Mục tiêu: đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại các khu vực hồi sức tích cực và các khoa lâm sàng của bệnh viện Thống Nhất và xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện tại tất cả các khoa lâm sàng trong 6 tháng từ 5/2011 đến tháng 11/2011 Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang Kết quả: Các khu vực có nhiều bệnh nhân nặng là Hồi sức tích cực, Thần kinh, Nội A1, Nội hô hấp A2, Nội tổng hợp B1 có tỉ lệ bị nhiễm khuẩn bệnh viện cao. Nhiễm khuẩn hô hấp hay gặp nhất (78,6%). Các tác nhân gây bệnh thường gặp là S.aureus, P.aeruginosa, Acinetobacter, K.pneumoniae, E.coli, nấm; các tác nhân này có tính kháng kháng sinh mạnh. Kết luận: Nhiễm khuẩn bệnh viện gặp chủ yếu ở khu vực hồi sức tích cực, tác nhân gây bệnh kháng kháng sinh mạnh
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện thống nhất từ 5/2011-11/2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 195
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TỪ 5/2011-11/2011
Lê Thị Kim Nhung*, Nguyễn Thị Thắm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại các khu vực hồi sức tích cực và các khoa lâm sàng
của bệnh viện Thống Nhất và xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện tại tất cả các khoa lâm
sàng trong 6 tháng từ 5/2011 đến tháng 11/2011 Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả: Các khu vực có nhiều bệnh nhân nặng là Hồi sức tích cực, Thần kinh, Nội A1, Nội hô hấp A2,
Nội tổng hợp B1 có tỉ lệ bị nhiễm khuẩn bệnh viện cao. Nhiễm khuẩn hô hấp hay gặp nhất (78,6%). Các tác
nhân gây bệnh thường gặp là S.aureus, P.aeruginosa, Acinetobacter, K.pneumoniae, E.coli, nấm; các tác nhân
này có tính kháng kháng sinh mạnh.
Kết luận: Nhiễm khuẩn bệnh viện gặp chủ yếu ở khu vực hồi sức tích cực, tác nhân gây bệnh kháng kháng
sinh mạnh
Từ khóa: vi khuẩn, nhiễm trùng bệnh viện
ABSTRACT
SURVEY OF NOSOCOMIAL INFECTIONS AT THONG NHAT HOSPITAL (5/2011 - 11/2011)
Le Thi Kim Nhung, Nguyen Thi Tham
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 195 - 198
Objectives: To assessment of nosocomial infection in intensive care areas and clinical, at Thong Nhat
hospital and determined the cause of common nosocomial infection
Methods: Patients with hospital infections in all clinical departments within six months from 5 / 2011 -
11/2011. Prospective & descriptive methode.
Results: Neurology, A1, A2, B1, These areas are most severely ill patients are intensive care unit, the rates
of nosocomial infection have been highest. Respiratory infection is most common (78.6%). The common pathogens
are S.aureus, P.aeruginosa, Acinetobacter, K.pneumoniae, E.coli, yeast.
Conclusions: nosocomial infection encountered mainly in intensive care areas, pathogens was strong
resistant to antibiotics.
Keywords: Bacteria, nosocomial infection
MỞ ĐẦU
Nhiễm khuẩn bệnh viện do các vi khuẩn đa
kháng kháng sinh đang diễn biến phức tạp và là
vấn đề ngành y tế quan tâm đặc biệt. Nhiều
nghiên cứu cho thấy khả năng kháng kháng sinh
của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện
rất cao và có nguy cơ lan nhanh trên diện rộng.
Hầu hết các loại kháng sinh đặc trị bị đề kháng
nhanh chóng, các kháng sinh thông thường hầu
như không còn tác dụng điều trị các trường hợp
nhiễm khuẩn bệnh viện do các vi khuẩn đa
kháng gây ra(3,4). Thực hiện tốt quy trình kiểm
soát nhiễm khuẩn ở các bệnh viện đã góp phần
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS.Lê Thị Kim Nhung ĐT: 0918834211 Email: bskimnhung@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 196
giảm được tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện(1). Các
chương trình giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện đã
được áp dụng ở tất cả các bệnh viện. Tuy nhiên
một số trang thiết bị vật tư y tế còn thiếu chưa
đáp ứng đầy đủ cho việc kiểm soát nhiễm khuẩn,
vấn đề quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương,
sự hiểu biết và thực hiện của nhân viên y tế còn
chưa thật tốt ở một số nơi, đã làm cho tỉ lệ nhiễm
khuẩn bệnh viện còn cao.
