Khảo sát thính lực đồ trước và sau điều trị nội khoa của bệnh nhân điếc đột ngột

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và thính lực đồ của bệnh nhân điếc đột ngột trước và sau điều trị nội khoa. Đánh giá các yếu tố tiên lượng dựa trên lâm sàng và thính lực đồ. Phương pháp: Khảo sát tình trạng điếc đột ngột của những bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng từ năm 2010 – 2012, phân tích các dữ liệu: triệu chứng lâm sàng, hình ảnh thính lực đồ, các yếu tố tiên lượng dựa trên lâm sàng và thính lực đồ. Kết quả: Trong 215 bệnh nhân được khảo sát, thính lực đồ dạng A: 21%, dạng B: 16,4%, dạng C: 53,4%, dạng D: 3,1%, dạng E: 6,1%. Sau 10 ngày điều trị, tỉ lệ có cải thiện thính lực dạng A chiếm tỉ lệ 83,6%, dạng B: 83,7%, dạng C: 47,2%, dạng D: 62,5%, dạng E: 18,7%. Đến khám tuần đầu tỉ lệ có cải thiện: 71,4%, tuần thứ hai: 41,5%, tuần thứ ba: 34,8%, sau 3 tuần: 26,7% Kết luận: Bệnh nhân có thính lực đồ dạng A và B thì khả năng phục hồi thính lực cao. Thời gian đến điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi thính lực càng cao.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát thính lực đồ trước và sau điều trị nội khoa của bệnh nhân điếc đột ngột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 188 KHẢO SÁT THÍNH LỰC ĐỒ TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA CỦA BỆNH NHÂN ĐIẾC ĐỘT NGỘT Đinh Quốc Tín*, Nguyễn Thị Ngọc Dung** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và thính lực đồ của bệnh nhân điếc đột ngột trước và sau điều trị nội khoa. Đánh giá các yếu tố tiên lượng dựa trên lâm sàng và thính lực đồ. Phương pháp: Khảo sát tình trạng điếc đột ngột của những bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng từ năm 2010 – 2012, phân tích các dữ liệu: triệu chứng lâm sàng, hình ảnh thính lực đồ, các yếu tố tiên lượng dựa trên lâm sàng và thính lực đồ. Kết quả: Trong 215 bệnh nhân được khảo sát, thính lực đồ dạng A: 21%, dạng B: 16,4%, dạng C: 53,4%, dạng D: 3,1%, dạng E: 6,1%. Sau 10 ngày điều trị, tỉ lệ có cải thiện thính lực dạng A chiếm tỉ lệ 83,6%, dạng B: 83,7%, dạng C: 47,2%, dạng D: 62,5%, dạng E: 18,7%. Đến khám tuần đầu tỉ lệ có cải thiện: 71,4%, tuần thứ hai: 41,5%, tuần thứ ba: 34,8%, sau 3 tuần: 26,7% Kết luận: Bệnh nhân có thính lực đồ dạng A và B thì khả năng phục hồi thính lực cao. Thời gian đến điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi thính lực càng cao. Từ khóa: Điếc đột ngột. ABSTRACT SURVEY AUDIOGRAM BEFORE AND AFTER MEDICAL TREATMENT OF SUDDENLY DEAFNESS Dinh Quoc Tin, Nguyen Thi Ngoc Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 188 - 191 Objective: Examine the clinical characteristics and the patient's audiogram suddenly deafness before and after medical treatment. Evaluation of prognostic factors based on