Khảo sát thành phần loài phiêu sinh động vật ngoại lai trong nước dằn tàu tại các cảng thuộc thành phố Hồ Chí Minh

Thuật ngữ “Ballast” thường được dùng để chỉ bất cứ vật nặng nào đặt trong tàu mà thấp hơn trọng lực trung tâm. Ballast cung cấp cho thân tàu sự ổn định và đảm bảo tàu có độ sâu hợp lý khi ở trong nước để hoạt động có hiệu quả và hoạt động của chân vịt cũng đạt được hiệu quả. Ballast giúp cho tàu thuyền ổn định hơn và di chuyển an toàn hơn. Điều chỉnh Ballast của tàu bằng cách thêm vào hoặc bỏ đi những vật liệu như cát, sỏi, đá, và nước. Ballast thì đặc biệt quan trọng ởnh

pdf18 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thành phần loài phiêu sinh động vật ngoại lai trong nước dằn tàu tại các cảng thuộc thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nước dằn tàu, hệ thống nước dằn và những rủi ro do nước dằn tàu gây ra 1.1.1 Nước dằn tàu (Ballast Water) Thuật ngữ “Ballast” thường được dùng để chỉ bất cứ vật nặng nào đặt trong tàu mà thấp hơn trọng lực trung tâm. Ballast cung cấp cho thân tàu sự ổn định và đảm bảo tàu có độ sâu hợp lý khi ở trong nước để hoạt động có hiệu quả và hoạt động của chân vịt cũng đạt được hiệu quả. Ballast giúp cho tàu thuyền ổn định hơn và di chuyển an toàn hơn. Điều chỉnh Ballast của tàu bằng cách thêm vào hoặc bỏ đi những vật liệu như cát, sỏi, đá, và nước. Ballast thì đặc biệt quan trọng ở những tàu mang ít hay không mang hàng hóa. Khi tàu đầy hàng hóa, sự ổn định của tàu chủ yếu được thực hiện bởi hàng hóa. Khi tàu không có hàng hóa hoặc ít hàng hóa, do sức nổi làm sự bất ổn định của tàu tăng lên. Ballast là hình thức giúp thêm trọng lượng vào phần thấp hơn của tàu, làm tăng trạng thái ổn định bằng cách kéo trọng lực trung tâm xuống thấp hơn trung tâm của sức nổi [13]. Các sáng kiến như dây xích và những vật liệu nặng khác như cát và các tảng đá được sử dụng như ballast. Từ sau 1870 người ta bắt đầu thay thế các vật liệu trên bằng nước. Chất lỏng sử dụng thuận lợi hơn là ballast rắn một cách đáng kể. Nó được lấy vào và xả ra nhanh, và nó có thể luân phiên giữa các khoang ballast trong một tàu. Nước dằn tàu được sử dụng đảm bảo sự ngăn nắp, tính tiện dụng và ổn định của tàu trong suốt qua trình bốc dỡ hàng hóa ở cảng và ở biển. Nước dằn tàu còn có vai trò bù đắp cho phần nhiêu liệu tiêu hao trong quá trình vận chuyển của tàu [13]. Tàu viễn dương sử dụng nước dằn tàu (Ballast Water) để duy trì trạng thái ổn định, cân bằng, độ bền cấu trúc của tàu. Thông thường, các tàu sẽ bơm nước dằn tàu vào 3 khoang chứa khi dỡ hàng hóa tại cảng dỡ hàng và bơm ra khi chất hàng hóa tại một cảng khác (hình 1.1). Ngoài ra, các tàu này bơm nước dằn tàu vào để gia tăng trọng lượng khi đi băng qua các cầu, và bơm nước dằn tàu ra ngoài nhằm giảm trọng lượng khi đi vào những sông cạn, hoặc vào những kênh. Nước dằn tàu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của các tàu viễn dương [14]. Hình 1.1. Hoạt động bơm và xả nước dằn tàu của tàu thuyền Sức chứa nước dằn tàu phụ thuộc vào loại tàu, tải trọng và khối lượng hàng trên tàu, được thể hiện ở bảng 1.1 (DWT, Dead Weight Tonnage) là tổng trọng lượng hoặc khối lượng của hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn, lương thực, hành khách và thủy thủ). 