Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi tế bào nội mô giác mạc ở mắt viêm màng bồ đào trước.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện tại Bệnh viện Mắt TPHCM từ
1/1/2010 đến 30/9/2010, gồm 23 bệnh nhân viêm màng bồ đào trước 1 mắt được thăm khám và điều trị, phân
tích tế bào nội mô giác mạc bằng máy đếm tế bào nội mô Topcon SP-2000P. Kết quả đếm tế bào nội mô ở mắt
viêm màng bồ đào trước được so sánh với mắt lành cùng bệnh nhân và phân tích sự thay đổi sau khi viêm màng
bồ đào trước lui bệnh.
Kết quả: mẫu nghiên cứu gồm 23 mắt viêm màng bồ đào trước vô căn với sự xuất hiện lắng đọng sau giác
mạc dạng mịn, các lắng đọng này mất đi sau khi lui bệnh. Mật độ tế bào nội mô ở mắt viêm màng bồ đào trước là
2472±222 tế bào/mm2, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mắt lành. Sau khi lui bệnh, mật độ tế bào ở mắt bệnh
khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với mắt lành. Kích thước tế bào ở mắt viêm màng bồ đào trước là
396,39±49,44μm2, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mắt lành, sau khi lui bệnh kích thước tế bào nội mô trở về
tương đương mắt lành. Ngoài ra, mật độ tế bào nội mô mắt viêm màng bồ đào trước có tương quan với tuổi bệnh
nhân. Phương trình hồi quy giúp ước lượng mật độ tế bào nội mô giác mạc ở mắt viêm màng bồ đào trước theo
tuổi: mật độ tế bào nội mô = 3152 - 8*tuổi(tế bào/mm2).
Kết luận: Sau khi lui bệnh, tế bào nội mô giác mạc mắt viêm màng bồ đào trước hồi phục tương đương mắt
lành và có mối tương quan giữa mật độ tế bào nội mô giác mạc mắt viêm màng bồ đào trước với tuổi bệnh nhân
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tế bào nội mô giác mạc ở mắt viêm màng bồ đào trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 94
KHẢO SÁT TẾ BÀO NỘI MÔ GIÁC MẠC
Ở MẮT VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƯỚC
Trần Chấn Thanh Vân*, Nguyễn Công Kiệt*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi tế bào nội mô giác mạc ở mắt viêm màng bồ đào trước.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện tại Bệnh viện Mắt TPHCM từ
1/1/2010 đến 30/9/2010, gồm 23 bệnh nhân viêm màng bồ đào trước 1 mắt được thăm khám và điều trị, phân
tích tế bào nội mô giác mạc bằng máy đếm tế bào nội mô Topcon SP-2000P. Kết quả đếm tế bào nội mô ở mắt
viêm màng bồ đào trước được so sánh với mắt lành cùng bệnh nhân và phân tích sự thay đổi sau khi viêm màng
bồ đào trước lui bệnh.
Kết quả: mẫu nghiên cứu gồm 23 mắt viêm màng bồ đào trước vô căn với sự xuất hiện lắng đọng sau giác
mạc dạng mịn, các lắng đọng này mất đi sau khi lui bệnh. Mật độ tế bào nội mô ở mắt viêm màng bồ đào trước là
2472±222 tế bào/mm2, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mắt lành. Sau khi lui bệnh, mật độ tế bào ở mắt bệnh
khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với mắt lành. Kích thước tế bào ở mắt viêm màng bồ đào trước là
396,39±49,44μm2, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mắt lành, sau khi lui bệnh kích thước tế bào nội mô trở về
tương đương mắt lành. Ngoài ra, mật độ tế bào nội mô mắt viêm màng bồ đào trước có tương quan với tuổi bệnh
nhân. Phương trình hồi quy giúp ước lượng mật độ tế bào nội mô giác mạc ở mắt viêm màng bồ đào trước theo
tuổi: mật độ tế bào nội mô = 3152 - 8*tuổi(tế bào/mm2).
Kết luận: Sau khi lui bệnh, tế bào nội mô giác mạc mắt viêm màng bồ đào trước hồi phục tương đương mắt
lành và có mối tương quan giữa mật độ tế bào nội mô giác mạc mắt viêm màng bồ đào trước với tuổi bệnh nhân.
Từ khoá: tế bào nội mô, viêm màng bồ đào trước, máy đếm tế bào nội mô.
