Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) hay gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật lớn về chấn thương
chỉnh hình, đặc biệt sau mổ gãy xương lớn chi dưới.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc HKTMS ở bệnh nhân gãy xương lớn chi dưới, khảo sát một số yếu tố
nguy cơ gây HKTMS và biến chứng gần trên bệnh nhân HKTMS.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. Từ 9/2013-6/2014 có 106
bênh nhân gãy xương lớn chi dưới đuợc phẫu thuật kết hợp xương tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện
Chợ Rẫy. Tất cả bệnh nhân được tầm soát HKTMS trước mổ, những ngày đầu sau mổ và khi tái khám lần 1.
Kết quả: Chúng tôi phát hiện HKTMS tuần thứ nhất sau phẫu thuật là 27,4%, và tuần thứ ba sau mổ là
9,4%. Ngày thứ 5 và ngày thứ 21 sau phẫu thuật phát hiện tỷ lệ HKTMS nhiều nhất, nhiễm trùng vết mổ, vết
mổ dài, lượng máu mất, đa chấn thương, thời gian nằm bất động trước mổ, thời gian nằm viện lâu, tiền căn bệnh
lý tăng huyết áp kèm theo là các yếu tố có liên quan đến HKTMS. Tỷ lệ biến chứng gần trên bệnh nhân HKTMS
là thuyên tắc phổi chiếm tỉ lệ 2,8%, trong đó tử vong chiếm tỉ lệ 1,9%.
Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc HKTMS sau phẫu thuật KHX lớn chi dưới gãy là đáng kể. Cần tầm soát dựa trên
các yếu tố nguy cơ để phòng tránh các biến chứng nặng nề
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân sau phẫu thuật gãy xương lớn chi dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 132
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU
TRÊN BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG LỚN CHI DƯỚI
Phan Văn Nguyên*, Đỗ Phước Hùng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) hay gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật lớn về chấn thương
chỉnh hình, đặc biệt sau mổ gãy xương lớn chi dưới.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc HKTMS ở bệnh nhân gãy xương lớn chi dưới, khảo sát một số yếu tố
nguy cơ gây HKTMS và biến chứng gần trên bệnh nhân HKTMS.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. Từ 9/2013-6/2014 có 106
bênh nhân gãy xương lớn chi dưới đuợc phẫu thuật kết hợp xương tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện
Chợ Rẫy. Tất cả bệnh nhân được tầm soát HKTMS trước mổ, những ngày đầu sau mổ và khi tái khám lần 1.
Kết quả: Chúng tôi phát hiện HKTMS tuần thứ nhất sau phẫu thuật là 27,4%, và tuần thứ ba sau mổ là
9,4%. Ngày thứ 5 và ngày thứ 21 sau phẫu thuật phát hiện tỷ lệ HKTMS nhiều nhất, nhiễm trùng vết mổ, vết
mổ dài, lượng máu mất, đa chấn thương, thời gian nằm bất động trước mổ, thời gian nằm viện lâu, tiền căn bệnh
lý tăng huyết áp kèm theo là các yếu tố có liên quan đến HKTMS. Tỷ lệ biến chứng gần trên bệnh nhân HKTMS
là thuyên tắc phổi chiếm tỉ lệ 2,8%, trong đó tử vong chiếm tỉ lệ 1,9%.
Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc HKTMS sau phẫu thuật KHX lớn chi dưới gãy là đáng kể. Cần tầm soát dựa trên
các yếu tố nguy cơ để phòng tránh các biến chứng nặng nề
Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) và gãy xương lớn chi dưới.
ABSTRACT
DEEP VEIN THROMBOSISIN PATIENT UNDERGOING MAJO RFIXATION
OF LOWER LIMB FRACTURE
Phan Van Nguyen, Do Phuoc Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 131 - 136
Background: Deep vein thrombosis(DVT) is common in patients after major orthopedic surgery,
particularlly
Objective: To determine the incedence after surgical treatment ofmajor lower limb fracture, the risks and the
rate of early complication relating to DVT.
Materilas and Method: Prospective cross-sectional observational study. From September 2013 to June
2014, 106 patients with surgical treatment of major fracture of lower limb were involved in the study at Cho Ray
hospital. They were screened for DTV preoperatively, early postoperatively and at the first time of re examination.
Results: The ratio of DVT was 27.4% and 9.4% at oneand three week postoperation, respectivelly. DVT was
mostly detective at the 5th and the 21st day. Infection, long incision, blood loss, polytrauma, time – delayed
preoperative duration, hospitalized duration, prehistory hypertenion, all are the factors involving DTV.