Nhiễm khuẩn bệnh viện ở những bệnh nhân
nặng tại khu vực hồi sức tích cực vẫn còn là vấn
đề nan giải. Các thiết bị điều trị như ống nội khí
quản, ống mở khí quản, thở máy xâm lấn, các
catheter đặt vào tĩnh mạch trung tâm, ống thông
dạ dày để cứu sống bệnh nhân. Trong quá
trình đặt các thiết bị này không vô trùng, có thể
đã đưa các vi khuẩn vào ngay vị trí đặt gây
nhiễm khuẩn tại chỗ và toàn thân. Đồng thời các
thiết bị điều trị xâm lấn này đã làm suy giảm sức
đề kháng của cơ thể với các vi khuẩn đi từ bên
ngoài vào cơ thể. Do đó tại các khu vực hồi sức
tích cực, nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn luôn nóng
bỏng. Nhiễm khuẩn bệnh viện làm kéo dài thời
gian điều trị, gia tăng chí phí điều trị, và làm
tăng tỉ lệ tử vong. Ở những bệnh nhân già có
nhiều bệnh phối hợp, nhập viện thường xuyên
hơn người trẻ, cần sự can thiệp y tế nhiều hơn sẽ
có nguy cơ bị nhiễm khuẩn bệnh viện nhiều hơn.
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu
đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại
các khu vực hồi sức tích cực và các khoa lâm
sàng của bệnh viện Thống Nhất và xác định tác
nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp,
trong chương trình giám sát nhiễm khuẩn
bệnh viện, góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm
khuẩn bệnh viện và sử dụng kháng sinh hợp lý
tại các khoa lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện tại tất
cả các khoa lâm sàng trong 6 tháng từ 5/2011 đến
tháng 11/2011.
Nhiễm khuẩn bệnh viện được định nghĩa
nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ nhập viện.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê y học
SPSS 13.0
KẾT QUẢ
Trong 6 tháng từ tháng 5/2011 đến tháng
11/2011 có 56 trường hợp bị nhiễm khuẩn bệnh
viện.
Tuổi và giới tính
Tuổi mắc bệnh
Trung bình 77.5 ± 7.1; cao nhất: 94 tuổi; thấp
nhất: 58 tuổi
Phân bố giới tính
56 bệnh nhân gồm có Nam: 43 bệnh nhân;
nữ: 13 bệnh nhân
23.3%
76.8%
Nam Nữ
Bảng 1: Phân bố các trường hợp bị nhiễm khuẩn
bệnh viện tại các khoa lâm sàng
Khoa
HS
tích
cực
Thần
kinh A1 A2 B3 B1
Hậu
phẫu
Tim
mạc
h
TT
tim
mạc
h
B2
Thận
lọc
máu
Bệnh
nhân
(n=56)
16 14 13 10 8 7 2 1 1 1 1
Tỉ lệ
% 28.6 25.0 23.217.814.312.5 3.6 1.8 1.8 1.8 1.8
Nhận xét: Có 11 khoa có bệnh nhân bị nhiễm
khuẩn bệnh viện, 4 khoa (HSTC, Thần kinh, A1,
A2) gặp nhiều nhất. Trong đó có 15 bệnh nhân
nằm điều trị từ 2 khoa trở lên.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 197
Bảng 2: Những bệnh nền cơ bản thường gặp khi bệnh nhân nhập viện
Bệnh cơ bản Tai biến mạch não
Đái tháo
đường
Bệnh phổi
mạn
NMCT,
Suy tim
Sa sút
trí tuệ
Động
kinh
Xơ
gan
Bệnh
Thận
Ung
thư Parkinson
Bệnh nhân (n=56) 30 12 10 9 7 5 3 3 2 2
Tỉ lệ % 53,6 21,4 17,8 16,1 12,5 8,9 5,3 5,3 3,5 3,5
Nhận xét: Bệnh nhân có các bệnh nền
thường gặp là tai biến mạch máu não, đái tháo
đường, bệnh phổi mạn, bệnh tim mạch cấp
cứu, sa sút trí tuệ. Trong đó có 24 bệnh nhân
mắc từ 2 bệnh trở lên.
Bảng 3: Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện
do can thiệp điều trị
Can thiệp điều trị Sonde dạ dày
NKQ
thở máy
Sonde
tiểu
Catheter
TMTT
Bệnh nhân (n=56) 35 21 14 9
Tỉ lệ % 62,5 37,5 25,0 16,1
Nhận xét: Các thủ thuật thường gặp là đặt
sonde dạ dày và nội khí quản, thở máy, có 22
bệnh nhân phải sử dụng từ 2 can thiệp trở lên,
trong đó 11 bệnh nhân có tất cả 4 can thiệp
điều trị.
