Khảo sát tình hình nhiễm Gnathostoma spp trên gan lươn (Monopterus albus) tại chợ Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2010‐2/2011

Mở đầu: Bệnh do Gnathostoma sp. là một bệnh động vật ký sinh, lây nhiễm vào người qua đường thực phẩm do ăn các loài thuỷ sản sống hoặc tái như ếch nhái, cá lóc, lươn, rắn bị nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 của KST này. Trong cơ thể người ấu trùng có thể di chuyển và gây tác hại tại nhiều cơ quan khác nhau, đôi khi có thể đưa đến tử vong. Do số bệnh ngày càng nhiều, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình nhiễm Gnathostoma sp. trên lươn được bày bán tại chợ nội thành Tp.HCM nhằm cảnh báo nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh này từ môi trường. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ và mật độ nhiễm Gnathostoma sp. trên gan lươn được thu thập tại chợ nội thành tp.HCM trong 1 năm, đồng thời khảo sát sự phân bố mầm bệnh theo tháng và theo mùa trong 1 năm Phương pháp tiến hành: tiến hành phương pháp mô tả, thu thập mẫu nội tạng lươn từ chợ trong 1 năm,. Mẫu sẽ được phẫu tích tìm ấu trùng lây nhiễm giai đoạn 3 (AT3) của Gnathostoma sp trong gan. Khảo sát tỷ lệ lươn nhiễm mầm bệnh và mật độ ấu trùng trung bình trên mỗi cá thể lươn. Phân tích sự phân bố theo tháng và 2 mùa trong năm. Kết quả: Khảo sát 6067 mẫu gan lươn thu được tháng 3/2010 đến tháng 2/2011, tại chợ N. Q.10, tp.HCM: Tỷ lệ nhiễm AT3 của Gnathostoma sp là 3,25% thấp hơn so với Thái Lan. Tỷ lệ này tăng cao giữa mùa mưa và đầu mùa khô. Mật độ nhiễm trung bình là 11,05 ± 2,69, mật độ nhiễm cao nhất vào tháng 11 và thấp nhất vào tháng 4,5. Kết luận: Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy nguy cơ nhiễm mầm bệnh Gnathostoma sp. từ lươn là đáng kể do tỷ lệ nhiễm khá cao. Người dân nên ăn chín các thức ăn được chế biến từ thuỷ sản, đặc biệt là giữa mùa mưa và tháng 11 hàng năm.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm Gnathostoma spp trên gan lươn (Monopterus albus) tại chợ Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2010‐2/2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  121 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM GNATHOSTOMA SPP   TRÊN GAN LƯƠN (Monopterus albus) TẠI CHỢ N. QUẬN 10, TP.HCM   TỪ THÁNG 3/2010‐ 2/2011  Trần Thị Hồng*, Lê Đức Vinh*, Trần Trinh Vương*  TÓM TẮT  Mở đầu: Bệnh do Gnathostoma sp. là một bệnh động vật ký sinh, lây nhiễm vào người qua đường thực phẩm do ăn các loài thuỷ sản sống hoặc tái như ếch nhái, cá lóc, lươn, rắn bị nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 của KST này. Trong cơ thể người ấu trùng có thể di chuyển và gây tác hại tại nhiều cơ quan khác nhau, đôi khi có thể đưa đến tử vong. Do số bệnh ngày càng nhiều, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình nhiễm Gnathostoma sp. trên lươn được bày bán tại chợ nội thành Tp.HCM nhằm cảnh báo nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh này từ môi trường. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ và mật độ nhiễm Gnathostoma sp. trên gan lươn được thu thập tại chợ nội thành tp.HCM trong 1 năm, đồng thời khảo sát sự phân bố mầm bệnh theo tháng và theo mùa trong 1 năm Phương pháp tiến hành: tiến hành phương pháp mô tả, thu thập mẫu nội tạng lươn từ chợ trong 1 năm,. Mẫu sẽ được phẫu tích tìm ấu trùng lây nhiễm giai đoạn 3 (AT3) của Gnathostoma sp trong gan. Khảo sát tỷ lệ lươn nhiễm mầm bệnh và mật độ ấu trùng trung bình trên mỗi cá thể lươn. Phân tích sự phân bố theo tháng và 2 mùa trong năm. Kết quả: Khảo sát 6067 mẫu gan lươn thu được tháng 3/2010 đến tháng 2/2011, tại chợ N. Q.10, tp.HCM: Tỷ lệ nhiễm AT3 của Gnathostoma sp là 3,25% thấp hơn so với Thái Lan. Tỷ lệ này tăng cao giữa mùa mưa và đầu mùa khô. Mật độ nhiễm trung bình là 11,05 ± 2,69, mật độ nhiễm cao nhất vào tháng 11 và thấp nhất vào tháng 4,5. Kết luận: Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy nguy cơ nhiễm mầm bệnh Gnathostoma sp. từ lươn là đáng kể do tỷ lệ nhiễm khá cao. Người dân nên ăn chín các thức ăn được chế biến từ thuỷ sản, đặc biệt là giữa mùa mưa và tháng 11 hàng năm. Từ khóa: Gnathostoma sp., lươn tại chợ ABSTRACT  THE PREVALENCE OF GNATHOSTOMA INFECTIVE STAGE LARVAE IN SWARMP EELS (Monopterus albus) AT A MARKET, DISTRICT 10. HO CHI MINH CITY FROM MARCH/2010 TO FEBRUARY /2011 Tran Thi Hong, Le Duc Vinh, Tran Trinh Vuong  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 121 ‐ 126   Background: Human gnathostomiasis is an important food‐borne parasitic zoonosis, caused mainly by eating raw meat of fish especially frogs, snakehead, swamp eels, snakes, . Getting into the human body, the advanced third stage larvae can migrate and harm to many different organs, or even lead to death. Due to increasing case frequency, we conducted a survey of Gnathostoma sp. infection in swamp eels sold in a market to alert the risk of getting pathogen from the environment. Objectives: Identify the prevalence and density of infections Gnathostoma sp. in swamp eels livers that were collected at a local market in HCM city during a whole year, and survey variation of the distribution of this * Bộ môn Kí Sinh ‐ Vi nấm học Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.  Tác giả liên lạc: ThS BS Lê Đức Vinh   ĐT: 0918.096.773   Email: ducvinhl@gmail.com      Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  122 pathogen according to month and season in this whole year Methods: a descriptive study, consists of collecting samples of visceral organ of swamp eels from a market for a whole year. The samples were dissected to find the advanced third stage larvae (AT3) in the liver. To survey the prevalence and the average density of AT3. To analysis their distribution by month and by season during the whole year. Results: a total of 6067 livers from swamp eels were collected at a market of District 10, HCMC, from 3/2010 to 2/2011,: the AT3 Gnathostoma prevalence is 3.25%, lower than in Thailand. The frequencies reached two peaks at the middle the rainy season and at the beginning of dry season. Average density of infection was 11.05 ± 2.69, the highest density of infection on november and lowest on