Pulmonary embolism rate was 2.6% in which mortality rate was 1.9%.
* Bệnh viện Chợ Rẫy
** Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên hệ: BS Phan Văn Nguyên ĐT: 0918121076 Email: phannguyen700@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 133
Conclusions: The incedence of DVT in patients undergoing major fixation of lower limb fracture was
notable. DVT needs to be screened depending onthe risk factors to prevent serious complicatons.
Key words: deep vein thrombosis (DVT) and major fractures of lower extrimities .
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, tỉ lệ mới mắc HKTMS mỗi năm
trên thế giới dao động từ 0,5/1000- 2/1000
người(4). Tỉ lệ phát hiện HKTMS sau gãy cổ
xương đùi từ 40% - 60%, sau mổ gãy thân xương
đùi là 36%(8), mổ gãy ổ cối 49,67%, gãy khung
chậu tỉ lệ HKTMS 35% -60%(2). Tại Việt nam,
Nguyễn Vĩnh Thống (2013), tỷ lệ hiện mắc huyết
khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở chi dưới trên bệnh
nhân phẫu thuật thay khớp háng là (39%)(6). Hiện
nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về
HKTMS sau phẫu thuật gãy xương lớn chi dưới.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân gãy xương lớn chi dưới
được phẫu thuật kết hợp xương, điều trị tại
Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ
Rẫy trong thời gian từ tháng 09/2013 đến tháng
06/2014.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Những trường hợp gãy xương lớn chi dưới
kín hay hở, có chỉ định kết hợp xương gãy,
không phân biệt gãy mới hay gãy cũ. Tuổi từ 50
trở lên.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những trường hợp gãy xương mà có chỉ
định thay khớp. Tiền căn có bệnh lý thuyên tắc
huyết khối, có dùng thuốc kháng đông, các bệnh
lý tăng đông nguyên phát, tăng đông thứ phát
sau chấn thương. Những bệnh nhân có chấn
thương sọ não nặng và gãy xương lớn chi dưới.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch: suy tim, nhồi
máu cơ tim.
Tiến hành nghiên cứu
- Khám lần 1( chưa mổ)
- Siêu âm Doppler tĩnh mạch
- Xét nghiệm yếu tố tăng đông
(+)
(-)
Chẩn đoán
DVT
- Khám lần 2( đã mổ)
- Siêu âm Doppler tĩnh
mạch, XN: D-dimer
(7 3 ngày) sau mổ
(+) Xử lý
số liệu
(-)
- Khám lần 3
- Siêu âm Doppler tĩnh mạch
(21 3 ngày) sau mổ
(+)
(-)
Lọai khỏi
mẫu
nghiên
cứu
KẾT QUẢ
Từ tháng 09/2013 đến tháng 06/2014 chúng
tôi đã khảo sát 132 bệnh nhân có gãy xương lớn
chi dưới nhập vào khoa CTCH Bệnh viện Chợ
Rẫy. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, có tái khám theo
hẹn là 106 bệnh nhân, được đưa vào mẫu nghiên
cứu, thời gian theo dõi thấp nhất 3 tháng dài
nhất 10 tháng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 134
Đặc điểm lâm sàng
Nhóm tuổi: 50-60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
(53,8%), 70-79 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (14,2%)
và tuổi trung bình 61 tuổi.
Thời điểm và tỉ lệ phát hiện HKTMS
Bảng 1: Thời điểm phát hiện HKTMS
Thời điểm siêu âm
Doppler TM
có HKTMS/( tổng
số BN)
Tỷ lệ (%)
Sau mổ tuần thứ nhất 29/(106) 27,4
Sau mổ tuần thứ ba 10/(106) 9,4
Siêu âm lần 2: Khám lần 2 tuần thứ nhất (7
±3) ngày sau mổ.
Bảng 2: Tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu với thời điểm
siêu âm lần 2
Thời điểm siêu
âm lần 2
HKTMS trên siêu âm lần 2
Có(n=29)
Không có
(n=77)
Tổng (n=106)
Trung bình
(ngày)
5,41 ± 1,38 5,45 ± 1,07 5,44 ± 1,15
Phép kiểm Anova: p = 0,872, Thời điểm siêu
âm lần 2: trung bình là 5 ngày, ít nhất: 3, nhiều
nhất: 10 ngày, trung bình: 5,41 ± 1,38 (trung vị: 5).
Kết quả siêu âm lần 2
Siêu âm lần 3: Khám lần 3 tuần thứ 3 (21 ±3)
ngày sau mổ.