Bảng 4: Các cơ quan thường bị nhiễm khuẩn bệnh
viện.
Cơ quan nhiễm khuẩn Hô hấp Tiết niệu Da Máu
Bênh nhân (n=56) 44 8 8 6
Tỉ lệ % 78.6 14.3 14.3 10.1
Nhận xét: Nhiễm khuẩn đường hô hấp là
thường gặp nhất, có 6 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn
máu trong đó 5 trường hợp kết hợp nhiễm khuẩn
hô hấp và máu.
Bảng 5: Các tác nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn
bệnh viện
Tác nhân gây bệnh Bệnh nhân bị NKBV (n=56) Tỉ lệ %
Staphylococci 26 46.4
Trực khuẩn Gram âm 30 54.6
Pseudomonas aeruginosa 15 26.8
Acinetobacter baumanni 12 21.4
Klebsiella pneumoniae 10 17.8
E. coli 8 14.3
Nấm (kết hợp VK Gram âm) 4 7.1
P.mirabilis 2 3.6
E.feacalis 1 1.8
Nhận xét: 6 tác nhân thường gặp gây nhiễm
khuẩn bệnh viện là Staphylococci, P.aeruginosa,
Acinetobacter, E.coli và nấm. Có 15 bệnh nhân bị
nhiễm từ 2 tác nhân gây bệnh trở lên.
Bảng 6: Tính nhạy kháng sinh của Staphylococci gây
nhiễm khuẩn bệnh viện
Kháng sinh Số mẫu (n= 26) Tỉ lệ %
Vancomycin 26 100
Amikacin 9 34.6
Oxacilline 5 19.2
Cephalotin 4 7.1
Clindamicin 3 5.3
Penicilline 0 0
Nhận xét: Staphylococci còn nhạy 100% với
vancomycin. Ngoài ra có 1 chủng E.feacalis cũng
còn nhạy với vancomycin.
Bảng 7: Tính nhạy với một số kháng sinh chuyên
biệt của các trực khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn
bệnh viện
Vi khuẩn IMI AMI CAZ LVX TZP
P. aeruginosa (n=15) 5/15 5/15 3/15 2/15 2/15
A baumanni (n=12) 2/12 2/12 0/12 1/12 2/12
K. pneumoniae (n=10) 4/10 4/10 2/10 3/10 3/10
E. coli (n=8) 4/8 5/8 4/8 3/8 5/8
Nhận xét: Các trực khuẩn gram âm gây
nhiễm khuẩn bệnh viện kháng mạnh với các
kháng sinh chuyên trị.
BÀN LUẬN
Trong 6 tháng (5/2011-11/2011) tại Bệnh
viện Thống Nhất đã gặp 56 bệnh nhân bị
nhiễm khuẩn bệnh viện, chủ yếu gặp nam giới
43 bệnh nhân, nữ 13 bệnh nhân. Theo tác giả
Trần thị Thúy Phượng tại Bệnh viện TW Huế tỉ
lệ nam bị nhiễm khuẩn cũng chiếm tỉ lệ cao
69,1%(1). Các khoa bị nhiễm khuẩn bệnh viện
nhiều là Hồi sức tích cực (28,6%), Thần kinh
(25%), A1 (23,2%), A2 (17,8%), B1 (14,3%).
Tộng cộng các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh
viện tại 5 khoa này chiếm 43 bệnh nhân
(76,7%). Đây là khu vực có nhiều bệnh nhân
nặng và nằm dài ngày tại bệnh viện. Đồng thời
các bệnh nhân này cũng phải chịu nhiều can
thiệp điều trị xâm lấn. Theo tác giả Trần thị
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 198
Thúy Phượng nhiễm khuẩn bệnh viện chủ yếu
gặp ở khu vực Hồi sức tích cực (52,2%). Bệnh
cơ bản là tai biến mạch máu não chiếm chủ yếu
(53,6%), đái tháo đường (21,4%), bệnh phổi
mạn (17,8%), bệnh lý tim mạch cấp cứu(16,1%).