4 Bảng 1.1 Sự phân bổ nước dằn tàu sẽ phụ thuộc vào tiêu chuẩn thiết kế, kích thước và sức tải của tàu thuyền [20]. Trạng Thái Nước Dằn Tàu Loại Tàu Tải Trọng (DWT) Thông Thường (Tấn) Phần Trăm Tải Trọng (%) Chất Đầy (Tấn) Phần Trăm Tải Trọng (%) Tàu chở hàng (Bulk Carrier) 250,000 75,000 30 113,000 45 Tàu chở hàng (Bulk Carrier) 150,000 45,000 30 67,000 45 Tàu chở hàng (Bulk Carrier) 70,000 25,000 36 40,000 57 Tàu chở hàng (Bulk Carrier) 35,000 10,000 30 17,000 49 Tàu chở dầu 100,000 40,000 40 45,000 45 Tàu chở dầu 40,000 12,000 30 15,000 38 Tàu chở container 40,000 12,000 30 15,000 38 Tàu chở container 15,000 5,000 30 Chưa biết Tàu chở dầu General cargo 17,000 6,000 35 Chưa biết Tàu chở dầu General cargo 8,000 3,000 38 Chưa biết Tàu chở người passenger 3,000 1,000 33 Chưa biết 5 1.1.2 Các loại tàu và nơi đặt khoang chứa nước dằn tàu • Tàu chở hàng hoá (Bulk Carrier) • Tàu chở hàng hoá (General Cargo Ship) • Tàu chở container (Container Ship) 6 • Tàu chở quặng (Ore Carrier) Hình 1.2 Các loại tàu và nơi đặt khoang chứa nước dằn tàu [15]. 1.1.3 Những rủi ro do nước dằn tàu gây ra Theo Marsha Walton của báo CNN thì Cơ quan bảo vệ đường biển Hoa Kỳ sẽ nỗ lực để sớm đưa ra những luật lệ mới nhằm ngăn chặn những tàu trên khắp thế giới mang lại những hàng hoá không mong muốn và có khi là hàng hoá nguy hại. Những hàng hoá này không phải là vũ khí hoặc những vật liệu nguy hại, nhưng là những loài sinh vật lạ mà chúng ta muốn ngăn chặn. Đó là những “hành khách đi lậu vé” và có thể tàn phá hệ sinh thái cảng. Tổ chức hàng hải quốc tế ước đoán có khoảng 7,000 loài khác nhau được vận chuyển theo nước dằn tàu mỗi ngày. Có khoảng 80 % hàng hoá thương mại trên thế giới được vận chuyển bằng tàu. Theo Liên Hiệp Quốc thì 3 yếu tố: tàu di chuyển nhanh hơn, biển ấm hơn và thương mại nhiều hơn sẽ tăng cường khả năng đe doạ của những loài sinh vật xâm lấn [16]. Linda Farmer - một nhà hải dương học ở đại học Miami nói: “Đến những vùng đất mới những sinh vật này không có những kẻ thù thực sự, hàng rào của những quần thể địa phương không có và những sinh vật này có thể cạnh tranh với những quần thể địa phương, kết quả là các sinh vật lạ này có thể gây xáo trộn chuỗi thức ăn”. 