Bảng 3: Tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu với thời điểm
siêu âm lần 3
Thời điểm siêu
âm lần 3
HKTMS trên siêu âm lần 3
Có(n=10)
Không có
(n=67)
Tổng (n=77)
Trung bình
(ngày)
21,91 ± 4,38 22,82 ± 4,61 22,70 ± 4,57
Phép kiểm Anova: p = 0.556, trong 77 trường
hợp siêu âm lần 2 (tuần thứ nhất) sau mổ không
phát hiện HKTMS, chúng tôi cho làm siêu âm
lần 3, thời điểm siêu âm lần 3 ít nhất: 13 ngày,
nhiều nhất: 37 ngày, trung bình 21,91 ± 4,38
(trung vị: 21).
Vậy tỷ lệ HKTMS chung cuộc sau 2 lần siêu
âm Doppler tĩnh mạch có đè ép là 36,8%.
36.8%
63.2%
Có huyết khối TM
Không có huyết khối TM
Biểu đồ : Tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu 2 lần siêu
âm
Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và
HKTMS
Tuổi
Bảng 4: Tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu theo tuổi
HKTMS
Nhóm tuổi
< 60
Số ca (%)
≥ 60
Số ca (%)
Tổng
Số ca (%)
Trung bình
Có 18 (31,6) 21 (42,9) 39 (36,8) 63,23 ± 10,69
Không có 39 (68,4) 28 (57,1) 67 (63,2) 59,76 ± 9,09
Tổng 57 49 106 61,04 ± 9,81
Kiểm định Anova (so sánh trung bình): p=
0.079, kiểm định Chi bình phương (so sánh tỷ lệ):
p2 = 0,218, OR = 1,62, KTC 95%: 0,73 – 3,59. Tỉ lệ
HKTMS ở nhóm tuổi ≥ 60 tuổi (42,9%) cao hơn
nhóm tuổi dưới 60 tuổi OR = 1,62 không có ý
nghĩa thống kê.
Tiền căn bệnh lý
Bảng 5: Tỷ lệ HKTMS với tiền căn bệnh lý
Tiền căn bệnh lý
HKTMS
Có
Số ca (%)
Không
Số ca (%)
Giá trị p
Tăng huyết áp 9 (60,0) 6 (40,0) 0,044
Đái thái đường típ 2 5 (62,5) 3 (37,5) 0,117
Bệnh khác 4 (40,0) 6 (60,0) 0,825
Có tiền căn bệnh lý 13 (50,0) 13 (50,0) 0,108
Phép kiểm chính xác Fisher, có liên quan
giữa Tăng huyết áp với HKTMS, p =0,044 < 0,05,
ngoài ra tỉ lệ HKTMS ở bệnh nhân có bệnh đái
tháo đường típ 2 chiếm tỉ lệ (62,5%) khá cao.
Thời gian nằm viện
Bảng 6: Tỷ lệ HKTMS với thời gian nằm viện
Thời gian
nằm viện
HKTMS
Có(n=39)
Không có
(n=67)
Tổng (n=106)
Trung bình 20,82 ± 10,13 16,37 ± 7,03 18,01 ± 8,54
Trung vị 19 14 15
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 135
Kiểm định Anova (so sánh trung bình): p=
0,009, thời gian nằm viện có HKTMS trung bình
(20,82 ± 10,13) ngày. Thời gian nằm viện càng lâu
thì có nguy cơ bị HKTMS, p= 0,009< 0,05, có liên
quan giữa HKTMS và thời gian nằm viện.
Đa chấn thương
Bảng 7: Tỷ lệ HKTMS với đa chấn thương
HKTMS
Đa chấn thương
Có(%) Không(%) Tổng (%)
Có 18 (52,9) 21 (29,2) 39 (36,8)
Không có 16 (47,1) 51 (70,8) 67 (63,2)
Phép kiểm 2: p = 0,018, OR = 2,73, HKTMS
và đa chấn thương liên quan có ý nghĩa thống kê
Chiều dài vết mổ và lượng máu mất
Bảng 8: Tỉ lệ HKTMS với vết mổ và lượng máu mất
HKTMS
Có (n=39)
Không có
(n=67)
Tổng(n=106) p
Vết mổ 14,51 ± 3,73 12,33 ± 4,59 13,13 ± 4,41 0,013
Máu mất
319,23 ±
91,49
276,72 ±
100,64
292,36 ±
99,09
0,032
Phép kiểm Anova, chiều dài vết mổ, lượng
máu mất có sự liên quan với HKTMS
Thời gian nằm bất động trước mổ
Bảng 9: HKTMS với thời gian nằm bất động trước
mổ
Thời
gian
HKTMS
Có
(n=39)
Không có
(n=67)
Tổng
(n=106)
p
Trung
bình
14,21 ± 8,84 10,66 ± 6,06 11,96 ± 7,37 0,016
Trung vị 13 9 10
Phép kiểm Mann-Whitney U. Thời gian nằm
bất động trước mổ liên quan với HKTMS có ý
nghĩa thống kê.