April and May. Conclusion: From our study, we realized that the risk of contaminated Gnathostoma sp. from eel is significant by its high prevalence. People should eat well‐cooked aquatic food, especially during the rainy season and on november . Keywords: Gnathostoma sp., swamp eel ĐẶT VẤN ĐỀ  Bệnh do Gnathostoma  sp.  là một bệnh  động  vật  ký  sinh,  lây  nhiễm  vào  người  qua  đường  thực phẩm. Trong cơ thể người ấu trùng không  phát triển đến giai đoạn trưởng thành mà chỉ ở  dạng ấu  trùng. Ấu  trùng không khu  trú mà có  thể di chuyển từ đường tiêu hoá qua các cơ quan  nội tạng hoặc ra da. Đa số các trường hợp bệnh  thường nhẹ, nhưng khi ấu trùng di chuyển vào  các cơ quan  trọng yếu của cơ  thể như não,  tuỷ  sống, thì bệnh cảnh sẽ nghiêm trọng và có thể  đưa đến tử vong(2,3,4,6,13,14,11).   Trên thế giới, bệnh do Gnathostoma sp. được  báo cáo nhiều ở khu vực Đông nam Á, trong đó  có Việt Nam. Trường hợp bệnh đầu tiên tại nước  ta được phát hiện năm 1963, và từ năm 1999 trở  lại  đây  bệnh  được  phát  hiện  ngày  nhiều  hơn  nhờ vào  sự phát  triển  của kỹ  thuật  chẩn  đoán  miễn dịch học(1,13,14,11).  Nguyên do chính để nhiễm Gnathostoma sp.  vào người  là do ăn các  loài thuỷ sản sống hoặc  tái như lươn, rắn, ếch nhái, cá lóc, cá trê,  hoặc  ốc. Theo thống kê tại Viện sốt rét Ký sinh trùng  Quy Nhơn, số  lượng ca bệnh hàng năm không  giảm mà ngày  càng  có xu hướng gia  tăng. Có  phải  chăng  là  do  chưa  kiểm  soát  được mầm  bệnh trong tự nhiên mà cụ thể là từ các loại thuỷ  sản?(1,13,14)   Thái  Lan  đã  có  nhiều  nghiên  cứu  về  tình  hình  nhiễm Gnathostoma  sp.  trên  lươn  nuôi  và  lươn hoang dã  từ  trước năm  2000  đến nay  để  đánh giá tình hình ô nhiễm mầm bệnh trong tự  nhiên. Tại Việt nam, chưa có nhiều nghiên cứu  về  tình  trạng này,  đặc  biệt  là  tại  các  quận  nội  thành TP.HCM(109155).   Thành phố Hồ Chí Minh  là đô  thị  lớn nhất  của nước ta. Đặc biệt, những quận nội thành mật  độ dân số cao, dân cư tập trung nhiều vì thế nhu  cầu thức ăn từ thuỷ sản rất lớn, vấn đề an toàn  thực phẩm càng được đặc biệt chú trọng hơn. Vì  lẽ đó,  chúng  tôi  đã  tiến hành nghiên  cứu  tại 1  chợ  thuộc nội  thành Tp.HCM  tìm hiểu  tỷ  lệ  ô  nhiễm và sự phân bố mầm bệnh này trong năm.   Mục tiêu nghiên cứu  Xác định tỷ lệ và mật độ nhiễm Gnathostoma  sp. trên gan lươn được thu thập tại chơ N. Quận  10, tp. HCM từ tháng 3/2010 đến tháng 2/2011  Khảo sát sự phân bố nhiễm Gnathostoma sp.  theo tháng và theo mùa trong năm   PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Mô tả   Địa điểm nghiên cứu  Chợ N. quận 10.Tp.HCM và Bộ môn ký sinh  – Vi nấm Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  Đối tượng nghiên cứu  Lươn đựơc bán tại chợ nội thành.Tp.HCM  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  123 Dân số chọn mẫu  Lươn đựơc bán tại chợ N. quận 10,Tp.HCM  Cỡ mẫu  Chọn  tất  cả mẫu gan  lươn  được bán  trong  năm  tại địa điểm đã chọn nhằm  đáp ứng mục  tiêu 2    Phương pháp chọn và thu thập mẫu  Cách  chọn:  Bốc  thăm  ngẫu  nhiên  1  quận  trong danh sách 18 quận nội thành, được Q.10  Tại quận 10, tiến hành chọn mẫu thuận tiện  ‐ Bốc  thăm  chọn  lựa ngẫu nhiên  1  trong  3  chợ lớn của Q.10 là Chợ N.   ‐ Tại chợ N., có tổng thể 3 gian hàng thuỷ hải  sản  có bán  lươn,  trong  đó  có  2 gian hàng nhỏ  hơn  không  thường  xuyên  có  lươn,  nên  chọn  gian  hàng  lớn  nhất  đảm  bảo  được  mẫu  mỗi  ngày.  ‐ Tại quầy, thu thập nội tạng  lươn sau buổi  chợ chiều.  Tại bộ môn Ký Sinh – vi nấm học  Nội  tạng  lươn  được  rửa  sạch  và  bóc  tách  phần gan.  Phần gan  lươn sẽ được phẫu  tích  tìm mầm  bệnh bằng kim mũi mác dưới kính hiển vi  soi  nổi Olympus (SZ51).  Mầm bệnh  thu  được dưới dạng nang hoặc  ấu  trùng  tự do. Chẩn đoán xác định bằng cách  bóc tách nang để quan sát cấu trúc gai đặc biệt  của ấu trùng.  Thu  thập và  đếm  số  lượng  ấu  trùng  trong  mỗi gan lươn.  Xử lý số liệu  Bằng phần mềm SPSS 16.0 for Windows   KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Mẫu nghiên cứu  Tổng số mẫu gan lươn thu được: 6067 mẫu  Bảng 1: Tỷ lệ ngày thu được mẫu   Tháng Số Số ngày Tỷ lệ thu Số mẫu Tỷ lệ mẫu ngày/th áng thu được mẫu (%) gan lươn thu được (%) 3/2010 31 31 100 623 10,27 4/2010 30 29 96,67 702 11,57 5/2010 31 30 96,77 473 7,80 6/2010 30 30 100 552 9,10 7/2010 31 31 100 504 8,31 8/2010 31 31 100 432 7,12 9/2010 30 30 100 458 7,55 10/2010 31 31 100 444 7,32 11/2010 30 30 100 462 7,61 12/2010 31 31 100 500 8,24 1/2011 31 28 90,32 535 8,82 2/2011 28 23 82,14 382 6,30 Năm 365 355 97,26 6067 100 Tỷ  lệ  ngày  thu  được mẫu  gan  lươn  trong  năm:  97,26%   Tỷ lệ nhiễm Gnathostoma sp.  0.64 0.00 1.27 3.99 5.95 4.86 1.31 2.70 6.93 3.80 5.42 4.19 3.25 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 % 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 Năm Tháng Biểu đồ 1: Tỷ lệ nhiễm Gnathostoma sp. trên lươn theo tháng trong năm 3.25 3.39 3.12 2.95 3.00 3.05 3.10 3.15 3.20 3.25 3.30 3.35 3.40 % Năm Mưa Khô Mùa Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhiễm Gnathostoma sp. trên lươn theo mùa trong năm Mật độ nhiễm Gnathostoma sp.  Mật độ nhiễm  trung bình của năm: 11,05 ±  2,69 (SE)  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  124 Bảng 2: Phân bố mật độ ấu trùng theo tháng trong năm  Tháng Mẫu + Ấu trùng Mật độ TB Min Max Trung vị 3/10 4 16 4,00 1 8 3.5 4/10 0 0 0,00 0 0 0 5/10 6 12 2,00 1 6 1 6/10 22 160 7,27 1 39 4 7/10 30 339 11,30 1 156 2 8/10 21 157 7,48 1 34 4 9/10 6 57 9,50 1 41 2,5 10/10 12 192 16,00 1 88 2,5 11/10 32 762 23,81 1 482 9 12/10 19 96 5,05 1 62 2 1/11 29 279 9,62 1 110 3 2/11 16 107 6,69 1 22 4 Bảng 3: Phân bố mật độ ấu trùng theo mùa trong năm Mùa Mẫu + Ấu trùng Mật độ TB Min Max Trung vị Mùa mưa 97 917 9,45 1 156 3 Mùa khô 100 1260 12,6 1 482 3 Tổng 197 2177 11,05 1 482 3 BÀN LUẬN  Mẫu nghiên cứu  Tỷ  lệ  ngày  thu  được mẫu  trong  năm  đạt  97,26% với  tổng  số mẫu gan  lươn  thu  được  là  6067, cao hơn so với các nghiên cứu  trước  đây  của Trần Phủ Mạnh Siêu (T.P.M. Siêu) năm 2009  là 2041 mẫu và Saksirisampant W.  tại Thái  lan  năm 2002 là 2738 mẫu(10,15).  