ABSTRACT
EVALUATION OF CORNEAL ENDOTHELIUM IN ANTERIOR UVEITIS
Tran Chan Thanh Van, Nguyen Cong Kiet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 94 - 98
Purpose: Evaluating the changes of corneal endothelium in patient with anterior uveitis.
Methods: In this prospective study, 23 patients with active unilateral anterior uveitis were recruited. Every
patient underwent a complete examination on slit lamp and analysed corneal endothelium by Topcon SP-2000P.
The results of corneal endothelium in anterior uveitis eyes were compared with the results uninvolved eyes and
analysed the changes after remission.
Results: 23 cases with unilateral idiopathic anterior uveitis had smooth keratic precipitates which
disappeared after remission. Mean cell density in anterior uveitis eyes was 2472±222 cells/mm2 which
statistically differed from the uninvolved eyes. Mean cell size was 396.39±49.44μm2 which statistically differed
from the uninvolved eyes. After remission, those results came back to normal ranges. In addition, cell density in
anterior uveitis eye had strong correlation with patient’s ages. The regression equation: cell density in anterior
uveitis eye = 3152 – 8 * ages(cell/mm2).
*Bộ Môn Mắt, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSNT Trần Chấn Thanh VânĐT: 0908002544 Email: bsvantran@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Mắt 95
Conclusions: After remission, endothelial cell density of anterior uveitis eye recovered as well as the
uninvolved eye and had strong correlation with patien’s ages.
Keywords: corneal endothelium, anterior uveitis, specular microscopy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm màng bồ đào trước là bệnh lý viêm
nhiễm ở bán phần trước nhãn cầu với tần suất
8/100.000 trên thế giới(12) xuất hiện chủ yếu ở dân
số trẻ và trung niên. Viêm màng bồ đào trước do
nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nhiều nhất
là viêm màng bồ đào trước vô căn(7). Thị lực có
thể giảm nặng nề nếu không chẩn đoán và điều
trị kịp thời. Viêm màng bồ đào trước thường
làm thay đổi lớp tế bào nội mô giác mạc và ảnh
hưởng tới độ trong suốt của giác mạc.
Trên thế giới, các nhà lâm sàng sử dụng
máy đếm tế bào nội mô để khảo sát đặc điểm
lớp tế bào nội mô qua các thông số: chiều dày
giác mạc, mật độ tế bào nội mô, kích thước tế
bào nội mô, tỉ lệ đa kích thước tế bào. Từ đó,
các nhà lâm sàng phân tích kết quả này để
đánh giá chức năng tế bào nội mô đang khảo
sát. Tế bào nội mô cũng là yếu tố quan trọng
giúp đánh giá chất lượng vi phẫu liên quan
bán phần trước, thường gặp như là phẫu thuật
nhũ tương hóa thủy tinh thể.
Nghiên cứu về tế bào nội mô giác mạc mắt
viêm màng bồ đào trước được thực hiện nhiều
nơi thế giới, nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có
công trình nào khảo sát đề tài tương tự. Do đó,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục
đích:
- So sánh kết quả đếm tế bào nội mô giác
mạc ở mắt viêm màng bồ đào trước giai đoạn
viêm cấp và giai đoạn lui bệnh, có so sánh với
mắt lành.
- Xác định mối tương quan giữa mật độ tế
bào nội mô giác mạc mắt viêm màng bồ đào
trước với các yếu tố khác.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện từ 1/1/2010 đến
30/9/2010 tại bệnh viện Mắt TP.HCM. Trong
nghiên cứu tiến cứu này, 23 bệnh nhân viêm
màng bồ đào trước 1 mắt được đưa vào mẫu
nghiên cứu. Các bệnh nhân có tiền căn chấn
thương nhãn cầu, sử dụng kính áp tròng, loạn
dưỡng hoặc sẹo giác mạc, phù giác mạc, các
bệnh lý bán phần trước có ảnh hưởng giác mạc
hoặc đã từng phẫu thuật nội nhãn đều bị loại
khỏi nghiên cứu.
Khi thăm khám, dữ liệu của bệnh nhân được
ghi lại đầy đủ gồm tuổi, giới, nơi cư ngụ, tiền
căn bệnh lý, triệu chứng ở mắt. Các bệnh nhân
trong mẫu được kiểm tra thị lực, thăm khám
bằng đèn pin và sinh hiển vi, phân độ mức độ
phù giác mạc và mức độ tế bào viêm trong tiền
phòng (Tyndall). Lắng đọng sau giác mạc được
mô tả kỹ về hình thái, số lượng, vị trí và màu
sắc. Ngoài ra, tất cả bệnh nhân đều được làm
một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân như
công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, X
quang ngực và tìm kí sinh trùng.
