sàng định bệnh được ứng dụng từ rất lâu. Phương pháp cổ điển (nhuộm lam và đọc bằng kính hiển vi) là xét nghiệm thường quy ở phòng xét nghiệm huyết học, thời gian thực hiện chậm (15- 30 phút), kết quả đọc phụ thuộc chủ quan của người đọc kết quả, vì vậy đôi khi không đáp ứng công tác điều trị. Hiện nay, với máy phân tích huyết học tự động (máy Sysmex 4000i) có chức năng phân tích tế bào trong dịch cơ thể, cho kết quả nhanh (khoảng 2 phút), hoàn toàn khách quan, giúp việc chẩn đoán và điều trị tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá độ tin cậy và hiệu quả của phương pháp đếm tế bào trong các loại dịch cơ thể bằng máy phân tích huyết học để có thể triển khai thực hiện thường quy, giúp các Bác sĩ lâm sàng có kết quả nhanh và khách quan hơn. Mục tiêu tổng quát So sánh 2 kết quả phân tích dịch bằng phương pháp cổ điển và phương pháp chạy máy Sysmex 4000i. Mục tiêu cụ thể Xác định tuổi, giới tính, các loại dịch cơ thể của bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Xác định hệ số tin cậy kết quả đo bạch cầu, hồng cầu, tỉ lệ % bạch cầu đơn nhân, tỉ lệ % bạch cầu đa nhân trong dịch bằng phương pháp cổ điển và phương pháp chạy máy Sysmex 4000i. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Dân số mục tiêu: Bệnh nhân được chọc dịch nhằm chẩn đoán bệnh từ 24/4/2010 đến ngày 24/6/2010 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng: Tất cả các mẫu dịch nảo tủy (DNT), dịch màng bụng (DMB), dịch màng phổi (DMP), dịch thẩm phân (DTP) đạt chuẩn được gửi đến phòng xét nghiệm huyết học từ ngày 24/4/2010 đến ngày 24/6/2010. Phương pháp: Cắt ngang mô tả. Mẫu Nghiên cứu: Có 120 mẫu dịch lấy từ 120 bệnh nhân. Tiêu chí chọn mẫu: Tiêu chí đưa vào: * BV. Chợ Rẫy; Tác giả liên lạc: Nguyễn Trường Sơn ĐT: 38554137 Email: truongson@choray.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 28 - Dịch phải được chứa trong chai vô trùng hoặc chai EDTA. - Thể tích: > 1ml - Không đông - Không để quá 1h Tiêu chuẩn loại trừ: - Các mẫu dịch không đạt chuẩn Phương pháp tiến hành Lấy mẫu đúng >1ml Bước 1: Nhận xét đại thể: màu sắc và độ trong đục của mẫu dịch. Bước 2: Lắc đều và chia mẫu dịch làm 2 phần. 1 lọ chạy máy Sysmex 4000i 1 lọ phân tích theo phương pháp cổ điển Phương pháp cổ điển: lắc đều và chia mẫu dịch làm 2 phần: đếm tươi và bách phân tế bào Đếm tươi Nhỏ 1-2 giọt Xanh Methylen vào mẫu dịch Chuẩn bị buồng đếm Neubauer Lắc đều dùng pipette hút dịch và nhỏ vào buồng đếm Neubauer Để yên 1 phút Đếm tổng tế bào trong 9 ô lớn của buồng đếm dưới kính hiển vi Tính kết quả: Tế bào/ mm3= số tế bào đếm được trong 9 ô * 10/9 Phân loại tế bào: Ly tâm mẫu dịch tốc độ 2000-3000 vòng/1phút/10phút Đổ dịch trong phía trên, lấy cặn làm tiêu bản, để khô Nhuộm phủ Wright và phủ Giemsa đã pha với tỉ lệ 1/10 Để trong vòng 1 phút, rửa nước và để khô Phủ một lớp dầu soi và phân loại tế bào trên kính hiển vi. Phương pháp chạy máy Sysmex: Chuẩn bị máy theo quy trình kiểm chuẩn của labo. Đưa mẫu dịch vào chạy. Ghi nhận kết quả. Phương pháp toán thống kê: Xác định hệ số tin cậy giữa phương pháp sử dụng máy Sysmex 4000i và phương pháp cổ điển đo hồng cầu, bạch cầu trong mẫu nghiên cứu bằng phương pháp BlandAltman(1). Phần mềm sử dụng là R 2.12.1, các Packages (ResearchMethods, Hmisc, epicalc, psych). Y đức Các bệnh nhân được chọc dịch do chỉ định