Nhiễm trùng vết mổ
Bảng 10: Tỷ lệ HKTMS với nhiễm trùng vết mổ
HKTMS
Nhiễm trùng vết mổ
Có Không Tổng
Có 5 (71,4) 34 (34,3) 39 (36,8)
Không có 2 (28,6) 65 (65,7) 67 (63,2)
Phép kiểm chính xác Fisher: p = 0,049, OR =
4,78, HKTMS chiếm (71,4%). Có liên quan giữa
nhiễm trùng vết mổ và HKTMS.
Biến chứng gần (trong và sau mổ)
Bảng 11: Biến chứng gần
Biến chứng gần Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Thuyên tắc phổi 3 2,8
Thuyên tắc phổi chiếm tỉ lệ (2,8%).
BÀN LUẬN
Tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu
Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả
siêu âm lần 2 (tuần thứ nhất) sau mổ, tỉ lệ phát
hiện HKTMS là (27,4%). Thời điểm siêu âm lần
2 phát hiện có tỷ lệ nhiều HKTMS là ngày thứ
5 sau mổ. Kết quả siêu âm lần 3 (tuần thứ ba)
sau mổ phát hiện HKTMS là (9,4%). Thời điểm
siêu âm lần 3 phát hiện có tỷ lệ nhiều HKTMS
là ngày thứ 21. Tỷ lệ phát hiện HKTMS chung
qua 2 lần siêu âm là (36,8%). Piovella F, (2005),
837 bệnh nhân phẫu thuật lớn chỉnh hình, tỉ lệ
HKTMS là (41%)(8), thời gian chụp tĩnh mạch
là ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 sau mổ. Thời
điểm phát hiện HKTMS sau mổ của tác giả
này giống thời điểm chúng tôi khảo sát ở tuần
thứ nhất sau mổ, nhưng tỉ lệ HKTMS khác
nhau là do phương tiện chẩn đoán khác nhau
và cỡ mẫu của tác giả lớn hơn hơn cỡ mẫu
chúng tôi rất nhiều. Takahiro Niikura (2012),
đã phát hiện HKTMS (14,28%), thời điểm phát
hiện HKTMS sâu sau phẫu thuật từ ngày thứ 2
đến 41, trung bình là ngày thứ 11(7). Chúng tôi
và tác giả này khác nhau về thời điểm phát
hiện HKTMS và cả tỷ lệ cũng khác nhau bởi vì
chúng tôi nghiên cứu đối tượng sau phẫu
thuật, còn tác giả này nghiên cứu chung cả
trước và sau phẫu thật. Nguyễn Vĩnh Thống
(2013), mổ thay khớp háng chương trình cho
102 bệnh nhân, kết quả phát hiện HKTMS sau
mổ 1 tuần là (27%), và lần siêu âm hai là (12%)
sau mổ 3 tuần, và tỷ lệ mắc HKTMS chung là
(39%)(6). Thời điểm và tỷ lệ HKTMS phát hiện
sau mổ của chúng tôi giống nhau do chúng tôi
và tác giả thực hiện nghiên cứu ở cùng địa
điểm là khoa CTCH bệnh viện Chợ Rẫy,
phương tiện chẩn đoán cũng giống nhau.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 136
Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và
HKTMS
Tuổi
Chúng tôi, tỉ lệ HKTMS ở nhóm tuổi ≥ 60
tuổi là (42,9%) cao hơn nhóm tuổi < 60 tuổi
(31,6%), nhưng mối liên quan này không có ý
thống kê. Trong nghiên cứu của Piovella F,
(2005) nhóm tuổi ≥ 65 tuổi có tỉ lệ HKTMS là
(62,8%) (p < 0,001)(8). Nguyễn Vĩnh Thống, (2013),
phân tích theo nhóm tuổi ≥ 60 tuổi, không thấy
có mối liên quan giữa DVT và nhóm tuổi ≥ 60
tuổi (p = 0,176). Chúng tôi và Nguyễn Vĩnh
Thống giống nhau: tuổi và HKTMS không có
mối liên quan, còn với tác giả Piovella F, có sự
khác biệt do bởi tuổi trung bình khác nhau, và cỡ
mẫu rất khác xa nhau. Trong nghiên cứu của
chúng tôi tỷ lệ HKTMS ở nhóm tuổi trên 60 tuổi
khá cao, nên cũng cần lưu ý ở những nhóm bệnh
nhân cao tuổi sau mổ gãy xương lớn.