Phân độ phù giác mạc thường sử dụng trên
lâm sàng
- Độ 1: giác mạc mờ nhẹ, thấy rõ chi tiết
mống.
- Độ 2: giác mạc mờ, thấy chi tiết mống.
- Độ 3: giác mạc mờ đục, không thấy chi tiết
mống.
Phân độ Tyndall tiền phòng(4)
Vết: <1 tế bào/mm2.
0,5+: 1 – 5 tế bào/mm2.
1+: 6 – 15 tế bào/mm2.
2+: 16 – 25 tế bào/mm2.
3+: 26 – 50 tế bào/mm2.
4+: >50 tế bào/mm2.
Máy đếm tế bào nội mô Topcon SP-2000P
được dùng để phân tích tế bào nội mô ở mắt
bệnh và mắt lành. Bệnh nhân được điều trị bằng
corticosteroid và atropin 1% nhỏ tại chỗ, tái
khám mỗi 2 tuần. 3 tháng sau khi ngưng điều
trị, viêm màng bồ đào trước được xem như lui
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 96
bệnh và bệnh nhân được phân tích tế bào nội
mô lần nữa. Các yếu tố được phân tích bằng
máy đếm tế bào nội mô gồm: chiều dày giác
mạc, mật độ tế bào nội mô, kích thước tế bào và
tỉ lệ đa kích thước tế bào.
Phân tích dữ liệu được thực hiện bằng Stata
10.0 có cập nhật. Sự khác biệt trong kết quả đếm
tế bào nội mô bằng máy giữa mắt bệnh và mắt
lành, mắt lui bệnh và mắt lành được kiểm định
bằng phép kiểm Student. Giá trị p<0,05 được
xem là khác nhau có ý nghĩa thống kê. Các mối
tương quan giữa kết quả đếm tế bào nội mô với
thị lực, mức độ phù trên lâm sàng, phân độ
Tyndall được kiểm định bằng hệ số tương quan
Spearman. Phương trình hồi quy giữa mật độ tế
bào nội mô và yếu tố tương quan được xác định.
KẾT QUẢ
Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi
trung bình là 38,09, nam chiếm tỉ lệ 70%. Tỉ lệ
bệnh nhân có hút thuốc lá trong mẫu là 61%.
100% bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng bồ
đào trước vô căn.
70% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có
triệu chứng sợ ánh sáng nhưng lý do chính
khiến bệnh nhân đi khám là đau nhức(26%) và
mờ mắt(26%). Thị lực logMAR trung bình là
0,22. 87% bệnh nhân có phù giác mạc, 100%
bệnh nhân có Tyndall tiền phòng, 9% có mủ tiền
phòng, 17% có dính mống mặt trước thủy tinh
thể, 39% đồng tử thay đổi, 17% có sắc tố mặt
trước thủy tinh thể. 100% bệnh nhân không có
tổn thương đáy mắt. Sau khi viêm màng bồ đào
trước lui, tất cả các triệu chứng trên đều hồi
phục trừ sắc tố mặt trước thủy tinh thể.
Lắng đọng sau giác mạc đều là lắng đọng
mịn, kích thước nhỏ, bờ rõ, máu trắng sữa, tập
trung ở 1/3 dưới giác mạc, biến mất sau khi viêm
màng bồ đào trước lui bệnh.
Khi phân tích tế bào nội mô bằng máy đếm
tế bào nội mô, mật độ tế bào ở mắt bệnh giảm và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê so với mắt
lành. Trong khi đó, chiều dày giác mạc, kích
thước tế bào và tỉ lệ đa kích thước tế bào đều
tăng, sự khác biệt so với lành là có ý nghĩa thống
kê. Sau khi viêm màng bồ đào trước lui bệnh,
các giá trị này so với mắt lành khác biệt không
có ý nghĩa thống kê, trừ tỉ lệ đa kích thước tế bào
tuy có trở về gần giá trị bình thường nhưng vẫn
khác biệt có ý nghĩa thống kê với mắt lành.
Bảng 1: Kết quả phân tích tế bào nội mô giác mạc
bằng máy đếm tế bào nội mô.