của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân đồng ý chọc dịch và được ký cam kết vào hồ sơ sau khi được sự giải thích của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân được quyền từ chối với chỉ định chọc dịch, nhưng vẫn được theo dõi và điều trị theo đúng phác đồ. Bệnh nhân được quyền thông tin về kết quả xét nghiệm, tư vấn việc điều trị nếu cần. Kết quả nghiên cứu nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân chính xác hơn. Thông tin bệnh nhân được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ phục vụ mục tiêu nghiên cứu và điều trị. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc tính mẫu nghiên cứu Tần số Tỉ lệ Nam 68 57% Nữ 52 43% Ánh hồng 1 1% Màu đỏ 8 7% Màu hồng 2 2% Không màu 51 42% Màu vàng 55 46% Màu sắc dịch Vàng Cam 2 2% Tuổi (TB, ĐLC) 48,87(18,3) nhỏ nhất 6 tuổi - lớn nhất 91 tuổi Trong 120 bệnh nhân có 68 nam chiếm tỉ lệ 57% và 52 nữ chiếm tỉ lệ 43%. Màu sắc của dịch, chiếm tỉ lệ từ cao đến thấp là 55 mẫu dịch màu vàng chiếm tỉ lệ 46%, 51 mẫu không màu chiếm tỉ lệ 42%, 8 mẫu màu đỏ chiếm tỉ lệ 7%, màu vàng cam 2 mẫu chiếm tỉ lệ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 29 2%, màu hồng 2 mẫu chiếm tỉ lệ 2%, và màu ánh hồng 1 mẫu chiếm tỉ lệ 1%. Dịch trong mẫu nghiên cứu được lấy từ Dịch màng bụng 32 mẫu chiếm tỉ lệ 27%, Dịch màng phổi 17 mẫu chiếm tỉ lệ 14%, Dịch màng tim 1 mẫu chiếm tỉ lệ 1%, Dịch não tủy 53 mẫu chiếm tỉ lệ 44%, Sau phúc mạc 1 mẫu chiếm tỉ lệ 1%, Dịch thẩm phân 16 mẫu chiếm tỉ lệ 13%. Biểu đồ 1a: Biểu diễn kết quả đo hồng cầu bằng PP Cổ điền – PP Máy 4000i Biểu đồ 1b: Biểu diễn kết quả đo hồng cầu bằng PP Cổ điền – PP Máy 4000i Biểu đồ 2a: Biểu diễn kết quả đo bạch cầu bằng PP Cổ điền – PP Máy 4000i Biểu đồ 2b: Biểu diễn kết quả đo bạch cầu bằng PP Cổ điền – PP Máy 4000i Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 30 Biểu đồ 3a: Biểu diễn kết quả đo tỉ lệ % bạch cầu đa nhân bằng PP Cổ điền – PP Máy 4000i Biểu đồ 3a: Biểu diễn kết quả đo tỉ lệ bạch cầu đa nhân bằng PP Cổ điền – PP Máy 4000i Biểu đồ 4a: Biểu diễn kết quả đo tỉ lệ % bạch cầu đơn nhân bằng PP Cổ điền – PP Máy 4000i Biểu đồ 4b: Biểu diễn kết quả đo tỉ lệ % bạch cầu đơn nhân bằng PP Cổ điền – PP Máy 4000i Hệ số tin cậy của 2 phương pháp đo lường về dịch cơ thể người: Bảng 2. Kết giới hạn tương đồng và hệ số biến thiên của 2 phương pháp xét nghiệm LoA SEM wCV wCV (95%) R Hồng cầu -7491,403 – 9443,303 3119,297 6,392 12,52 0,9615 Bạch cầu -442,731 – 184,438 6,376 12,49 0.9885 558,448 BC Đơn nhân -40,2935 – 31,2819 13,2461 -5,879 -11,52 0,8139 BC Đa nhân -31,9516 – 41,8383 13,7100 5,546 10,87 0,8015 Ghi chú : LoA= (Giới hạn tương đồng), SEM=(sai số đo lường chuẩn), wCV=(hệ số biến thiên cá thể 68%), wCV95% =(hệ số biến thiên cá thể KTC 95%) R=(hệ số tin cậy của hai phương pháp đo lường: bằng Máy 4000i và Cổ điển) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 31 Quan sát kết quả từ bảng 2 và biểu đồ 5 cho thấy, chỉ số giới hạn tương đồng (LoA) về kết quả xét nghiệm của Hồng cầu chênh lệch giữa hai lần đo - có thể thấp hơn lần 1 là 7491,403 (mm3) và có thể cao hơn kết quả đo lần 1 là 9443,303 (mm3), sai số chuẩn là 3119,279 (SEM). Dao động 12,52% (KTC 95%) trên dưới trị số trung bình số lượng Hồng cầu. Kết quả được biểu diễn qua biểu đồ 7 theo phương pháp BlandAltman. Hệ số tin cậy kết quả của hai phương pháp đo này