Số lượng mẫu thu được phân phối tương đối  đều vào  các  tháng  trong năm  từ  6,3  –  11,57%,  cao nhất là các tháng 3 và 4 (Bảng 1)  Ngoài ra, một số rất ít mẫu không thu được  do người mua lươn mang về tự làm và mổ. Việc  tự  làm và mổ  lươn gặp nhiều  ở  các  chợ nông  thôn hoặc ngoại thành mà hiếm khi gặp ở điều  kiện riêng biệt của nội thành. Vì lẽ đó không ảnh  hưởng nhiều đến cỡ mẫu của nghiên cứu.  Tỷ lệ và mật độ nhiễm Gnathostoma sp.  Tỷ lệ nhiễm Gnathostoma sp. tại chợ N. quận  10 Tp.HCM trong nghiên cứu này là 3,25%, tỷ lệ  này thấp hơn so với tỷ lệ 11% trong nghiên cứu  của  tác giả Lê Thị Xuân  (L.T.X) năm 2000  tại 1  chợ ở Tp.HCM. Nghiên cứu của chúng  tôi cho  kết quả thấp hơn có thể do tác giả L.T.X chỉ thu  mẫu 2  lần trong một  tháng  trong khi chúng  tôi  thu mẫu xuyên suốt các ngày trong tháng và chợ  địa  phương  của  tác  giả  này  không  được  đề  cập(5). Bên cạnh đó, tỷ  lệ nhiễm Gnathostoma sp.  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  thấp  hơn  rất  nhiều so với nghiên cứu của Saksirisampant W.  từ 10,2% ‐ 18,2% trong năm 2008 – 2009 tại Thái  Lan hoặc 19,1% trong năm 1999 – 2000 của chính  tác  giả  này. Một  nghiên  cứu  khác  của  tác  giả  Rojekittikhun W  tại huyện Nakhon Nayok  của  Thái Lan năm 2001 có tỷ lệ nhiễm là 30,1%. Điều  này cho thấy tỷ lệ nhiễm Gnathostoma sp. ở lươn  tại  Việt  Nam  thấp  hơn  nhiều  so  với  Thái  Lan(7,8,15).   Cũng tại Việt Nam, năm 2006 tác giả T.P.M.  Siêu tìm thấy tỷ lệ nhiễm Gnathostoma sp. 12,2%  và  0%  trong  cùng  1  nghiên  cứu  giữa  2  nhóm  lươn hoang dã  và  lươn nuôi. Tỷ  lệ  nhiễm  cao  hơn  so với  chúng  tôi bởi  tác giả  tập  trung vào  nhóm nhỏ 230 mẫu lươn hoang dã tại chợ ngoại  ô, trong khi tỷ lệ nhiễm là 0% cũng rơi vào nhóm  1081  lươn hoang dã  được bán  ở  chợ  trước  đó.  Điều này gợi cho nghiên cứu của chúng tôi việc  phân nhóm  lươn  hoang dã  và  lươn  nuôi. Tuy  nhiên,  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  tiến  hành  tại  một quận nội thành, nguồn lươn đưa về bày bán  là do đầu mối  thu gom  từ các  tỉnh  thành khác  nhau,  việc  phân  rõ  nguồn  gốc  lươn  gặp  rất  nhiều khó khăn. Dù vậy,  tỷ  lệ nhiễm  cao hiện  nay là một tình trạng báo động góp phần lý giải  tại  sao  số  trường  hợp  bệnh  không  ngừng  gia  tăng trong những năm gần đây(10).   Kết quả cho thấy mật độ nhiễm Gnathostoma  sp.  ở  lươn  trung bình  trong nghiên  cứu này  là  11,05 cao hơn nhiều so với nghiên cứu của L.T.X  cũng  tại  TP.HCM  là  2,9. Mật  độ  nhiễm  trung  bình  trong  các  nghiên  cứu  tại  Thái  Lan  là  10  (Rojekittikhun W  2001),  1,65  (Sugaron  S.  2002)  và  6,3  (Saksirisampant W.  2008  –  2009).  Như  vậy, dù  tỷ  lệ nhiễm Gnathostoma  sp.  ở  lươn  tại  Việt Nam thấp hơn so với Thái Lan nhưng mật  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  125 độ nhiễm  trung bình  lại  cao hơn  trong những  năm  gần  đây.  