Kết quả Mắt lành Mắt bệnh Mắt lui bệnh
Chiều dày giác
mạc(μm)
0,522 ±
0,013 0,589 ± 0,036 0,528 ± 0,013
Mật độ tế bào(tế
bào/mm2)
2962 ±
192 2472 ± 222 2836 ± 221
Kích thước tế
bào(μm2)
331,87 ±
34,38
396,39 ±
49,44
348,35 ±
42,93
Tỉ lệ đa kích thước
tế bào(%) 25 ± 3 36 ± 6 30 ± 3
Tỷ lệ mất tế bào nội mô giả thuyết
= x 100%.
với: - CD0: mật độ tế bào nội mô mắt lành.; CD1:
mật độ tế bào nội mô mắt viêm màng bồ đào trước.
Tỷ lệ mất tế bào nội mô giả thuyết có
tương quan thuận mạnh với mức độ phù và
mức độ Tyndall tiền phòng. Tyndall tiền
phòng càng nhiều thì tỷ lệ mất tế bào nội mô
giả thuyết càng cao(r=0,63). Tỷ lệ mất tế bào
nội mô giả thuyết càng cao thì mức độ phù
giác mạc càng nhiều (r=0,90).
Mật độ tế bào nội mô giác mạc có tương
quan hồi quy với tuổi, phân độ phù, mức độ
Tyndall và thị lực logMAR(p=0,00). Trong mô
hình đa biến, tuổi là yếu tố có khả năng giải
thích 67% sự biến thiên của mật độ tế bào nội
mô giác mạc mắt viêm màng bồ đào trước.
Phương trình hồi quy: mật độ tế bào nội mô mắt
VMBĐT= 3152 – 8 * tuổi(tế bào/mm2).
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là
38,09. Khi so với kết quả của Olsen là 30 tuổi(8),
kết quả của Pillai là 42,9 tuổi(11) và kết quả của
Mahendradas là 40 tuổi(6) thì sự chênh lệch là
không nhiều và đều ở độ tuổi trung niên.
Tỉ lệ hút thuốc lá trong mẫu nghiên cứu là
khá cao (61%). Theo nghiên cứu của Pheobe và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Mắt 97
cộng sự(10), hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây
viêm màng bồ đào các loại.
Toàn bộ các trường hợp trong mẫu nghiên
cứu đều là viêm màng bồ đào trước vô căn. Tỉ lệ
này là khá cao so với kết quả nghiên cứ David là
48%(2), và nghiên cứu của Olsen là 73%(8). Theo
Whitcupp, hiện nay VMBĐT vô căn vẫn chiếm
đa số, sau đó là VMBĐT do bệnh lý liên quan
HLA-B27(12). Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam,
bộ xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý HLA-B27
là chưa thông dụng và giá thành cao.
Bảng 2: So sánh thị lực ở bệnh nhân VMBĐT
Thị lực logMAR <0,5 ≥0,5
Nghiên cứu của William(13) 90% 10%
Nghiên cứu của chúng tôi 87% 13%
Với nghiên cứu của William, 90% bệnh nhân
thị lực nhỏ hơn 0,5(13). Kết quả từ nghiên cứu của
chúng tôi cũng hầu hết nhỏ hơn 0,5. Lý giải cho
điều này là do thị lực ở bệnh nhân VMBĐT
không có tổn thương đáy mắt đa phần bị ảnh
hưởng bởi độ trong suốt của giác mạc và tiền
phòng. Do đó, bệnh nhân VMBĐT nếu đến sớm
thì thị lực chưa giảm nhiều, thậm chí trong
nghiên cứu của chúng tôi có những bệnh nhân
thị lực logMAR vẫn là 0.
Hầu hết các bệnh nhân đến khám đều có
phù giác mạc và Tyndall tiền phòng. Các triệu
chứng như mủ hoặc fibrin tiền phòng, dính
mống mắt, sắc tố mặt trước thủy tinh thể đều
xuất hiện ở các ca viêm nặng Tyndall 4+. Các
triệu chứng tại mắt VMBĐT sau điều trị đều
biến mất trừ sắc tố mặt trước thủy tinh thể.
Các tác giả nước ngoài có các công trình
nghiên cứu dựa vào hình thái lắng đọng sau
giác mạc để chẩn đoán nguyên nhân VMBĐT.
Nghiên cứu của chúng tôi 100% là VMBĐT vô
căn với lắng đọng sau giác mạc là dạng mịn,
nhỏ, bờ rõ, màu trắng sữa, mất đi sau khi lui
bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của
Pillai(11), Kanavi(5), Mahendradas(6). Tuy nhiên,
kết quả của các tác giả này còn ghi nhận VMBĐT
có lắng đọng dạng hạt mỡ hoặc bờ có tua là
VMBĐT có nguyên nhân do nhiễm trùng, do
bệnh lý toàn thân khác.