đáng tin cậy R=0,96, Kết quả được biểu diễn qua biểu đồ theo phương pháp BlandAltman (Biểu đồ 5). Bảng 2 và Biểu đồ 6, chỉ số giới hạn tương đồng (LoA) về kết quả xét nghiệm của Bạch Cầu chênh lệch giữa hai phương pháp đo - có thể thấp hơn giữa Máy 4000i và phương pháp Cổ Điển là -442,731 tế bào/mm3 – 558,448 tế bào/mm3. Dao động trên dưới khoảng 12,52% (KTC 95%) trên dưới trị số trung bình số lượng tế bào. Kết quả đếm bạch cầu của máy Sysmex 4000i hay của phương pháp cổ điển rất đáng tin cậy (Hệ số tin cậy R=0,988). Kết quả được biểu diễn qua biểu đồ theo phương pháp BlandAltman (Biểu đồ 6). Bảng 2 và Biểu đồ 7, chỉ số giới hạn tương đồng (LoA) về kết quả xét nghiệm của tỉ lệ % bạch cầu đơn nhân chênh lệch giữa hai phương pháp đo - có thể thấp hơn giữa Máy Sysmex 4000i và phương pháp Cổ Điển là -40,2935% - 31,2819 % tế bào. Dao động trên dưới khoảng 11,52 (KTC 95%) trên dưới trị số trung bình số lượng tế bào. Hệ số tin cậy cao 0,82 (R=0,82). Kết quả được biểu diễn qua biểu đồ theo phương pháp BlandAltman (Biểu đồ 7). Biều đồ 5: So sánh kết quả đếm Hồng Cầu giữa 2 phương pháp bằng biểu đồ BlandAltman Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 32 Biểu đồ 6: So sánh kết quả đếm Bạch Cầu giữa 2 phương pháp bằng biểu đồ BlandAltman Biểu đồ 7 : So sánh kết quả đếm tỉ lệ % bạch cầu đơn nhân giữa 2 phương pháp bằng biểu đồ BlandAltman Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 33 Bảng 1 và biểu đồ 10, chỉ số giới hạn tương đồng (LoA) về kết quả xét nghiệm của tỉ lệ % bạch cầu đa nhân chênh lệch giữa hai phương pháp đo - có thể thấp hơn giữa Máy Sysmex 4000i và phương pháp Cổ Điển là -31,9516% tế bào đến - 41,8383% tế bào. Khoảng dao động trong 2 phương pháp là 10,87% trên dưới trị số trung bình (KTC95%). Hệ số tin cậy của 2 phương pháp đo là 0,8(R= 0,8015). Kết quả được biểu diễn qua biểu đồ số 10 theo phương pháp BlandAltman. Biểu đồ 8: So sánh kết quả đếm tỉ lệ % Bạch Cầu đa nhân giữa 2 phương pháp bằng biểu đồ BlandAltman KẾT LUẬN Sử dụng máy Sysmex 4000i đếm hồng cầu, bạch cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân trong dịch so với kết quả dùng phương pháp Cổ Điển để đo lường các chỉ số trên của bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy hệ số tin cậy của 2 phương pháp này là cao, kết quả xét nghiệm của phương pháp Máy Sysmex 4000i có thể thay thế phương pháp Cổ Điển. Hệ số tin cậy của kết quả đếm hồng cầu là 0,97 và số lượng biến thiên của 2 đo lường là 12% (KTC95%). Hệ số tin cậy của kết quả đo Bạch Cầu là 0,988 và biến thiên là 12,5% (KTC95%). Hệ số tin cậy đo bạch cầu đơn nhân là 0,81, dao động khoảng 11% (KTC95%). Và hệ số tin cậy của kết quả đo bạch cầu đa nhân là 0,80, dao động trong khảng 12% (KTC 95%). Dùng phương pháp đọc số lượng tế bào trong một số loại dịch bằng máy Sysmex 4000i, hiệu quả hơn phương pháp Cổ điển trong chẩn đoán và điều trị bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brazdzionyte, J. & Macas, A. (2007), "Bland-Altman analysis as an alternative approach for statistical evaluation of agreement between two methods for measuring hemodynamics during acute myocardial infarction.", Medicina (Kaunas) 43 : 208-214. 2. de Keijzer M.H., Van der Meer W. (2002) Automated counting of nucleated red blood cells in blood samples of newborns. Clin. Lab. Haem. 24, 343–345
Tài liệu liên quan