Đặc  biệt,  trong  nghiên  cứu  của  chúng tôi có cá thể lươn nhiễm tới 482 ấu trùng,  thấp hơn giá  trị cao nhất  trong nghiên cứu của  Rojekittikhun W (2001) là 698. Điều này cho thấy  tình hình nhiễm mầm bệnh ở lươn tại Việt Nam  không  chỉ báo  động về  tỷ  lệ mà  còn  ở mật  độ  nhiễm. Và để giải thích cho việc khác biệt về tỷ  lệ nhiễm, mật độ nhiễm giữa Việt Nam và Thái  Lan, cần có những nghiên cứu  lớn và bao quát  hơn không chỉ  tại Tp.HCM mà còn ở các vùng  lân cận đặc biệt ngoại ô, nơi sử dụng nhiều lươn  hoang dã(1,8,9,15).   Sự phân bố nhiễm Gnathostoma  sp.  theo  tháng và mùa trong năm  Biểu đồ 1 cho  thấy  tỷ  lệ nhiễm Gnathostoma  sp.  cao  nhất  vào  tháng  11(6,93%)  và  tháng  7  (5,95%), thấp nhất là tháng 4 (0%). Nếu tính theo  2  mùa  trong  năm  mùa  mưa  từ  tháng  5  đến  tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 thì  tỷ lệ nhiễm lần lượt là 3,39% và 3,12% (biểu đồ  2). Trong mùa mưa, các  tháng giữa mùa  (6,7,8)  có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với các tháng còn lại.  Còn trong mùa khô, tháng đầu mùa (11) có tỷ lệ  nhiễm  cao. Như  vậy,  tại  tp.HCM  tỷ  lệ  nhiễm  Gnathostoma sp. cao vào giữa mùa mưa và đầu  mùa khô. Điều này không hoàn  toàn phù hợp  với nghiên cứu của T.P.M Siêu, tác giả Siêu cho  rằng tỷ lệ nhiễm tăng vào cuối mùa mưa, nhưng  kết  quả  của  chúng  tôi  lại phù  hợp  với  nghiên  cứu của tác giả L.T.X (2000)  là tỷ  lệ nhiễm tăng  cao dần từ tháng 8 đến tháng 11 và giảm ở các  tháng 2 – 5. Nguyên do có  thể  lý giải  là do  tác  giả L.T.X  có  cách  thức  thu  thập mẫu  tương  tự  trong khi T.P.M.Siêu thu thập mẫu ở 2 chợ khác  biệt(5).   Sugaroon  S nghiên  cứu  tại  1  chợ  ở  thủ  đô  Bangkok, Thái Lan cũng cho kết quả tỷ lệ nhiễm  thấp  vào  tháng  4,5;  tăng  cao  vào  tháng  7.  Saksirisampant W trong 2 nghiên cứu năm 1999  ‐ 2002 và 2008 – 2009 cũng ghi nhận tỷ lệ nhiễm  tăng  cao  nhất  vào  tháng  11  giống  nghiên  cứu  của chúng tôi. Như vậy, tỷ lệ nhiễm Gnathostoma  sp. trên lươn phân bố theo các tháng trong năm  giữa Việt Nam và Thái Lan có điểm tương đồng,  nhưng cách thức phân mùa tại Thái Lan là có 3  mùa  trong  1  năm  khác  với  Tp.HCM  của Việt  Nam chỉ có 2 mùa(8,9,15).   Bảng 2, ghi nhận mật độ nhiễm  trung bình  cao  nhất  ở  tháng  11  (23,81  AT/lươn)  và  thấp  nhất là các tháng 4 và 5 (0 và 2 AT/lươn). Theo  tác  giả  L.T.X  nghiên  cứu  tại  chợ  của Tp.HCM  ghi nhận mật độ trung bình thấp vào tháng 3 và  tháng  4  sau  đó  tăng dần  từ  tháng  6,  điều này  phù hợp với nghiên  cứu  của  chúng  tôi nhưng  đỉnh mật độ trung bình cao nhất rơi vào tháng 1  là điều khác biệt(5).   Và xét theo mùa trong năm, Bảng 3 cho thấy  đỉnh mật độ nhiễm trung bình của mùa khô cao  hơn mùa mưa, nhưng không có sự khác biệt về  trung vị.  Đỉnh mật độ trung bình cao nhất của chúng  tôi  phù  hợp  hoàn  toàn  với  Saksirisampant W  2008 – 2009 dù tác giả này nghiên cứu trên 2 chợ  khác biệt với 2 nhóm  lươn nuôi và  lươn hoang  dã nhưng vẫn cho mất độ  trung bình cao nhất  0,36 và 3,21 AT/lươn(15).   KẾT LUẬN  Qua khảo sát 6067 mẫu gan  lươn  thu được  tháng  3/2010  đến  tháng  2/2011,  chúng  tôi  thu  được kết quả sau:  Tỷ  lệ  nhiễm  tại  chợ  N.  Q.10,  tp.HCM  là  3,25% thấp hơn so với Thái Lan. Tỷ lệ này tăng  cao giữa mùa mưa và đầu mùa khô.  