Phân tích tế bào nội mô bằng máy đếm, tình
trạng VMBĐT làm giảm mật độ tế bào nội mô.
Khi mật độ tế bào nội mô giảm ở mắt VMBĐT,
hàng rào nội mô có kẽ hỡ nên nước vào nhu mô
nhiều hơn dẫn đến chiều dày giác mạc cũng
tăng theo. Các tế bào nội mô lân cận vùng tổn
thương sẽ kéo dãn dài ra bù đắp vào vùng tổn
thương nên làm tăng kích thước tế bào và tỉ lệ
đa kích thước tế bào. Khi các tế bào phục hồi tổn
thương hoàn toàn, mật độ tế bào nội mô, chiều
dày giác mạc, kích thước tế bào đều hồi phục
không có sự khác biệt so với mắt lành. Kết quả
của Pillai(11) cũng cho thấy mật độ tế bào nội mô
giảm và kích thước tế bào tăng khi VMBĐT và
hồi phục tương đương mắt lành khi lui bệnh.
Khi đánh giá tỷ lệ mất tế bào nội mô giả
thuyết, chúng tôi ghi nhận có mối tương quan
giữa tỷ lệ này với mức độ Tyndall tiền phòng.
Với hệ số tương quan r=0,63 là tương quan
thuận mức độ mạnh, phản ứng viêm càng
nặng thì tỷ lệ mất tế bào giả thuyết ở mắt bệnh
càng cao. Khi tỷ lệ mất tế bào càng cao, chúng
tôi nhận thấy tỉ lệ này lại có tương quan với
mức độ phù trên lâm sàng r=0,90. Điều này là
phù hợp thực tế lâm sàng vì khi mất tế bào nội
mô càng nhiều, nước sẽ vào nhu mô nhiều dẫn
tới phù giác mạc nhiều hơn.
So sánh với các nguyên nhân khác gây
giảm mật độ tế bào nội mô như bảng 3, chúng
tôi ghi nhận tỷ lệ mất tế bào do VMBĐT là cao
nhất 17%.
Bảng 3: Tỷ lệ mất tế bào nội mô do các nguyên nhân
khác nhau
Nghiên
cứu
Sau mổ
nhũ tương
hóa thủy
tinh thể(2)
Sau mổ
thủy tinh
thể ngoài
bao(2)
Xuất huyết
tiền phòng do
chấn thương
đụng dập(8)
Viêm
màng
bồ đào
trước
Tỉ lệ mất tế
bào nội
mô(%)
15 9 16 17
Sau khi ngưng điều trị 3 tháng, VMBĐT
được gọi là lui bệnh, mật độ tế bào nội mô giác
mạc hồi phục không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê so với mắt lành. Kết quả này cũng
tương đồng với kết quả của Pillai(11) và Olsen(8).
Ngược lại, trong nghiên cứu của tác giả Bùi Thị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 98
Thu Hương, tổn thương tế bào nội mô do mổ
thủy tinh thể là tổn thương chiều dọc, càng gần
vết mổ tổn thương càng nhiều, khi hồi phục
cũng hồi phục theo chiều dọc nên cần nhiều thời
gian hơn(2). Theo tác giả Wirbelauer, tế bào nội
mô tổn thương do phẫu thuật thủy tinh thể hồi
phục khoảng 11% sau 6 tháng(14). Như vậy, nội
mô ở mắt VMBĐT hồi phục nhanh và nhiều hơn
có lẽ do đây là tổn thương lan tỏa nên có xu
hướng hồi phục cùng lúc chứ không hồi phục
lần lượt.
Trong phân tích hồi quy đơn biến, mật độ tế
bào nội mô giác mạc mắt VMBĐT có tương
quan với tuổi(p=0,01), mức độ phù(p=0,00), mức
độ Tyndall tiền phòng(p<0,001) và thị lực
logMAR(p<0,001). Chúng tôi tiếp tục phân tích
hồi quy đa biến và so sánh với phân tích hồi quy
đơn biến. Kết quả cho R-squared của phân tích
hồi quy đa biến cao hơn hồi quy đơn biến.