7 Nếu điều kiện nhiệt độ và chất lượng nước ở cảng mới tương tự như ở cảng nhà thì cơ hội để những “kẻ đi lậu vé” này bùng phát sẽ lớn hơn [16]. Mỗi giờ có trung bình hơn 2 triệu gallon (7,570,824 l) nước dằn tàu, cũng có nghĩa là 2 triệu gallon của phiêu sinh vật ngoại lai được giải phóng trong các thuỷ vực nước ở Mỹ. Nước dằn tàu có thể là nguồn phóng thích những sinh vật lạ vào những hệ sinh thái ven bờ của nước Mỹ với số lượng rất lớn [17]. Theo Cơ Quan Nghiên Cứu Quốc Gia Hoa Kỳ thì có hơn 3000 loài được vận chuyển trong những con tàu mỗi ngày trên khắp thế giới [18]. “Mỗi phút có 40,000 gallon (151,416.48 l) của nước dằn tàu nước ngoài được xả vào nguồn nước của Hoa Kỳ” [19]. Ước tính có ít nhất khoảng 7,000 loài khác nhau được mang trong những khoang chứa nước ballast trên toàn thế giới. Hầu như tất cả những loài sinh vật biển được mang trong nước dằn không sống sót được trong suốt chuyến đi. Môi trường trong các khoang nước dằn có thể cản trở sự sinh tồn của các sinh vật, thậm chí có những loài sống sót được sau cuộc hành trình thì vẫn có rất ít cơ hội sống sót trong những điều kiện mới do bị tiêu diệt bởi những loài ăn mồi, sự canh tranh với loài bản địa. Tuy nhiên khi những yếu tố trở nên thuận lợi hơn cho sự xâm chiếm của những loài đem vào, chúng sẽ thiết lập một quần thể sinh sản bên trong môi trường mà chúng cư ngụ, chúng sẽ cạnh tranh với loài bản địa, và tăng số lượng lên gấp bội, phá vỡ các tỷ lệ cân bằng của môi trường mới [20]. Một vấn đề môi trường có rủi ro tiềm tàng nghiêm trọng được nêu lên khi nước dằn tàu chứa đựng trong môi trường biển. Có hàng ngàn loài sinh vật biển có thể được mang trong nước dằn tàu; những loài này đủ nhỏ để đi qua ống lấy nước của tàu ở 8 cảng và các máy bơm. Chúng là các vi khuẩn, động vật không xương cỡ nhỏ, trứng, nang bào tử (cysts) và ấu trùng của nhiều loài khác. Vấn đề trở nên phức tạp hơn bởi sự thật là hầu như tất cả những loài sinh vật biển đều có vòng đời bao gồm một giai đoạn sống phù du (planktonic) hoặc trải qua nhiều giai đoạn. Thậm chí có những loài ở giai đoạn trưởng thành tưởng như không thể được mang đi trong nước dằn tàu, có thể do kích thước của chúng quá lớn hoặc do chúng sống gắn liền với nền đáy, nhưng chúng cũng có thể vận chuyển sang nơi khác trong giai đoạn sống phù du (hình 1.3) [20]. A B Hình 1.3 Mô tả vòng đời và khả năng được vận chuyển qua đường dằn tàu của tôm Panda (A),con trai (B) 1.1.4 Những ví dụ điển hình về loài ngoại lai xâm lấn qua con đường nước dằn tàu, và tàu viễn dương Vào năm 1978, loài trai Ensis directus đã được mang vào German Bight qua con đường nước dằn tàu và đã lan tràn nhanh chóng khắp vùng biển Bắc, nó đã trở thành một trong số những loài hai mảnh vỏ phổ biến nhất, thay thế cho nhiều loài bản địa [21]. 9 Dreissena polymorpha, loài sò Sọc châu Âu đã được mang vào hồ Great Lakes vào năm 1980 và gây tổn thất hàng triệu USD. Loài trai vằn này gây cản trở hệ thống nước của thành phố và các nhà máy, ảnh hưởng đến vỏ tàu, công trình hàng hải và ảnh hưởng tính mỹ quan của các bãi biển do số lượng và mùi hôi gây ra bởi xác chết của loài này. Tại Mỹ, loài sò Sọc châu Âu Dreissena polymorpha đã phá hoại hơn 40% đường ống nội địa và tiêu phí 750 triệu – 1 tỷ USD phí tổn để kiểm soát giữa