Tiền căn bệnh lý
Gãy xương lớn chi dưới trong mẫu nghiên
cứu của chúng tôi, kèm bệnh lý tăng huyết áp
chiếm (14,2%), tỉ lệ mắc HKTMS theo bệnh lý
tăng huyết áp (60%), p= 0,044<0,05, Seung-IcK
Cha, (2009), phẫu thuật lớn chỉnh hình có kèm
bệnh tăng huyết, tỉ lệ thuyên tắc huyết khối tĩnh
mạch của nhóm tăng huyết áp (39,0%),
(P=0,344>0,05)(1). Vậy nghiên cứu của chúng tôi
và tác giả Seung-IcK Cha có khác nhau này do
bởi các loại phẫu thuật của 2 nghiên cứu có khác
nhau, các yếu tố nguy cơ mắc huyết khối kèm
theo cũng khác nhau.
Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện trung bình trong mẫu
nghiên cứu là 18 ngày, trong đó mắc HKTMS
nằm viện trung bình 20 ngày so với nhóm
không HKTMS là 16 ngày, p= 0,009, liên quan
giữa HKTMS và thời gian nằm viện có ý nghĩa
thống kê. Trong nghiên cứu của Seung-IcK
Cha, (2009), tỉ lệ HKTMS dương tính của
nhóm nằm viện trung bình là 19 ngày so với
nhóm không mắc HKTMS là 14 ngày, p<
0,01(1), liên quan thời gian nằm viện và
HKTMS có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi và tác
giả này tương tự nhau về kết quả bởi vì loại
phẫu thuật lớn chỉnh hình đa số mổ lâu, cuộc
mổ kéo dài, hậu phẫu chăm sóc dài hơn.
Đa chấn thương
Chúng tôi có 34 bệnh nhân đa chấn thương
mổ gãy xương lớn chi dưới chiếm (32,1%), tỉ lệ
mắc HKTMS trong nhóm này chiếm (52,9%), (p=
0,018), OR = 2,72, HKTMS và đa chấn thương
liên quan với nhau có ý nghĩa thống kê. Venet C
(2000), khảo sát 2374 bệnh nhân đa chấn thương,
tỉ lệ thuyên tắc HKTMS chung cuộc là (20%)(9),
chúng tôi và Venet C khác biệt về tỉ lệ mắc
HKTMS là vì các bệnh nhân đa chấn thương
trong nghiên cứu của chúng có phẫu thuật chỉnh
hình kèm theo.
Chiều dài vết mổ và lượng máu mất
Chúng tôi, chiều dài vết mổ trung bình 13cm,
nhóm có HKTMS chiều dài vết mổ trung bình
14cm, còn nhóm không có HKTMS chiều dài vết
mổ trung bình 12cm, p = 0,013 < 0,05, liên quan
giữa chiều dài vết mổ và huyết khối tĩnh mạch
sâu có ý nghĩa thống kê. Lượng máu mất ở
nghiên cứu của chúng tôi trong lúc mổ trung
bình 292ml, nhóm có HKTMS lượng máu mất
trung bình 319ml, nhóm không có HKTMS
lượng máu mất trung bình 276ml, p = 0,032 <
0,05, liên quan giữa lượng máu mất và huyết
khối tĩnh mạch sâu có ý nghĩa thống kê. Chúng
tôi ghi nhận trong nghiên cứu chiều dài vết mổ
càng dài, lượng máu mất càng nhiều thì dễ có
nguy cơ mắc HKTMS.
Thời gian nằm bất động trước mổ
Chúng tôi, nhóm có HKTMS thời gian nằm
bất động trước mổ trung bình 14 ngày, so với
nhóm không có HKTMS thời gian nằm bất động
trước mổ trung bình là 10 ngày. Thời gian nằm
bất động trước mổ liên quan với HKTMS có ý
nghĩa thống kê, p = 0,016 < 0,05. So với Seung-IcK
Cha, 2010, thời gian trung bình nằm bất động
trước mổ là 2 ngày có huyết khối tĩnh mạch sâu
dương tính(1). Chúng tôi và tác giả này có sự khác