Chúng tôi kết luận mô hình đa biến có tác dụng
dự đoán tốt hơn và có khả năng giải thích 67%
mức độ biến thiên của mật độ tế bào nội mô mắt
VMBĐT. Trong phương trình phân tích hồi quy
đa biến, biến độc lập tuổi có ý nghĩa thống kê
với mật độ tế bào nội mô mắt VMBĐT:
Mật độ tế bào nội mô mắt VMBĐT= 3152-
8*tuổi(tế bào/mm2).
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở mắt bình
thường có sự tương quan giữa mật độ tế bào nội
mô với tuổi tác, khi tuổi càng cao mật độ tế bào
nội mô càng giảm với tỷ lệ giảm 0,6%/năm(3).
Qua nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cho thấy
mắt VMBĐT cũng vẫn có tương quan với tuổi.
5. KT LUN
Qua khảo sát 23 mắt VMBĐT, chúng tôi
nhận thấy:
- Ở mắt VMBĐT, mật độ tế bào nội mô trung
bình là 2472 ± 222 tế bào/mm2, kích thước tế bào
trung bình là 396,39 ± 49,44μm2, khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với mắt lành. Khi VMBĐT lui
bệnh, kết quả này khác biệt không có ý nghĩa
thống kê so với mắt lành.
- Có mối tương quan giữa mật độ tế bào nội
mô mắt VMBĐT với tuổi theo phương trình hồi
quy: Mật độ tế bào nội mô mắt VMBĐT = 3152 -
8*tuổi(tế bào/mm2).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bourne W., Nelson L., Hodge D. (1997). “Central corneal
endothelial cell changes over a ten – years period”. Invest.
Ophthalmol. Vis. Sci.; 38(3): 779 – 782.
2. Bùi Thị Thu Hương (1999). “Nghiên cứu sự thay đổi tế bào
nội mô giác mạc sau phẫu thuật ngoài bao và nhũ tương hoá
thể thuỷ tinh”.
3. David C.G., Ira G.W. (2004). ‘The incidence and prevalence of
uveitis in Northern California. The Northen California
Epimiology of Uveitis Study”. Ophthalmology; 111(3): 491 –
500.
4. Jab D.A., Nussenblatt R.B., Rosenbaum J.T., Standardization
of Uveitis Nomenclature Working Group (2005).
“Standardization of uveitis nomenclature for reporting
clinical data. Results of the Firsr International Workshop”.
Am. J. Ophthalmol.; 140(3): 509 – 516.
5. Kanavi M.R., Soheinlian M., Naghshgar N. (2010). “Confocal
scan of keratic precipitates in uveitis eyes of varous
etiologies” Cornea; 29(6): 650 – 654.
6. Mahendradas P., Shetty R., Narayana K.M., Shetty B.K.
(2010). “In vivo confocal microscopy of keratic m precitates in
infectious versus noinfectious uveitis”. Ophthalmology; 117(2):
373 – 380.
7. Murray P.I. (2008). “Anterior Uveitis”. In: Albert D.M., Miller
J.W., Azar D.T., Blodi B.A. (Eds). Albert & Jakobiecs’s principles
and practice of Opthalmology, 3rd edition, Vol. 1.
8. Nguyễn Trần Quốc Hoàng (2005). “Đánh giá tình trạng nội
mô giác mạc trong xuất huyết tiền phòng do chấn thương
đụng dập nhãn cầu”.
9. Olsen T. (1080). “Changes in the corneal endothelium after
acute anterior uveitis as seen with the specular mocroscopy”.
Acta Opthalmol.; 58(2): 250 – 256.
10. Phoebe L., Allison R.L., Todd P.M., Nisha R.A.(2010).
“Ciragette smoking as a risk factor for uveitis”.
Ophthalmology; 117(3): 585 – 590.
11. Pillai C.T., Dua H., Azura Blanco A., Sherman A.R. (2000).
“Evaluation of corneal endotheium and keratic precipitates
by specular micropscopy in anterior uveits”. Br. J.
Ophthalmol.; 84(12): 1367 – 1371.
12. Whitcup S.M. (2010). “Anterior uveitis”. In: Uveitis
fundamentals and clinical practice: 251 – 261.
13. William J.P., Alejandro R., Miguel P.S., Foster C.S. (1998).
“Outcomes in anterior uveitis associated with HLA-B27
haplotype”. Ophthalmology; 105(9): 1646 – 1651.
14. Wirbelauer C., Anders N., Pham D.T., Wolensack J. (1998).
“Corneal endothelial cell changes in pseudoexfoliation
syndrome after cataract surgery”. Arch. Ophthalmol.; 116(2):
145 – 149.