năm 1989 và năm 2000 [22]. Loài phiêu sinh động vật Cercopagis pengoi, là loài rộng muối và rộng nhiệt, cũng được tìm thấy ở cả nước lợ và nước ngọt, và có biên độ nhiệt độ rộng 3 – 38oC C. pengoi thích môi trường nước lợ hơn nhưng cũng tìm thấy trong nước ngọt và môi trường nước ấm. Khi mật độ C. pengoi tăng, ở vịnh Riga, quần thể Bosmina coregoni maritima bị suy giảm một cách mạnh mẽ. Vào mùa xuân và mùa hè, khi mà số lượng Bosmina trong môi trường xuống quá thấp, Ceropagis pengoi cạnh tranh thức ăn với cả cá. Khi tập trung với số lượng lớn, tạo nên những khối nhầy như keo dán giấy và làm tắc nghẽn các thiết bị tàu đánh cá, gây tắc nghẽn các lưới kéo cá. Một số người đánh cá làm sạch lưới của họ thì than phiền về sự dị ứng do loài này gây ra [23] Cercopagis pengoi được liệt kê vào 100 loài xâm hại nhất thế giới [24]. Loài cua Carcinus maenas, có khả năng chịu biên độ muối rộng 4- 52‰ và nhiệt độ 0 -30oC. Điều này cho phép C. maenas sinh sống ở nồng độ muối thấp ở những vùng cửa sông. Là loài bản địa của bờ biển Châu Âu và Bắc Châu Phi, du nhập vào Nam Châu Úc, Nam Châu Phi, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Có khả năng thích ứng cao và xâm hại. Cạnh tranh với những loài bản địa và trở thành loài chiếm ưu thế ở những vùng xâm lấn, làm thay đổi hệ sinh thái vùng triều [25]. Loài này thường chiếm ưu thế cạnh tranh và gây giới hạn nguồn thức ăn của những loài bản địa: làm suy giảm quần thể hai mảnh vỏ ở Bắc Mỹ. Ảnh hưởng đến ngành thương mại và nuôi trồng thủy sản: Ở Bắc Mỹ, gây ảnh hưởng đến ngành thương mại nuôi trồng thủy sản tại 10 Manila [26]. Ngoài ra còn có thể mang kí sinh trùng, Profilicolis botulus. C. maenas được xếp vào một trong 100 loài xâm hại nhất thế giới [25]. Loài sứa lược Mnemiopsis leidyi, có khả năng chịu được biên độ muối và nhiệt độ lớn 2-38‰ và 2-32oC, là loài ăn thịt, và sinh sản rất nhanh. Ở những vùng phong phú nguồn thức ăn thì trong một mẫu nghiên cứu có thể có 10,000 trứng. Du nhập vào Black Sea vào năm 1980, nơi chỉ có một loài sứa lược duy nhất, vào 1989 tăng với mức độ cao nhất 400 cá thể/m3. Tiêu thụ trứng và ấu trùng của cá, nó là nguyên nhân chính làm suy giảm quần thể cá và ngành thương mại cá ở vùng này. Vào năm 1999, loài này được du nhập vào Caspian Sea, 75% của phiêu sinh động vật đã bị xóa bỏ, tác động nghiêm trọng đến chuỗi thức ăn trong hồ. Vào năm 2006, loài này lan tràn ở lưu vực Địa Trung Hải và Đông Bắc Đại Tây Dương, phía tây biển Baltic [27]. Loài cua Eriocheir sinensis, đây là loài bản địa của vùng Bắc Á, xâm hại và lan tràn ở Bắc Mỹ và Châu Âu, cạnh tranh nguồn thức ăn với quần thể bản địa, hoạt động đào bới của chúng gây đe dọa đối với hệ thống đê và gây tắc nghẽn sự thoát nước. Có những nơi ở biển, loài cua này tập trung hàng trăm dặm, điều này gây lo ngại rất lớn cho nghề cá ở các vùng bản địa như vịnh Chesapeake ở Maryland và sông Hudson tại New York. Những