Mật độ nhiễm trung bình là 11,05 ± 2,69, mật  độ nhiễm  cao nhất vào  tháng  11 và  thấp nhất  vào tháng 4 và tháng 5.   KIẾN NGHỊ  Cần chú trọng tình hình nhiễm Gnathostoma  sp. trên lươn và các thuỷ sản tại các chợ trên địa  bàn  thành phố và  trên cả nước. Đặc biệt  lưu ý  vào giữa mùa mưa và tháng 11 hàng năm.  Tăng  cường  thông  tin,  khuyến  cáo  người  dân không  sử dụng món  ăn  tái hoặc  chế  biến  chưa chín từ thuỷ sản.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  126 Phát triển các nghiên cứu trên các  loài thuỷ  sản  và  ký  chủ  khác  của Gnathostoma  sp  nhằm  kiểm  soát  nguồn  bệnh  đang  tồn  tại  trong môi  trường.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Komalamisra C, Nuamtanong S, Dekumyoy P.  ( 2009): Pila  ampullacea and Pomacea canaliculata, as new paratenic hosts  of Gnathostoma spinigerum. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 2009 Mar;40(2):243‐6. 2. Lê Thị Xuân  (2002). Ứng dụng kỹ  thuật men  (ELISA)  trong  chẩn đoán bệnh Gnathostoma spinigerum. Tạp chíY học TP. Hồ Chí Minh, 2002,tr. 56 ‐ 60.  3. Lê  Thị Xuân,  Phạm  Thị  Lệ Hoa,  Trần  Thị Huệ Vân  và  cs  (2003).  Bệnh  nhiễm  Gnathostoma ở  người  tại  TP.  Hồ  Chí  Minh.Tạp chí Y học thực hành, số 477, tr 117‐119.  4. Lê Thị Xuân, Trần Vinh Hiển, Lê Xuân Tú (2001). Một trường  hợp nhiễm  của Gnathostoma spinigerum ngoài da  tại TP. Hồ  Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2001,tr 103‐105.  5. Le Thi Xuan, Rojekittikhun W  (2000). A  survey of  infective  larvae of Gnathostma in eels sold in Hồ Chí Minh. Southeast Asian J Tro Med Public Health. 2000, p. 133‐137.  6. Nguyễn Hữu Hoàn, Phạm Như Ý, Trương Văn Luyện (2001).  Nhân 4 trường hợp viêm não tủy do giun Gnathostoma sp. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tr 106 ‐110.  7. Rojekittikhun W, Chaiyasith T, Nuamtanong S, Komalamisra  C.  (2004):  Gnathostoma  infection  in  fish  caught  for  local  consumption  in  Nakhon  Nayok  Province,  Thailand  I.  Prevalence and fish species. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 2004 Sep;35(3):523‐30. 8. Saksirisampant  W,  Nuchprayoon  S,  Wiwanitkit  V,  Kraivichian K, Suwansaksri J. (2002): Prevalence and intensity  of third stage Gnathostoma spinigerum larvae in swamp eels  sold  in  three  large markets  in Bangkok, Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 2002;33 Suppl 3:60‐2. 9. Sugaroon  S,  Wiwanitkit  V.(2003):  Gnathostoma  infective  stage  larvae  in  swamp  eels  (Fluta  alba)  at  a metropolitan  market  in  Bangkok,  Thailand.  Ann Clin Lab Sci. 2003 Winter;33(1):94‐6.  10. Trần  Phủ Mạnh  Siêu,  Trần  Thị Kim Dung, Nguyễn  Thị  Quỳnh Nga, Dalsgaard A, Waikagul J, Murrell KD (2009):  Prevalence  of Gnathostoma  spinigerum  infection  in wild  and  cultured  swamp  eels  in  Vietnam.  J Parasitol. 2009Feb;95(1):246‐8. 11. Trần Thị Hồng  (2006) Gnathostoma  sp.  In: Trần Thị Hồng  (Eds) Ký sinh trùng y học. 1st edition, 126 – 128, Nhà xuất bản  Y học, TP. Hồ Chí Minh.  12. Trần  Thị Huệ Vân  (
Tài liệu liên quan