clinical and audiogram. Methods: Survey sudden hearing loss of patients to diagnose and treat ENT hospital from 2010 to 2012, analyzing data: clinical screening, audiogram image, prognostic factors based on clinical and audiogram. Results: Survey of 215 patients were, audiogram type A: 21%, type B: 16.4%, type C: 53,4%, type D: 3,1%, type E: 6,1%. After 10 days of treatment, the rate of improvement type A: 83,6%, type B: 83,7%, type C: 47,2%, type D: 62,5%, type E: 18,7%. Visit the first week of the rate of improvement: 71.4%, second week: 41.5%, third week: 34.8%, after 3 weeks: 26.7%. Conclusion: Patients audiogram types A and B, the ability of hearing high recovery. Time to treatment as soon as the higher hearing recovery. Key words: Sudden deafness ĐẶT VẤN ĐỀ Nghe là một trong năm giác quan của con người, giúp con người thu nhận các thông tin từ môi trường để có thể sống, thích ứng và hòa nhập được với xã hội. Điếc đột ngột được xem là trường hợp cấp cứu thuộc chuyên khoa tai mũi họng và nguyên nhân trực tiếp hiện nay vẫn chưa rõ ràng(1,2,5). Điếc đột ngột có tầm quan trọng và phải đặc biệt chú ý đến vì trong xã hội hiện nay chứng bệnh này đang xảy ra ngày càng * Bệnh viện TMH Tp HCM, ** Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BS Đinh Quốc Tín ĐT: 091585961 Email: kazzutin@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 189 nhiều, và cần được xử trí càng sớm thì khả năng phục hồi sức nghe càng cao(4,7). Chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát thính lực đồ trước và sau điều trị nội khoa của bệnh nhân điếc đột ngột”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Là những bệnh nhân điếc đột ngột được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng từ năm 2010 – 2012. Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu và tiến cứu mô tả hàng loạt. Qui trình thực hiện 215 bệnh nhân được chẩn đoán điếc đột ngột, được hỏi bệnh sử, tiền sử và làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Bệnh nhân được đo thính lực đồ, nhĩ lượng đồ và được điều trị 10 ngày theo phác đồ điều trị của bệnh viện Tai Mũi Họng Tp. HCM. Sau đó chúng tôi so sánh lại thính lực đồ và chia kết quả cải thiện. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm lâm sàng Bảng 1. Phân bố số trường hợp theo dạng thính lực đồ Dạng thính lực đồ Số trường hợp Tỉ lệ (%) Dạng A 55 21 Dạng B 43 16,4 Dạng thính lực đồ Số trường hợp Tỉ lệ (%) Dạng C 140 53,4 Dạng D 8 3,1 Dạng E 16 6,1 Nhận xét: Chủ yếu thính lực đồ tai nghe kém đều thuộc dạng C, chiếm 53,4%. Kế đến là dạng A chiếm 21% và dạng B chiếm 16,4%. Phần còn lại là dạng D và dạng E, chiếm 3,1% và 6,1%. Bảng 2. Phân bố số trường hợp theo mức độ nghe kém Mức độ nghe kém Số trường hợp Tỉ lệ (%) Nhẹ (26 – 40dB) 20 7,6 Trung bình (41 – 55 dB) 49 18,7 Trung bình nặng (56 – 70dB) 52 19,9 Nặng (71 – 90dB) 74 28,2 Điếc đặc (>90 dB) 67 25,6 Nhận xét: Mức độ nghe kém nhẹ: 7,6%, trung bình: 18,7%, trung bình nặng: 19,9%, nặng: 28,2%, điếc đặc: 25,6%. Bảng 3. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi Độ tuổi Số lượng Tỉ lệ (%) < 20 11 5,1 20 – 29 39 18,2 30 – 39 52 24,2 40 – 49 50 23,3 50 – 59 45 20,9 ≥ 60 18 8,3 Nhận xét: Bệnh nhân nhập viện hầu hết các lứa tuổi, thấp nhất 16 tuổi, cao nhất 79 tuổi. Tuy nhiên, bệnh nhân dưới 60 tuổi chiếm đa số. Mối liên quan giữa lâm sàng và mức độ cải thiện Bảng 4. Mối liên quan giữa mức độ cải thiện và thời gian đến điều trị Đánh giá Ngày 1 – 7 Ngày 8 – 14 Ngày 15 - 21 > 21 ngày Cải thiện tốt 55 (32,2%) 12 (22,6%) 3 (13%) 1 (6,7%) Cải thiện vừa 67 (39,2%) 10 (18,9%) 5 (21,8%) 3 (20%) Không cải thiện 49 (28,6%) 31 (58,5%) 15 (65,2%) 11 (73,3%) Nhận xét: Bệnh nhân đến khám và điều trị trong tuần đầu tỉ lệ có cải thiện cao 71,4%. Trong nhóm đến tuần thứ hai và tuần thứ ba, tỉ lệ có cải thiện là 41,5% và 34,8%. Nhóm bệnh nhân đến khám sau ba tuần, tỉ lệ có cải thiện chỉ có 26,7%. Bảng 5. Mối liên quan giữa mức độ cải thiện và dạng thính lực đồ. Đánh giá A B C D E Cải thiện tốt 23 (41,8%) 17 (39,5%) 25 (17,9%) 3 (37,5%) 3 (18,7%) Cải thiện vừa 23 (41,8%) 19 (44,2%) 41 (29,3%) 2 (25%) 0 Không cải thiện 9 (16,4%) 7 (16,3%) 74 (52,8%) 3 (27,5%) 13 (81,3%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 190 Nhận xét: Tỉ lệ có cải thiện của các dạng thính lực đồ đều cải thiện, trong đó dạng A tỉ lệ có cải thiện 83,6% và dạng B tỉ lệ có cải thiện 83,7%. Tỉ lệ có cải thiện thính lực đồ dạng D cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao 62,5%. Tỉ lệ có cải thiện dạng C chiếm 47,2%. Dạng E cải thiện thấp nhất, tỉ lệ có cải thiện là 18,7%. Tỉ lệ có cải thiện ở bệnh nhân dưới 50 tuổi vào khoảng 64% – 68% cao hơn tỉ lệ có cải thiện ở bệnh nhân trên 50 tuổi chỉ 54% – 56%. Bảng 6. Mối liên quan giữa mức độ nghe kém và độ tuổi. Đánh giá < 30 30 – 39 40 – 49 50 - 59 ≥ 60 Cải thiện tốt 15 (30%) 17 (32,7%) 19 (38%) 11 (24,4%) 3 (16,7%) Cải thiện vừa 17 (34%) 18 (34,6%) 13 (26%) 13 (28,9%) 7 (38,9%) Không cải thiện 18 (36%) 17 (32,7%) 18 (36%) 21 (46,7%) 8 (44,4%) Bảng 7. Mối liên quan giữa mức độ cải thiện và mức độ nghe kém Đánh giá Nhẹ Trung bình Trung bình nặng Nặng Điếc đặc Tổng Cải thiện tốt 19 (95%) 14 (28,6%) 16 (30,8%) 33 (44,6%) 11 (16,4%) 93 (35,5%) Cải thiện vừa 1 (5%) 22 (44,9%) 15 (28,9%) 24 (32,4%) 19 (28,4%) 81(30,9%) Không cải thiện 0 13 (26,5%) 21 (40,3%) 17 (23%) 37 (55,2%) 88 (33,6%) Nhận xét: Hầu hết ta nhận thấy đều có sự cải thiện ở các mức độ nghe kém, nhưng ở mỗi mức độ có sự cải thiện khác nhau. Tỉ lệ có cải thiện cao ở mức độ nhẹ và trung bình. Mức độ nhẹ cải thiện hoàn toàn 100%, mức độ trung bình cải thiện 73,5%. Tỉ lệ không cải