tác hại của loài này đối với loài bản địa thì hiện nay chưa biết [28]. Loài sao biển Asterias amurensis, là loài bản địa cùng vùng biển phía bắc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Nhật Bản, trở thành loài xâm hại ở Úc, chúng được mang đi qua đường nước dằn tàu ở giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi, gây tổn thất cho ngành thương mại hai mảnh vỏ. Ở những nơi có mật độ cao chúng phá hủy chuỗi thức ăn và cấu trúc quần xã [29]. Loà cỏ biển Undaria pinnatifida, là loài bản địa của khu vực bắc Châu Á, trở thành loài xâm hại phía nam Châu Úc, New Zealan, bờ biển phía tây của Hoa Kỳ, Châu 11 Âu và Argentina. Tăng trưởng và lan tràn nhanh chóng, bào tử được phát tán khắp nơi, thay thế những loài tảo bản địa và cấu trúc hệ sinh thái biển bản địa, có thể ảnh hưởng đến ngành thương mại cá do sự cạnh tranh về không gian và thay đổi môi trường cư trú [30]. Loài cá bống Neogobius melanostomus, là loài bản địa của vùng biển Caspian, Black, Asov, trở thành loài xâm lấn ở vùng biển Baltic và phía bắc Châu Mỹ. Có khả năng thích ứng rộng và xâm hại, tăng số lượng và lan tràn nhanh chóng, cạnh tranh nguồn thực phẩm và môi trường sống với những loài cá bản địa, kể cả những loài cá thương mại quan trọng. Chúng ăn trứng và con non của những loài cá khác, đẻ trứng nhiều lần trong một mùa [31]. Độc tố của tảo, hiện tượng thủy triều đỏ, nâu, xanh là do nhiều loại tảo gây ra. Một số loài tảo được vận chuyển qua đường nước dằn tàu đến những vùng đất mới và gây ra hiện tượng nở hoa. Gây ảnh hưởng đến đời sống các loài sinh vật khác do sự thiếu oxygen, tiết ra độc tố, và tích lũy độc tố trong các loài hai mảnh vỏ, ảnh hưởng đến du lich vùng biển. Tảo độc ví dụ như Pyrodinium sp, Alexanrium sp, những song chiên tảo Dinoflagellates, có thể gây thuỷ triều đỏ, đã được vận chuyển từ Châu Úc đến vùng nước Đông Nam Á. Một vài loài gây ra độc tố hai mảnh vỏ liệt cơ (paralytic shellfish poisoning) và gây nguy hại cho ngành công nghiệp nuôi hai mảnh vỏ [30]. Loài vi khuẩn Vibrio cholerae, có nhiều chủng khác nhau, trở thành loài xâm hại ở khu vực Nam Mỹ, vịnh Mexico và những vùng khác. Một số loài là nguyên nhân gây ra dịch bệnh và được cho là có liên quan đến nước dằn tàu. Chẳng hạn như sự lan truyền dịch bệnh ở 3 khu vực tách biệt nhau tại cảng Peru năm 1991, ảnh hưởng lớn là ở khu vực Nam Mỹ, ảnh hưởng trên một triệu người và hơn mười ngàn người tử vong vào năm 1994. Những chủng này trước đây được báo cáo chỉ có ở Bangladesh [30]. 12 Những loài sinh vật biển xâm lược là một trong bốn mối đe dọa lớn nhất đối với đại dương toàn cầu. Không giống như những hình thức của ô nhiễm môi trường biển, như tràn dầu, những nơi này có thể được dọn dẹp và làm sạch trở lại, tác động của những loài sinh vật biển xâm chiếm hầu như không hồi phục được [ 22]. 1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Vào năm 2000, IMO liên kết với những tổ chức Global Environment Facility (GEF), Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme, UNDP), các thành viên của chính phủ và ngành công nghiệp tàu bè để hỗ trợ các nước chậm phát triển công nghiệp giải quyết vấn đề về nước dằn tàu. Tên đầy đủ của đề tài này là “Removal of Barriers to the Effective Implementation of Ballast Water Control and Management Measures in Developing Countries)”, có thể hiểu đơn giản là Chương Trình Quản Lý Nước Dằn Tàu Toàn Cầu (The Global Ballast Water Management Programme), hay GloBallast. Chương trình này hỗ trợ các nước đang phát triển để thi hành những tiêu chuẩn hiệu quả để kiểm soát sự đưa vào những loài ngoại lai ở biển [31]. Chương trình dự định thực hiện ở sáu vùng phát triển chính của thế giới, được chỉ ra ở bản đồ dưới đây : Hình 1.4 Chương trình quản lý nước dằn tàu tại 6 khu vực do IMO thực hiện năm 2000 [31] 13 Nghiên cứu nước dằn tàu ở vịnh Tampa, Florida [32] Viện Nghiên Cứu Động Vật Hoang Dã Và Cá Của Hội Đồng Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã và Cá Ở Florida - (The Florida Fish and Wildlife Conservation Commission’s (FWC) Fish and Wildlife Research Institute (FWRI)) đã điều tra những vi tảo gây hại và các phiêu sinh động vật, vi sinh vật không phải loài bản địa được mang vào vịnh Tampa thông qua nước dằn tàu. Những mẫu được thu thập để kiểm tra tiềm năng gây độc của các loài vi tảo không phải bản địa (nonnative), có thể gây nguy hại đến vịnh Tampa. Những loài này được định danh, lập thành bảng danh mục và kiểm tra khả năng gây độc. Khi đề tài này hoàn tất việc thu thập thông tin thì sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích : • Đánh giá những rủi ro nguồn tài nguyên và sức khỏe cộng đồng liên quan với việc đem vào tảo độc nguy hại đến vịnh Tampa. • Những yêu cầu cho việc đánh giá ở tương lai. • Cung cấp quy trình thu mẫu. • Cung cấp danh sách những loài có nguy cơ tiềm ẩn và xác định nguồn gốc của loài đó. Những quần thể copepoda xâm hại vùng cửa sông San Francisco Nếu như việc xả nước dằn tàu không được kiểm soát, quần xã phiêu sinh động vật vùng cửa sông Francico sẽ tiếp tục thay đổi cũng như có nhiều loài mới hơn được mang vào. Những thay đổi dẫn đến tác động tiêu cực đến kinh tế, tác động làm mất đi sự đa dạng sinh học và những nguồn tài nguyên ở khu vực cửa sông. Vùng cửa sông San Francisco được xem là vùng cửa sông bị xâm lấn nhiều nhất nước Hoa Kỳ và thậm chí có thể nhất thế giới. Hầu hết những loài được đưa vào này có thể là do sự tăng cường giao thông đường thuỷ và sự xả bỏ nước dằn tàu. Một kết quả nghiên cứu đã cho thấy có ít nhất 8 loài copepoda xâm hại được xác định ở vùng cửa sông. Thêm vào đó là loài copepod, Eurytemora affinis, hiện chưa rõ nguồn gốc và có thể đã được mang vào cùng với loài cá vượt sọc (striped bass) từ sông Hudson vào cuối thế kỷ 19. Đặc biệt 12 năm qua, có sự tăng lên số lượng loài được đem vào và sự 