Tai biến mạch máu não gây liệt vận động dây
thanh âm, hoặc sa sút trí tuệ là giảm hoặc mất
phản xạ ho khạc, là yếu tố nguy cơ gây viêm
phổi bệnh viện ở những bệnh nhân này. Có 46
bệnh nhân được làm can thiệp xâm lấn để điều
trị, trong đó 22 bệnh nhân phải chịu từ 2 can
thiệp trở lên. Đặt ống thông dạ dày làm vi
khuẩn từ đường tiêu hóa dễ thường trú lan lên
họng miệng, ống nội khí quản và mở khí quản
là yếu tố nguy cơ độc lập gây viêm phổi bệnh
viên đã được chứng minh trong nhiều nghiên
cứu. Theo Trần Thị Thanh Hà lưu catheter tĩnh
mạch trung tâm dài ngày làm tăng nguy cơ
nhiễm trùng huyết (với OR>1 và P<0.05)(2).
Chúng tôi gặp nhiễm khuẩn hô hấp với tỉ lệ
cao nhất 44 bệnh nhân (78,6%). Đây là đặc
điểm ở người lớn tuổi với bệnh nền cơ bản chủ
yếu là bệnh lý tim mạch máu, bệnh lý hô hấp
mạn tính và nội tiết, trong đó chủ yếu là đái
tháo đường.
Các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện
thường gặp là trực khuẩn gram âm (54.6%) và
cầu khuẩn gram dương (46,4%), có 7.1% do nấm.
Trong đó các vi khuẩn thường gặp là S.aureus,
P.aeruginosa, Acinetobacter, K.pneumoniae, E.coli
và nấm. Theo tác giả Trần thị Thúy Phượng tác
nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện chủ yếu là
Acinetobacter, E.coli, K.pneumoniae, S.aureus và
P.aeruginosa. Chúng tôi gặp tỉ lệ cao S.aureus
(46,4%), có thể do trong thời điểm tháng 5 đến
tháng 7 bệnh viện đang sửa chữa hệ thống điện,
môi trường có thể có nhiều bụi. Cùng với việc
kiểm soát tốt môi trường bệnh viện chúng tôi sẽ
tiếp tục theo dõi tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
trong thời gian tới. Các tác nhân gây bệnh có
tính kháng kháng sinh mạnh. S.aureus chỉ còn
nhạy vancomycin. Tại bảng 8 cho thấy các trực
khuẩn gram âm kháng mạnh các kháng sinh
chuyên trị. Chỉ còn 1/3 chủng P.aeruginosa nhạy
với imipenem và amikacin, đạc biệt Acinetobacter
chỉ còn 2/12 chủng nhạỵ với imipenem và
amikacin, không có chủng nào nhạy với
ceftazidim.
KẾT LUẬN
Các khu vực có nhiều bệnh nhân nặng là
Hồi sức tích cực, Thần kinh, Nội A1, Nội hô hấp
A2, Nội tổng hợp B1 có tỉ lệ bị nhiễm khuẩn
bệnh viện cao.
Bệnh cơ bản là tai tiến mạch máu não chiếm
chủ yếu (53,6%), đái tháo đường (21,4%), bệnh
phổi mạn (17,8%), bệnh lý tim mạch cấp cứu
(16,1%).
Đặt ống thông dạ dày, ống nội khí quản và
mở khí quản, ống thông tiểu, catheter tĩnh mạch
trung tâm là can thiệp thường gặp.
Nhiễm khuẩn hô hấp hay gặp nhất (78,6%).
Các tác nhân gây bệnh thường gặp là S.
aureus, P. aeruginosa, Acinetobacter, K. pneumoniae,
E. coli, nấm; các tác nhân này có tính kháng
kháng sinh mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kalenić S at al; Guidelines on hand hygiene in health care
institutions; Lijec Vjesn. 2011 May-Jun;133(5-6):155-70
2. Nguyễn Thị Thanh Hà, Nhiệm khuẩn huyết trên bệnh nhi đặt
catheter mạch máu và hiệu quả của chương trình kiểm soát
nhiễm khuẩn tại khao hồi sức sơ sinh; số 781-2011, tr.50-54.
3. Tao L at al; Device-associated infection rates in 398 intensive care
units in Shanghai, China: International Nosocomial Infection Control
Consortium (INICC) findings; Int J Infect Dis. 2011
Nov;15(11):e774-80. Epub 2011 Aug 16.
4. Trần Thị Thanh Nga và cộng sự, Tình hình nhiễm khuẩn tiết niệu
và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010; số 781-
2011, tr.62-65
5. Trần thị Thúy Phượng và cộng sự, Giám sát tình trạng nhiễm
khuẩn bệnh viện do các vi khuẩn đa kháng tại bệnh viện Trung ương
Huế; tạp chí Y học thực hành; số 781-2011, tr.37-40