thiện 26,5%. Ở mức độ nặng ta cũng nhận thấy sự cải thiện đáng kể, tỉ lệ có cải thiện 77%. Chỉ có 23% không cải thiện. Tỉ lệ có cải thiện ở mức độ trung bình nặng và điếc đặc lần lượt là 59,7% và 44,4% thấp hơn so với các mức độ khác. Tỉ lệ không cải thiện ở mức độ trung bình nặng là 40,3% và mức độ điếc đặc là 55,2%. Bảng 8. Mối liên quan giữa mức độ cải thiện và tai bị điếc. Đánh giá Một Bên Tai Hai Tai Cải thiện tốt 55 (32,7%) 16 (17%) Cải thiện vừa 54 (32,2%) 31 (33%) Không cải thiện 59 (35,1%) 47 (50%) Nhận xét: Tỉ lệ có cải thiện của nhóm điếc một bên tai là 64,9% và nhóm điếc hai bên tai là 50%. Tỉ lệ có cải thiện và không cải thiện tương đương nhau ở những bệnh nhân có bệnh lý về cao huyết áp, tiền sử tiếp xúc tiếng ồn và hút thuốc. Bảng 9. Mối liên quan giữa mức độ cải thiện và tiền sử của bệnh. Đánh giá TX tiếng ồn Cao huyết áp Hút thuốc Không Có cải thiện 17 (58,6%) 9 (42,9%) 23 (62,2%) 85 (66,4%) Không cải thiện 12 (41,4%) 12(57,1%) 14(37,8%) 43 (33,6%) BÀN LUẬN Về đặc điểm lâm sàng Về thời gian đến khám và điều trị,hầu hết bệnh nhân đến khám trong 3 tuần đầu chiếm tỉ lệ 93,5%, trong đó tỉ lệ đến sớm trong 7 ngày đầu là 64,7%. Theo tác giả Dyl tỉ lệ bệnh nhân đến khám trong 7 ngày đầu là 56%. Trong mẫu nghiên cứu đa số là bệnh nhân ở thành thị, nên có ý thức về bệnh tật tốt hơn, hơn nữa việc điều trị lại được sự hỗ trợ y tế, do đó tỉ lệ bệnh nhân đến khám trong 7 ngày đầu cao. Đa số bệnh nhân bị điếc một bên tai 78,1%, giữa tai phải và tai trái không có sự khác biệt. Tỉ lệ điếc hai tai là 21,9%, cao hơn tỉ lệ điếc hai tai trong báo cáo của tác giả Christopher Muller (1 – 2%)(6), tác giả Chu Lan Anh (14,3%)(3). Đánh giá ban đầu về hình dạng thính lực đồ, trong mẫu nghiên cứu chúng tôi nhận thấy thính lực đồ dạng A chiếm tỉ lệ là 21%, dạng B chiếm tỉ lệ 16,4%, và dạng C chiếm tỉ lệ cao nhất 53,4%, dạng D chiếm 3,1% và dạng E: 6,1% theo một số Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 191 tác giả điếc tần số cao thế khả năng phục hồi thính lực sẽ thấp. Khảo sát thính lực đồ của bệnh nhân sau điều trị Qua khảo sát hình dạng thính lực đồ, thính lực đồ dạng C chiếm tỉ lệ cao nhất 53,4%. Sau 10 ngày điều trị, tỉ lệ có cải thiện thính lực dạng C chiếm tỉ lệ 47,2%, dạng A và B chiếm tỉ lệ rất cao 83,6% và 83,7%, thính lực đồ dạng E có tỉ lệ có cải thiện thấp nhất 18,7%. Thính lực đồ dạng D chiếm tỉ lệ có cải thiện tương đối cao 62,5%. Thính lực đồ dạng A là giảm âm trầm khả năng phục hồi rất cao 83,6%, thính lực đồ dạng B là giảm âm trung bình khả năng phục hồi cũng rất cao 83,7%. Thính lực đồ dạng C là giảm âm cao, khả năng phục hồi thấp hơn 47,2%, nhưng trong dạng thính lực đồ giảm âm tần số cao thì dạng D có tỉ lệ có cải thiện cao 62,5%. Thính lực đồ dạng E là giảm ở tất cả các tần số hoặc không đo được thính lực đồ thì khả năng hồi phục rất thấp, chỉ 18,7%, kết quả này cũng tương đương với báo cáo của tác giả Dyl 22%. Qua đánh giá mức độ cải thiện thính lực sau 10 ngày điều trị, chúng tôi tìm được mức độ có cải thiện thính lực là 66,4%, cao hơn so với tỉ lệ cải thiện được báo cáo của tác giả Christopher Muller (6)– 63%, và Fujimura 59,7%. Đánh giá các yếu tố tiên lượng Tỉ lệ có cải thiện thính lực ở nhóm ≤ 50 tuổi (64 - 67%) cao hơn nhóm > 50 tuổi (53 - 55%), điều này phù hợp với nhận xét của tác giả Chu Lan Anh, tuổi dưới 50 khả năng phục hồi thính lực cao hơn nhóm tuổi lớn hơn. Về thời gian đến khám và điều trị, chúng tôi nhận thấy nhóm bệnh nhân đến điều trị trong tuần đầu thì chiếm tỉ lệ có cải thiện cao (71,4%), cao hơn hẳn so với nhóm đến vào tuần thứ hai (41,5%) và thứ ba (34,8%), và nhóm đến sau 3 tuần thì tỉ lệ có cải thiện rất thấp (26,7%). Theo tác giả Dyl tỉ lệ bệnh nhân đến khám trong 7 ngày đầu là 56%. Thời gian từ khi khởi phát đến lúc khám và điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi sẽ cao hơn. KẾT LUẬN Về độ tuổi, bệnh nhân dưới 50 tuổi thì khả năng phục hồi cao hơn những bệnh nhân trên 50 tuổi. Thời gian đến khám và điều trị sớm trong 7 ngày đầu thì khả năng phục hồi cao hơn. Hình dạng thính lực đồ, bệnh nhân có thính lực đồ dạng A và B thì khả năng phục hồi cao nhất so với các dạng khác. Tương đương bệnh nhân có thính lực đồ giảm tần số âm trầm và trung bình thì cải thiện tốt hơn so với giảm tần số âm cao. Những bệnh nhân điếc mức độ trung bình nặng và điếc đặc cải thiện thấp hơn so với các nhóm khác. Điếc đột ngột cả hai tai thì khả năng hồi phục sẽ kém hơn so với điếc một bên tai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carr MM (2003) “Inner ear, Sudden Hearing loss”. Emedecine July 2, 2003. 14p 2. Chaimoff M, Nagesis BI, SulKes J, Spitzer T, Kalmanowitz M (2003) “Sudden hearing loss as a presenting symptom of acoustic neuroma”. Am – J – Otolaryngol. 1999 May – Jun; 20 (3): 157 – 160. 3. Chu Lan Anh (2003) “Góp phần nghiên cứu điều trị Điếc đột ngột vô căn bằng Oxy cao áp tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh”. Nội san Tai mũi họng Hội nghị Cần Thơ 2003. 4. Lê Huỳnh Mai và Lê Trần Quang Minh (1998) “Góp phần nghiên cứu điều trị Điếc đột ngột” tập san Hội nghị Khoa học kỹ thuật trung tâm Tai Mũi Họng kỷ niệm 10 năm thành lập 19/9/1998, trang 81 – 86 5. Linssen O, et al (1997) “Prognostic criteria in sudden deafness”, HNO. 1997 Jan; 45 (1), 22 – 29 6. Muller C, Vrabec J, Quinn FB, (2001) “Sudden Sensorineural hearing loss”. Grand round presentation, UTMB, Dept. of Otolaryngology; June 13. 7. Nguyễn Đình Bảng (1992) “Điếc đột ngột” tài liệu dịch cẩm nang thực hành Tai Mũi Họng 1992, trang 174 – 177 (Manuel pratique d’ORL, F.Legeut; p.Fleury; p.Narcy; C.Beauvillan)
Tài liệu liên quan