14 giảm số lượng những loài bản địa. Hướng về phía biển của vùng cửa sông, copepod chiếm chủ yếu là phiêu sinh động vật (trung bình 92% thành phần phiêu sinh động vật.Thành phần phiêu sinh động vật vùng cửa sông đã có nhiều thay đổi: ít nhất có hơn 4 loài copepod: Oithona davisae (được mang vào năm 1963) và Limnoithona tetraspina hiện nay chiếm số lượng 500,000 cá thể/m2, Pseudodiaptomus marinus, Acartia sinensis và loài Tortanus dextrilobatus là loài ăn mồi (bảng 1.2) [33]. Bảng 1.2 Danh sách các loài phiêu sinh động vật lạ được tìm thấy ở vịnh San Francisco và vùng cửa sông San Joaquin/Sacramento Loài Nguồn gốc Thời gian đem vào Tham khảo Cyclopoida Oithona davisae Limnoithona sinensis Limnoithona tetraspina Calanoida Eurytemora affinis Sinocalanus doerrii Pseudodiaptomus marinus Pseudodiaptomus forbesi Acartiella sinensis Tortanus dextrilobatus Nhật Bản Trung Quốc Trung Quốc Bờ Biển Atlantic ? Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Hàn Quốc hoặc Trung Quốc Trước 1963 1979 1992 1879 1978 1968 1987 1992 1992 Ferrari and Orsi, 1984 Ferrari and Orsi, 1984 Orsi and Ohtsuka, 1999 Orsi, 1995 Orsi et al., 1983 Orsi and Walter, 1991 Orsi and Walter, 1991 Orsi, 1995; Orsi and Ohtsuka, 1999 Orsi, 1995; Orsi and Ohtsuka, 1999 Bước đầu tham gia nghiên cứu tại Ấn Độ Với 7,500 km chiều dài đường biển, Ấn Độ có số lượng tàu thuyền hoạt động nhiều đáng kể ở 12 cảng chính. Trung bình có khoảng 5,000 tàu đến cảng Mumbai và nhận khoảng 2 triệu tấn nước dằn tàu mỗi năm. Mặc dù, những nghiên cứu của Ấn Độ mới ở bước đầu nhưng đã tìm thấy một loài ngoại lai xâm lấn Mytilopsis sallei và đã lan rộng ở cảng Mumbai và Vishakapatanam. Đây là một loài vùng nhiệt đới và ở phía dưới vùng nước Atlantic và được cho rằng đã xâm lấn vào Ấn Độ những năm 1960. Nhận thấy được mối đe doạ toàn cầu nên Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme (UNDP)) và Hỗ Trợ Môi trường Toàn Cầu (Global Environment Facility (GEF)) tiến hành chương trình quản 15 lý nước dằn tàu thông qua IMO. Ấn Độ là một trong 6 nước cùng với Brazil, Trung Quốc, Iran, Nam Phi & Ukraine tham gia chương trình. Những vị trí thí điểm được chọn là cảng Mumbai và Jawaharlal Nehru [34]. Theo Susumu Ohsuka và các công sự (2004) đã tổng hợp tài liệu của các tác giả Reid &Pinto – Coelho (1994), Oris & Ohtsuka (1999), Bollen và cộng sự (2002), những loài phiêu sinh động vật ngoại lai liên lục địa ở vùng cửa sông và bờ biển, cùng những yếu tố vận chuyển (bảng 1.3) [35]. Bảng 1.3 Những loài phiêu sinh động vật ngoại lai liên lục địa ở vùng cửa sông và bờ biển, cùng những yếu tố vận chuyển. (BW: Ballast Water, FI: Nghề cá (Fisheries), AP: Thực vật thủy sinh (Aquatic plants), RC: Lúa gạo (Rice), ?: Chưa biết) [35] Loài Nơi Xâm Lấn Nguồn Gốc Cơ Chế Xâm Lấn CALANOIDA Acartia omorii Acartia tonsa Acartiella sinensis Boeckella triarticulata Centrophages abdominalis Euryt
Tài liệu liên quan